Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ
6,548
190
95
72
Sơ đồ 06. Mô hình bán điện cấp điện lực
- Ưu điểm của mô hình này là :
+ Xác định được người chịu trách nhiệm về tổn thất điện năng đó là đội
quản lý điện khu vực.
+ Do sự phân tích, chuyên môn hoá giữa khối kinh doanh và khối kỹ
thuật, từ đó, định hết toàn bộ công việc trong chi nhánh.
+ Chi nhánh (từ Phòng Kinh doanh) hoàn toàn tính
được đầu ra, đầu vào
trong quá trình kinh doanh của mình dựa vào công tơ tổng và số công tơ giao
cho các đội quản lý khu vực.
Trách nhiệm của người quản lý điện khu vực được xác định, tạo nên tâm
lý cho cán bộ quản lý quan tâm đến công việc của mình thực sự quan tâm đến
tổn thất điện năng.
+ Tạo cơ sở cho việc tính toán lương cho cán bộ quản lý chia trên sản
lượng điện n
ăng và % tổn thất khu vực.
+ Tạo nên sự sáng suốt tuyển người trong chi nhánh, đòi hỏi trong chi
nhánh phải có những cán bộ quản lý có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao.
+ Thông qua hoá đơn, bản kê và trực tiếp kiểm ra, Phòng Kinh doanh dễ
dàng kiểm tra được sự hoạt động của các đội quản lý khu vực.
Ng©n
hµng
Kü
thuËt
l−íi
vËn
hµnh
Kinh doanh
§éi qu¶n lý
Kh¸ch hµng
mua ®iÖn
Tµi vô KÕ ho¹ch
L·nh ®¹o ®iÖn lùc
73
+ Mô hình cũng cho phép phát triển theo hướng trực tuyến từ Công ty
xuống chi nhánh trong tương lai: tạo cơ sở cho việc hình thành 02 khối chuyên
trách kinh doanh và kỹ thuật.
Tuy nhiên, mô hình này còn bộc lộ một số nhược điểm:
+ Đòi hỏi ở các đội quản lý trong chi nhánh cũng như cán bộ chi nhánh
phải cao, trong khi đó, trình độ quản lý nước ta nói chung còn thấp, nên đây
cũng là một điểm yếu cần có thời gian để khắc ph
ục.
+ Việc tiếp xúc với dân chỉ có cán bộ quản lý, do vậy dễ dàng dẫn đến
việc độc quyền, gây phiền hà cho dân trong sử dụng điện. Do vậy, nhiệm vụ đặt
ra cho Phòng Kinh doanh là cùng với các đội kiểm tra, giám sát việc làm của đội
quản lý, đồng thời giúp nhân dân hiểu được chính sách giá cả của Nhà nước đối
với các hộ tiêu thụ, chi nhánh cần phải phổ biến chính sách giá cả của Nhà n
ước
đối với các hộ tiêu thụ, chích sách sử dụng điện.
+ Đội chuyên trách kỹ thuật như sau: sửa chữa lưới, bảo hành lưới,…chịu
ảnh hưởng của nhiều đội quản lý. Do vậy, chi nhánh cần có chính sách và cách
tính lương hợp lý cho nhân viên của đội.
Do giá cả của các hộ tiêu thụ là khác nhau, nên để tránh tình trạng tiêu
cực trong việc điều phối giữa các hộ tiêu thụ, chi nhánh cần phải phổ
biến chính
sách giá cả, cách tính cho toàn dân được biết.
Địa hình Phú Thọ tương đối phức tạp, nên trong điều kiện nguồn vốn hạn
hẹp, nên đối với khu vực nông thôn, ngành điện chưa tổ chức trực tiếp bán điện
đến hộ tiêu thụ được. Tuỳ theo điều kiện của từng địa bàn, Công ty điện lực Phú
Thọ nên chọn mô hình quản lý phù hợp, khắc ph
ục được những yếu điểm và
phát huy được những điểm mạnh của mô hình áp dụng. Ở đây tôi xin đề xuất
việc áp dụng từng mô hình cụ thể cho một số địa bàn trong tỉnh trong việc quản
lý lưới điện nông thôn.
