Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016
9,280
306
124
43
đa dạng phong phú, không chỉ những sản phẩm thủ công cho sản xuất nông nghiệp
mà còn có các sản phẩm cho ngành công nghiệp.Phục vụ cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu, đồng thời trở thành một trong những địa điểm du lịch sinh thái thuộc
ngoại
thành Hải Phòng .Đi kèm với chế tác các sản phẩm từ kim loại, hình thành các
dịch
vụ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu…
Từ những năm 1986, khi Việt Nam đổi mới, khuyến khích phát triển kinh tế tư
nhân và kinh tế gia đình, nghề đúc, rèn ở Mỹ Đồng tiếp tục được duy trì va tiếp
tục
phát triển theo hướng tư nhân và hộ gia đình. Năm 1990, Mỹ Đồng có trên 40 hộ
đúc
tư nhân, 50 hộ rèn công cụ, 5 hộ chuyên cơ khí va 4 tổ kinh doanh. Bên cạnh đó,
các
sản phẩm đúc, rèn của Mỹ Đồng từng bước tiếp cận tốt với thị trường, sản phẩm
sản
xuất ra tiêu thụ khá, nghề đúc, rèn tăng trưởng hàng năm. Đến năm 1995, toàn xã
có
60 hộ làm nghề đúc, 80 hộ rèn, 6 hộ làm nghề cơ khí, 02 xí nghiệp đúc, 06 tổ hợp
sản
xuất. Từ năm 1996, ở Mỹ Đồng đã hình thành nhanh những xí nghiệp, doanh nghiệp,
hợp tác xã cơ khí vừa và nhỏ. Sản phẩm đúc, rèn đa dạng, phong phú với nhiều mặt
hàng, nhiều chủng loại phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2000,
toàn
xã có 67 hộ đúc (trong đó có khoảng 50% số hộ hộ đúc xuất khẩu), 28 hộ làm cơ
khí,
35 hộ rèn, 01 cơ sở luyện thép [30]. Từ năm 2001, hình thành và phát triển khu
công
nghiệp làng nghề Mỹ Đồng. Sản phẩm của Mỹ Đồng ngày nay phục vụ cho các cơ sở
kinh tế của Nhà nước, các ngành: xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, công
nghiệp, tiêu dùng với các sản phẩm vỏ motor điện, máy mơm, khung xe máy, chân
máy khâu, các bành răng, các bộ phận máy xay sát, máy nghiền, xec măng máy nổ,
các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt... Bên cạnh đó, Mỹ Đồng đã thành công
trong
sản xuất kết cấu thép, vật liệu hàn (que hàn, dây hàn), thiết bị tàu thủy như
cửa chống
cháy, nồi hơi, nắp hầm, thiết bị boong, phụ kiện đường ống, xích neo, neo, cánh
quạt,
động cơ thủy lực, sợi polyester, bộ phận động cơ, sản phẩm hộp số, vỏ máy bơm,
chân vịt tàu, các thiết bị kim loại...
Hiện nay, Mỹ Đồng có gần 200 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đúc, gia công cơ khí. Mỗi tháng, làng sản
xuất ra
8.000 tấn
sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Châu
Âu, Đức, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc.. Làng nghề truyền thống đúc, rèn kim
44
loại Mỹ Đồng vẫn tiếp tục là mô hình tiên tiến, hiệu quả sản xuất cao, trở thành
điểm
du lịch của thành phố Hải Phòng. Từ một địa phương nghèo, kinh tế kém phát
triển,
những năm gần đây, Mỹ Đồng từng bước vươn lên, trở thành lá cờ đầu của huyện
Thủy Nguyên trong phát triển kinh tế, xây dựng làng nghề truyền thống. Người dân
Mỹ Đồng hôm nay kế thừa, sáng tạo, đưa nghề đúc kim loại thành ngành kinh tế
chính của địa phương. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân của xã đạt khá cao trong
khối xã, thị trấn của Thủy Nguyên (15-20%/năm), trong đó thu nhập từ nghề thủ
công
và dịch vụ chiếm 95%. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, cả xã có
khoảng 10 hộ dân đúc gang, đồng, nhôm, quy mô nhà xưởng nhỏ bé, nay, toàn xã có
gần 100 hộ đúc gang, 15 hộ đúc đồng, hàng chục xưởng cơ khí, rèn, dịch vụ đi
kèm.
