Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016
9,132
306
124
73
hình rộng, điều kiện đi lại khó khăn. Đó là loại hình dịch vụ tiên tiến, loại
hình này
phổ biến, và đỉnh cao vào giai đoạn những năm 1997 đến năm 2007. Xây dựng mỗi
xã, thị trấn một phòng giao dịch của bưu điện, nơi đây nhận gửi thư từ, các loại
giấy
tờ quan trọng và chuyển đến, chuyển đi các loại hàng hóa qua đường bưu điện.
Hiện
nay dịch vụ này được nâng cấp hơn, do nhu cầu mua bán trực tuyến nên dịch vụ
chuyển hàng hóa qua bưu cục phát triển mạnh. Các loại giấy tờ chuyển Fax, không
còn chờ đợi thư tay như trước, tạo sự tiện lợi cho nhân dân. Kết hợp mạng
Internet
phổ biến đến hầu hết các xã, các hộ gia đình chiếm 60% dân cư toàn huyện. Góp
phần nâng cao trình độ của nhân dân, tiếp thu các nét văn hóa, khoa học kĩ thuật
cho
sự phát triển kinh tế của huyện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các giao
dịch
của các công ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho nhân dân. Do nhu cầu cuộc sống ngày
càng cao, nên việc làm đẹp của chị em phụ nữ của huyện cũng ngày càng được quan
tâm. Nhu cầu làm đẹp đã thúc đẩy sự ra đời các trung tâm chăm sóc sắc đẹp lớn
như
Quỳnh Trang - trung tâm thẩm mỹ của huyện, ngoài ra còn hệ thống các spa chăm
sóc
sắc đẹp trong toàn huyện. Không chỉ các spa, các cửa hàng chăm sóc tóc, tạo kiểu
tóc
cũng mọc khắp các ngõ xóm của huyện. Những dịch vụ này giúp không chỉ cho phụ nữ
đẹp hơn mà còn góp phần tăng nét đẹp, duyên dáng cho người con gái địa phương.
Ngoài dịch vụ sắc đẹp còn chăm sóc sức khỏe đã có các bệnh viện, đa khoa phòng
khám
dỉa trên toàn huyện nhưng tập trung nhất là Bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, với
nhiều
loại hình khám bệnh, khám bảo hiểm, khám dịch vụ, khám yêu cầu…nhiều máy móc
hiện đại được nhập về đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Còn nhiều loại hình dịch vụ khác, các dịch vụ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch và thương mại. Phấn đấu đến năm
2015 tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website
để giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa trên mạng (trực tuyến), tổ chức hội thảo,
đào
tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về thương mại điện tử để 60-80% doanh nghiệp
vừa
và nhỏ có thể tham gia thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau.
Nhờ triển khai các giải pháp phù hợp, những năm gần đây, hoạt động thương
mại dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản
xuất, sinh hoạt và tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ được đầu tư,
nâng
cấp. Chất lượng dịch vụ được cải thiện, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh
và
74
ngày càng phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Chỉ
tính
riêng 6 tháng đầu năm 2016, giá trị sản xuất ngành dịch vụ của huyện ước đạt
1.286
tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ
tăng
cao hơn tăng trưởng chung nền kinh tế huyện, giai đoạn 2005-2010 tăng 10,5%/
năm,
giai đoạn 2010-2015 tăng 12,0%/năm; tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ đến năm
2010 chiếm 52,2% và năm 2015 chiếm 55,6% trong tổng GDP toàn huyện. Vì vậy
các hoạt động dịch vụ của huyện, đặc biệt là khối dịch vụ vận tải và thương mại
phát
triển nhanh. Năm 2007, giá trị GDP của ngành dịch vụ trên địa bàn đã đạt 498 tỷ
đồng, đạt 100,5 kế hoạch, tăng 23,6%, hoạt động vận tải chiếm 8,7% và 15,37%.
Các
hoạt động dịch vụ khác chiếm 11,16% và 14,67% [26].
