Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016

9,005
306
124
3
Cho đến nay, đã có một s công trình nghiên cu, bài viết liên quan đến vấn đề
kinh tế huyn Thy Nguyên. Có th k đến mt s công trình, bài viết sau: Hội đồng
lch s thành ph Hải Phòng, Địa chí Hi phòng, tp I, NXB Hải Phòng, 1990, có đề
cập đến điều kiện địa lý t nhiên ca thành ph Hải Phòng trong đó có điều kiện địa
lý t nhiên huyn Thy Nguyên cho phép phát trin kinh tế ; Ban chấp hành Đảng b
Thành ph Hi Phòng, Lch s Đảng b Hi Phòng (1975 - 2000), tp III, NXB Hi
Phòng, 2002, có trình bày đến vấn đề kinh tế ca thành ph Hi Phòng nói chung và
huyn Thy Nguyên nói riêng thi k 1975 - 2000.
Năm 1995. Doãn Đình Hu Thy Nguyên chuyn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghip hóa hiện đại hóa nông nghip nông thôn”, đề cập đến đề án chuyn dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghip hóa, hiện đại hóa huyn Thy Nguyên.
Tp chí cng sn s 7/2005, cũng đề cập đến quy hoch và phát trin kinh tế
ca huyn Thy Nguyên những năm đầu thế k XXI
Luận văn thạc sĩ Lịch s ca hc viên Nguyễn Văn Công :“Kinh tế bin ca
các ven bin Huyn Thy Nguyên t 1986-2013(Trường đại học phạm
Ni, 2014), đề cp nhiu đến nông nghip nuôi trng thy hi sn Thy Nguyên.
Luận văn thạc sĩ Lịch s ca học viên Đặng Định : Phân tích hin trng
đánh giá biến động s dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phc v phát trin bn vng
huyn Thy Nguyên, thành ph Hi Phòng-(Trường đại học sư phạm Hà Ni, 2013)
đề cấp đến vic s dng, qun lý và hiu qu của đất đai đối vi phát trin kinh tế ca
huyn Thy Nguyên.
Các công trình nghiên cu, lun án, luận văn, bài viết trên đây có mục đích và
nhim v nghiên cu khác nhau, nhưng ít nhiều cũng đã đề cập đến hoạt động kinh
tế ca huyn Thy Nguyên, là ngun tài liu quý giá cho tác gi trong quá trình hoàn
thin luận văn. Tuy nhiên, tính đến nay, chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên
cu mt cách có h thng các hoạt động kinh tế ca huyn Thy Nguyên trong thi
k đổi mi. T lun thc tế trên, tác gi chọn đề tài: “Kinh tế huyn Thy
Nguyên, thành ph Hi Phòng t năm 1986 đến năm 2016” làm đề tài luận văn Thạc
sĩ khoa hc chuyên ngành Lch s Vit Nam ca mình.
3 Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề kinh tế huyện Thủy Nguyên. Có thể kể đến một số công trình, bài viết sau: Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, Địa chí Hải phòng, tập I, NXB Hải Phòng, 1990, có đề cập đến điều kiện địa lý tự nhiên của thành phố Hải Phòng trong đó có điều kiện địa lý tự nhiên huyện Thủy Nguyên cho phép phát triển kinh tế ; Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1975 - 2000), tập III, NXB Hải Phòng, 2002, có trình bày đến vấn đề kinh tế của thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Thủy Nguyên nói riêng thời kỳ 1975 - 2000. Năm 1995. Doãn Đình Huề “Thủy Nguyên chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, đề cập đến đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Thủy Nguyên. Tạp chí cộng sản số 7/2005, cũng đề cập đến quy hoạch và phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên những năm đầu thế kỷ XXI Luận văn thạc sĩ Lịch sử của học viên Nguyễn Văn Công :“Kinh tế biển của các xã ven biển Huyện Thủy Nguyên từ 1986-2013” (Trường đại học sư phạm Hà Nội, 2014), đề cập nhiều đến nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản ở Thủy Nguyên. Luận văn thạc sĩ Lịch sử của học viên Đặng Định : “Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” -(Trường đại học sư phạm Hà Nội, 2013) đề cấp đến việc sử dụng, quản lý và hiệu quả của đất đai đối với phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên. Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, bài viết trên đây có mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau, nhưng ít nhiều cũng đã đề cập đến hoạt động kinh tế của huyện Thủy Nguyên, là nguồn tài liệu quý giá cho tác giả trong quá trình hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên, tính đến nay, chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các hoạt động kinh tế của huyện Thủy Nguyên trong thời kỳ đổi mới. Từ lý luận và thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
4
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cu v s phát trin kinh tế huyn Thy Nguyên, thành ph
Hi Phòng t năm 1986 đến năm 2016.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được, phải làm nổi bật các hoạt động
kinh tế của huyện Thủy Nguyên trong giai đoạn từ 1986 đến 2016. Đồng thời, mong
muốn góp phần nêu cao ý thức xây dựng quê hương cho thế hệ trẻ huyện Thủy
Nguyên, góp phần đánh giá đề án chuyển dịch cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp thêm nguồn tư liệu phục vụ cho
giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử Hải Phòng.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những cơ sở để phát triển kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng. m thực tế hoạt động kinh tế huyện Thủy Nguyên giai đoạn 1986 -
2016, đặc biệt là sự phát triển của các loại hình kinh tế sau khi đề án chuyển dịch
cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua
đó, có những nhận định, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động
kinh tế đến đời sống nhân dân huyện Thủy Nguyên
3.4. Phạm vi nghiên cứu
V không gian: Khóa lun gii hn phm vi nghiên cu trong huyn Thy
Nguyên các năm t 1986 đến 2016
V thi gian: Lun văn tập trung nghiên cứu giai đoạn t năm 1986 đến năm
2016. Tuy nhiên, để làm ni dung theo yêu cu của đề tài, Luận văn đề cp tình
hình kinh tế ca huyn Thy Nguyên t khi đổi mới đến trước khi thc hin công
nghip hóa, hiện đại hóa nông nghip - nông thôn
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Các nguồn tư liệu
Luận văn khai thác, sử dng nhiu nguồn tư liệu khác nhau, ch yếu tp trung
vào mt s nguồn sau để nghiên cứu đề tài:
Các văn kiện, ngh quyết, ch th của Đảng và Nhà nước, của Đảng b thành
ph Hải Phòng, Đảng b huyn Thy Nguyên t năm 1986 đến năm 2016 về ch
