Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
1,943
327
124
95
cơ sở… cần được xác định rõ. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp bảo
đảm bí mật, bảo đảm an toàn cho chủ thể giám sát là những người giám nói
lên sự thật, dũng cảm bảo vệ chân lý để họ không phải e dè, sợ sệt khi phát
hiện và tố cáo những hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức.
Phản biện có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo và mở rộng dân
chủ nên cần được ban hành ở tầm văn bản luật, như vậy, sẽ phù hợp với định
hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. Đối với
chúng ta, trong điều kiện Đảng cầm quyền duy nhất thì phản biện là hết sức
cần thiết. Đặt ra vấn đề này là một nhận thức mới, tiến bộ mới. Về mặt
nguyên tắc, phản biện xã hội là phải nói thẳng. Tất cả những vấn đề gì liên
quan đến sự phát triển xã hội đều có thể đưa ra để phản biện. Để phản biện xã
hội sớm đi vào cuộc sống đòi hỏi phải nhanh chóng nghiên cứu và ban hành
pháp luật về vấn đề này, trong đó các vấn đề như cơ chế, trình tự phản biện xã
hội, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong phản biện xã hội phải
được quy định cụ thể, rõ ràng.
* Xây dựng, thí điểm chế độ bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã –
phương thức mở rộng quyền dân chủ trực tiếp của Nhân dân
Thứ nhất, đối với địa bàn đô thị, trong tương lai nên cân nhắc bỏ
HĐND ở chính quyền quận, phường. Chính vì vậy, Chủ tịch UBND của
phường nên được Chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm. Hơn nữa, chính quyền
phường thực chất là chính quyền đô thị, không phải là cấp cơ sở. Ở phường,
quan hệ cộng đồng dân cư thường rất rời rạc, người dân ít hiểu rõ về nhau. Do
điều kiện sống, điều kiện thông tin, người dân đô thị am hiểu người đứng đầu
cấp thành phố nhiều hơn là cấp phường. Chính vì vậy, không nên áp dụng chế
độ bầu trực tiếp Chủ tịch UBND phường.
Thứ hai, đối với địa bàn nông thôn, quan hệ cộng đồng dân cư rất rõ
nét. Hơn nữa, chính quyền xã liên quan toàn diện đến đời sống kinh tế - xã
96
hội của địa phương. Đây chính là một cơ sở khoa học để tiến hành dân trực
tiếp bỏ phiếu bầu Chủ tịch UBND xã. Ở nông thôn, người dân có thể biết rất
rõ một người từ khi sinh ra đến lúc đi học, đi làm, phẩm chất đạo đức... Thậm
chí, ở xã, một người ở xã này có thể biết rất rõ về một người ở xã khác. Điều
này giúp dân có thể hiểu rõ những ứng viên mà mình sẽ chọn lên làm lãnh đạo
địa phương. Như vậy, nếu áp dụng cơ chế bầu trực tiếp Chủ tịch UBND thì
chỉ nên áp dụng đối với địa bàn nông thôn.
3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở
3.3.1. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức, triển khai thực hiện
Để giảm bớt các đầu mối (các BCĐ) trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện dân chủ cơ sở, không cần thành lập BCĐ ở địa phương (chỉ thành lập
BCĐ ở trung ương). Cần quy định rõ trách nhiệm đối với người đứng đầu các
cấp chính quyền địa phương, phân công rõ lãnh đạo phụ trách công tác này;
chế tài đối với từng cấp chính quyền, từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm trong quá trình
thực hiện. Bên cạnh đó, việc giao trách nhiệm cụ thể cho người đúng đầu
chính quyền mỗi cấp sẽ bảo đảm việc tăng cường trách nhiệm đối với việc
triển khai pháp luật thực hiện dân chủ ở cấp xã.
3.3.2. Công tác tổ chức thực hiện, tuyên truyền
Thứ nhất, các cấp chính quyền cần tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến,
tuyên truyền việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ xuống tận cơ sở,
coi việc thực hiện pháp luật dân chủ là mục tiêu, là nhiệm vụ thường xuyên
của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp
của các tầng lớp Nhân dân; thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa
– xã hội, an ninh – quốc phòng. Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật nên có sự đổi mới nhất định, đi vào thực chất, tránh tình trạng tràn
lan, tốn kém ngân sách Nhà nước.