Huyện miền núi Tân Sơn dân cư thưa thớt, sống không tập trung, kinh tế
vùng chưa phát triển, do đó, nên sẽ không đơn vị nào dám đầu tư
mạo hiểm đầu
tư vốn xây dựng để kinh doanh bán điện nông thôn vì vốn đầu tư lớn, lượng
74
khách hàng tiêu thụ rất thấp, thu hồi vốn rất khó. Chính vì vậy, giải pháp tốt
nhất
là: mua điện của Công ty tại công tơ tổng sau đó bán trực tiếp đến hộ dân.
Sơ đồ 07.Mô hình bán điện khu vực nông thôn 1 cấp quản lý
Ban quản lý điện xã
Theo hình thức này, Ban điện xã trực tiếp quản lý và buôn bán điện đến
hộ tiêu dùng không qua cấp trung gian nào ( người bán buôn). Với mô hình này,
n
ếu ban quản lý điện xã quản lý tốt, có cơ chế quản lý, biên chế phù hợp sẽ đảm
bảo cho hộ tiêu thụ điện có điện sử dụng ổn định, không phải trả giá cao. Tuy
nhiên áp dụng mô hình này cũng có yếu điểm, đó là chi phí cho việc quản lý (
kiểm tra tiêu dùng điện tại các hộ, ghi chỉ số công tơ tại các hộ tiêu thụ)
tương
đối cao và tỷ lệ t
ổn thất điện năng trong quá trình truyền tải là không nhỏ ( do
dây dẫn từ công tơ tổng đến các hộ tiêu thụ là tương đối dài), nhưng nếu áp dụng
mô hình 02 cấp quản lý:
Sơ đồ 08. Mô hình bán điện khu vực nông thôn 2 cấp quản lý
Theo như mô hình này, chi phí cho việc hoạt động của tổ, cụm điện rất
lớn. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người dân không dám dùng điện do giá quá
cao hoặc tổ, cụm điện không hoạt động được do thu bán điện không bù đắp nổi
chi phí.
Đối với thị xã Phú Thọ, dân cư tập trung tương đối cao, quy mô vừa phải,
không quá rộng, nên việc áp dụng mô hình Ban điện xã 02 c
ấp quản lý là hoàn
toàn phù hợp. Hình thức quản lý này đảm bảo việc cung cấp điện đến hộ tiêu thụ
được liên tục, an toàn, chất lượng điện cao, ổn định do các tổ điện, cụm, nhóm
thường xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng lưới điện ( hệ thống dây dẫn từ công
C«ng t¬ tæng
C«n
g
t¬ hé
g
ia ®×nh
C«ng t¬
tæng ë
tr¹mbiÕn
C«ng t¬
côm
(hã)
C«ng t¬
hé gia
®h
75
tơ cụm đến công tơ hộ gia đình, hệ thống trụ cột ), phát hiện và sử lý kịp thời
tình trạng mất an toàn và vi phạm trong sử dụng điện của các hộ tiêu thụ ( ăn
cắp
điện ngoài công tơ,…). Vậy, thay hình thức quản lý cò: Hợp tác xã tiêu thụ điện
năng bằng hình thức Ban điện xã là hoàn toàn phù hợp do mô hình Hợp tác xã
tiêu dùng điện năng
có quy mô quản lý hẹp hơn – cấp xã, nên sẽ gặp nhiều khó
khăn về cán bộ với trình độ kỹ thuật và năng lực kinh doanh, dẫn đến việc xử lý
những tình huống sự cố không hiệu quả.