4 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về sự phát triển kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016. 3.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được, phải làm nổi bật các hoạt động kinh tế của huyện Thủy Nguyên trong giai đoạn từ 1986 đến 2016. Đồng thời, mong muốn góp phần nêu cao ý thức xây dựng quê hương cho thế hệ trẻ huyện Thủy Nguyên, góp phần đánh giá đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp thêm nguồn tư liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử Hải Phòng. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những cơ sở để phát triển kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Làm rõ thực tế hoạt động kinh tế huyện Thủy Nguyên giai đoạn 1986 - 2016, đặc biệt là sự phát triển của các loại hình kinh tế sau khi có đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, có những nhận định, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động kinh tế đến đời sống nhân dân huyện Thủy Nguyên 3.4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu trong huyện Thủy Nguyên các năm từ 1986 đến 2016 Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2016. Tuy nhiên, để làm rõ nội dung theo yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập tình hình kinh tế của huyện Thủy Nguyên từ khi đổi mới đến trước khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 4.1. Các nguồn tư liệu Luận văn khai thác, sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu tập trung vào một số nguồn sau để nghiên cứu đề tài: Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Đảng bộ huyện Thủy Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 về chủ
5
trương, đưng li phát trin kinh tế, văn hóa. Đây là nguồn tư liệu giúp tôi quan
điểm, phương hướng nghiên cứu đúng đắn.
Các báo cáo tng kết tình hình kinh tế - văn hóa ca mt s s, ban, phòng
ngành thành ph Hải Phòng cũng như huyện Thy Nguyên. Các s liu thng kê t
năm 1986 đến tháng 12 năm 2016. Đây là nguồn tư liệu làm cơ sở xây dng luận văn.
Các công trình, bài viết ca các tác gi có liên quan đến đề tài. Đây là ngun tài liu
tham kho quan trng, cung cp cho tác gi nội dung tư liệu lch s trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
sở lý lun của đề tài dựa trên sở phương pháp luận s học mácxít,
ng H Chí Minh, nhng quan điểm, đường li của Đảng mt s nhà kinh tế
hc, s học để trình bày, lý gii v kinh tế Hi Phòng nói chung kinh tế huyn
Thy Nguyên nói riêng.
Để th tái hin quá trình chuyn biến kinh tế ca huyn Thy Nguyên t
năm 1986 đến năm 2016, c gi ch yếu s dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành như phương pháp kinh tế hc lch s , qua phương pháp này biết được tc độ phát
trin, tăng, giảm ca kinh tế huyn Thy Nguyên qua các thi kì trước năm 1986 và sau
năm 1986 đến năm 2016. Qua các giai đoạn phát trin ca lch s kinh tế để thấy được s
chuyn dch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyn Thy Nguyên
Phương pháp th hai tác gi s dụng phương pháp dân tc hc lch s, qua
phương pháp nhằm m hiu nghiên cu sâu v lch s hình thành các ngành kinh tế ca
các cư dân ở trên địa bàn huyn Thy Nguyên. Bên cạnh đó, để có th hoàn thành bn
luận văn, tác gi còn s dng mt s phương pháp khác như:: phương pháp phân
tích d liệu, phương pháp thống kê, phân tích, tng hp, so sánh....để chn lc, b
sung tư liệu làm sáng t vấn đề nghiên cu.
Là đ tài lch s địa phương nên tôi chú trọng công tác điền dã, kho sát, thng
kê, thu thp nhiu loại tư liệu: ghi chép li nhân chứng, tư liệu văn hóa - ngh thut,
bản đồ, tranh nh...
5. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần tìm hiu v lch s địa phương huyệnThy Nguyên, góp
phần làm phong phú thêm nét đẹp trong truyn thng xây dng phát trin kinh tế- văn
hóa của vùng đất và con người huyn Thy Nguyên. Đồng thi, rút ra bài hc kinh
5 trương, đường lối phát triển kinh tế, văn hóa. Đây là nguồn tư liệu giúp tôi có quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng đắn. Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - văn hóa của một số sở, ban, phòng ngành thành phố Hải Phòng cũng như huyện Thủy Nguyên. Các số liệu thống kê từ năm 1986 đến tháng 12 năm 2016. Đây là nguồn tư liệu làm cơ sở xây dựng luận văn. Các công trình, bài viết của các tác giả có liên quan đến đề tài. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cho tác giả nội dung tư liệu lịch sử trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học mácxít, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng và một số nhà kinh tế học, sử học để trình bày, lý giải về kinh tế Hải Phòng nói chung và kinh tế ở huyện Thủy Nguyên nói riêng. Để có thể tái hiện quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Thủy Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp kinh tế học lịch sử , qua phương pháp này biết được tốc độ phát triển, tăng, giảm của kinh tế huyện Thủy Nguyên qua các thời kì trước năm 1986 và sau năm 1986 đến năm 2016. Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế để thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thủy Nguyên Phương pháp thứ hai tác giả sử dụng là phương pháp dân tộc học lịch sử, qua phương pháp nhằm tìm hiểu nghiên cứu sâu về lịch sử hình thành các ngành kinh tế của các cư dân ở trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành bản luận văn, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như:: phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh....để chọn lọc, bổ sung tư liệu làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Là đề tài lịch sử địa phương nên tôi chú trọng công tác điền dã, khảo sát, thống kê, thu thập nhiều loại tư liệu: ghi chép lời nhân chứng, tư liệu văn hóa - nghệ thuật, bản đồ, tranh ảnh... 5. Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần tìm hiểu về lịch sử địa phương huyệnThủy Nguyên, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp trong truyền thống xây dựng phát triển kinh tế- văn hóa của vùng đất và con người huyện Thủy Nguyên. Đồng thời, rút ra bài học kinh
6
nghim phc v cho s phát trin bn vng kinh tế Thủy Nguyên giai đoạn hin nay
và các giai đoạn tiếp theo.
