Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2,029
327
124
15
chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện dân chủ cơ sở. Vì vậy, chất lượng của
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được coi là tiêu chí để đánh giá thực hiện
dân chủ cơ sở. Nội dung của tiêu chí này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, năng lực chuyên môn và trình độ kiến thức của cán bộ được
nâng cao. Cán bộ, công chức cấp xã giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, tránh
tuỳ tiện, cảm tính các công việc chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm
vụ được giao, đồng thời hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân biết
và thực hiện.
Thứ hai, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
được rèn luyện, giữ gìn: ý thức, thái độ phục vụ Nhân dân lịch sự, hoà nhã
trong giao tiếp với người dân; tôn trọng, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý
kiến của người dân để tìm ra cách giải quyết công việc của dân sao cho “thấu
tình, đạt lí”; kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, tắc trách, hách
dịch, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
* Tiêu chí đánh giá về chuyển biến trong hoạt động của cấp ủy Đảng,
MTTQ và các tổ chức thành viên ở cơ sở
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được quy định, các cấp ủy Đảng,
MTTQ và các tổ chức thành viên có vai trò quan trọng trong thực hiện dân
chủ cơ sở. Vì vậy, sự chuyển biến trong hoạt động của cấp ủy Đảng, MTTQ
và các tổ chức thành viên ở cơ sở được coi là tiêu chí để đánh giá thực hiện
dân chủ cơ sở. Nội dung của tiêu chí này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đối với các cấp ủy Đảng, việc đánh giá sự thay đổi trong
hoạt động ở các nội dung sau: Các đường lối, chủ trương, định hướng cho
việc thực hiện dân chủ cơ sở theo tình hình địa phương; Lãnh đạo và quán
triệt quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ cơ sở thông qua đội ngũ đảng
viên; Bố trí cán bộ trong BCĐ thực hiện QCDC cơ sở; Kiểm tra Đảng, giám
sát việc thực hiện dân chủ cơ sở đối với các tổ chức Đảng trực thuộc.
16
Thứ hai, đối với MTTQ và các thành viên, việc đánh giá sự thay đổi
trong hoạt động ở các nội dung sau: lắng nghe và giải thích những bức xúc
của người dân; Phân công người đứng đầu tham gia thành viên BCĐ thực
hiện QCDC cùng cấp; Tổ chức các phong trào đoàn kết trong Nhân dân cơ sở;
Hoạt động giám sát đối với chính quyền cơ sở trong thực hiện dân chủ.
* Tiêu chí đánh giá về trình độ hiểu biết và mức độ thực hiện nội
dung pháp luật quy định về thực hiện dân chủ cơ sở của Nhân dân
Thực hiện dân chủ cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân
ngay từ cấp thấp nhất, thu hút Nhân dân tham gia quản lý, kiểm soát Nhà
nước và Nhân dân được bàn và quyết định dân chủ đối với những công việc
liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân trên địa bàn. Vì vậy, trình độ
hiểu biết và mức độ thực hiện nội dung Pháp luật quy định về thực hiện dân
chủ cơ sở của Nhân dân được coi là tiêu chí để đánh giá thực hiện dân chủ cơ
sở [17]. Nội dung của tiêu chí này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Nhân dân nhận thức được các quyền dân chủ của mình ở cơ
sở. Nhân dân có những kiến thức cơ bản về quyền thực hiện phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và cách thức thực hiện các công
việc đó. Ví dụ: hiểu biết của Nhân dân về những nội dung, hình thức mà
chính quyền cơ sở phải công khai, hiểu biết của Nhân dân về các hành vi bị
nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ cơ sở ở cấp xã …
Thứ hai, Nhân dân thực hiện được hành vi thể hiện quyền dân chủ cơ
sở. Nhân dân có khả năng, có ý thức và có kĩ năng biến sự hiểu biết của bản
thân để thực hiện các quyền dân chủ cơ sở. Ví dụ: Nhân dân có tham gia bầu
tổ trưởng dân phố, tham gia xây dựng quy ước, …
Thứ ba, Nhân dân đánh giá và điều chỉnh được hành vi thực hiện dân
chủ cơ sở của bản thân. Nhân dân tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình
theo hướng tích cực và thúc đẩy cộng đồng, xã hội phát triển. Nhân dân có
17
khả năng nhận ra sự thiết sót, chưa đúng trong pháp luật và hoạt động của
Nhà nước về thực hiện dân chủ cơ sở. Ví dụ: Nhân dân đánh giá đúng hay sai
về hành vi không tham gia các cuộc họp tổ dân phố, Nhân dân đánh giá đúng
hay sai về hành vi không tố cáo cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật …
* Tiêu chí đánh giá về tác động đối với đời sống địa phương
Có thể nói, không thể có dân chủ thực sự trong một xã hội kinh tế trì
trệ, xã hội kém phát triển, văn hóa nghèo nàn, các chính sách xã hội không
được thực hiện [19]. Vì vậy, tác động đối với đời sống địa phương được coi là
tiêu chí để đánh giá thực hiện dân chủ cơ sở. Nội dung của tiêu chí này được
thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, kinh tế, văn hóa – xã hội được phát triển, thể hiện ở một số
nội dung sau: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nhận được sự đồng thuận
của Nhân dân; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm cơ sở; Quyết
toán ngân sách được công khai; Xây dựng cơ sở trường, trạm, các dự án …
đáp ứng nhu cầu Nhân dân; Các thiết chế văn hóa giúp nâng cao đời sống tinh
thần của Nhân dân; Công khai mức thuế, phí và lệ phí, vốn vay xóa đói, …
Thứ hai, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo
đảm, thể hiện ở một số nội dung sau: sự đồng thuận, đoàn kết trong Nhân dân;
Nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề an ninh, trật tự, xây
dựng và tổ chức tự quản đời sống cộng đồng; Chính quyền có trách nhiệm
tiếp nhận và giải quyết đơn thư dân nguyện; Chính quyền bảo đảm cho Nhân
dân được bảo về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền về kinh tế …
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về thực
hiện dân chủ cơ sở
1.2.1. Khái niệm pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở
Quyền tự do dân chủ là quyền chính trị,
18
quyền dân sự, kinh tế gắn với mỗi cá nhân không thể chuyển dịch cho người
khác và không thể tính thành tiền được.
