Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016
9,266
306
124
13
trữ lượng ước tính khoảng 380 triệu m
3
đá vôi, 33 triệu m
3
si-líc và 360 triệu m
3
sét.
Hiện trên địa bàn huyện Thủy Nguyên có 36 đơn vị khai thác đá, gồm 7 HTX và 21
doanh nghiệp, năng lực khai thác, chế biến ước đạt 2.300 ngàn m
3
/năm. Tuy nhiên
chỉ có 12 tổ chức được cấp phép khai thác với tổng công suất khai thác 1.050,5
ngàn
m
3
/ năm. Sản lượng khai thác đá vôi hàng năm trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai
đoạn 2005 -2008 dao động từ 2,2 đến 2,5 triệu m
3
/năm [14].
Ngoài khoáng sản, huyện Thủy Nguyên còn có nguồn tài nguyên du lịch. Quá
trình hoạt động của vỏ Trái đất để lại trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên nhiều hang
động kỳ thú mà hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ ban đầu. Hầu hết các hang
động ở đây đều có độ dài trên dưới 200m, trong đó, có một số hang động là di
tích
lịch sử như: Hang Lương, ở giáp xã Lưu Kiếm và Gia Minh; hang Vua ở xã Minh
Tân. Đây là những hang còn ghi dấu chiến công oanh liệt của nhà Trần trong trận
thuỷ chiến năm 1288 chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Ở phía Bắc của
huyện còn có một số các hang động tập trung như: hang Vải, hang Ma, hang Sộp,
hang Sơn, hang Đốc Tít, hang Gỗ,... sẽ là những điểm có thể khai thác phục vụ du
lịch, thu hút các du khách.Cảnh quan sinh thái: huyện Thuỷ Nguyên có khá nhiều
cảnh quan đẹp, trong đó phải kể đến hồ sông Giá, sông Hòn Ngọc.
Với lợi thế ven biển, Thủy Nguyên còn tiềm năng tài nguyên biển - với ngư
trường khai thác chính là Vịnh Bắc Bộ, huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố
Hải Phòng nói chung có tiềm năng lớn về tài nguyên biển. Về cơ bản, vùng biển
Thủy Nguyên có chung đặc điểm với đặc điểm của vùng biển Hải Phòng: biển nông,
đáy biển thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra
biển.
Thủy Nguyên tiếp giáp biển qua hai cửa biển Nam Triệu và cửa Cấm.Vùng biển Hải
Phòng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Những nghiên cứu
gần đây đã thống kê được 124 loài cá biển thuộc 89 giống nằm trong 56 họ phân bố
ở
vùng biển Hải Phòng. Các họ phong phú về số lượng loài là cá Khế (Carangidae)
với
9 loài; họ cá Liệt (Leiognathidae) với 8 loài; họ cá đù (Sciaenidae) đã bắt gặp
7 loài;
họ cá bàng chài (Labridae) bắt gặp 6 loài và họ cá bống (Gobiidae) bắt gặp 5
loài. Có
15 họ có số lượng loài từ 2 đến 4 loài. Trong các năm 2003 và 2004, Đỗ Văn
Khương và nhóm nghiên cứu đã khảo sát thành phần loài hải sản ở vùng biển Hải
14
Phòng và đã xác định được 215 loài và nhóm loài hải sản thuộc 72 họ khác
nhau.Trong đó có 173 loài cá, 26 loài giáp xác, 14 loài động vật thân mềm và 2
loài
sam biển. Cá rạn san hô chiếm ưu thế với 79 loài thuộc 58 giống nằm trong 37 họ
cá
khác nhau. Các họ cá biển bắt gặp nhiều là cá khế, cá bống, cá hồng, cá phèn, cá
lượng, cá chai, cá đù, cá mối và cá trích. Ngoài ra còn có một số đối tượng có
giá trị
kinh tế cao như tôm he, mực nang, mực ống và cua bơi. Nguồn lợi hải sản ở vùng
biển Hải Phòng mang đặc điểm nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ, với thành phần loài
phong phú và không có loài hoặc nhóm loài chiếm ưu thế tuyệt đối trong thành
phần
sản lượng khai thác [5, tr .10].