Luận văn những đóng góp nhất định vào vic xây dng, phát trin hoàn
thiện đề án chuyn dịch cơ cấu kinh tế nông nghip - nông thôn trên địa bàn huyn
theo hướng công nghip hóa - hiện đại hóa, định hướng y dng kinh tế bin tr
thành lĩnh vc kinh tế mũi nhọn ca huyn Thy Nguyên nói riêng và thành ph bin
Hi phòng nói chung trong chiến lược phát trin kinh tế bn vng ca địa phương.
Góp thêm tư liệu khoa học để các nhà qun lí có nhng ch trương chính sách
c th trong lĩnh vực qun lí kinh tế, văn hóa góp thêm tư liệu cho vic ging dy lch
s địa phương.
Nêu lên nhng thành tu và hn chế trong quá trình chuyn biến kinh tế, ca
nhân dân huyn Thy Nguyên, thành ph Hi Phòng t năm 1986 đến năm 2016
đề xut nhng gii pháp thích hp nhằm đẩy mnh phát trin kinh tế phát huy
nhng giá tr văn hóa tốt đp của cư dân trên quê hương Thủy Nguyên
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phn m đầu, kết lun, tài liu tham kho ph lc, ni dung luận văn
chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ s phát trin kinh tế huyn Thy Nguyên
Chương 2: Hot đng kinh tế huyn Thy Nguyên t năm 1986 đến năm 2016.
Chương 3: Tác động ca s phát trin kinh tế đến đời sng nhân dân huyn
Thy Nguyên.
6 nghiệm phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế Thủy Nguyên giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo. Luận văn có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng, phát triển hoàn thiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, định hướng xây dựng kinh tế biển trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố biển Hải phòng nói chung trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững của địa phương. Góp thêm tư liệu khoa học để các nhà quản lí có những chủ trương chính sách cụ thể trong lĩnh vực quản lí kinh tế, văn hóa góp thêm tư liệu cho việc giảng dạy lịch sử địa phương. Nêu lên những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế, của nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016 và đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cư dân trên quê hương Thủy Nguyên 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở phát triển kinh tế huyện Thủy Nguyên Chương 2: Hoạt động kinh tế huyện Thủy Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016. Chương 3: Tác động của sự phát triển kinh tế đến đời sống nhân dân huyện Thủy Nguyên.
7
LƯỢC ĐỒ HUYỆN THỦY NGUYÊN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Nguồn: Cổng thông tin huyện Thủy Nguyên- thành phố Hải Phòng)
7 LƯỢC ĐỒ HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Nguồn: Cổng thông tin huyện Thủy Nguyên- thành phố Hải Phòng)
8
Chương 1
CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THỦY NGUYÊN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thy Nguyên là miền đất được hình thành lâu đời, có v trí quan trng v kinh
tế - hi, quc phòng ca thành ph cng Hi Phòng. Thi dựng nước (khong t
thế k VII TCN đến thế k III TCN), Thy Nguyên thuc B Dương Tuyền, mt
trong 15 B ca nhà nước Văn Lang.Thời k Bc thuc (t 179 TCN đến đầu TK X),
dưới thi Tần, vùng đất Thy Nguyên ngày nay thuộc Tượng Qun; thi Hán, thuc
huyện An Định, mt trong 10 huyn ca qun Giao Chỉ.Đến thi k quc gia phong
kiến độc lp (t đầu thế k X đến thế k XIX), nhà Đinh (968 - 980) chia nước ta
thành các đạo, Thy Nguyên lúc đó có tên gọi là Nam Triu Giang, thuộc đạo Hng
Châu; đến nhà Tin Lê (980 - 1009), nhà Lý (1009 - 1225), Nam Triu Giang thuc
Hng Lộ, sau đổi thành l Hải Đông. Tên huyện Thủy Đường xut hin trong Dư địa
chí ca Nguyn Trãi soạn năm 1435. Thời Hu Lê (1428 - 1789), huyn Thy Đường
thuc l Nam Sách. Đến năm 1469 thì thuộc ph Kinh Môn, l s đặt ti xã X Bái
(xã Kin Bái ngày nay). Thời Tây Sơn (1778 - 1802), huyn Thủy Đường thuc ph
Kinh Môn, trn Yên Qung.