. Pháp luật vừa là sự phản ánh yêu cầu dân chủ, vừa là công cụ để
thực hiện dân chủ. Nói đến dân chủ là phải nói đến pháp luật, nghĩa là dân
chủ luôn phải gắn liền với cơ chế bảo đảm dân chủ, mà cơ chế này phải được
luật hóa. Quá trình mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân
đồng thời phải luật hóa các quyền tự do dân chủ ấy. Pháp luật là công cụ quản
lý chủ yếu, phổ biến và hiệu lực nhất của quản lý Nhà nước. Do đó, pháp luật
có vai trò quy định các hình thức dân chủ để khi thực hiện dân chủ không bị
biến dạng, không bị vi phạm, tạo ra khuôn khổ cần thiết cho quá trình vận
động dân chủ.
Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở là sự chi tiết các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về thực thiện dân chủ cơ sở, đưa các chủ trương đó
vào áp dụng trong thực tiễn, pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở quy định các
nội dung như: thực hiện quyền dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, các
cách thức và phương pháp để đảm bảo quyền làm chủ của người dân. Những
việc mà người dân được quyền tham gia ý kiến và phải có sự tham gia của
người dân; quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,… trong việc thực
hiện đúng các nội dung về dân chủ cơ sở trong cơ quan, đơn vị mình.
Pháp luật về thực hiện dân
chủ cơ sở là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước quy định và thừa
nhận các quyền làm chủ của công dân; tăng cường tính cộng đồng trách
nhiệm giữa Nhà nước và công dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của công dân ở cấp cơ sở.
19
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở
Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở là sự cụ thể hóa dân
chủ xã hội chủ nghĩa ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân gắn liền
với cơ chế“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” [18]. Pháp
luật về thực hiện dân chủ cơ sở chỉ vận hành có hiệu quả trong môi trường
dân chủ, pháp quyền của đất nước và trên cơ sở nguyên tắc công khai, minh
bạch của Nhà nước. Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở mang tính cụ thể và
linh hoạt, nhanh chóng, có tác dụng đảm bảo tính nguyên vẹn ý chí chính trị
của Nhân dân, chuyển tải ý chí chính trị của Nhân dân một cách cụ thể và
hiệu quả đối với các vấn đề địa phương và quốc gia, tạo lập cơ sở để Nhân
dân trực tiếp kiểm soát con đường chính trị của bộ máy Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở thể hiện trách nhiệm của
Nhà nước và yêu cầu của người dân trong việc bảo đảm thực thi quyền con
người, quyền công dân tại địa bàn cơ sở [31]. Pháp luật về thực thi dân chủ cơ
sở phản ánh bản chất dân chủ trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước và thể
hiện trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ Nhà nước - công dân tại
địa bàn quan trọng nhất. Trách nhiệm của Nhà nước thường được hiểu trên
hai phương diện là bảo đảm thực hiện và bảo đảm bảo vệ. Bảo đảm thực hiện
có ý nghĩa rất trực quan, đó là Nhà nước tạo ra các điều kiện để công dân thể
hiện ý chí của mình, tự mình thực hiện một số hoạt động trong chu trình
quyền lực trên thực tế. Bảo đảm bảo vệ là việc Nhà nước giải quyết các khiếu
nại, khiếu kiện và xử lý các vi phạm trong quá trình bảo đảm thực thi dân chủ
cơ sở. Bảo đảm thực hiện và bảo đảm bảo vệ có quan hệ hữu cơ với nhau.