Để đảm bảo cho mô hình Ban điện xã hoạt động có hiệu quả, tức là đảm
bảo lưới điện địa phương vận hành tốt, chất lượng đi
ện cung cấp cao giá bán
điện ngày càng được “cải thiện” đối với các hộ tiêu thụ, tình trạng tổn thất
điện
năng được khắc phục, Ban điện xã cần được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật quản lý
và vận hành lưới điện ( đóng ngắt các mạch điện, kiểm tra độ an toàn của hệ
thống truyền tải, kỹ thuật m
ắc nối dây dẫn,…) và nghiệp vụ kinh doanh Ban
điện ( mở sổ quản lý khách hàng, tính toán tiền điện cho hộ tiêu thụ, ghi hoá
đơn
thu tiền điện,…)
Mặt khác, để giá bán điện được hợp lý, phù hợp với thu nhập của hộ tiêu
thụ tại địa phương, bộ máy quản lý cần có biên chế hợp lý, thông qua đó giảm tỷ
lệ chi phí quản lý trong giá bán điện và trả lương và ng
ược lại. Đội ngũ cán bộ
công nhân viên của Ban quản lý xã hàng năm phải được bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ quản lý, kinh doanh điện, nắm bắt kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong lĩnh vực này và áp dụng hợp lý tại địa phương, góp phần cải thiện
tình hình cung cấp và truyền tải điện năng đến hộ tiêu thụ, nâng cao chất lượng
đ
iện năng, giảm tỷ lệ tổn thất ( cả tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật ).
Xã Thượng Nông - huyện Tam Nông dân cư tập trung cao, phạm vi rộng,
vì vậy, để hạn chế những nhược điểm của mô hình Ban điện xã 02 cấp quản lý
trước đây nên áp dụng mô hình Công ty ( Xí nghiệp ) kinh doanh điện nông
thôn:
76
Sơ đồ 09. Mô hình bán điện kiểu Công ty ( Xí nghiệp )
Ký hợp đồng
mua điện
Với quy mô này, nếu Công ty (xí nghiệp) có cơ cấu biên chế, cơ chế quản
lý phù hợp sẽ đảm bảo cho các hộ tiêu thụ điện được mua điện với giá phù hợp,
chất lượng cao, ổn định. Công ty đầu tư vốn xây dựng lưới điện, trang bị những
yếu tố cần thiết: đội ngũ thợ có trình độ tay nghề, trang thiết bị
truyền
tải,…Đồng thời, Công ty cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra lưới điện, việc
tiêu thụ của khách hàng, phát triển và xử lý những vô vi phạm sử dụng điện,
giảm thiểu tổn thất điện năng hiệu quả. Qua đó góp phần hạ giá bán điện tới hộ
tiêu thụ. Như vậy, mô hình này là hoàn toàn phù hợp với huyện Tam Nông và
chắc chắn sẽ h
ạn chế được tổn thất điện năng. Thật vậy, bằng việc cung cấp điện
ổn định, đảm bảo chất lượng, xác định mức giá bán hợp lý, phù hợp với thu
nhập của người dân nông thôn và bằng các biện pháp kinh tế - kỹ thuật, giảm tổn
thất điện năng, Công ty sẽ tạo được sự yên tâm cho người dân, khuyến khích
người dân sử dụng
điện. Mô hình này góp phần đáng kể vào giảm chi phí, hạn
chế của Ngân sách Nhà nước đầu tư vào phát triển điện nông thôn.
Đối với huyện Yên Lập, cần xoá bỏ tình trạng khoán trắng cho thầu tư
nhân. Mạng lưới, hệ thống điện trên huyện không phức tạp, vì vậy, ta nên áp
dụng mô hình Hợp tác xã tiêu thụ điện năng :
ChÝnh phñ
Cty§iÖn
lùc Phú Thọ
C«ng ty (XÝ
nghiÖp) kinh
doanh ®iÖn
h
Hé tiªu
thô
C¸c c¬ quan
chøc n¨ng
77
Sơ đồ 10.Mô hình hợp tác xã tiêu thụ điện năng
Ký hợp đồng
Mua điện
Mô hình này có cơ sở pháp lý, dân chủ, tự nguyện, huy động được vốn
đóng góp của xã viên trong việc cải tạo, xây dựng mới lưới điện của xã trên
huyện . Áp dụng mô hình trên sẽ giúp cho mọi người tự giác tự nguyện tham gia
bảo vệ lưới điện, không chỉ hệ thống truyền tải điện năng ( trạm biến áp, dây
dẫn,…) mà ngay cả đường dây dẫn riêng, công tơ đ
o điện của từng hộ cũng
thường xuyên được kiểm tra, giám sát, tránh được những sự cố, tai nạn đáng
tiếc, giảm thiểu tổn thất điện năng.