Đến thi Nguyn, thuc ph Kinh Môn, trn Hải Dương. Sách Đi Nam nht
thng chí mô tả: “Huyện Thủy Đường cách ph 30 dm v phía Đông Nam, Đông
Tây cách nhau 25 dm, Nam Bc cách nhau 23 dặm, phía Đông đến địa gii huyn
Yên Hưng tỉnh Qung Yên 16 dặm, phía Tây đến địa gii huyện Giáp Sơn 9 dặm,
phía Nam đến địa gii huyện An Dương, phủ Kiến Thy 3 dm, phía Bc đến địa gii
huyện Đông Triều 30 dặm. Xưa là Nam Triệu Giang, tên huyn mi thy thi thuc
Minh, thuộc châu Đông Triu, l ph Tân An; đời Lê Quang Thuận đổi l ph (Kinh
Môn), bn triu vẫn theo như thế. Lãnh 12 tổng, 78 thôn xã.” Năm 1886, tên huyện
Thủy Đường được đi thành huyn Thủy Nguyên các địa danh có tên Đường
đều đổi vì kiêng húy vua Đồng Khánh (Ưng Đường). Theo danh sách ca Nha Kinh
c s Bc Kì , huyn Thy Nguyên có 14 tổng, 82 xã nhưng đến trước năm 1927
ch còn 9 tng mt s tổng được tách ra để nhp vào huyện khác. Đến trước năm
8 Chương 1 CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Thủy Nguyên là miền đất được hình thành lâu đời, có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng của thành phố cảng Hải Phòng. Thời dựng nước (khoảng từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ III TCN), Thủy Nguyên thuộc Bộ Dương Tuyền, một trong 15 Bộ của nhà nước Văn Lang.Thời kỳ Bắc thuộc (từ 179 TCN đến đầu TK X), dưới thời Tần, vùng đất Thủy Nguyên ngày nay thuộc Tượng Quận; thời Hán, thuộc huyện An Định, một trong 10 huyện của quận Giao Chỉ.Đến thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập (từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XIX), nhà Đinh (968 - 980) chia nước ta thành các đạo, Thủy Nguyên lúc đó có tên gọi là Nam Triệu Giang, thuộc đạo Hồng Châu; đến nhà Tiền Lê (980 - 1009), nhà Lý (1009 - 1225), Nam Triệu Giang thuộc Hồng Lộ, sau đổi thành lộ Hải Đông. Tên huyện Thủy Đường xuất hiện trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi soạn năm 1435. Thời Hậu Lê (1428 - 1789), huyện Thủy Đường thuộc lộ Nam Sách. Đến năm 1469 thì thuộc phủ Kinh Môn, lỵ sở đặt tại xã Xử Bái (xã Kiền Bái ngày nay). Thời Tây Sơn (1778 - 1802), huyện Thủy Đường thuộc phủ Kinh Môn, trấn Yên Quảng. Đến thời Nguyễn, thuộc phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả: “Huyện Thủy Đường ở cách phủ 30 dặm về phía Đông Nam, Đông Tây cách nhau 25 dặm, Nam Bắc cách nhau 23 dặm, phía Đông đến địa giới huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên 16 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Giáp Sơn 9 dặm, phía Nam đến địa giới huyện An Dương, phủ Kiến Thụy 3 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Đông Triều 30 dặm. Xưa là Nam Triệu Giang, tên huyện mới thấy thời thuộc Minh, thuộc châu Đông Triều, lệ phủ Tân An; đời Lê Quang Thuận đổi lệ phủ (Kinh Môn), bản triều vẫn theo như thế. Lãnh 12 tổng, 78 thôn xã.” Năm 1886, tên huyện Thủy Đường được đổi thành huyện Thủy Nguyên và các địa danh có tên là Đường đều đổi vì kiêng húy vua Đồng Khánh (Ưng Đường). Theo danh sách của Nha Kinh lược sứ Bắc Kì , huyện Thủy Nguyên có 14 tổng, 82 xã nhưng đến trước năm 1927 chỉ còn 9 tổng vì một số tổng được tách ra để nhập vào huyện khác. Đến trước năm
9
1945, Thy Nguyên có 9 tổng và được nâng lên thành đơn vịnh chính cp ph. Sau
cách mạng Tháng Tám năm 1945, đơn vị cp tng b xóa bỏ. Năm 1947, huyện đưc
chính ph ct nhp vào tnh Quảng Yên cho đến tháng 1 năm 1949 mới được ct v
thành ph Hải Phòng, sau đó nằm trong Liên khu III. Ngày 20/10/1962, tnh Kiến An
thành ph Hi phòng hp nht, Thy Nguyên chính thc tr thành mt huyn
ngoi thành ca Hải Phòng như ngày nay. Khi đó huyện33 xã: An Lư, An Sơn,
Cao Nhân, Chính Mỹ, Đông Sơn, Dương Quan, Hòa Bình, Hoa Động, Hoàng Động,
Hp Thành, Kênh Giang, Kin Bái, K Sơn, Lại Xuân, Lâm Động, Lp L, Liên
Khê, Lưu Kiếm, Minh Đức, Minh Tân, M Đồng, Ngũ Lão, Phả L, Phù Ninh, Phc
Lễ, Quang Thành, Tam Hưng, Tân Dương, Thiên Hương, Thủy Đưng, Thy Sơn,
Thy Triu, Trung Hà. Ngày 15 tháng 7 năm 1983, thành lập 2 Gia Đức Gia
Minh thuc vùng kinh tế mi. Ngày 18 tháng 3 năm 1986, thành lp th trấn Núi Đèo
- th trn huyn l huyn Thy Nguyên - trên cơ sở 55,62 ha đất vi 2.615 nhân khu
ca xã Thủy Sơn và 36,55 ha đất vi 620 nhân khu ca xã Thủy Đưng; chuyn xã
Minh Đc thành th trấn Minh Đức [19, tr. 79].