Biểu đồ 2.1. Các loại hình dịch vụ của huyện Thủy Nguyên
TP Hải Phòng
75
Tiểu kết chương 2
Trải qua gần 30 năm (1986 - 2016) tiến hành đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Thủy Nguyên, bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên có
những chuyển biến mạnh mẽ, trong đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần
vào
sự phát triển chung của nền kinh tế huyện. Nhân dân Thủy Nguyên tự hào với
truyền
thống lao động cần cù, sáng tạo, tinh thần tự lực, tự cường trong sản xuất, phát
triển
kinh tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng với hệ sinh thái phong
phú, nhân
dân Thủy Nguyên từ sớm đã tìm ra cách làm ăn, sinh sống phù hợp. So với thời kỳ
trước đổi mới, kinh tế công nghiệp - dịch vụ của Thủy Nguyên đã dần khẳng định
được vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Trong sản xuất
nông nghiệp, ngoài cây trồng chính là lúa thì cư dân còn tiến hành xen canh hoa
màu,
trồng các cây công nghiệp như dừa, mía, bông, đay, 27dâu tằm….. Ngoài nghề nông,
nhân dân Thủy Nguyên còn phát triển với những nghề thủ công truyền thống như làm
gốm, rèn, dệt vải, đặc biệt là nghề đúc (Mỹ Đồng) và đóng thuyền (Lập Lễ), nghề
đan
lát (Chính Mỹ), khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng. Nghề đánh cá biển là một
trong những nghề kiếm sống đầu tiên của cư dân Thủy Nguyên, trong giai đoạn đầu,
do trình độ kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu nên chủ yếu là đánh bắt ven bờ cùng với
việc
đánh bắt trên các dòng sông. Nay đã vươn xa, ra khơi vừa bán biền bảo vệ lãnh
thổ,
vừa phát triển kĩ thuật ngành nghề địa phương, tăng nguồn thu nhập, rèn tính
kiên
cường cho ngư dân.
Thương nghiệp Thủy Nguyên cũng diễn ra khá nhộn nhịp, hệ thống chợ làng,
chợ huyện được xây dựng khắp nơi với nhiều loại mặt hàng được trao đổi, mua bán.
Đối với công nghiêp, UBND cùng Đảng bộ Thủy Nguyên chú trọng khuyến khích sự
đầu tư , tạo điều kiện cho việc mở rộng qui mô sản xuất, thu hút nguồn vốn đầu
tư
nước ngoài, tăng các loại hình sản phẩm công nghiệp, kết nối các khu, các cụm
công
nghiệp, đầu tư các dự án hạ tầng cho các ngành kinh tế. Trong quá trình xây dựng
và
phát triển, nhân dân Thủy Nguyên đã hình thành cho mình được những truyền thống
quý báu. Tổng GDP thực tế hàng năm liên tục tăng năm 2000 là 727,3 tỷ đồng, đến
năm 2005 là 1354,7 tỷ đồng. Riêng thời kỳ 2001 -2005 kinh tế trên địa bàn tăng
trưởng đạt 13,8% trong đó phần kinh tế do huyện quản lý gần 16%/năm. Tính toàn
bộ
76
GDP trên địa bàn thì đến năm 2005 ngành nông lâm nghiệp chiếm 23,5%, công
nghiệp xây dựng chiếm 58,7%; dịch vụ chiếm 17,8%. Nếu chỉ tính phần GDP do
huyện quản lý thì đến năm 2005 giá trị GDP ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm
37,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 35,8%; dịch vụ chiếm 26,4%. GDP bình quân
đầu người năm 2005 đạt gần 4,6 triệu đồng/người/năm. Có thể nói, bức tranh kinh
tế
Thuỷ Nguyên trong giai đoạn gần đây đã có những gam màu sáng, hoạt động kinh tế
sôi động hơn đã mang lại hơi thở mới trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đời
sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Thuỷ Nguyên được cải thiện rõ rệt
nhờ các biện pháp chăm lo đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá giáo dục.
Thuỷ
Nguyên - khởi nguồn của dựng xây, của những tín hiệu mới đang ngày một khởi sắc.
Mảnh đất này, chẳng bao lâu nữa, sẽ trở thành một trung tâm đô thị hành chính
của
Thành phố Cảng. Trong thời gian tới, khi quy hoạch của thành phố được triển
khai,
Thuỷ Nguyên sẽ hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, đột phá trong tốc độ phát triển kinh
tế
và văn hoá - xã hội.
Mặc dù đã đạt được sự chuyển biến đáng kể như đã phân tích ở trên nhưng
kinh tế của huyện Thủy Nguyên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Việc
thiếu vốn, phương tiện, kỹ thuật hiện đại trong khai thác và nuôi trồng, chế
biến thủy
sản. Thêm vào đó là dịch bệnh, sự phá hoại của thiên tai cũng làm giảm hiệu quả
kinh
tế của các lĩnh vực đặc biệt nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Trong lĩnh vực
thủ
công, thương mại, dịch vụ và chế biến còn manh mún, nhỏ lẻ, các mặt hàng xuất
khẩu
chủ yếu là sản phẩm thô nên giá trị kinh tế chưa cao… Mặc dù còn nhiều hạn chế
song sự chuyển biến của hoạt động kinh tế của Thủy Nguyên thời kỳ 1986 - 2016 đã
tạo cơ sở, tiền đề và những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng, phát
triển kinh tế biển huyện Thủy Nguyên giai đoạn tiếp theo.