1.2. Dân cư và nguồn lao động
Thủy Nguyên là vùng đất có đồng bằng, đồi, núi, sông, biển được hình thành
sớm nên suốt chiều dài lịch sử, từ thời tiền sử đến thời hiện đại, luôn là điểm
tụ cư
của người dân các nơi đến sinh cơ lập nghiệp. Lớp cư dân gốc (Người Việt cổ)
được
phản ánh khá rõ trong các di tích khảo cổ Tràng Kênh, Việt Khê. Di chỉ Tràng
Kênh
(Minh Đức) thuộc văn hóa Phùng Nguyên với niên đại cách nay khoảng 3.400 năm
và di chỉ Việt Khê (Phù Ninh) thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại cách nay khoảng
2.400 năm. Kết quả khai quật các di chỉ khảo cổ đã khẳng định “Con người Thủy
Nguyên đã cùng sinh trưởng, tồn tại và phát triển với con người khắp mọi miền
của
đất nước và dựng lên Nhà nước Văn Lang của Vua Hùng” [31]. Như vậy, cho đến
đầu công nguyên, ở Thủy Nguyên có 2 lớp người Tràng Kênh và Việt Khê kế tiếp
nhau sinh sống. Cùng với cư dân Cái Bèo (Cát Bà) và Núi Voi (An Lão) là những
lớp
người bản địa và cổ nhất Hải Phòng. Khi đồng bằng dần dần được hình thành, người
dân bản địa và dân cư ở các nơi khác di cư đến đã tiến hành khai phá và mở rộng
địa
bàn cư trú. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cư dân Thủy Nguyên đã kiến
tạo
được một nền văn hóa vừa mang bản sắc chung của cư dân văn hóa nông nghiệp song
có những nét riêng đặc sắc của cư dân vùng ven biển. Theo khảo cổ học và các di
chỉ
còn lại ở Bảo Tàng Hải Phòng, thì từ xa xưa, cư dân Việt cổ thuộc di chỉ Tràng
Kênh
(Việt Khê) đã biết thể hiện tư duy nghệ thuật của mình trên đồ gốm, đồ đồng và
đồ
trang sức bằng đá. Họ biết định cư ở các hang động núi đá vôi, họ biết khai thác
các
nguồn lợi tự nhiên như sông, biển...
15
Dưới chế độ phong kiến, Thủy Nguyên là vùng đất được các triều đại thực
hiện chính sách di dân đến để khai hoang, lấn biển, tạo lực lượng để bảo vệ vùng
phên dậu của đất nước.Cư dân Thủy Nguyên hiện nay có nguồn gốc từ nhiều tỉnh,
miền trong nước như: Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,
Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh…Tuy thành phần dân cư đa dạng,
song cộng đồng dân cư Thủy Nguyên luôn nêu cao tinh thần đoàn kết để xây dựng và
phát triển Thủy Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh. Về đời sống của cư dân
huyện
Thủy Nguyên xưa, sách Lịch triều Hiến chương loại chí ghi: “Dân ở ven sông biển
phần lớn làm nghề nấu muối, đánh cá; dân ở ven chân núi phần nhiều săn bắn và
đốt
than”. [31]. Sách Đồng Khánh dư địa chí mô tả: “Đàn ông thì cày ruộng, đàn bà
thì
dệt vải, siêng năng công việc làm ăn, ăn mặc thì tiết kiệm, giản dị. Số người
làm thợ
và đi buôn cũng có nhưng không nhiều.” [31].
Thời cận hiện đại, là địa bàn kề sát đô thị - cảng biển Hải Phòng, đầu mối giao
thông nối đồng bằng sông Hồng với vùng mỏ, nối thành phố cảng với vùng trung du,
miền núi phía Bắc, Thủy Nguyên tiếp tục trở thành điểm đến của nhiều người. Thủy
Nguyên hình thành các khu công nghiệp, đô thị, thu hút lực lượng lao động đông
đảo.