Trên thực tế, khó có thể phân biệt được bảo đảm thực hiện và bảo đảm bảo vệ
20
bởi lẽ ngay trong việc tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền dân chủ tại
cơ sở thì đã bao hàm cả mục đích bảo vệ quyền này.
Thứ ba, giá trị và năng lực tác động thực tế của pháp luật về thực hiện
dân chủ cơ sở phụ thuộc vào nhận thức, khả năng của mỗi cá nhân công dân,
trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và sự tôn trọng, hỗ trợ từ
phía xã hội.
Thứ tư, có sự tham gia của Mặt trận các cấp và các đoàn thể Nhân dân
ở mọi khâu trong thực hiện các quy định dân chủ cơ sở để thấm nhuần và phát
huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của Nhân dân trong việc thực thi nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa.
Thứ năm, mục đích của việc ban hành pháp luật về thực hiện dân chủ
cơ sở là nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của Nhân dân ở cấp xã,
động viên khơi dậy sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của Nhân dân trong
phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính
trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã
trong sạch, vững mạnh; Ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan
liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ sáu, pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở thể hiện yêu cầu dân chủ
phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự kỷ cương;
quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ,
vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập
thể, quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân [18]. Hiến pháp và
hệ thống pháp luật là cơ sở quan trọng để tạo lập các thủ tục pháp lý gắn với
thiết chế, phương tiện và quy trình cụ thể trong việc thực hiện dân chủ cơ sở;
kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dân chủ cơ
21
sở; tạo điều kiện để các chủ thể khác tham gia, hỗ trợ trong việc thực hiện
quyền dân chủ tại cơ sở của công dân.
1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về thực hiện
dân chủ cơ sở
Theo quy định hiện hành (Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành ngày 20-4-2007), nội dung pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở bao
gồm các bộ phận chính sau đây:
* Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã: Bảo đảm trật tự, kỷ cương,
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; Bảo đảm quyền của nhân dân được
biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ
ở cấp xã; Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân; Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã;
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
* Trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã: Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách
nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện
dân chủ ở cấp xã. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã.
* Các hành vi bị nghiêm cấm: Không thực hiện hoặc làm trái các quy
định về thực hiện dân chủ ở cấp xã; Trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã; Bao che, cản trở hoặc thiếu
trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến
việc thực hiện dân chủ ở cấp xã; Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cấp xã để
22
xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
* Những nội dung, hình thức công khai để Nhân dân biết
Điều 5 quy định những nội dung mà chính quyền cấp xã phải công khai
để Nhân dân biết, cụ thể: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của
cấp xã; Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương
án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công
trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương
án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; Nhiệm vụ, quyền
hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân
dân; Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương
trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động Nhân dân đóng góp; Chủ trư-
ơng, kế hoạch vay vốn cho Nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm
nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản
xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế; Đề án
thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính
liên quan trực tiếp tới cấp xã; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ
việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ
dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, Chủ
tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã; Nội dung và kết quả tiếp thu ý
kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của
cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo quy định tại
Điều 19 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Đối tượng,
mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã
trực tiếp thu; Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các
công việc liên quan đến Nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện;
23
Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Về hình thức công khai cho Nhân dân biết, những nội dung quy định tại
Điều 5 công khai bằng các hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở HĐND,
UBND cấp xã; công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; công khai
thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân.
* Những nội dung, hình thức Nhân dân được bàn và quyết định trực
tiếp
Những nội dung Nhân dân bàn, quyết định trực tiếp được quy định tại
Điều 10, đó là: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công
trình phúc lợi công cộng trong phạm vi xã, thôn do Nhân dân đóng góp toàn
bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân
cư phù hợp với quy định của pháp luật.
Về hình thức Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp được quy định tại
Điều 11 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 bằng
một trong các hình thức sau đây: Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện
hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại
diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay
hoặc bỏ phiếu kín, nếu đa số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã
thì tổ chức lại cuộc họp; Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát
phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
* Những nội dung, hình thức Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có
thẩm quyền quyết định
Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại
Điều 13, bao gồm: hương ước, quy ước của thôn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
24
Trưởng thôn; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban TTND, Ban giám sát đầu tư của
cộng đồng. Nhân dân bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định
bằng một trong các hình thức: Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ
gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại
diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay
hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người
tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình
trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp; Trường hợp không tổ chức lại
được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
* Những nội dung, hình thức Nhân dân tham gia ý kiến để cấp có
thẩm quyền quyết định
Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm
quyền quyết định (Điều 19) bao gồm: Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án
định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của
cấp xã; Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều
chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã; Dự thảo kế hoạch triển khai
các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ
trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy
hoạch khu dân cư; Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính,
điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã; Những nội dung
khác cần phải lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Về hình thức Nhân dân tham gia ý kiến để cơ quan có thẩm quyền
quyết định được quy định trong Điều 20, bao gồm: Họp cử tri hoặc cử tri đại