Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016
9,133
306
124
93
thu nhập không cao, mức sống thấp, nay bị thu hồi đất được đền bù một khoản tiền
lớn. Đa phần họ đã xây nhà, mua sắm đồ đạc từ tiền đền bù đất. Trong nhiều
trường
hợp do không có đầu óc và kế hoạch chi tiêu nên họ đã tiêu hết toàn bộ số tiền
được
đền bù. Không những thế việc xây dựng và sửa chữa nhà cửa ồ ạt đã phá vỡ không
gian
truyền thống và làm biến đổi môi trường xã hội trước đây của người nông dân
ngoại
thành. Kèm theo đó là sự gia tăng các tệ nạn xã hội thâm nhập vào cộng đồng nông
thôn các huyện ngoại thành như cờ bạc, rượu chè, mại dâm… Đây không phải là điều
mới nhưng nó gia tăng mạnh mẽ kể từ khi người nông dân có nhiều tiền nhờ bán đất
và
nhiều thời gian nhàn rỗi.
Kinh tế phát triển tăng nguồn thu nhập ổn định và tiết kiệm, người lao động có
xu hường tham gia vào các hoạt động hưởng thụ như cờ bạc, đây là loại hình tệ
nạn
xuất hiện phổ biến ở các cụm, khu công nghiệp, cũng có xuất hiện ở các vùng nông
thôn vào mùa nông nhàn, ngày lễ tết…Tệ nạn này kéo theo nhiều hệ lụy khi người
tham gia đam mê sát phạt, họ sẽ cay cú, muốn đánh để lấy lại tiền đã mất. Kéo
dài
thời gian đánh sẽ làm mất thời gian cho sản xuất, quá trình đánh cờ bạc sẽ nảy
sinh
mâu thuẫn, họ có thể giải quyết mâu thuẫn bằng giết người, như vậy từ cờ bạc sẽ
dẫn
đến tù đày, mất quyền công dân, ảnh hưởng đến trật tự trị an xã hội. Hiện nay
trong
giới trẻ ở Thủy Nguyên còn có tệ nạn cờ bạc mới là “cá cược bóng đá” trên mạng,
mỗi lần tham gia chơi cá cược mất một số tiền lớn, bên cạnh đường dây tổ chức
cho
người chơi, còn có hệ thống bảo kê cho vay nặng lãi, nên ai tham gia vào tệ nạn
này
đều bị mất nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí còn có thể mất mạng, nếu không trả nổi
tiền đã vay.
Uống rượu và uống chè là nét đẹp của người Việt Nam nói chung, nhưng ngày
nay việc uống rượu trở thành tệ nạn, do khi tham gia giao thông mà có nồng độ
cồn (từ
uống rượu) gây hậu quả nghiêm trọng như tai nạn giao thông cho mình, cho người
đi
đường khác. Không chỉ uống rượu vui vào những ngày lễ tết, uống rượu trở thành
trò
thách đố của giới trẻ, đem đến hệ lụy vô cùng, mâu thuẫn giữa người thắng cuộc
và thua
cuộc, từ mâu thuẫn đó nảy sinh việc đánh nhau, chém giết nhau bắt đầu từ rượu.
Ngoài các loại hình giải trí mà còn gọi là tệ nạn thì phải nói tới nạn mại dâm,
ma túy đây là tệ nạn làm băng hoại xã hội, đánh mất dần những bản sắc văn hóa
94
truyền thống của đại phương, của dân tộc. Tệ nạn này hình thành một bộ phận nhỏ
lười lao động, nhưng thích ăn mặc đẹp, có nhiều tiền. Tệ nạn này ở Thủy Nguyên
cũng nhiều, các quán mại dâm trá hình, các dịch vụ gái gọi…mọc lên chủ yếu ở các
khu công nghiệp, nơi nhiều nhà máy xí nghiệp.