Thy Nguyên mt huyn ven bin, nm phía Bc ca thành ph Hi
Phòng, có gii hạn địa lý t 20052’ đến 21001’ vĩ độ Bc và t 106031’ đến 106046’
kinh độ Đông, phía Bắc giáp tnh Qung Ninh; phía Tây giáp tnh Hải Dương; phía
Nam giáp qun Hng Bàng, qun Ngô Quyn huyện An Dương, phía Đông giáp
vi vnh Bc b qua ca bin Nam Triu. Tng din tích t nhiên ca huyn Thy
Nguyên hin nay là 242 km2 chiếm 15,6% din tích thành ph Hi Phòng, đưc chia
thành 37 đơn vị hành chính gm 2 th trn 35 xã, th trấn Núi Đèo huyện l.
Huyn Thy Nguyên có v trí địa lý thun li, là cu ni gia thành ph Hi Phòng
vi vùng du lch H Long, vùng công nghip than và ca khu quc tế Móng Cái ca
tnh Qung Ninh. Trung tâm huyn cách ni thành Hi Phòng 7,5km nên vic giao
lưu, buôn bán thuận li. Thy Nguyên có h thng giao thông thy, b khá phát trin,
nm trên trc giao thông quan trọng có ý nghĩa liên vùng, trục Quc l 10 mới và
chạy qua địa bàn huyn, vi cảng Minh Đức nhn nhp, ca bin Nam Triệu hướng ra
Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long thun li cho việc giao lưu kinh tế du lch. Địa hình
Thủy Nguyên khá đa dạng, dc t phía Tây Bc xuống Đông Nam, vừa có núi đất,
núi đá vôi, vừa có đng bng và h thng sông h y đặc [19, tr.51].
9 1945, Thủy Nguyên có 9 tổng và được nâng lên thành đơn vị hành chính cấp phủ. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, đơn vị cấp tổng bị xóa bỏ. Năm 1947, huyện được chính phủ cắt nhập vào tỉnh Quảng Yên cho đến tháng 1 năm 1949 mới được cắt về thành phố Hải Phòng, sau đó nằm trong Liên khu III. Ngày 20/10/1962, tỉnh Kiến An và thành phố Hải phòng hợp nhất, Thủy Nguyên chính thức trở thành một huyện ngoại thành của Hải Phòng như ngày nay. Khi đó huyện có 33 xã: An Lư, An Sơn, Cao Nhân, Chính Mỹ, Đông Sơn, Dương Quan, Hòa Bình, Hoa Động, Hoàng Động, Hợp Thành, Kênh Giang, Kiền Bái, Kỳ Sơn, Lại Xuân, Lâm Động, Lập Lễ, Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Đức, Minh Tân, Mỹ Đồng, Ngũ Lão, Phả Lễ, Phù Ninh, Phục Lễ, Quang Thành, Tam Hưng, Tân Dương, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Sơn, Thủy Triều, Trung Hà. Ngày 15 tháng 7 năm 1983, thành lập 2 xã Gia Đức và Gia Minh thuộc vùng kinh tế mới. Ngày 18 tháng 3 năm 1986, thành lập thị trấn Núi Đèo - thị trấn huyện lị huyện Thủy Nguyên - trên cơ sở 55,62 ha đất với 2.615 nhân khẩu của xã Thủy Sơn và 36,55 ha đất với 620 nhân khẩu của xã Thủy Đường; chuyển xã Minh Đức thành thị trấn Minh Đức [19, tr. 79]. Thủy Nguyên là một huyện ven biển, nằm ở phía Bắc của thành phố Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ 20052’ đến 21001’ vĩ độ Bắc và từ 106031’ đến 106046’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền và huyện An Dương, phía Đông giáp với vịnh Bắc bộ qua cửa biển Nam Triệu. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thủy Nguyên hiện nay là 242 km2 chiếm 15,6% diện tích thành phố Hải Phòng, được chia thành 37 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 35 xã, thị trấn Núi Đèo là huyện lỵ. Huyện Thủy Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, là cầu nối giữa thành phố Hải Phòng với vùng du lịch Hạ Long, vùng công nghiệp than và cửa khẩu quốc tế Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm huyện cách nội thành Hải Phòng 7,5km nên việc giao lưu, buôn bán thuận lợi. Thủy Nguyên có hệ thống giao thông thủy, bộ khá phát triển, nằm trên trục giao thông quan trọng có ý nghĩa liên vùng, trục Quốc lộ 10 mới và cũ chạy qua địa bàn huyện, với cảng Minh Đức nhộn nhịp, cửa biển Nam Triệu hướng ra Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và du lịch. Địa hình Thủy Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc [19, tr.51].