Một bộ phận không nhỏ trong số đó cũng đã chọn Thủy Nguyên là quê hương mới.
Ngay từ rời rừng núi xuống dồng bằng ven biển, với vùng đất đầy tiềm năng đã sớm
dẫn đến việc phân công lao động trong nội bộ dân cư. Có bộ phận dân cư chuyên
trồng trọt, chăn nuôi, có bộ phận đánh cá, khai thác đá làm đồ mỹ nghệ, vật liệu
xây
dựng, nghề thủ công đan thuyền nan, đóng thuyền gỗ, đan lát đồ đánh bắt bắt thủy
sản. Khi kinh tế phát triển, do nằm trên các dòng sông lớn, các chợ hình thành
(Mỹ
Giang, chợ Sưa, chợ Tổng, Trịnh Xá) dẫn đến một bộ phận dân cư làm thương mại.
Sống trên vùng đất có ưu thế “mở” giao lưu và đa dạng của thiên nhiên, nên
người Thủy Nguyên cũng kiếm sống bằng nhiều nghề như trồng trọt, đi biển, buôn
bán, làm gốm, đúc, rèn, khai thác đá… họ có nhiều tập tục đẹp về tín ngưỡng, tôn
giáo và văn nghệ dân gian của người Việt cổ như có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên,
tục
thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc. Ngoài ra cư dân còn biết tiếp thu
những
nét văn hóa từ bên ngoài như đạo phật, đạo thiên chúa…
16
Dân cư của Thuỷ Nguyên là một cộng đồng gồm dân địa phương và dân từ nơi
khác di cư đến sinh sống ở đây được diễn ra từ rất sớm, nên dân cư Thủy Nguyên
phong phú, đa dạng, nhiều thành phần, hình thành nên tính cách con người Thủy
Nguyên rất riêng “Mạnh bạo, thẳng thắn, kiên nghị có khả năng ứng xử nhạy bén,
chịu khó tu luyện trong nghề nghiệp, học hành”. Khi kinh tế Thủy Nguyên có bước
tăng trưởng, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là dân cư tăng. Dân số trung
bình
Thủy Nguyên đã tăng liên tục từ 283.289 người (năm 2000) lên 299.752 người (năm
2006). Mật độ dân số đạt khoảng 1235 người/km
2
, tỷ lệ dân số tự nhiên 0,95%. Theo
báo cáo điều tra dân số năm 2005 thì dân số của huyện Thủy Nguyên là 294.401
người. Dân số của Thuỷ Nguyên phân bố không đều, thị trấn Núi Đèo là nơi có mật
độ dân số cao nhất của huyện 3765 người/km2, Gia Minh là xã có mật độ dân số
thấp
nhất 371 người/km2. Cơ cấu dân số theo lãnh thổ, thị trấn 5,2%, nông thôn 94,8%.
Tỷ
lên dân số lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế trong đó lao động nông
nghiệp chiếm 78%, lao động công nghiệp và xây dựng là 11,8% và lao động trong
ngành dịch vụ là 10,2%. Thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt ở mức
khá
750.000 đ/tháng (năm 2005) [18].
Thủy Nguyên không chỉ là vùng đất “địa linh “mà còn là cái nôi của nhiều
nhiều “nhân kiệt”, nhân dân có truyền thống hiếu học, thông minh. Theo thống kê
thời phong kiến cả huyện có 18 vị đỗ đạt làm quan, tiêu biểu như Lê Ích Mộc.