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
diễn ra cơ bản theo hướng làm cho nông nghiệp phát triển trên cơ sở những phương
thức lao động tiên tiến và hiện đại, năng suất lao động tăng nhanh, giá trị kinh
tế trên
một đơn vị diện tích cũng như năng suất lao động cao. Như vậy, có hai chỉ số
không
thể không thay đổi một cách mạnh mẽ, đó là diện tích đất canh tác trên một hộ
gia
đình sản xuất nông nghiệp tăng và số người lao động tham gia vào quá trình sản
xuất
nông nghiệp giảm đi.Trong xu hướng đó phát triển công nghiệp và dịch vụ phải đủ
sức để tốc độ thu hút dần số lao động từ nông nghiệp phải cùng nhịp với số lao
động
từ nông nghiệp chuyển dịch ra các ngành phi nông nghiệp. Chỉ lệch pha một chút
trong quá trình này cũng đã đủ để có thể gây hậu quả lớn về mặt xã hội, đó là
tình
trạng vừa thiếu lại vừa thừa sức lao động trong nền kinh tế quốc dân, gây lãng
phí.
Đồng thời lực lượng dư thừ là những thanh thiếu niên mới lớn, hạn chế trình độ
sẽ
nhanh chóng tập hợp nhau, hình thành lực lượng tham gia “xã hội đen ngầm”. Đây
là
lực lượng tay sai thực hiện các nhiệm vụ đòi nợ thuê, đâm thuê, chém mướn, gây
chiến tranh giữa các băng đảng trong địa bàn huyện, làm mất trật tự xã hội.
Tuy nhiên ở Thủy Nguyên chính quyền đặc biệt chú trọng việc bảo vệ trật tự trị
an trên địa bàn từng địa phương. Dưới sự chỉ đạo của đảng bộ huyện và UBND
huyện,
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng ngừa, trấn áp tội
phạm
bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội được toàn dân hưởng ứng. Đảm bảo cho
Thủy
Nguyên trở thành điểm “đáng đến”, “đáng sống” ở thành phố Hải Phòng.
95
Tiểu kết chương 3
Với địa hình vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ
dày đặc, huyện Thủy Nguyên có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển
kinh tế
đa dạng, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và
thương mại du lịch. Phát huy lợi thế này, những năm qua, chính quyền và người
dân
Thủy Nguyên đã nỗ lực đưa địa phương trở thành một trong những huyện giàu có
nhất miền Bắc. Đến với Thủy Nguyên hôm nay, nhiều người ngỡ ngàng trước những
con đường nội đồng được đổ bê tông phẳng lì, bao quanh là những cánh đồng mẫu
lớn trải dài. Đây là một trong những kết quả của quá trình thực hiện phong trào
“Toàn
dân chung sức xây dựng nông thôn mới” của Thủy Nguyên. Góp phần quan trọng vào
công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân
.Hoạt động kinh tế sôi động hơn đã mang lại hơi thở mới trong cuộc sống của
người
dân nơi đây. Cuộc sống của nhân dân thay đổi, đời sống sung túc, nhân dân chuyển
từ
“ăn no, mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”.
Bên cạnh mặt tích cực, quá trình phát triển kinh tế ở Thủy Nguyên còn tồn tại
những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, chất lượng cuộc sống của
nhân
dân. Điều đó đặt ra một yêu cầu cần có những biện pháp để khắc phục hậu quả đối
với môi trường, vừa góp phần bảo vệ môi trường cho con người trên địa bàn huyện.
Ngoài ra nên có chính sách hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên và khai thác tài
nguyên hiệu quả nhất. Cùng với đó là chú trọng nhiệm vụ quốc phòng - an ninh để
phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, các tệ nạn
xã
hội được đẩy lùi. Trong thời gian tới, khi quy hoạch của thành phố được triển
khai,
với những lợi thế sẵn có cộng thêm sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo chính
quyền,
Thuỷ Nguyên chắc chăn sẽ hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, đột phá trong tốc độ phát
triển kinh tế và văn hoá - xã hội.