77
Chương 3
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN ĐỜI SỐNG
NHÂN DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN
3.1. Tác động tích cực
3.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện
nhằm đưa địa phương phát triển nhanh chóng, bền vững. Do đó, trong thời gian
qua,
huyện Thủy Nguyên luôn quan tâm phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh,
nhằm
tạo bước đột phá, rút ngắn thời gian, đẩy mạnh tốc độ phát triển, trong đó chú
trọng
thu hút các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường là nhiệm vụ được huyện
đặc
biệt quan tâm. Công nghiệp xây dựng là ngành có vai trò chủ lực trong nền kinh
tế
của huyện, góp phần đưa Thủy Nguyên trở thành một trong những địa phương có
công nghiệp phát triển mạnh của thành phố Hải Phòng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa của huyện vẫn duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm
và
tạo thu nhập ổn định cho lao động, đóng góp lớn cho ngân sách. Các cụm công
nghiệp làng nghề mới cũng đang được quy hoạch chi tiết, triển khai thực hiện
nhằm
thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Một
số
ngành nghề có sự chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến như đúc kim loại
chuyển
từ sản xuất lò đúc luyện than sang hệ thống lò điện cao tần, theo công nghệ hiện
đại,
bán tự động; từ sản xuất phân tán, bước đầu một số hộ, doanh nghiệp được tập
trung
vào 2 làng nghề Mỹ Đồng và Kiền Bái, đã hạn chế được ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh đẩy mạnh phát triển các sản phẩm làng nghề và làng nghề truyền thống gắn
với
phát triển du lịch. Các loại hình dịch vụ đều phát triển khá, đa dạng như:
thương mại,
vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, công nghệ
thông tin, chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, khách sạn, giáo dục đào tạo...với sự
tham gia
của nhiều thành phần kinh tế
Trong 30 năm qua (1986 - 2016), dưới sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy,
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, sự tập trung của hệ thống khuyến nông, khuyến
ngư, thú y, bảo vệ thực vật, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có sự phát triển,
cơ cấu
nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng thủy
78
sản, dịch vụ nông nghiệp và chăn nuôi. Tỷ trọng của lĩnh vực trồng trọt giảm từ
39,5% năm 2000 xuống còn 27% năm 2015; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 20,5%
năm 2000 tăng lên 29,9% năm 2015; tỷ trọng lĩnh vực thủy sản tăng từ 30% năm
2000 lên 43,5% năm 2015 [15].
Giai đoạn 2000 - 2016, cũng là giai đoạn có nhiều mô hình sản xuất nông
nghiệp mang lại hiệu quả cao được triển khai áp dụng, cụ thể: Mô hình cánh đồng
mẫu lớn tại các xã Đông Sơn, Kênh Giang, Minh Tân; Mô hình phá bờ dồn thửa, áp
dụng cơ giới hóa đồng bộ tại các xã Đông Sơn, Phục Lễ, Kênh Giang, Minh Tân; Mô
hình nuôi cá vược tập trung tại xã Lập Lễ; Mô hình xây dựng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao như vùng chăn nuôi gia cầm ở Lại Xuân, vùng chăn nuôi lợn thịt tập
trung tại xã Chính Mỹ, vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao tại xã Đông Sơn
.Xác
định ng ành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn, có lợi thế của huyện, do
đó, Ủy ban nhân dân huyện đã tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nuôi
trồng,
khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao. Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản duy
trì từ
1.550-1.600 ha, với sản lượng nuôi trồng đạt 5.500-6.000 tấn, chủ yếu là cá
vược.
Khai thác thủy hải sản có nhiều bước phát triển tập trung ở các xã Lập Lễ, Phả
Lễ:
Với đội tàu khai thác 1.299 chiếc, trong đó: tàu có công suất trên 400CV là 72
chiếc,
từ 250-400CV là 89 chiếc, từ 90-250 CV là 325 chiếc đã thực hiện việc khai thác,
đánh bắt hàng năm đạt từ 35.000-40.000 tấn/năm.