Trên đây là một số đề xuất của tôi về việc tổ chức quản lý lưới điện nông
thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý điện
nông thôn và giảm t
ổn thất điện năng xuống mức thấp nhất trên hệ thống điện
hiện có, góp phần đạt được mục tiêu đề ra: giảm tổn thất điện năng xuống mức
thấp nhất .
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng
Thực tế đã chứng minh: muốn thành công thì phải biết dựa vào dân. Vì vậy,
Công ty điện lực Phú Thọ muốn th
ực hiện thành công công tác giảm tổn thất
điện năng phải biết dựa vào khách hàng. Do đó, công tác dịch vụ khách hàng
phải được quan tâm, nâng cao chất lượng phục vụ, tránh sự bất bình đẳng của
khách hàng.
UBND huyÖn
CTy §iÖn lùc
Phú Thọ
Hîp t¸c x·
tiªu thô ®iÖn
Hé tiªu thô
®iÖn n¨ng
78
Muốn vậy, Công ty điện lực Phú Thọ nên:
+ Dựa vào quy định của Tổng công ty ban hành quy trình kinh doanh điện
năng áp dụng thống nhất trong toàn Điện lực; rà soát lại quy trình giao tiếp với
khách hàng, quy định lắp đặt công tơ để hiệu chỉnh cho phù hợp; tăng cường
kiểm tra việc thực hiện và đặt ra các hình thức kiểm tra công tác này. Thống
nhất các biểu mẫu, văn bản, thư góp ý trong toàn Đ
iện lực về giao tiếp với khách
hàng, kiên quyết xử lý nghiêm khắc hơn nữa những trường hợp vi phạm của
CBCNV.
+ Để củng cố và nâng cao kỷ luật trong ngành, loại trừ mọi hiện tượng tiêu
cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho khách hàng trong mua bán điện, nên đề ra
những biện pháp tích cực nhằm đơn giản hoá thủ tục mua bán điện, lắp đặt công
tơ mới, cả
i tiến, hợp lý hóa các khâu trong nghiệp vụ nhanh chóng và nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng, quy định quan hệ giao tiếp với khách hàng. Nên
bố trí đường dây điện thoại nóng, liên tục 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin và
giải đáp thắc mắc của khách hàng.
+ Phát triển hình thức lắp đặt công tơ theo chi phí trọn gói, nhằm giải quyết
phiền hà cho khách hàng, giảm dần hiện tượng tiêu cực trong một số CBCNV
ngành điện. Tuy nhiên, việ
c tính trọn gói này chỉ thuận tiện cho các khu vực
thành thị, thị trấn. Đối với vùng nông thôn, hải đảo, vựng sâu, vựng xa vẫn có
thể duy trì hình thức hình thức cho thuê công tơ của ngành.
+ Lập các hộp thư và gửi thư xin ý kiến khách hàng để đưa công tác dịch vụ
khách hàng ngày một phát triển, văn minh, lịch sự hơn. Đồng thời, chủ động đề
nghị các cấp trong tỉnh tích cực giúp đỡ, ủng h
ộ, phối hợp tuyên truyền, giáo
dục, đăng ký cam kết nêu cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sử
dụng hợp lý nguồn điện, có biện pháp ngăn chặn, xử lý các biểu hiện lấy cắp
điện và phá hoại tài sản của Nhà nước.