97
Thứ hai, tiếp tục phát động, triển khai các phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa, công tác xóa đói, giảm nghèo việc làm, huy động
tốt mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế. Thực hiện tốt công tác sơ,
tổng kết, biểu dương, khen thưởng để kịp thời động viên, khuyến khích các
nhân tố điển hình…
Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp thực hiện của
Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc
xây dựng và thực hiện QCDC ở tổ dân phố. Các cơ quan, đơn vị phải gắn việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình với từng nội dung cụ thể của Pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, triển khai có hiệu
quả, đồng thời, phát huy dân chủ trong tửng hoạt động. Đặc biệt, cần tăng
cường quan hệ phối hợp giữa MTTQ với HĐND và các tổ chức thành viên.
Thứ tư, thường xuyên mở các lớp tập huấn về thực hiện dân chủ tại cấp
xã cho toàn thể cán bộ làm công tác dân chủ từ cấp phường xuống tổ dân phố.
Đặc biệt, cần tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ giám sát đầu tư của cộng đồng
cho các Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, hướng dẫn về lập và
quản lý thực hiện kế hoạch, tổng hợp và lập báo cáo kết quả giám sát; giải
thích và trả lời về các vấn đề liên quan đến giám sát.
Thứ năm, chính quyền địa phương nên xây dựng tài liệu tổng thể,
hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã (như các vấn đề về Ban TTND, giám
sát đầu tư của cộng đồng, xây dựng quy ước, bầu Trưởng thôn/Tổ trưởng,…)
để góp phần làm thống nhất trong cách làm, cách thực hiện cũng như phương
pháp triển khai,… Bộ tài liệu này nên đi theo hướng xây dựng các quy trình
thực hiện dân chủ cụ thể cho từng hoạt động.
Thứ sáu, để nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ cơ sở ở cấp xã cần
quan tâm nâng cao vai trò của MTTQ trong việc kiểm tra, giám sát việc thực
hiện của chính quyền. Để thực hiện được hoạt động giám sát có hiệu quả, cần
98
thiết phải có cơ chế bảo đảm tính độc lập tương đối của Mặt trận đối với
chính quyền, đặc biệt là độc lập về kinh phí, về địa điểm hoạt động và các quy
định trách nhiệm của chính quyền trong việc tạo điều kiện để Mặt trận thực
hiện chức năng giám sát đối với việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
vận động Nhân dân nâng cao ý thực trách nhiệm thực hiện quyền bầu cử Tổ
trưởng dân phố, bằng nhiều hình thức, như: tổ chức hội nghị, củng cố hệ
thống đài truyền thanh, truyền hình, công tác thông tin cổ động, hoạt động
hòa giải, xây dựng các nhóm nòng cốt… Nội dung tuyên truyền, giáo dục
phải thiết thực, cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu phù hợp với các đối tượng, các vùng
miền để từng người dân đều có hành trang cơ bản thực thi pháp luật. Bên cạnh
đó, tác giả cũng cho rằng, nên xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật
của người dân để đưa hoạt động này đi vào thực chất hơn nữa.
3.3.3. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm
Thứ nhất, cần thiết nâng cao sự chủ động phát huy vai trò của Ban
Giám sát đầu tư của cộng đồng. Trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa đủ nhân lực, vật lực
thì hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng là rất cần thiết. Vì vậy, cần phải tăng
cường việc tập huấn, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để Ban Giám sát phát
huy tốt hơn vai trò tích cực của mình, có đủ “tự tin” đòi hỏi chính quyền, chủ
dự án cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc giám sát chất
lượng công trình. Từ đó, có thể giúp nhận diện sai phạm, góp ý điều chỉnh,
sửa chữa, khắc phục, nhằm góp phần cho dự án đạt chất lượng, phát huy hiệu
quả. Việc tập huấn cũng cần phải được tiến hành đối với đội ngũ cán bộ chủ
chốt gồm: Bí thư, Chủ tịch UBND, Ủy ban MTTQ phường, xã, quận, huyện,
đối với các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư và Ban TTND xã, phường
99
nhằm phổ biến, quán triệt đầy đủ về chủ trương, mục đích, ý nghĩa, nội dung,
phương thức, quy trình và nhiệm vụ thực hiện giám sát cụ thể theo đúng quy
định của pháp luật.