Ngày
nay trong nhân dân cũng có nhiều người đỗ đạt cao, có học hàm học vị trong
nghiên
cứu khoa học, các cấp bậc cao trong các lĩnh vực. Như vậy chất lượng lao động ở
Thủy Nguyên không chỉ kế thừa truyền thống của cha ông như cần cù sáng tạo, tinh
thần tự lực tự cường trong sản xuất và phát triển kinh tế mà còn được phát triển
trong
điều kiện mới. Chất lượng lao động chủ yếu ở Thủy Nguyên những năm trước đây.(từ
năm 1986 đến năm 2000) là lao động phổ thông, số lao động được đào tạo chiếm 18
-
20% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó các ngành công
nghiệp truyền thống đúc đồng, gang, khai thác đá… khá phát triển đang từng bước
vươn lên đạt trình độ cao của quốc gia và quốc tế. Trong những năm gần đây (từ
năm
2000 đến năm 2016) Thuỷ Nguyên đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia
đình, tỷ lệ tăng tự nhiên đã giảm mạnh từ 1,15% ở năm 2000 xuống còn 0,79% vào
17
năm 2005 [5, tr 45]. Hiện nay trên toàn huyện đã phổ cập tiểu học và trung học
cơ sở.
Các biện pháp nhằm nâng cao dân trí đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể
quan
tâm và phát triển mạnh mẽ.Trình độ dân trí được nâng lên, trình độ của lực lượng
lao
động cũng có những bước tiến vượt bậc. Lao động có trình độ (từ bậc THPT trở lên
đến Đại học) chiếm 57,8% số người lao động trong các ngành kinh tế, chính trị
[5, tr. 98].
Nguồn lao động có trình độ là nguồn lao động chất lượng cũng góp phần không nhỏ
cho sự thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn
huyện. Theo kết quả Tổng điều tra về lực lượng lao động trên địa bàn Thủy Nguyên
trong 7 ngày có 171.364 người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chiếm tỷ lệ
72,39%
trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, trong đó: Lao động ngành nông nghiệp chiếm
tỷ
lệ cao nhất (43,72%), tiếp đến là các ngành công nghiệp (20,33%) và thương
nghiệp
(11,89%). Có 10.016 người tình trạng thất nghiệp, trong đó, chiếm nhiều nhất là
độ
tuổi từ 20 đến 24 tuổi, chủ yếu là sinh viên, học sinh mới ra trường chưa có
việc làm.
Cũng theo kết quả Tổng điều tra, có tổng số 54.461 người không hoạt động kinh tế
trong 7 ngày, trong đó, số người đang đi học là 24.956 người (chiếm 44,2% trong
tổng số người không làm việc trong 7 ngày), tập trung nhiều vào độ tuổi 15-19,
là độ
tuổi của học sinh phổ thông [18].
Bảng 1.1: Dân số huyện Thuỷ Nguyên những năm 1998 - 2005
Chỉ tiêu
(Đơn vị: người)
1998
Số lượng
2000
Số lượng
2005
Số lượng
Tổng dân số
Trong đó: - Nam
- Nữ
282.520 100
139.282 49,3
143.238 50,7
283.289 100
140.320 49,2
143.969 50,8
294.401 100
144.612 49,1
149.789 50,9
2.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1.15 0.92 0.79
1.12 0.82 0.76
1.05 0.82 0.71
3.Cơ cấu dân số theo lãnh thổ
- Thành thị
- Nông thôn
14.126 5
268.394 95
14.667 5,0
278.668 95,0
15.179 5,2
279.222 94,8
(Nguồn:[9], [10], [11])
Trong những năm từ 1998 đến 2005, khoảng cách chênh lệch giới tính nam-
nữ ở huyện là không nhiều, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần theo năm, tỷ lệ
dân
số thành thị so với tổng dân số trung bình của huyện hầu như ít thay đổi qua
từng
18
năm (chỉ dao động trong khoảng 5,0 - 6,0%). Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ đô
thị
hoá của huyện còn ở mức thấp so với các nơi khác của vùng đồng bằng sông Hồng,
mặc dù Thuỷ Nguyên là huyện có điều kiện để đô thị hoá. Số nhân khẩu trong độ
tuổi