Chính nhờ kế hoạch cụ thể, rõ ràng và hướng đi đúng đắn, trong những năm
qua, kinh tế - xã hội của huyện đã có bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế
tăng nhanh, đạt 14,5%/ năm; tỷ trọng giá trị các ngành chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm dần tỷ
trọng ngành nông nghiệp. Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của
GDP
trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo
hướng
tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong
GDP tăng nhanh, tỷ trọng dịch vụ chưa có biến động nhiều. Đến nay, đóng góp vào
tăng trưởng của 2 ngành Công nghiệp và Dịch vụ chiếm khoảng 63% tăng trưởng
toàn ngành kinh tế, cao hơn giai đoạn 2000-2010 từ đó góp phần to lớn vào nhiệm
vụ
xây dựng huyện Thủy Nguyên phát triển nhanh chóng, bền vững theo đúng tinh thần
Nghị quyết 19-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy khóa XII đã đề ra.
79
Bảng 3.1: Kết quả tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tỷ trọng giá trị các ngành
Các ngành kinh tế
tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng giá trị
các ngành
Ngành nông
nghiệp - thủy sản
27,2%.
16,2%,
Ngành công
nghiệp - xây dựng
23,6%.
32,6%,
Ngành tiểu
thủ công nghiệp
18,6%.
18,2%
Ngành dịch vụ
30,6%.
33%
(Nguồn: [5])
Từ bảng số liệu chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ
cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nhằm góp phần nâng
cao
chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế huyện Thủy Nguyên. Từ một nền
kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ đã chuyển mạnh sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ-
nông
nghiệp. Chú trọng đến các giải pháp thu hút tối đa các nguồn vốn, các dự án, các
nguồn nhân lực đầu tư phát triển. Trên dịa bàn huyện hình thành nhiều cụm công
nghiệp Minh Đức- Bến Rừng, VISIP, Nam cầu Kiền, Đông Sơn, Kênh Giang, Gia
Minh… đây là những khu công nghiệp lớn của thành phố, của cả khu vực trọng điểm
Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thu hút trên 1 tỉ
USD vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân đạt 14%/ năm và tăng dần theo các năm ,đưa tới thu nhập bình quân đầu người
đạt mức tăng trưởng đều theo các năm.
3.1.2. Làm biến đổi cơ cấu lao động, nâng cao trình độ lao động
Huyện Thủy Nguyên đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH là
chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản
lý
kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến
lao động cùng với công nghệ cao, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,
tạo
ra năng suất lao động xã hội cao. Trên toàn huyện Thủy Nguyên có 12000 đơn vị
80
kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo tín ngưỡng đã thu hút một lực lượng lao
động
lớn chiếm 72% số lao động cả huyện. Từ kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
và
tỷ trọng cơ cấu các ngành trong nền kinh tế chung của huyện đã cho thấy, chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi
số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực. Sự chuyển dịch cơ
cấu
trong ngành Nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã
hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông
thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch
vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần. Tuy nhiên trình độ của
lao
động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn rất thấp. Do đó, dù thiếu việc
làm nhưng họ vẫn không có năng lực chuyển đổi sang khu vực công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ. Đặt ra yêu cầu cần đầu tư bồi dưỡng trình độ cho lao động trẻ ở
các
vùng nông thôn.
Trong ngành công nghiệp, xây dựng thì lực lượng lao động được chuyển dịch
từ nông thôn, những hộ nông dân nhàn rỗi hoặc phần lớn là lực lượng lao động trẻ
có
trình độ chuyên môn hoặc không có trình độ chuyên môn, chưa có việc làm từ những
vùng nông thôn,. Lực lượng này chiếm lực lượng lớn tập trung trong các nhà máy
xí
nghiệp trên địa bàn. Trong cơ cấu lao động thay đổi trong công nghiệp phải kể
đến
việc lực lượng lao động người nước ngoài vào lao động trong các nhà máy xí
nghiệp
trên địa bàn huyện gồm người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapo…tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp VISIP. Ngoài ra lực lượng người Việt
trong các nhà máy xí nghiệp cũng có sự phân hóa, lực lượng làm trên các văn
phòng
của các nhà máy- đây là lực lượng có trình độ chuyên môn, quản lý (chất lượng
cao),
còn bộ phận lao động trực tiếp ở các dây chuyền sản xuất - bộ phận này không đòi
hỏi chất lượng trình độ. Tuy nhiên thực tế trong số lao động ở các dây chuyền
sản
xuất của các nhà máy có trình độ chuyên môn ở cấp Đại học, do ngoại ngữ hạn chế
nên họ không thi vào được các vị trí văn phòng. Các Công nghiệp việc thu hút lực
81
lượng lao động không đồng đều, có những nhà máy lớn thu hút 1000 đến 1200 lao
động, nhưng cũng có nhà máy chỉ thu hút 300 đến 500 lao động.