Cùng với làng đúc, rèn ở Mĩ Đồng, huyện Thủy Nguyên còn có làng đan mây
tre Chính Mỹ, là làng nghề cổ truyền
có cách đây trên 200 năm, nay thuộc xã Chính
Mỹ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Sản phẩm của làng nghề được tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Làng có trên 1.000 hộ
sản
xuất mây tre đan, được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2007 và trở
thành
điểm du lịch phía Bắc sông Cấm thành phố Hoa Phượng Đỏ. Xưa, Chính Mỹ chủ yếu
gồm đồi, núi và rừng rậm, đất cho sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, cằn cỗi, năng
suất lúa không cao. Chính vì vậy, người Chính Mỹ sớm biết tận dụng điều kiện tự
nhiên sẵn có để phát triển các nghề phụ trong những lúc nông nhàn. Là khu vực có
nguồn tre, nứa, mây khá dồi dào nên nghề mây tre đan đã hình thành từ rất sớm và
phát triển đến ngày nay. Trong làng, có sự phân chia tự nhiên theo sản phẩm đan,
thôn chuyên đan thúng, thôn chuyên đan giần, sàng, nia... theo các công đoạn của
quá
trình sản xuất tạo sản phẩm: hộ chuyên vót nan, chuyên đan, chuyên vào cạp.
Các công đoạn của nghề đan mây tre bắt đầu từ chọn tre đảm bảo vừa có độ
cứng, vừa có độ dẻo, thường chọn những cây tre tươi, bánh tẻ. Không chọn những
cây tre quá già vì giòn, không chọn những cây tre non vì chưa đủ độ dẻo; và cùng
không chọn cây tre cộc (tre bị mất ngọn từ lúc còn non), tre bị sâu, kiến vì
thịt tre
giòn, yếu. Chọn cây mây to bằng ngón tay út, dài tới 5 - 7 m. Cắt mây về, bỏ bẹ
lá rồi
chẻ.Tuỳ theo từng sản phẩm để làm nan dài, ngắn, to nhỏ, dầy mỏng, thô hay nhẵn
khác nhau. Làm nan gồm các bước pha tre, chẻ nan, vót nan và phơi khô tạo độ
dẻo.
Làm cạp: cạp trong thì lấy phần gốc tre cạp ngoài thì lấy phần ngọn tre. Làm
mây:
45
cây mây già, loại bỏ phần vỏ, và chẻ thành 4 hoặc 6, 8 tùy theo thân mây to hay
nhỏ;
vót bỏ ruột, chỉ lấy phần bì dùng để nức. Ngoài ra, có thể dùng dây ràng ràng,
chỉ cần
bóc bỏ vỏ lấy ruột làm dây buộc vì thân ràng ràng nhỏ hơn mây.Tùy theo từng sản
phẩm kỹ thuật đan khách nhau. Xảo thì mắt thưa; thúng, rá thì đan mắt dầy; thúng
đan “bắt 3 đè 3”, nia đan “bắt 4 đè 3”[30].
Sản phẩm làng nghề gồm các vật dụng sử dụng cho các hoạt động thường
ngày (tiêu thụ trong nước) như: thúng, nong nia, giần sàng, rổ, rá, sọt đựng
hàng,
thuyền nan (để đánh bắt cá ở ao, đầm)… Sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu sang thị
trường Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản: giỏ, hộp đựng trái cây, bình hoa, đĩa, đồ
thủ
công mỹ nghệ. Như vậy từ bàn tay tài hoa khéo léo của các thợ lành nghề đã đưa
sản
phẩm thủ công của quê hương mình đi ra thế giới, đem lại nguồn lợi không nhỏ cho
các
doanh nghiệp và nguồn thu nhập cho lao động địa phương. Khi tạo công ăn việc làm
và
nguồn thu nhập ổn định cho người lao động đã tác động tích cực đến cuộc sống của
nhân
dân xã Chính Mỹ, xã hội ổn định, nhiều nhà cao tầng mọc lên ở làng quê.