lao động của huyện đến năm 2005 là 148.966 người (chiếm 50,6%) dân số. Trong đó
số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là: 120.016 người
chiếm 41% dân số. Những năm trước đây lao động của huyện chủ yếu tham gia sản
xuất nông nghiệp chiếm 78% so với số lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế. Nhưng hiện nay chuyển dịch sang lao động làm việc ở các khu công nghiệp của
huyện chiếm 48% số lao động của huyện
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế các năm 1998 – 2005
Đơn vị: Người
Các ngành
kinh tế
1998
2000
2005
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
- Nông -
lâm - ngư
10086087
88,7%
94600843
81,7%
93619780
78%
- Công
nghiệp -
xây dựng
8295474
7,3%
9899177
8,6%
14171 118
11,8%
- Dịch vụ
4.5637 56
4%
11230080
9,7%
12225202
10,2%
Tổng số
113710100
100%
11573010
0
100%
120016
100
100%
(Nguồn: [9], [10], [11])
Cùng với sự gia tăng dân số, lượng lao động sẽ ngày càng tăng. Trong những
năm 2000 - 2005, Thuỷ Nguyên đã thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho
người lao động, bình quân hàng năm huyện đã tạo được 9000 - 10.000 chỗ làm việc
mới cho người lao động. Trong cơ cấu lao động theo các ngành sản xuất, ta thấy
số
lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (78% năm 2005), nó thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện còn chưa mạnh, mức độ phát triển đô thị còn
hạn chế trong những năm qua. Nhưng từ 2006 đến năm 2016 do sự chuyển dịch cơ
19
cấu kinh tế, việc hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút
lượng
lao động lớn vào làm việc, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa và tăng nguồn thu nhập của
người lao động huyện Thủy Nguyên. Vấn đề giải quyết việc làm cho nhân dân trên
địa bàn huyện bước đầu được thực hiện, có những thành tựu đáng kể. Kết quả Tổng
điều tra cũng cho thấy trong tổng số lao động có việc làm thì có 0,61% là những
người lãnh đạo các cấp và đơn vị; 6,76% là các nhà chuyên môn bậc cao và bậc
trung, nhân viên dịch vụ và bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn (14,26%) và
lao
động thủ công (16,03%). Lao động giản đơn có số lượng đông nhất (38,02%), tập
trung chủ yếu trình độ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trung bình và cao
đang
được đặt ra hết sức cấp bách. Trình độ chuyên môn được đào tạo của lao động
trong
các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp Trong lực lượng lao động của các cơ sở
kinh
tế, hành chính, sự nghiệp của huyện, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ là
33,48%, so với cả nước là 35,7%. Số lao động đã được đào tạo nhưng chưa có chứng
chỉ là 17,07%, trình độ sơ cấp chiếm 10,09%, trình độ trung cấp 19,78%, cao đẳng
là
5,05%, trình độ đại học chiếm tỷ lệ 12,83%, trên đại học chiếm 0,23%. Tỷ lệ lao
động được đào tạo từ đại học trở lên trong những ngành du lịch cao hơn so với
ngành
sản xuất [12].
Điều này thể hiện rõ nhất trong khu vực hành chính, sự nghiệp: Tỷ lệ lao động
có trình độ đại học là 46,12%, trên đại học là 1,07%, phần lớn tập trung ở ngành
hoạt
động chuyên môn và khoa học công nghệ, dịch vụ hành chính và hỗ trợ, hoạt động
của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, giáo dục - đào tạo, nghệ thuật,
giải trí...
Đối với khu vực sản xuất, tỷ lệ đại học trong các doanh nghiệp là 11,09%, trên
đại
học là 0,12%, khu vực cá thể trình độ đại học chỉ chiếm 1,25%, trên đại học là
0,09%.
Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành cần đội ngũ lao động
có
trình độ đào tạo cao thì chỉ có 7,14% số lao động có trình độ từ đại học trở lên
và có
tới 28,65% số lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không được cấp
chứng chỉ [12]. Điều này đã phần nào lý giải sản phẩm hàng hóa sản xuất chưa có
tính cạnh tranh cao trong khu vực và chưa đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ
cao
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
cá
thể, tỷ lệ lao động chưa được đào tạo còn khá cao, chiếm 62,34% tổng số lao động
20
của khu vực này và chiếm 51,3% tổng số lao động chưa được đào tạo của tổng thể
các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp. Xét theo nhóm tuổi, có sự khác nhau về
cơ
cấu giữa các loại hình cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, trong đó, lực lượng
lao
động trẻ từ 15 - 34 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất tới 50,5%. Nhóm 15-34 tuổi
chiếm
61,39% lao động của khu vực doanh nghiệp, trong khi các đơn vị hành chính sự
nghiệp, nhóm lao động có độ tuổi từ 35-55 chiếm tỷ trọng cao nhất: 54,02%, đồng
thời khu vực này cũng cho thấy sự trẻ hóa lực lượng khi tỷ lệ của nhóm tuổi
15-34
tăng so với trước. Lao động của khu vực cá thể, nhìn chung trong độ tuổi từ
15-34 là
28,39%, độ tuổi 35-55 là 61,75%. Số lao động có độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 1,39%
tổng số lao động, trong đó, chủ yếu làm việc ở các cơ sở tôn giáo và một số ít
làm ở
các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể [14].
Hiện nay, lực lượng lao động nước ngoài trên địa bàn là rất lớn, tập trung chủ
yếu vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Nhiệt điện
Hải
Phòng I, II, Khu công nghiệp VSIP (chủ yếu là người Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapo...). Nhiệt điện có gần 1.000 lao động người Trung Quốc.
Tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế thì dân cư và trình độ lao
động của
dân cư cần được nâng cao Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với huyện, đó là phải có kế
hoạch
đào tạo lại, đào tạo mới nguồn lao động thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và
hiện đại
hoá, và sự chuyển dịch trong nền kinh tế của Hải Phòng nói chung và huyện Thuỷ
Nguyên nói riêng.
1.3. Cơ sở hạ tầng
Bốn yếu tố của cơ sở hạ tầng là “Điện - Đường- Trường- Trạm” được chính
quyền Thành Phố Hải Phòng và Ủy ban nhân dân huyện Thủy nguyên chú trọng xây
dựng cho huyện Thủy Nguyên. Ngoài ra còn có các yếu tố khác tạo nên sự đồng bộ
về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển như hệ thống chợ, trung
tâm
mua sắm…
Do bao quanh địa bàn huyện là các con sông như Sông Đá Bạc - Bạch Đằng,
sông bắt nguồn từ Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Ninh) đổ ra biển tại cửa Nam Triệu.
Sông có bề rộng tăng dần về phía biển, chỗ rộng nhất là 1.000 m, chỗ hẹp nhất là
100
21
m, chiều rộng trung bình là 300 m; Sông Cấm - sông Kinh Thầy, sông nối liền giữa
sông Kinh Môn và biển, khi đến cống Hạ Đoạn (quận Hải An) có một nhánh chảy
vào sông Bạch Đằng; sông có chiều rộng trung bình 550m; Sông Giá: là nhánh của
sông Kinh Thầy, bắt đầu từ cống Phi Liệt kết thúc tại cống Minh Đức là sông
thiên
nhiên, sông đó được chống thâm nhập mặn bằng đập Minh Đức. Hệ thống sông Hòn
Ngọc (bao gồm: sông Hòn Ngọc, sông Sau, sông Trịnh). Hiện tại sông Giá hoạt động
như hồ chứa nước, có các cống thoát nước và đầu mối cung cấp nguồn, do vậy sông
Giá còn có tên gọi là hồ Đà Nẵng, hay hồ sông Giá. Đây là nguồn nước ngọt cho
cho
các nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt các xã phía Nam huyện.
Cùng với hệ thống các con sông lớn là hệ thống kênh cấp I, II: kênh Đầm 3 xã,
kênh Phiến Bạt, kênh Thủy Triều, kênh Thủy Đường, kênh Chu, kênh Trung Hà. Các
công trình thủy lợi được xây dựng để phục vụ cho tưới tiêu đồng ruộng được xây
khắp các xã của huyệnThủy Nguyên: Công trình đầu mối cống tưới chính: cống An
Sơn 1; cống An Sơn 2; cống Phi Liệt; cống Ngọc Khê; cống Cao Kênh; cống Phù
Ninh. Các cấp chính quyền của huyện cũng quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các
con đê để ngăn nước mặn vào đồng ruộng, tránh thiên tai... như đê tả sông Cấm,
đê
hữu sông Đá Bạc, đê tả sông Thải, đê hữu sông Bạch Đằng, đê hữu sông Kinh Thầy.