Thứ hai, tăng cường năng lực Ban TTND bằng nhiều giải pháp như: lựa
chọn đội ngũ thành viên Ban TTND có trình độ đồng đều (tối thiểu phải tốt
nghiệp Phổ thông trung học), mỗi năm có kế hoạch cụ thể để tổ chức tập huấn
về kỹ năng, nghiệp vụ cho Ban TTND; mỗi xã, phường, thị trấn có thể xây
dựng các cuốn cẩm nang (trong đó có các văn bản pháp luật quan trọng và
một số kỹ năng nghiệp vụ thanh tra cần thiết) nhằm trang bị những kiến thức
tối thiểu cho TTND; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Ban TTND và
Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
Thứ ba, nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ Tổ trưởng tổ
dân phố (Trưởng thôn) thông qua thực hiện đồng bộ hai biện pháp là: thực
hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và thực hiện các giải pháp
về chính sách chế độ nhằm bảo đảm cuộc sống cho đội ngũ Tổ trưởng tổ dân
phố (Trưởng thôn). Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với những chương trình
đặc biệt, dễ hiểu, dễ tiếp thu, không máy móc, nặng nề giúp đội ngũ này có
những tri thức, hiểu biết cần thiết về kinh tế, xã hội, luật pháp. Bên cạnh đó,
các địa phương tự cân đối ngân sách để có thêm phụ cấp, trợ cấp cho Tổ
trưởng tổ dân phố (Trưởng thôn), quy định cho Tổ trưởng tổ dân phố (Trưởng
thôn) nhận phụ cấp từ hai phía: Nhà nước và tổ dân phố (thôn).
Thứ tư, các cấp có thẩm quyền cần có kế hoạch nâng cấp trụ sở làm
việc của UBND xã, phường, thị trấn; tạo điều kiện về quỹ đất và hỗ trợ một
phần kinh phí để xây dựng nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng cho các khu dân
cư, tổ dân phố có khó khăn về nơi sinh hoạt. Đầu tư kinh phí trang bị sách,
văn bản cho các tổ dân phố để từng bước nâng cao nhận thức của Nhân dân
đối với đường đối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
100
Tiểu kết chƣơng 3
Việc hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở trong bối cảnh
Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam cần dựa trên các quan điểm sau đây: Thứ nhất, pháp
luật phải có những quy định chi tiết về trách nhiệm của chính quyền cơ sở
trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn nội dung thực
hiện dân chủ cơ sở đến với người dân. Thứ hai, pháp luật điều chỉnh hoạt
động của chính quyền cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, chú
trọng đến chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc. Thứ ba, pháp luật tăng
cường quy định theo xu hướng hội nhập. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp
luật về thực hiện dân chủ cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước kiến tạo
phát triển cần dựa trên các quan điểm sau đây: pháp luật có sự gia
tăng số lượng những nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để
mở rộng dân chủ, bảo đảm sự tham gia ý kiến của người dân vào quá trình
hoạch định chính sách, pháp luật; Thứ hai, pháp luật có những quy định xác
lập được chế độ trách nhiệm trước dân của cơ quan Nhà nước và hệ thống
khuyến khích phục vụ dân; Thứ ba, pháp luật bổ sung những quy định về tăng
cường tương tác giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và giữa bộ máy
Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội về đảm bản dân chủ cơ sở.
Để hoàn thiện pháp luật về thực hiện hiện dân chủ cơ sở cũng như bảo
đảm thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay ở
Việt Nam cần triển khai thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, nâng Pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 lên thành Luật và sửa
đổi, bổ sung một số quy định có liên quan; Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện một
số đạo luật làm cơ sở cho việc thực hiện dân chủ cơ sở; Thứ ba, thực hiện một
số giải pháp về công tác chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức, triển khai thực hiện, về
công tác tổ chức thực hiện, tuyên truyền và hoàn thiện cơ chế bảo đảm.
101
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay, mở rộng dân chủ xã hội
chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là mục tiêu, đồng thời là
động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới của
Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Bởi lẽ xuất phát từ giá trị quyền con người
và phát huy giá trị quyền con người, từ sự cần thiết phải tăng cường hiện thực
hoá quyền con người, từ triển khai thực hiện quan điểm coi con người là trung
tâm của sự phát triển, từ đổi mới căn bản, toàn diện các cơ chế để thực thi
quyền lực Nhân dân, từ yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước kiến tạo phát triển, từ thực trạng thực hiện dân
chủ cơ sở ở nước ta và từ xu hướng căn bản của cộng đồng quốc tế và khu
vực ngày càng quan tâm đến dân chủ và các quy định pháp luật để hiện thực
hóa nền dân chủ trong thế giới đương đại.