Quá trình phát triển các ngành kinh tế của huyện Thủy Nguyên đã đưa đời
sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Lực
lượng
công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) của huyện ngày càng phát triển cả về số
lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thu nhập,
đời
sống của CNVCLĐ khá ổn định. Đa số CNVCLĐ đều được thực hiện chế độ bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, được quan
tâm
chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp.
Giai cấp nông dân chiếm tỷ lệ 79,04% dân số toàn huyện (năm 1991) đã giảm
dần còn 42,02 % (năm 2015). Nông dân đã có những thay đổi về nhận thức và tư duy
trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tham gia đóng góp vào quá trình phát triển
KT-
XH của địa phương. Họ đã nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong sản xuất nông nghiệp,
đang mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, từng bước vươn lên xóa
đói,
giảm nghèo và phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới.Ngoài ra
nông dân của huyện còn làm kinh tế theo hướng thời vụ (nông nhàn làm thêm nghề
thủ công, buôn bán hoặc công nhân thời vụ).
Đến nay, toàn huyện có 100% xóm, xã có tổ chức Hội Nông dân. Các hội viên
Hội Nông dân đã và đang được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước về
vay vốn phát triển sản xuất, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan
mô
hình ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất,… để có kiến thức phát triển kinh tế gia
đình có hiệu quả. Song song với sự phát triển về chất và lượng của giai cấp công
nhân, nông dân là sự lớn mạnh của đội ngũ trí thức cả về số lượng và vai trò,
sức ảnh
hưởng. Năm 2011, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức công tác ở khối chính
quyền,
trong đó đội ngũ trí thức chiếm 50%.
Lực lượng này luôn cố gắng, nỗ lực, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng
hoạt động chuyên môn và đạt nhiều thành tích tốt trên các lĩnh vực công tác, góp
phần tích cực vào việc tổ chức tuyên truyền, vận động, cổ vũ các tầng lớp nhân
dân
thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ,
82
mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, từng bước giảm
tỷ
trọng ngành nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng với tốc độ nhanh,
đó sẽ là những “cú hích” tiếp tục tác động tích cực đến quá trình phát triển,
nâng cao
đời sống người dân địa phương trong thời gian tới. Hàng năm giải quyết việc làm
cho
từ 7500 đến 9000 lao động từ các chương trình vay vốn, tạo việc làm từ các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Nguồn thu ngân sách cũng tăng theo sự
phát
triển kinh tế chung của toàn huyện.
Khối doanh nghiệp đang thu hút lực lượng lao động lớn 40.000 lao động
chiếm 36% số lao động toàn huyện. Khối thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn thu
hút 48.000 lao động, chiếm 42% số lao động toàn huyện. Còn khối hành chính sự
nghiệp giảm đơn vị, đi liền là giảm lực lượng lao động trong khối, lực lượng dư
thừa
này chuyển sang khối doanh nghiêp. Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số lao
động có
việc làm thì có tới 0,61% là lãnh đạo cao cấp và lãnh đạo các đơn vị, 6,76 % là
những
nhà chuyên môn bậc cao và bậc trung, nhân viên dịch vụ và bán hàng chiếm tỷ lệ
cao
14,26%, còn lao động thủ công cũng giảm dần còn 16,03 %. Lao động giản đơn có số
lượng đông nhất là 38,04%, tập trung chủ yếu chưa qua đào tạo chuyên môn kĩ
thuât ở
các trường trung cấp và cao đẳng mà mới chỉ hết phổ thông Trung học.
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện đông nhất so với các huyện khác, song
tỷ lệ lao động giản đơn còn cao, chất lượng nguồn lao động còn hạn chế. Tuy
nhiên
do sự đòi hỏi của phát triển kinh tế nói chung của ngành công nghiệp, dịch vụ
nói
riêng cũng đòi hỏi cần phải nâng cao trình độ lao động cho nguồn lao động dồi
dào
này. Ngoài việc các lao động khi vào các nhà máy xí nghiệp được đào tạo tại chỗ,
đào
tạo cấp tốc thì việc các lao động tự trang bị kiến thức, trình độ chuyên môn
trước khi
vào thị trường lao động là cần thiết. Từ yêu cầu đó nguồn lao động của huyện khi
bước vào thị trường lao động có tới 67% đã được đào tạo chuyên môn (tức là nguồn
lao động này sau khi tốt nghiệp THPT đều tham gia học các trường trung cấp, cao
đẳng, đại học). Lực lượng lao động trên địa bàn huyện đạt trình độ THPT trở lên
chiếm 92 %. Nhiều lao động còn nâng cao trình độ của mình bằng việc vừa học vừa
làm (học các buổi tối, buổi cuối tuần) để đáp ứng nhu cầu của công việc đang
làm.