10
Thy Nguyên vào v trí chuyn tiếp ca hai địa lý t nhiên ln. Mt s
Bắc và Đông Bắc có núi đá vôi và đồi đất thấp, địa hình không bng phẳng, mang đặc
điểm của vùng bán sơn địa. Các phía Nam địa hình bng phẳng hơn và đặc
điểm của vùng đồng bng ven bin. Cảnh quan đa dạng, to bi s đan xen giữa di
núi đá phiến sét và núi đá vôi dọc theo hướng tây bc - đông nam với h thống đồng
bng thp bãi triu ca sông ven bin. Địa hình Thy Nguyên là kết qu ca quá
trình phát triển địa chất và địa mo lâu dài, phc tp, là s kết hp gia các yếu t c
tiến hóa hàng trăm triệu năm với các yếu t tr mới hình thành. Địa hình được chia
thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi đá vôi phía Bc, t Trại Sơn - Doãn Lại đến Minh
Tân - Minh Đức vi din tích khoảng 953ha; vùng núi đất sa thch tri t An Sơn -
Phù Ninh qua K Sơn - Chính M ti Thủy Đường - Ngũ Lão với din tích
1.714ha.Vùng đồng bằng Đông Nam chạy t Hp Thành - Cao Nhân - M Đồng -
Kin Bái - Thiên Hương - Hoàng Động - Lâm Động - Hoa Động tới Tân Dương -
Dương Quan - Tam Hưng - Phc L - Ph L - Lp L. Vùng ca sông ven bin ca
huyn kéo dài khoảng 6 km trên địa bàn các Lp L, Ph L với địa hình thp,
trũng là hệ sinh thái ca rng ngp mn ven biển, đây là môi trưng phát trin h sinh
vt ngp mặn như sú, vẹt, tôm, cá…
Vùng đồi núi chiếm khong 12% din tích, phân b ch yếu phía Bác với độ
cao trung bình 40 - 100m, đỉnh cao như Sơn Đào 146m. Các dãy núi đá vôi
hình thái phc tạp, đỉnh sc nhn, dng tai mèo, sườn dốc. Đa số các hang động được
hình thành t phc h trầm tích Kastơ đá tập trung tại các dãy núi đá vôi này đã trở
thành nhng danh lam thng cnh ni tiếng như 14Tràng Kênh (Minh Đức), Hang
Vua (Minh Tân), Trại Sơn (An Sơn), Hang Lương (Lưu Kỳ)… Các đồi lc nguyên t
trm tích h tầng Dưỡng Động hình thái đơn giản hơn, mềm mại , đỉnh bng
đường phân thủy không rõ ràng, sườn thẳng đứng hoặc hơi lồi, ngăn cách giữa các
dãy núi các sông hay các trũng đã được phù sa bồi đắp thành đồng bng. Thy
Nguyên có th chia thành nhiều vùng khác nhau như: kiểu vùng đá vôi xen kẽ thung
lũng; kiểu vùng đồi núi xen k đồng bng; kiu vùng ca sông ven bin; kiu vùng
đồng bng.Với địa hình như vậy, Thủy Nguyên có điều kin phát trin mt nn kinh
tế tng hp, nhiu loi hàng hóa giá tr kinh tế cao. Đây những điều kin t
10 Thủy Nguyên vào vị trí chuyển tiếp của hai địa lý tự nhiên lớn. Một số xã ở Bắc và Đông Bắc có núi đá vôi và đồi đất thấp, địa hình không bằng phẳng, mang đặc điểm của vùng bán sơn địa. Các xã phía Nam có địa hình bằng phẳng hơn và đặc điểm của vùng đồng bằng ven biển. Cảnh quan đa dạng, tạo bởi sự đan xen giữa dải núi đá phiến sét và núi đá vôi dọc theo hướng tây bắc - đông nam với hệ thống đồng bằng thấp và bãi triều cửa sông ven biển. Địa hình Thủy Nguyên là kết quả của quá trình phát triển địa chất và địa mạo lâu dài, phức tạp, là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ tiến hóa hàng trăm triệu năm với các yếu tố trẻ mới hình thành. Địa hình được chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi đá vôi ở phía Bắc, từ Trại Sơn - Doãn Lại đến Minh Tân - Minh Đức với diện tích khoảng 953ha; vùng núi đất sa thạch trải từ An Sơn - Phù Ninh qua Kỳ Sơn - Chính Mỹ tới Thủy Đường - Ngũ Lão với diện tích 1.714ha.Vùng đồng bằng Đông Nam chạy từ Hợp Thành - Cao Nhân - Mỹ Đồng - Kiền Bái - Thiên Hương - Hoàng Động - Lâm Động - Hoa Động tới Tân Dương - Dương Quan - Tam Hưng - Phục Lễ - Phả Lễ - Lập Lễ. Vùng cửa sông ven biển của huyện kéo dài khoảng 6 km trên địa bàn các xã Lập Lễ, Phả Lễ với địa hình thấp, trũng là hệ sinh thái của rừng ngập mặn ven biển, đây là môi trường phát triển hệ sinh vật ngập mặn như sú, vẹt, tôm, cá… Vùng đồi núi chiếm khoảng 12% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bác với độ cao trung bình 40 - 100m, có đỉnh cao như Sơn Đào 146m. Các dãy núi đá vôi có hình thái phức tạp, đỉnh sắc nhọn, dạng tai mèo, sườn dốc. Đa số các hang động được hình thành từ phức hệ trầm tích Kastơ đá tập trung tại các dãy núi đá vôi này đã trở thành những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như 14Tràng Kênh (Minh Đức), Hang Vua (Minh Tân), Trại Sơn (An Sơn), Hang Lương (Lưu Kỳ)… Các đồi lục nguyên từ trầm tích hệ tầng Dưỡng Động có hình thái đơn giản hơn, mềm mại , đỉnh bằng và đường phân thủy không rõ ràng, sườn thẳng đứng hoặc hơi lồi, ngăn cách giữa các dãy núi là các sông hay các trũng đã được phù sa bồi đắp thành đồng bằng. Thủy Nguyên có thể chia thành nhiều vùng khác nhau như: kiểu vùng đá vôi xen kẽ thung lũng; kiểu vùng đồi núi xen kẽ đồng bằng; kiểu vùng cửa sông ven biển; kiểu vùng đồng bằng.Với địa hình như vậy, Thủy Nguyên có điều kiện phát triển một nền kinh tế tổng hợp, nhiều loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Đây là những điều kiện tự
11
nhiên thun li cho huyn phát trin mt nn kinh tế đa dạng, bao gm c nông
nghip, công nghip, tiu th công nghip, thu sn và du lch. Trong thi k m ca,
Thủy Nguyên được xác định là mt trong nhng khu vc phát trin công nghip, dch
v và du lch trọng điểm ca thành ph Hi Phòng.