79
Để thực hiện được những giải pháp trên một cách hiệu quả nhất thì cần
phải thực hiện theo những quy trình phân cấp quản lý. Từ Điện lực đến các
chi nhánh, trạm, tổ…đến CBCNV của Điện lực.
Điện lực cần thực hiện ngay các biện pháp về kỹ thuật:
1. Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật vận hành lưới đi
ện.
Thực hiện kiểm tra quản lý kỹ thuật vận hành toàn diện tất cả các trạm
110KV theo tiêu chuẩn thống nhất.
Đôn đốc các Bộ phận thí nghiệm và các chi nhánh thực hiện nghiêm
túc chế độ định kỳ và kiểm tra kỹ thuật thiết bị theo quy định chung.
2. Thực hiện tốt công tác sửa chữa lớn
Đơn vị quản lý tài sản cần quan tâm hơn
đến công tác sửa chữa lớn, để
không xảy ra hiện tượng thiếu MBA để thay thế như năm 2011 làm chậm trễ
công tác thay thế gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân phối điện năng.
Tránh tình trạng đơn vị giám sát thiếu nhiệt tình và không có biện
pháp cụ thể nên chất lượng công trình đại tu không cao. Bên cạnh đó việc
tổng hợp, thống kê, khảo sát lập dự toán còn nhiều sai sót trong khâu tính
toán, chưa có tính
định hướng lâu dài.
Phải tiến hành nhanh chóng việc nghiệm thu và lập thủ tục thanh
quyết toán các công trình nội bộ thi công, quý nào dứt điểm quý đó.
Các đơn vị thi công phải chủ động bám sát tiến độ, kế hoạch được
giao không để tình trạng công trình kéo dài tràn lan không dứt điểm như các
năm trước. Các đơn vị thi công công trình rất chậm, chỉ cốt nhận được công
trình, mặc dù các điều khoản về
thời gian hoàn thành công trình đã được ghi
trong hợp đồng rất rõ ràng và được đôn đốc thường xuyên nhưng các đơn vị
thi công ngoài đều không đảm bảo tiến độ như đã cam kết.
Các cán bộ lập dự toán cần phối hợp chặt chẽ kịp thời với các đơn vị
quản lý tài sản trong việc lập và đưa công trình vào đại tu để không còn tình
trạng không đưa hết khối lượng vào đại tu.
80
Việc cấp phát vật tư nhiều công trình cần phải thực hiện nhanh chóng
và đồng bộ.
Phải tính toán, xác định giá cả vật tư để không làm ảnh hưởng đến tiến
độ quyết toán công trình.
Trong năm 2012, Công ty Điện lực Phú Thọ chỉ thực hiện đại tu được
139/143 hạng mục được giao. Trong đó, 03 hạng mục dở dang được Công ty
đồng ý cho chuyển sang năm 2013. 01 hạng mục không thực hi
ện được đó
là: Đại tu MBA 560kVA – 10/0,4 kV trạm Kinh Kệ 1. Đến hết 15/01/2013
đã quyết toán toàn bộ các hạng, đã thi công xong và hạch toán vào giá thành
13,168 tỷ đồng.
3. Thực hiện tốt công tác chống quá tải kết hợp với xoá bán tổng
Để thực hiện cải tạo lưới chống quá tải trên mạng điện của tỉnh phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn vốn kế hoạch củ
a Tổng công ty Điện Lực Miền
Bắc cấp. Các nguồn vốn cải tạo lưới trung cao thế, chống quá tải kết hợp
với xoá bán tổng khi Điện lực nhận được thì các hạng mục cần triển khai
đúng tiến độ, tránh tình trạng mới bắt đầu công trình không hoàn thành theo
tiến độ, đến cuối thời hạn gấp rút triển khai, như thế chất lượng công trình
sẽ không
được đảm bảo. ví như, năm 2010 Điện lực chỉ hoàn thành 03 công
trình lưới trung cao thế còn 01 công trình phải tiếp tục hoàn thành vào tháng
1/2011. Và chỉ hoàn thành được 80% khối lượng các gói thầu của dự án lưới
điện 22 kV.