Hầu hết các công trình trong hệ thống thuỷ lợi huyện Thuỷ Nguyên được bố trí hợp
lý, phù hợp với từng vùng sản xuất
Đây là nguồn nước cho các nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt các xã phía
Nam huyện.
Kết cấu hạ tầng trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính -
viễn thông,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của
các hoạt
động kinh tế, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. . Hệ thống
giao
thông vận tải phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu vận
chuyển
hàng hoá và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý
phương tiện, giải toả hành lang an toàn giao thông được tăng cường, thường xuyên
thực hiện chế độ duy tu, sửa chữa hệ thống đường sá, xây dựng cầu cống, cầu
Hoàng
Văn Thụ, cầu Bính, cầu Kiền, cầu Đá Bạc, cầu Bạch Đằng, cầu Lại Xuân…Đó là
những cây cầu nối liền Thủy Nguyên với các vùng trọng điểm kinh tế nội thành Hải
22
Phòng, Quảng Ninh, thay thế cho các cây cầu cũ, những chiếc phà cũ, tạo thuận
lợi
cho việc đi lại vad vận chuyển của nhân dân.
Ngoài ra, huyện còn tiến hành xây dựng 2 nhà máy nước loại nhỏ ở xã Tân
Dương, Lập Lễ, hệ thống cấp nước ở Lại Xuân, xây dựng 60 bể xử lý chất thải chăn
nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Riêng thị trấn Minh Đức có công trình nhà máy
nước do Phần Lan đầu tư, với công suất lớn, cung cấp cho cả khu vực Minh Đức và
6
xã lân cận.Trong công cuộc CNH, HĐH, sự phát triển của các ngành kinh tế chịu
ảnh
hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện, nước và thoát nước, trong việc đưa
thiết bị,
công nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng suất
lao
động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đến
nay, huyện Thuỷ Nguyên đã cơ bản hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp ở
các
xã, thị trấn, đưa vào sử dụng 5 công trình bằng nguồn vốn phụ thu và một phần
đóng
góp của nhân dân trị giá 644 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngành Bưu điện Thuỷ Nguyên
cũng đạt được nhiều bước tiến vượt bậc.
Ngoài ra lĩnh vực giáo dục và y tế cũng được quan tâm đầu tư, nhằm nâng cao
trình độ văn hóa, trình độ lao động và sức khỏe cho nhân dân. Đến năm 2007, tất
cả
các xã thị trấn của huyện đều đạt chuẩn quốc gia về y tế, trong 8 (từ năm 2008
đến
năm 2016) trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác y tế, dân
số và
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được quan tâm, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.
Đến nay, huyện đã hoàn thành chương trình đưa bác sỹ về cơ sở, sửa chữa các trạm
y
tế xã, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt công tác khám, chữa
bệnh.
Đặc biệt, công tác giáo dục chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên
bằng hành động thiết thực như duy trì tốt hoạt động giảng dạy ở các lớp học tình
thương, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoà nhập cộng đồng. Cơ sở vật chất
đầu
tư cho giáo dục như xây dựng 37 trường tiểu học, 37 trường THCS, nhiều trường
hoàn thiện để đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, tỷ lệ
học
sinh thi tốt nghiệp hết cấp và chuyển cấp đạt khá cao so với các huyện trong
thành
phố. Hệ thống trường THPT (cấp III) trên địa bàn huyện tương đối nhiều, 9 trường
cả
chính qui, dân lập, bán công, trung tâm giáo dục thường xuyên…
Hệ thống chợ làng, chợ huyện được xây dựng khắp nơi, chợ có ở 37 xã và thị
trấn. Trong huyện có chợ Núi Đèo - chợ trung tâm của huyện Thủy Nguyên, được
xây dựng mới từ năm 2004, chợ có diện tích 20 ha, chia làm nhiều khu vực mua
sắm,