96
KẾT LUẬN
Về cơ sở để huyện Thủy Nguyên phát triển kinh tế. Huyện Thủy nguyên-
thành phố Hải Phòng có năm cơ sở để phát triển trong đó mỗi cơ sở đều có vị trí
và
vai trò là nền tảng cơ sở để thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển và thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, giáp biển, giáp các
vùng phát
triển, diện tích lớn, dân số đông và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa
dạng,
giàu tiềm năng cho các loại hình kinh tế của huyện. Lịch sử hành chính cho ta
thấy
ngay từ rất sớm địa bàn huyện đã có dấu tích của một địa phương phát triển. Cư
dân
sớm tụ cư, những người lao động hiện nay của huyện Thủy Nguyên đa phần có kĩ
thuật, trình độ để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó thời hiện đại việc chú trọng
xây
dựng cơ sở hạ tầng là một yêu cầu cần thiết cho nền tảng phát triển kinh tế, cho
việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Để có được thành tựu trong các hoạt động
kinh
tế từ sau đổi mới đến nay không thể không nói tới tình hình kinh tế trước khi
tiến
hành thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên. Từ tình hình kinh tế đó Đảng bộ và nhân dân huyện Thủy Nguyên đã rút ra
những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế sau đổi mới.
Những hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, trước hết phải kể
đến kinh tế nông nghiệp, có bước chuyển mình trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy
diện tích trồng trọt và chăn nuôi thủy hải sản giảm nhưng năng suất cao không
chỉ
đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Sự chuyển dịch tỷ
trọng ngành nông nghiệp chứng tỏ nông nghiệp Thủy Nguyên đang bắt kịp xu thế
phát triển chung của cả nước. Công nghiêp và dịch vụ là những ngành có tỷ trọng
cao
trong nền kinh tế chung của huyện. Không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho
nhân dân, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn, còn tác động
đến
quá trình đô thị hóa nông thôn. Góp phần không nhỏ cho ngân sách địa phương và
ngân sách huyện. Riêng thủ công nghiệp ở Thủy Nguyên nhiều nét đặc sắc, nhiều
nghề thủ công phát triển mạnh không chỉ giải quyết nạn thất nghiệp ở địa phương,
đem nguồn thu nhập ổn định cho người lao động ở địa phương mà còn vươn lên đưa
sản phẩm của mình thành những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài
97
Từ những hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện đã tác động đời sống nhân dân
huyện. Mặt tích cực, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế
của huyện; Làm biến đổi cơ cấu lao động và nâng cao trình độ lao động của người
lao
động huyện; Nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, đời sống vật chất cũng
như
tinh thần của người dân Thủy Nguyên được cải thiện rõ rệt; Thúc đẩy quá trình đô
thị
hóa của huyện. Bên cạnh mặt tích cực là mặt tiêu cực của những hoạt động kinh tế
như gây ô nhiễm môi trường; làm giảm diện tích đất đai trong nông nghiệp; đặc
biệt
giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện như đá vôi; Ngoài ra còn
tác
động đến việc xuất hiện các tệ nạn xã hội.
Trong thời kỳ (1986 - 2016) kinh tế của huyện có bước phát triển nhanh
chóng, song chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có... cần khắc phục những
mặt tiêu cực để đảm bảo kinh tế Thủy Nguyên phát triển bền vững. Trên đây là một
số kết quả nghiên cứu bước đầu, chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả
rất
mong các thầy, cô và bạn đọc góp ý để luận văn được hoàn thiện.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt :
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thủy Nguyên (1995), “Thủy Nguyên - 20 năm xây
dựng, bảo vệ, đổi mới và phát triển (1975 - 1995)”.
2. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2002), Lịch sử Đảng bộ Hải
Phòng (1975 - 2000), tập III, NXB Hải Phòng.
3. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2003), Lịch sử đảng bộ huyện
Thủy Nguyên (1991 - 2003), NXB Hải Phòng.
4. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2006), Lịch sử đảng bộ huyện
Thủy Nguyên (1991 - 2006), NXB Hải Phòng.
5. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2013), Lịch sử đảng bộ huyện
Thủy Nguyên (1930 - 2013), NXB Hải Phòng.
6. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2016), Lịch sử đảng bộ huyện
Thủy Nguyên (2004 - 2016), NXB Hải Phòng.
7. Báo An Ninh Hải Phòng xuất bản tháng 8/2017
8. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm
2020, UBND huyện Thủy Nguyên 12/2005.
9. Báo cáo tổng kết 2000 và phương hướng nhiệm vụ năm 2001 của UBND huyện
Thủy Nguyên năm 2001.