Công tác chống quá tải phải triển khai ở tất cả các chi nhánh, các
trạm, thị xã, thị chấn. Thực hiện tốt phương pháp này vừa có hiệu quả nâng
cao điện thương phẩm, vừa đả
m bảo cấp điện ổn định và là phương pháp
hiệu quả để giảm tổn thất điện năng.
Thực hiện các biện pháp về thương mại
1. Điện lực cần đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh việc kiểm tra công tơ
định kỳ, chết cháy, rà soát và hoàn thiện các hòm chống tổn thất. Đảm bảo
chu kỳ kiểm định đị
nh kỳ theo quy định của nhà nước.
81
2. Kiên quyết không để tình trạng lấy cắp điện bùng phát trở lại
Trong thời gian vừa qua ở một vài nơi có hiện tượng lấy cắp điện bùng
phát trở lại như chi nhánh Cẩm Khê, lập tức phải tập trung lực lượng kể cả
huy động lực lượng Công an, Viện kiểm Sát để truy quét sử lý dập tắt ngay.
3. Duy trì việc phân tích tổn thất, giao trách nhiệm
đến từng đơn vị tổ.
Kịp thời kiểm tra, xác định nguyên nhân tổn thất tăng cao để đề ra các biện
pháp giải quyết.
4. Thực hiện công tác phúc tra ghi chỉ số công tơ theo quy định.
5. Đẩy mạnh việc lắp công tơ điện tử và thực hiện 03 giá nhằm giảm quá
tải cao điểm tối, giảm tỉ lệ cao thấp điểm.
6. Đẩy m
ạnh và kiên quyết thực hiện bán điện theo hệ số công suất ( thu
tiền mua công suất phản kháng)
7. Kiểm tra việc vận hành trạm biến áp và mức tăng phụ tải máy biến áp
của khách hàng, yêu cầu khách hàng có phương thức vận hành hợp lý.
3.3. Một số đề xuất với cấp trên
Để công tác chống tổn thất điện năng đạt hiệu quả cao, đồng thời cũng t
ạo
điều kiện cho việc bảo đảm là nguồn động lực chủ yếu cho các ngành khác phát
triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của xã hội, trong giai đoạn hiện
nay, Công ty điện lực Phú Thọ nói riêng cần có sự quan tâm hơn nữa của cơ
quan trong Tỉnh và Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc.
3.3.1. Tạo điều kiện cấp vốn đầu tư c
ải tạo và xây dựng mới lưới điện
Hiện nay, Công ty điện lực Phú Thọ không đủ vốn để tự trang trải các chi
phí cho việc cải tạo, sửa chữa, thay thế, phát triển hệ thống lưới điện, mà hoạt
động giảm tổn thất điện năng không thể đạt hiệu quả cao nếu truyền tải trên một
mạng điện cũ
nát, chắp vá và phân bố không đúng quy củ. Vì vậy, việc cấp vốn
cần có những chương trình cấp vốn ngắn hạn, phục vụ cho kế hoạch cải tạo và
hoàn thiện lưới điện hiện tại, cần có chương trình đầu tư dài hạn, phục vụ kế
hoạch phát triển lưới điện với quy mô rộng lớn. Ngành điện nên trang bị thêm
82
phương tiện, thiết bị, trang bị cho lực lượng kiểm tra viên nhằm mang lại hiệu
quả cao trong việc giảm tổn thất điện năng.