Ngoài ra, huyện Thủy Nguyên còn có làng gốm Dưỡng Động nằm ven sông
Giá (xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên). Xuất phát từ điều kiện tự nhiên thuận lợi,
nơi có nguồn đất sét chất lượng tốt đảm bảo cho nghề gốm phát triển, nên cư dân
làng
Dưỡng Động xã Minh Tân đã đi tham khảo, học hỏi cách làm gốm ở các địa phương
khác, nghề gốm cũng trở thành nghề làm lúc nông nhàn của nông dân, nhưng gắn bó
sâu nặng với cuộc sống nơi đây, làm nên sự phồn thịnh của một làng nghề. Thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, gian nan là vậy, làng vẫn giữ được nghề. Khi hợp tác xã
Minh Khai ra đời, quy mô sản xuất của làng nghề liên tục được mở rộng, có lúc
tới
1000 xã viên với hàng chục lò nung luôn đỏ lửa. Thời huy hoàng đó góp phần tạo
dựng cho làng một cái tên mới, tuy dân giã nhưng rất gần gũi Xóm Lò. Song cuối
những năm 80 của thế kỷ trước, từ một làng nghề trù phú, Minh Tân chỉ còn vài ba
lò
gốm đỏ lửa lay lắt qua ngày, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Những nồi đất,
ấm nung, vòi nước...trở nên lạc hậu, khi trên thị trường xuất hiện nhiều sản
phẩm
cùng chức năng với mẫu mã, nguyên liệu đa dạng. Cái tên “Xóm Lò” một thời vang
danh còn đó, nhưng sản phẩm làng nghề cứ mai một dần. Không sống được bằng
nghề gốm, người dân trong làng chuyển sang làm nghề khác để mưu sinh. Gốm
Dưỡng Động bị lãng quên khi HTX Minh Khai giải thể. Năm 2005, được sự giúp đỡ
46
của chính quyền và động viên của bà con, đề án xây dựng HTX Gốm Dưỡng Động
được xây dựng. Sản phẩm gốm Dưỡng Động bây giờ giàu chất nghệ thuật được
người tiêu dùng sành điệu sử dụng trang trí nội thất như tranh, tượng phù
điêu... Đó là
dấu hiệu phục hồi cho một làng nghề, niềm tin vào một tương lai tươi sáng, triển
vọng phát triển uy tín thương hiệu gốm Dưỡng Động.
Xuất phát từ niềm say mê và ý chí giữ gìn truyền thống của người con đất làng
nghề, sở Khoa học- Công nghệ Hải Phòng thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng,
tiếp
tục nâng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Quy mô dự án lên tới 5,7 tỷ đồng
và
được triển khai trên diện tích 6000m2 với khu vực lò xưởng, địa điểm trưng bày,
giới
thiệu sản phẩm. Vạn sự khởi đầu nan, với tâm huyết của những người luôn đau đáu
ý
chí phát triển làng nghề truyền thống trong thời kỳ ứng dụng mạnh mẽ khoa học
công
nghệ, gốm Dưỡng Động sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đáp ứng yêu cầu
của những người tiêu dùng kỹ tính. Các sản phẩm gốm do nghệ nhân làng Dưỡng
Động chế tác không thua kém bất kỳ sản phẩm gốm nổi danh nào khác như bát ăn,
bình gốm…. Nếu như gốm Phù Lãng và Bát Tràng độc đáo ở chất men, thì người
Dưỡng Động tự hào bởi bí quyết tạo sự hòa quyện của đất và lửa, làm ra loại gốm
da
chu với sắc màu tự nhiên. Gốm nung vừa lửa, đủ tạo độ rắn chắc, vững chãi cho
sản
phẩm và làm tươi ròn màu nâu đỏ của loại đất sét nặng có độ sắt cao, chỉ vùng
đất
này mới có.
An Lư xưa là làng, nay là xã nổi tiếng về nghề đi biển của huyện Thủy
Nguyên, Hải Phòng. Thuở xa xưa, khi người dân An Lư ra khơi thuyền tam bản,
thuyền buồm thì biển chỉ cách làng 500m. Còn hôm nay, khi dân An Lư đi biển bằng
cả đội tàu viễn dương hàng ngàn tấn thì biển đã cách xa làng đến cả chục
kilômét.
Một làng nghề đã vươn mình ra biển khơi với việc chinh phục đường biển Đông Nam
Á và trở thành một khu phố sầm uất. Nhớ lại khi chưa có Hiệp hội, các công ty,
các
chủ tàu cạnh tranh không theo quy luật nào cả. Kết quả là tất cả đều thua thiệt.