Thu Nguyên là huyn có diện tích đất t nhiên ln th hai trong s các qun,
huyn ca thành ph Hi Phòng. Trong tng diện tích đất t nhiên ca huyn, din
tích đất cho phát trin nông nghip ca huyn 14.597,4 ha bao gm c đất mt
nước nuôi trng thu sn. Din tích đất hiện đang được khai thác đưa vào sử dng là
22.978,5 ha, chiếm 94,7% và còn 5,3% diện tích đất chưa s dng. Thu Nguyên là
huyn có tốc đ phát trin công nghiệp và cơ sở h tầng tương đối mnh, nhiu khu
công nghip, nghip, tuyến giao thông đưc y dng mi ci to nâng cp.
Diện tích đất dành cho vic phát trin công nghip, giao thông, xây dựng đã tăng đột
biến t 4238 ha (năm 2000) lên 6970,3 ha (năm 2005). Đất ca huyn Thu Nguyên
ch yếu là đất được bồi đắp bi h thng sông Thái Bình và sông Hng. Nhìn chung,
huyn Thu Nguyên có tiềm năng về đất đai.
Khí hu Thu Nguyên mang những đặc tính chung ca khí hu min Bc Vit
Nam khí hu nhiệt đới gió mùa, nhưng do gần bin, nên Thu Nguyên còn chu
ảnh hưởng ca khí hu chuyn tiếp giữa đồng bng ven bin với vùng đồi núi Đông
Bc. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều vi hoạt động ch yếu của gió mùa Đông Nam,
thnh thoảng cũng chịu nh hưởng ca gió mùa Tây Nam (hay còn gi là gió Lào, gió
phơn y Nam), mùa đông có gió mùa Đông Bắc, khô, lạnh và mưa phùn. Nhiệt độ
trung bình c m đạt t 23,5
o
- 24
o
C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm biến
động t 88 - 92% cùng với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.200 - 1.400 mm. Các
tháng mùa đông chỉ đạt bình quân khong 10mm/ngày, tốc độ gió trung bình vào
khong 2,3 m/s, tng s gi nắng trung bình năm đạt t 1400 - 1700 gi. Khí hu
Thy Nguyên và khu vực khai thác đá vôi mang tính cht chung khí hu min Bc
Vit Nam là khí hu nhiệt đới gió mùa, do gn bin nên còn chu nh hưởng ca khí
hu chuyn tiếp giữa đồng bng ven bin với vùng đồi núi Đông Bắc. Khí hu Thu
Nguyên không điều hòa, thường xuyên chu thiên tai. V mùa mưa có dông bão, lụt
úng, hàng năm có khoảng 4 đến 5 cơn bão đổ b trc tiếp, tốc độ gió khi lên ti
11 nhiên thuận lợi cho huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và du lịch. Trong thời kỳ mở cửa, Thủy Nguyên được xác định là một trong những khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trọng điểm của thành phố Hải Phòng. Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai trong số các quận, huyện của thành phố Hải Phòng. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, diện tích đất cho phát triển nông nghiệp của huyện là 14.597,4 ha bao gồm cả đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất hiện đang được khai thác đưa vào sử dụng là 22.978,5 ha, chiếm 94,7% và còn 5,3% diện tích đất chưa sử dụng. Thuỷ Nguyên là huyện có tốc độ phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương đối mạnh, nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, tuyến giao thông được xây dựng mới và cải tạo nâng cấp. Diện tích đất dành cho việc phát triển công nghiệp, giao thông, xây dựng đã tăng đột biến từ 4238 ha (năm 2000) lên 6970,3 ha (năm 2005). Đất của huyện Thuỷ Nguyên chủ yếu là đất được bồi đắp bởi hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Nhìn chung, huyện Thuỷ Nguyên có tiềm năng về đất đai. Khí hậu Thuỷ Nguyên mang những đặc tính chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do gần biển, nên Thuỷ Nguyên còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển với vùng đồi núi Đông Bắc. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều với hoạt động chủ yếu của gió mùa Đông Nam, thỉnh thoảng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào, gió phơn Tây Nam), mùa đông có gió mùa Đông Bắc, khô, lạnh và mưa phùn. Nhiệt độ trung bình cả năm đạt từ 23,5 o - 24 o C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm biến động từ 88 - 92% cùng với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.200 - 1.400 mm. Các tháng mùa đông chỉ đạt bình quân khoảng 10mm/ngày, tốc độ gió trung bình vào khoảng 2,3 m/s, tổng số giờ nắng trung bình năm đạt từ 1400 - 1700 giờ. Khí hậu Thủy Nguyên và khu vực khai thác đá vôi mang tính chất chung khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, do gần biển nên còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển với vùng đồi núi Đông Bắc. Khí hậu Thuỷ Nguyên không điều hòa, thường xuyên chịu thiên tai. Về mùa mưa có dông bão, lụt úng, hàng năm có khoảng 4 đến 5 cơn bão đổ bộ trực tiếp, tốc độ gió có khi lên tới
12
cp 11 - 12. V mùa khô có rét đậm, rét hi, khô hạn... Thiên tai đã ảnh hưởng đến
đời sng hoạt động sn xut của dân Thủy Nguyên nói chung ảnh hưởng
trc tiếp đến đời sng, hoạt động đánh bắt, nuôi, trng thy hi sn của ngư dân Thủy
Nguyên nói riêng. Tuy nhiên khí hu nhiệt đới gió mùa nói chung cũng tác động tích
cc, thun li cho s phát ca các ngành kinh tế.