3.3.2. Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc và các cơ quan trong tỉnh cần tạo
điều kiện cho Công ty điện lực Phú Thọ phân chia việc tiêu dùng điện cho
các cơ sở sản xuất lớn
Để cân bằng đồ thị
phụ tải, san bớt biểu đồ chênh lệch giữa giờ cao điểm và
giờ thấp điểm, ngành điện nói chung và Công ty điện lực Phú Thọ nói riêng cần
có sự can thiệp của cấp trên về phân bố nhân công, bố trí thời gian hợp lý cho
từng cơ sở sản xuất. Thậm chí có những cơ sở bắt buộc phải hoạt động về đêm (
tận dụng gi
ờ thấp điểm) và cho ngành điện chủ động bố trí những ngày luân
phiên nhau của các cơ sở để giảm bớt khả năng tiêu thụ vào giờ cao điểm. Các
cơ sở sử dụng điện vào giờ thấp điểm được ưu tiên nhiều hơn về giá,…Thực
hiện được điều này có nghĩa là sẽ giảm bớt chi phí cho các trạm phát bù vào giờ
cao đ
iểm, tạo điều kiện hạ giá thành 01 KWh điện. Đồng thời, Trung ương và
các cơ quan tỉnh, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư nên xây dựng kế hoạch phát
triển cho các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn… để tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành điện trình duyệt những kế hoạch vay vốn cải tạo lưới điện trên địa bàn
tỉnh. Bi
ện pháp này chỉ áp dụng cho những ngành sản xuất đặc biệt, sử dụng
nhiều thiết bị máy móc, và cần ít nhân công quản lý bởi đòi hỏi người trực tiếp
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi nhịp sinh học.
3.3.3. Có chính sách giá điện hợp lý, ổn định
Ngành điện cần có định hướng dự báo lâu dài về giá điện, việc thay đổi giá
điện thường xuyên gây khó khă
n cho việc hạch toán vào sổ sách hay tính lương
cho công nhân.
Cần sử dụng chính sách giá cả như một công cụ vạn năng cho mọi đối
tượng tiêu thụ. Mặc dù, giá cả có vai trò là công cụ để quản lý, điều tiết cung
cầu, song mức độ không phải là vô hạn với mọi đối tượng. Như vậy, giá cả năng
lượng chỉ tác động tới cung cấp năng lượng trong khoảng thời gian dài, tu
ỳ
thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, nguồn dự trữ quốc gia quyết định đầu tư cho
83
nên biểu giá hợp lý sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn và khả năng kinh doanh sẽ đạt
hiệu quả cao.
Việc áp giá đúng đối tượng là một việc làm phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm và trình độ chuyên môn, kiến thức thực tiễn bởi khách hàng bao giờ
cũng muốn mua với giá thấp nhất. Nhưng nếu ngành điện bán với giá thấp thì sẽ
phải bù l
ỗ và không thu được vốn để đầu tư và mở rộng. Mặt khác, nếu bán với
giá cao thì người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt thòi, sẽ phải bỏ nhiều chi phí
hơn
cho việc sử dụng điện.
Riêng việc tính đúng giá, đúng thời điểm sử dụng điện cần phải áp dụng
rộng rãi và tiến hành tới thay thế toàn bộ bằng loại công tơ nhiều giá. Công t
ơ
nhiều giá được cấu tạo có 03 mức giá: giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp
điểm. Loại công tơ này được thiết kế sao cho nếu người sử dụng điện vào thời
điểm nào thì công tơ tự động nhảy sang nấc đó và cuối cùng người thu tiền điện
dùa vào chỉ số ở từng mức để tính tổng số tiền đ
iện phải thu của khách hàng.
Song vấn đề quan trọng ở đây là đầu tư vào việc thay thế công tơ như thế
nào? Việc áp dụng đặt công tơ nhiều giá cũng gặp phải một số vướng mắc, giá
tiền cho một công tơ loại này khá cao trong khi đó, phần lớn dân cư là nghèo,
mặt khác, tâm lý người dân là muốn dùng công tơ một giá hoặc điện khoán hơn
là đầu tư một kho
ản tiền lớn cho công tơ nhiều giá.