Bây
giờ Hiệp hội đại diện gắn kết các thành viên. 250 con tàu lớn nhỏ đều là thành
viên
của hiệp hội, giá cước được bảo đảm, đặc biệt các thành viên hỗ trợ nhau trên
biển
khi gặp sự cố. Một tàu gặp sự cố, khi báo cho Hiệp hội biết tọa độ, lập tức các
tàu
khác ở gần có trách nhiệm đến ứng cứu. Việc ứng cứu kịp thời đã giúp nhiều con
tàu
47
thoát khỏi cơn nguy biến, giảm được rất nhiều thiệt hại. Nhờ Hiệp hội, các con
tàu
không cảm thấy "cô đơn" trên biển cả mênh mông đầy nguy hiểm.
Làng nghề đi biển An Lư vẫn phát triển, các con tầu được đóng mới ngay trên
quê hương An Lư, nghĩa là An Lư không chỉ có vận tải biển mà nay còn có Nhà máy
đóng tàu Nam Sơn đang được xây dựng trên diện tích 19ha, đóng được các con tàu
biển trọng tải 4 - 5.000 tấn. Các con tàu An Lư đều được trang bị hộp đen hiện
đại.
Không chỉ có thế, Hiệp hội An Lư còn kết nạp cả các thành viên là công ty điện
tử
viễn thông chuyên cung cấp vật tư thiết bị cho các con tàu của Hiệp hội, công ty
tư
vấn pháp lý, mở ra hướng phát triển toàn diện cho vận tải biển. Ngày 12/8/2008,
Hiệp
hội vận tải đoàn kết An Lư vừa tròn 10 tuổi. Năm này sang năm khác, số thành
viên
xin gia nhập Hiệp hội cứ tăng lên. Chỉ có đoàn kết, chỉ biết dựa vào nhau họ mới
tồn
tại để "đi đến nơi về đến chốn". và tôi rèn bản lĩnh nghề nghiệp, bởi nghề vận
tải biển
vô cùng khắc nghiệt.
Không an phận trong “ao nhà” khát vọng vươn ra biển lớn đã manh nha từ
nhiều năm trước, khi các doanh nghiệp An Lư ngày một lớn mạnh đã chuyển trụ sở
của mình từ xã ra thành phố, rồi thiết lập quan hệ trên toàn quốc, vươn ra ký
kết hợp
đồng với đối tác ở nước ngoài. Để thực hiện ước mơ ra biển lớn, người An Lư
không
chỉ đổ tiền để đóng những con tàu to hơn, họ còn đang thực hiện chiến lược đào
tạo
nhân lực khá bài bản. Các công ty TNHH của An Lư đã đưa con em mình vào học
trong trường hàng hải hoặc quản lý kinh tế từ nhiều năm trước, hiện giờ một số
trở về
đang bắt đầu làm quen công việc trong công ty của cha, anh mình. Làng An Lư nằm
bên bờ biển huyện Thủy Nguyên đang đổi mới từng ngày. Đời sống của người dân
ngày một được cải thiện. Nhiều người giàu lên, cả làng đã có trên trăm chiếc ôtô
con
toàn loại xịn BMW, Mercedes, Audi...
Xã Thủy Đường có nghề gói bánh chưng xanh, khi nói đến bánh chưng ta
thường nhớ đến tết nguyên đán của quê hương. Về làng nghề bánh chưng Thủy
Đường, Thủy Nguyên để kịp cảm nhận không khí tết sớm đang về hối hả từng ngày.
Khác với các xã, tỉnh khác của Việt Nam, lá gói bánh chưng là lá dong thì làng
gói
bánh chưng Thủy Đường chọn lá gói bánh là lá chuối hột xanh, cùng với đỗ xanh,
gạo nếp chọn loại ngon nhất, nếp cái hoa vàng, thịt chọn thịt lợn ba chỉ có cả
nạc và
48
mỡ, dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những chiếc bánh chưng không cần
gói bằng khuôn vẫn vuông vức. Sau khi gói xong họ cho vào nồi luộc trên bếp than
rực lửa, họ cẩn thận canh nồi bánh chưng để đổ thêm nước vào nồi theo những giờ
qui định, luộc 10 tiếng đồng hồ thì họ tắt bếp, chỉ còn hơi ấm của than củi, 2
tiếng sau
bánh mới được vớt ra khỏi nồi. Khi bánh được vớt ra họ cho vào các khuôn to
(chứa
được 20 đến 30 cái bánh) để ép (đè vật nặng lên trên khuôn bánh), để cho bánh
ráo
nước mới đem đi bán.