Có thể khẳng định pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở như một luồng
gió mới, khơi dậy tinh thần làm chủ của Nhân dân làm thỏa lòng mong mỏi
của quần chúng Nhân dân tạo động lực to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Từ kết quả nghiên cứu “Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở - Từ thực
tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”, luận văn rút ra một số kết luận:
Thứ nhất, dựa trên những kiến thức khoa học về Luật Hiến pháp và
Luật Hành chính, Luận văn đã phân tích đánh giá làm sáng tỏ một cách tổng
quát cơ sở lý luận về pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, như: một số khái
niệm về dân chủ, cơ sở, thực hiện dân chủ cơ sở, pháp luật về thực hiện dân
chủ cơ sở; nội dung thực hiện dân chủ cơ sở; các tiêu chí đánh giá thực hiện
dân chủ cơ sở; các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở
và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở; nội dung điều
chỉnh và vai trò của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở.
102
Thứ hai, từ những vấn đề lý luận, dựa trên các tài liệu, số liệu đã được
thu thập, luận văn đã phân tích thực trạng hệ thống pháp luật về thực hiện dân
chủ cơ sở từ năm 1998 đến nay, chỉ ra được quá trình hình thành, phát triển,
đánh giá những ưu điểm và hạn chế pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, tập
trung vào Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11. Đồng thời, luận văn cũng tập
trung phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về
dân chủ cơ sở (chủ yếu từ năm 2007 đến nay và tập trung sâu vào giai đoạn 5
năm gần đây) trên hai phương diện ưu điểm và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân
chủ yếu của hạn chế.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu yêu cầu khách quan trong quá trình xây
dựng đất nước, luận văn đã đưa ra những quan điểm để hoàn thiện pháp luật
về thực hiện dân chủ cơ sở hiện nay từ thực tiễn địa bàn nghiên cứu để đảm
bảo phương châm “dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Từ những định
hướng đó, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp
luật về thực hiện dân chủ cơ sở. Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ
sở trong giai đoạn tiếp theo cần đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện, thúc đẩy
thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống các giải pháp đã được luận giải trong
luận văn.
Pháp luật và thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta. Đó là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là nhiệm
vụ lâu dài, có ý nghĩa chiến lược, nhằm tạo động lực cho công cuộc đổi mới,
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu đề
tìm ra những giải pháp hoàn thiện về cơ chế pháp lý và phương thức thực hiện
dân chủ cơ sở là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu khách quan
đặt ra trong thực tiễn không ngừng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay./.
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ quận Thanh Xuân, Báo cáo
tổng kết việc xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phương hướng,
nhiệm vụ trọng tâm các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ quận Thanh Xuân, Báo cáo
tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính
trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn quận
Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Chính Phủ - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2008), Nghị
quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành
các Điều 11, 14, 16, 22, 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn, Hà Nội.
4. Chính Phủ (1998), Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998
của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.
5. Chính Phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07-7-2003
ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.
6. Nguyễn Hồng Chuyên (2011), Vai trò của thực hiện pháp luật về
dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 7/2011, Hà Nội.
7. Nguyễn Hồng Chuyên (2014), Thực hiện pháp luật về dân chủ ở
cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
8. Nguyễn Tấn Dũng (2014), Thông điệp năm mới 2014, Cổng thông
tin điện tử Chính phủ, Hà Nội.
9. Đỗ Văn Dương (2014), Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Luật, Hà
Nội.
103
10. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,
Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-2-
1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện QCDC ở cơ sở, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 65-KL/TW ngày 04-
3-2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ
Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Đức – Phan Văn Hùng (2010), Xác định tiêu chuẩn và
phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
14. Hội đồng Quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Hiển (2014), Về thi hành pháp lệnh thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn năm 2007, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Quách Sĩ Hùng (2016), Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành
chính môn “Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, Nhà nước và pháp
luật xã hội chủ nghĩa”, Pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội.
17. Trần Thị Thu Huyền (2015), Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá về trình
độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học, Hà
Nội.
18. Bùi Thị Hường (2014), Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt
Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Hà Nội.
19. Vũ Thị Nhung (2011), Thực hiện dân chủ ở cấp xã – thực trạng và
giải pháp, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Hà Nội.