Với thói quen dùng điện tuỳ tiện, dùng công tơ một giá có lợi cho người
tiêu thụ hơn. Nhưng nếu doanh nghiệp trang bị hoàn toàn công tơ nhiều giá thì
có lợi về lâu dài song trước mắt cần một khoản đầu tư quá lớn, vượt ra ngoài khả
năng của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp và đặc biệt là bộ phận tiêu thụ phải
tăng cường tuyên truyề
n, phân tích cho người tiêu dùng thấy được lợi ích của
công tơ nhiều giá: được tặng bao nhiêu KW miễn phí, hay được trợ cấp một
khoản tiền hoặc được lắp đặt hệ thống điện trong nhà tốt hơn,… Nói tóm lại, là
phải làm cách nào đó để người tiêu thụ thấy được lợi ích thiết thực của việc sử
dụng công tơ nhiều giá.
84
Việc cho ra đời một chính sách giá hợp lý đóng vai trò rất lớn, góp phần san
bằng đồ thị phụ tải: làm cho người tiêu dùng hạn chế sử dụng điện vào giờ cao
điểm, từ đó làm tăng hệ số phụ tải, cải thiện chất lượng điện năng.
85
KẾT LUẬN
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Tiếp tục sắp xếp, đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước”,
Tập đoàn điện lực Việt Nam đã tiến hành chuyển đổi mô hình Công ty thành
Tổng công ty. Trong tiến trình thực hiện, nhiều đơn vị trong Tổng Công ty sẽ
chuyển đổi thành các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, một s
ố đơn
vị được cổ phần hoá. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của
doanh nghiệp, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động. Trong
những năm tới Công ty điện lực Phú Thọ thành lập Công ty TNHH MTV điện
lực Phú Thọ. Cơ chế quản lý mới ra đời sẽ mở rộng quyền tự chủ trong mọi mặt
hoạt động sản xu
ất kinh doanh, quyền tự chủ trong công tác kế hoạch, tài chính.
Đồng thời đề cao trách nhiệm vật chất của cơ sở sản xuất đối với kết quả hoạt
động kinh doanh của mình. Vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
bằng mọi cách phải nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với ngành điện thì nâng cao
hiệu quả kinh tế có nghĩa là ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ còn có một
v
ấn đề nữa là giảm thiểu tổn thất điện năng.
Tỉnh Phú Thọ với điều kiện kinh tế tự nhiên và xã hội có phần đặc thù, áp
dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng nào cho phù hợp với từng chi nhánh,
từng địa phương vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu ý.
Mặc dù cố gắng tìm hiều thực tế, nghiên cứ
u tài liệu và tham khảo ý kiến về
tình hình của doanh nghiệp, song do thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn bài
viết không tránh khái những thiếu sót, tôi rất mong được thầy cô giáo hướng
dẫn, của bạn đọc chỉ dậy, bổ sung để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Nguyễn Văn Nghiến đã hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài hoàn chỉnh, và kính chân thành cảm ơn s
ự giúp đỡ nhiệt tình của
CBCNV Công ty điện lực Phú Thọ.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng VII
2. Văn kiện Đại hội Đảng VIII
3. Giáo trình “ Kinh tế Công nghiệp” Đại học Kinh tế Quốc dân. NXB
Giáo dục, năm 1992
4. Giáo trình “ Chính sách trong quản lý kinh tế xã hội ” Đại học Kinh tế
Quốc dân . NXB Khoa học Kỹ thuật , năm 1999
5. Giáo trình “ Quản lý kinh tế” Đại học Kinh tế Quốc dân. NXB Khoa
học Kỹ thuật , năm 1999
6. Những quy định về giá bán điệ
n của Uỷ ban Vật giá Nhà nước - 1999
7. Điều lệ công ty Điện lực Phú Thọ
8. Điều lệ cung ứng và sử dụng điện - Bộ Công nghiệp
9. Quy trình kinh doanh điện năng - Tổng công ty Điện lực Miền Bắc áp
dụng cho các đơn vị trực thuộc năm 2012
10. Báo cáo kinh doanh điện năng năm 2009,2010,2011,2012,2013 công
ty điện lực Phú Thọ
11. Quy hoạch phát tri
ển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015, có
xét đến năm 2020
12. Chính sách về cổ phần hoá ngành điện của Chính phủ năm 1998.