Nhiều nghệ nhân gói bánh chưng là con nhà nòi (tức ông, bà, bố mẹ là nghệ
nhân gói bánh chưng), nên họ gói bánh nhanh thoăn thoắt, cái bánh gọn gàng chắc
nịch.Trong làng gói bánh chưng Thủy Đường thì lực lượng chọn và chuẩn bị nguyên
liệu là phụ nữ, còn người gói chủ yếu là nam giới, từ trai trẻ đến ông già tất
cả đều
biết gói bánh. Khi bánh chín, có thể bóc ra thưởng thức thì bóc bánh ra là một
màu
xanh của lá in trên nền bánh, quyện với hương vị của nguyên liệu chọn lọc đã làm
nên thương hiệu - Bánh chưng Thủy Đường. Từ lây tiếng thơm của bánh chưng Thủy
Đường đã vang xa khắp nơi, ra tận nước ngoài. Nếu ai đó muốn đặt bánh làm quà
cho người xa xứ hay cúng tết nhà, ngươi ta chỉ muốn đặt bánh Thủy Đường. Ở Thủy
Đường có khoảng 10 gia đình làm nghề gói bánh chưng nồi tiếng là ngon như nhà bà
Trượt, ông Vượt, anh Thêm, bác Na… có gia đình có truyền thống gói bánh chưng
60, 70 năm nay. Mỗi độ xuân về làng lại nhộn nhịp rộn ràng các công việc chuẩn
bị
nguyên liệu cho gói bánh, các bếp than củi đỏ rực các góc làng, tạo nên một
không
khí ấm áp, đầy sức xuân.
Huyện Thuỷ Nguyên còn có nghề hương thơm Kiền Bái, dù không phải nghề
truyền thống nhưng nghề làm hương ở Kiền Bái đã có hơn 20 năm nay. Lúc đầu chỉ
một số người trong làng làm hương nhưng dần dần nó đã trở thành nghề chính của
rất
nhiều hộ. Đến nay xã đã có khoảng 60 hộ sản xuất hương quanh năm. Sản xuất hương
thơm ở Kiền Bái có nhiều loại nhưng loại phổ biến nhất có lẽ là hương se, cách
làm
hương se không khó: chỉ cần trộn bột hương được xay nhuyễn từ nhiều loại hương
liệu, gồm các thứ như: bột hương bài, quế, thuốc bắc với nước keo… Sau đó, lấy
chân hương quấn bột, se lại với bột khô rồi đem phơi. Thứ tạo nên mùi thơm đặc
trưng là hương liệu. Tuy nhiên, mỗi người lại có bí quyết pha trộn hương liệu
riêng,
49
không thể tiết lộ với người ngoài. Phối trộn nguyên liệu xong thì đến khâu se
hương.
Khâu này yêu cầu người làm phải thực hiện động tác nhanh, gọn mới làm ra được
những nén hương có độ đồng đều về kích cỡ, lượng nguyên liệu sử dụng, thân hương
nhẵn, khô, độ dính kết cao. Cách làm đơn giản là vậy nhưng để nén hương thắp
lên,
có mùi thơm đặc biệt, cháy hết nén và xoắn vòng lộc, người làm hương phải chọn
lựa
nguyên liệu rất kỹ. Đầu tiên là chân hương, phải được làm bằng loại tre, nứa
ngâm
được trẻ nhỏ, đều tăm tắp, có vậy mới dễ cháy. Tiếp đến là bột hương được nghiền
từ
cây hương bài. Hầu hết các hộ sản xuất hương ở Kiền Bái đều phải đến tận các
tỉnh
như: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… thu mua rồi đem về phơi khô, nghiền
nhỏ. Ngoài ra, mỗi que hương thường có thêm thành phần nhất định từ nhiều loại
dược liệu khác nhau như đại hoàng, mộc hương, cam thảo, đinh hương… Tất cả tán
thành bột mịn, pha trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định.
Những ngày mùa hè dọc các con đường ở xã Kiền Bái (Thủy Nguyên) đầy
những nong phơi tưm tre đỏ rực xòe như đóa hoa trăm nghìn cánh. Khắp trong nhà,
ngoài ngõ, đâu cũng thấy màu vàng của bột hương, màu đỏ của chân hương… Bởi lẽ
trong thời gian này, thị trường cần một lượng lớn hương để chuẩn bị cho dịp Tết
nguyên đán. Có thể nói, hương được tiêu thụ quanh năm, vả lại thị trường tiêu
thụ
rộng lớn. Do vậy, mấy năm nay nhiều hộ ở Kiền Bái có thu nhập khá, thậm trí
không
ít gia đình trong làng giàu lên từ làm hương. Thế nên, chuyện xây nhà cao tầng,
mua
xe ô tô từ làm hương của nhiều gia đình ở Kiền Bái không còn là chuyện hiếm. Gần
đây, một số hộ sản xuất hương trong làng đã mạnh dạn đầu tư đến khâu đóng gói,
in
nhãn mác để tạo thương hiệu.