Thu Nguyên là huyn được bao bc bi nhiu con sông ln, 4 con sông
ln chy qua địa bàn huyn gm: Sông Kinh Thày là ranh gii t nhiên gia Huyn
Thy Nguyên vi huyện An Dương (Hải Phòng) huyn Kinh Môn (Hi
Dương).Sông Cấm bắt đầu t khu vc Kiến Bái và đổ ra bin qua ca Cm,
ranh gii t nhiên gia Thy Nguyên vi ni thành Hi Phòng; Sông Đá Bạc bt
ngun t khu vc cui xã Li Xuân và kéo dài tới Gia Đức; Sông Bạch Đằng là đoạn
tiếp ni của sông Đá Bạc sau khi gặp sông Giá, đổ ra bin qua ca Nam Triu.Ngoài
bn con sông ln trên, Thu Nguyên còn có sông Giá là con sông chứa nước ngt rt
ln ca huyn, hin nay cung cp gần như toàn bộ ợng nước sinh hoạt cho cư dân
trên đa bàn huyn Thy Nguyên.
Huyn Thu Nguyên có tr ng khá ln các loi khoáng sn phi kim loi.
Đó là đá vôi phía Bc huyn, chy dài t xã An Sơn, Lại Xuân qua xã Liên Khê,
Lưu Kiếm, Lưu Kỳ đến Minh Tân, Minh Đức, diện tích đá vôi có trữ ng ln
nht thành ph. Thêm vào đó là dải đất sét chy tK Sơn đến các xã Chính M,
Minh Tân, Lưu Kiếm, Minh Đức... Xen k với các núi đá vôi, đất sét là khu vc m
Silic khá ln thuc đa bàn các xã Lại Xuân và Liên Khê. Đây là nguồn nguyên liu
di dào cho công nghip sn xut vt liu xây dựng: xi măng, gạch, ngói, vôi, cát...Có
th nhn thy, tiềm năng khoáng sản ca huyn Thu Nguyên không ít, nhưng ch
yếu là khoáng sn phi kim loi. Khoáng sn kim loi duy nht là qung st, mc dù
chưa có đánh giá chính xác về tr ợng nhưng đánh giá sơ bộ thì ngun tài nguyên
này chưa đủ để khai thác trên quy mô công nghip. Đá vôi : Ở thị trấn Minh đức, Lại
Xuân, Hợp Thành, thành phần chủ yếu là: ôxit canxi 54,28%, ôxit magiê 0,85%,…
trữ lượng kinh tế khoảng 185 triệu tấn, có thể khai thác trong vòng 50 năm. Đất sét
có ở Lưu Kiếm trữ lượng khoảng 3 triệu tấn và ở Minh Đức, Mỹ Đồng với trữ lượng
hơn 4,8 triệu m
3
. Theo báo cáo ca UBND huyn Thy Nguyên, có ti 106 m vi
12 cấp 11 - 12. Về mùa khô có rét đậm, rét hại, khô hạn... Thiên tai đã ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của cư dân Thủy Nguyên nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hoạt động đánh bắt, nuôi, trồng thủy hải sản của ngư dân Thủy Nguyên nói riêng. Tuy nhiên khí hậu nhiệt đới gió mùa nói chung cũng tác động tích cực, thuận lợi cho sự phát của các ngành kinh tế. Thuỷ Nguyên là huyện được bao bọc bởi nhiều con sông lớn, có 4 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện gồm: Sông Kinh Thày là ranh giới tự nhiên giữa Huyện Thủy Nguyên với huyện An Dương (Hải Phòng) và huyện Kinh Môn (Hải Dương).Sông Cấm bắt đầu từ khu vực xã Kiến Bái và đổ ra biển qua cửa Cấm, là ranh giới tự nhiên giữa Thủy Nguyên với nội thành Hải Phòng; Sông Đá Bạc bắt nguồn từ khu vực cuối xã Lại Xuân và kéo dài tới Gia Đức; Sông Bạch Đằng là đoạn tiếp nối của sông Đá Bạc sau khi gặp sông Giá, đổ ra biển qua cửa Nam Triệu.Ngoài bốn con sông lớn trên, Thuỷ Nguyên còn có sông Giá là con sông chứa nước ngọt rất lớn của huyện, hiện nay cung cấp gần như toàn bộ lượng nước sinh hoạt cho cư dân trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Huyện Thuỷ Nguyên có trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản phi kim loại. Đó là đá vôi ở phía Bắc huyện, chạy dài từ xã An Sơn, Lại Xuân qua xã Liên Khê, Lưu Kiếm, Lưu Kỳ đến xã Minh Tân, Minh Đức, diện tích đá vôi có trữ lượng lớn nhất thành phố. Thêm vào đó là dải đất sét chạy từ xã Kỳ Sơn đến các xã Chính Mỹ, Minh Tân, Lưu Kiếm, Minh Đức... Xen kẽ với các núi đá vôi, đất sét là khu vực mỏ Silic khá lớn thuộc địa bàn ở các xã Lại Xuân và Liên Khê. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, ngói, vôi, cát...Có thể nhận thấy, tiềm năng khoáng sản của huyện Thuỷ Nguyên không ít, nhưng chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. Khoáng sản kim loại duy nhất là quặng sắt, mặc dù chưa có đánh giá chính xác về trữ lượng nhưng đánh giá sơ bộ thì nguồn tài nguyên này chưa đủ để khai thác trên quy mô công nghiệp. Đá vôi : Ở thị trấn Minh đức, Lại Xuân, Hợp Thành, thành phần chủ yếu là: ôxit canxi 54,28%, ôxit magiê 0,85%,… trữ lượng kinh tế khoảng 185 triệu tấn, có thể khai thác trong vòng 50 năm. Đất sét có ở Lưu Kiếm trữ lượng khoảng 3 triệu tấn và ở Minh Đức, Mỹ Đồng với trữ lượng hơn 4,8 triệu m 3 . Theo báo cáo của UBND huyện Thủy Nguyên, có tới 106 mỏ với