10. Báo cáo tổng kết 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002 của UBND huyện
Thủy Nguyên năm 2002.
11. Báo cáo tổng kết 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của UBND huyện
Thủy Nguyên năm 2006.
12. Báo cáo tổng kết 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của UBND huyện
Thủy Nguyên năm 2011.
13. Báo cáo tổng kết 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của UBND huyện
Thủy Nguyên năm 2013.
14. Báo cáo tổng kết 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của UBND huyện
Thủy Nguyên năm 2016.
99
15. Báo cáo tổng kết 2016 và phương hướng nhiệm vụ 2017 của UBND huyện Thủy
Nguyên năm 2017.
16. Các quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp, điểm dân
cư,
thị tứ, các dự án khác trong phạm vi huyện Thuỷ Nguyên.
17. Nguyễn Văn Công (2014), Kinh tế biển của các xã ven biển Huyện Thủy Nguyên
từ 1986 - 2013, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
18. Đề án xây dựng và phát triển làng nghề và dịch vụ thương mại - dịch vụ vận
tải
huyện Thủy Nguyên đến năm 2010, UBND huyện Thủy Nguyên 11/2005.
19. Địa chí Hải phòng (1990), Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, tập I, NXB
Hải Phòng.
20. Đặng Định (2013), Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất
giai
đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
21. HĐND - UBND thành phố Hải Phòng (2009), Phát triển kinh tế biển thành phố
Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
22. HĐND - UBND thành phố Hải Phòng (2010), Cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp, ngư ngiệp,thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015.
23. Doãn Đình Huề, Thủy Nguyên (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, Tạp chí cộng sản, số
7/2005.
24. Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố
Hải Phòng về việc phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2020.
25. Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
26. Số liệu thống kê từ phòng thống kê của huyện từ năm 1995 đến năm 2010
27. Lê Trình, Đánh giá hiện trạng và các tác động của hoạt động khai thác đá vôi
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Viện Môi trường và Phát triển bền vững.
28. UBND huyện Thủy Nguyên (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Thuỷ Nguyên đến năm 2020.
100
29. UBND thành phố Hải Phòng (2012), Đề án “Quy hoạch không gian biển Hải
Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
II. Tài liệu Website:
30. http://www.haiphong.gov.vn
31. http://www.thuynguyen.gov.vn
PHỤ LỤC 1
Bản đồ
Huyện Thủy Nguyên
Lược đồ quy hoạch của huyện Thủy Nguyên
PHỤ LỤC 2
Bảng biểu
Bảng 1. Thống kê các loại đất huyện Thủy Nguyên năm 2010
TT
Mục đích sử dụng đất
Đơn vị
tính
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Diện tích đất tự nhiên
ha
24.279,90
100,00
1
Đất nông nghiệp
ha
11.761,15
48,44
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
ha
8.509,49
72,35
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
ha
8.188,95
96,23
1.1.1.1
Đất trồng lúa
ha
8.083,18
98,71
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
ha
105,77
1,29
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
ha
320,54
3,77
1.2
Đất lâm nghiệp
ha
1.399,76
11,90
1.2.1
Đất rừng sản xuất
ha
449,01
32,08
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
ha
905,75
67,92
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
ha
1.841,36
15,66
1.5
Đất nông nghiệp khác
ha
10,54
0,09
2
Đất phi nông nghiệp
ha
11.580,13
47,69
2.1
Đất ở
ha
3.030,63
26,17
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ha
2.910,62
96,04
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ha
120,01
3,96
2.2
Đất chuyên dùng
ha
4.342,85
37,50
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
ha
66,25
1,52
2.2.2
Đất quốc phòng
ha
345,17
7,95
2.2.3
Đất an ninh
ha
64,57
1,49
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
ha
1.601,09
37,05
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
ha
2.244,77
51,94
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
ha
38,88
0,34
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
ha
204,04
1,76
2.5
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
ha
3.983,42
34,40
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
ha
1,31
0,01
3
Đất chưa sử dụng
ha
938,62
3,87
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
ha
318,28
33,91
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
ha
151,06
16,10
3.3
Núi đá không có rừng cây
ha
469,28
49,99
(Nguồn: [13])