Nghề làm hương đã tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động theo thời vụ, thu
nhập bình quân từ 2-2,5 triệu đồng/người/tháng. Hàng làm ra được xuất đi Hà Nội,
Hải
Dương, Thừa Thiên - Huế, vào TP. Hồ Chí Minh, thậm chí ra cả nước ngoài.
Hiện nay các cơ sở thủ công ngoài quốc doanh phát triển khá, hình thức là các
công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, tổ hợp. Trong huyện còn 393 hộ sản xuất
nghề thủ công. Các làng nghề truyền thống đã tiếp cận tốt thị trường, tiêu thụ
sản
phẩm, đóng góp một phần rất quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm
không
những chỉ thu hút lao động ở gia đình làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao
50
động từ các địa phương khác, tăng thu nhập, góp phần ổn định kinh tế xã hội và
là
tiền đề cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc duy trì phát triển
các sản
phẩm làng nghề và làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cũng trở
thành
yêu cầu được đặt ra trong quá trình phát triển các nghề thủ công. Phát triển các
nghề
thủ công là góp phần phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công
nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
nông nghiệp và nông thôn. Phát triển các nghề thủ công sẽ nâng tỷ trọng của nghề
trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn.
Đồng
thời phát triển các làng nghề sẽ kéo theo phát triển nông nghiệp để cung cấp
nguyên
liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, thúc đẩy sự phát
triển cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và các nghề dịch vụ...
Mặt khác, cần chú ý đến ý nghĩa xã hội của những việc làm được tạo ra ở các
làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề trong huyện đã có vài trò tích cực
trong
việc hạn chế di dân tự do. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn bó với làng
quê,
do vậy khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, mà nguồn thu nhập này lại cao hơn
thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ không muốn đi tìm việc nơi khác. Việc
phát triển làng nghề theo phương châm “ly nông, bất ly hương” không chỉ có khả
năng lớn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, mà còn có
vai
trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, từ
vùng
này sang vùng khác ở nước ta hiện nay. Thu nhập của các hộ làm nghề thủ công ở
các
làng nghề cao hơn từ 2 - 8 lần thu nhập của hộ thuần nông. Ở các làng có nghề,
tỷ lệ
hộ khá và giàu thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thường rất thấp và hầu như không
có hộ
đói. Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập đã đem lại
cho
người dân ở các làng nghề một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả về vật chất lẫn
tinh thần. Với vai trò to lớn của làng nghề trong tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn, để khôi phục và phát triển làng nghề đòi hỏi các cấp
chính quyền phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của làng nghề; kịp thời có
những biện pháp hỗ trợ các làng nghề phát triển phù hợp với đặc điểm từng địa
phương cũng như yêu cầu của thị trường.
51
Bảng 2.5: Các làng nghề thủ công trên địa bàn Thủy Nguyên
Làng nghề thủ công
Tên xã
Qui mô (số hộ )
Đúc đồng
Mỹ Đồng
200
Đan mây tre
Chính Mỹ
1000
Gốm Dưỡng Động
Minh Tân
16
Đi biển
An Lư
112
Gói bánh chưng
Thủy Đường
62
Hương thơm
Kiền Bái
210
(Nguồn: [3], [5])
Trong các làng nghề trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, làng mây tre đan do có
số hộ tham gia trong làng nghề đông nhất nên được công nhận là làng nghề truyền
thống năm 2007 và trở thành điểm du lịch phía Bắc Sông Cấm Hải Phòng.Các làng
nghề thủ công khác đang hoạt động vươn mình ra ngoài huyện và cả nước, như đúc
đồng ( Mỹ Đồng)…
2.2.3. Công nghiệp
Phát triển công nghiệp là nhu cầu khách quan không thể tách rời trong tiến
trình CNH- HĐH đất nước. Nó chính là ngành kinh tế chủ đạo, tạo ra nền tảng vật
chất cho nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển và
phản
ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Công nghiệp là ngành kinh tế có
sự
ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lực lượng sản xuất của các ngành khác,
đồng
thời tạo ra những động lực và định hướng phát triển các ngành khác. Là ngành duy
nhất có sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế khác.
Tạo
ra và trang bị kĩ thuật cho tất cả các ngành, đồng thời là cơ sở tái mở rộng cho
toàn bộ
nền kinh tế. Mặt khác năng suất lao động trong công nghiệp là yếu tố cơ bản dẫn
tới
gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng sức mua mở rộng thị trường tiêu dùng
và
dịch vụ. Nền kinh tế thế giới ngày nay là nền kinh tế mở, do vậy chính sách xây
dựng
kinh tế cần có thương hiệu và bản sắc là vấn đề rất quan trọng bảo đảm lâu dài
cho
phát triển của địa phương. Với những chỉ thị nghị quyết của Huyện Ủy đã chứng tỏ
việc
đầu tư cho phát triển công nghiệp ở địa bàn huyện Thủy Nguyên là cần thiết, đáp
ứng
yêu cầu của sự phát triển huyện, đồng thời khai thác được nguồn tài nguyên của
địa
phương. Giải quyết việc làm cho nhân dân. Nâng cao cuộc sống của nhân dân.
52
Tận dụng tối đa các thế mạnh của một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, đa
dạng về ngành nghề, Thuỷ Nguyên đã nắm bắt thời cơ, khai thác tối đa những tiềm
năng sẵn có, xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển. Chủ
trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá bước đầu đã
thu
được những kết quả tốt đẹp. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp -
xây
dựng và dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 20 xí nghiệp, nhà máy, hàng
trăm cơ sở sản xuất - kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động đã tạo
lập
môi trường sản xuất - kinh doanh sôi động, cạnh tranh lành mạnh, góp phần giải
quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp
-
xây dựng trên địa bàn huyện. Cùng với những thành tựu đạt được, Thuỷ Nguyên còn
đón nhận nhiều dự án lớn đang được đầu tư trên địa bàn như: tuyến Quốc lộ 10 từ
Bến Kiền, Đá Bạc sang Quảng Ninh; nhà máy nhiệt điện 600 MW (xã Tam Hưng);
Nhà máy Xi măng Hải Phòng (thị trấn Minh Đức); mở rộng Công ty Công nghiệp
Tàu thuỷ Nam Triệu.... Đây sẽ là những nền tảng cơ bản cho quá trình quy hoạch
và
sự phát triển của Thuỷ Nguyên. Các xã Lại Xuân, Kỳ Sơn, Phù Ninh, Quảng Thanh,
Chính Mỹ, Hợp Thành, Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Tân, Gia Đức, Gia Minh là vùng
tập trung tập trung tài nguyên khoáng sản phi kim loại phát triển công nghiệp
vật liệu
xây dựng. Các xã Minh Đức, Tam Hưng, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Ngũ Lão, Thuỷ
Triều, Trung Hà, An Lư là vùng cửa sông ven biển, có tiềm năng phát triển các
khu
công nghiệp.
Ngay từ rất sớm những năm 80 của thế kỷ XX, các xã trong huyện đã khai
thác nguồn đá vôi để phát triển công nghiệp, hình thành xí nghiệp đá Minh Đức,
mỏ
đá Tràng Kênh trên địa bàn Thị trấn Minh Đức, trên cơ sở HTX thủ công. Ban đầu
các xí nghiệp này thực hiện tự hạch toán kinh doanh, tìm nguồn tiêu thụ nhưng
còn
nhiều khó khăn, có giai đoạn phải ngừng hoạt động. Sang những năm 90 của thế kỷ
XX, các xí nghiệp chuyển sang cơ chế thị trường, do nhu cầu đá xây dựng trên thị
trường lớn nên các xí nghiệp này bước đầu giải quyết được nguồn tiêu thụ, sản
lượng
hàng năm 5 triệu m3/năm [26]. Hoạt động của xí nghiệp đá và mỏ đá trên địa bàn
thị
trấn Minh Đức không chỉ góp phần giải quyết nguồn lao động dư thừa, tăng và ổn
định nguồn thu nhập cho người lao động trong thị trấn mà còn thu hút nguồn lao
động
từ các xã lân cận như Minh Tân, Ngũ Lão, Liên Khê, Lưu Kiếm, Tam Hưng....Hiện