Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ
6,507
190
95
62
cạnh đó, giải pháp này lại có tính khả thi rất lớn do được sự ủng hộ, giúp đỡ
của
Nhà nước nói chung và ngành điện nói riêng.
Giải pháp đang được Tập đoàn điện lực Việt Nam triển khai và một số
Công ty Điện lực bước đầu áp dụng. Vậy Công ty điện lực Phú Thọ nên chú
trọng và quan tâm đến giải pháp này bởi tính ưu việt của nó. Ngành điệ
n tỉnh
nên áp dụng luật dùng điện để buộc hộ tiêu thụ điện vì lợi ích chung phải sử
dụng điện hợp lý và các cơ sở sản xuất phải chấp hành sử dụng điện vào những
ngày quy định. Ví dụ: các cở sở sản xuất hoạt động 01 – 02 ca cần tránh giờ cao
điểm sáng, tối. Đối với sản xuất 03 ca thì phải giảm sả
n xuất vào giờ cao điểm
và nâng sản xuất vào giờ thấp điểm. Để thực hiện giải pháp này, Công ty điện
lực Phú Thọ cần có vốn để đầu tư lắp đặt một số lượng lớn công tơ nhiều giá (
phổ biến là công tơ điện tử 03 giá) có chất lượng tốt và độ tin cậy cao. Hiện
nay
lượng công tơ 03 giá của còn rất ít, khoảng 5% trong t
ổng số công tơ. Bên cạnh
đó, Công ty điện lực Phú Thọ nên tuyên truyền phổ biến về lợi ích của việc cắt
giảm đỉnh, chuyển dịch phụ tải để các hộ dùng điện tình nguyện thay đổi hành vi
sử dụng điện của mình, giảm phụ tải vào giờ cao điểm khi nhu cầu vượt quá khả
năng cung cấp.
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và bả
o dưỡng đường dây
a/ Quản lý đường dây truyền tải điện
Hệ thống truyền tải ( bao gồm cả đường dây và trạm) bao gồm hàng triệu
các bộ phận rất đa dạng như: máy biến áp, máy cắt, giao cách ly, tụ bù, sứ
xuyên, thanh cái, cáp ngầm,…các bộ phận này đều phải chịu tác động của môi
trường ( gió, mưa, băng giá, văng bật dây…), như vậy, cấu trúc hệ thống truy
ền
tải chịu ảnh hưởng của tất cả những yếu tố rủi ro ngoài trời, đồng thời nó cũng
phải chịu tác động của những rủi ro riêng đối với các công trình điện ( các ứng
suất điện, như: xung sét, xung thao tác, các ứng suất về điện, từ và nhiệt).
Ngoài ra, tất cả các bộ phận này đều bị lão hoá dần theo thời gian. Chính
vì vậy, phả
i triển khai và áp dụng các quy trình quản lý, bảo dưỡng và phương
pháp giám sát nhằm phòng và tránh kịp thời tình trạng hư hỏng thiết bị thông
63
qua việc phát hiện các bộ phận sắp hư hỏng, kịp thời sửa chữa hoặc thay thế
chúng, do vậy, sẽ duy trì được độ tin cậy thiết kế của hệ thống lắp đặt, giảm
thiểu các rủi ro xảy ra sự cố và thời gian ngừng cung cấp điện.
Hiện nay công tác quản lý sử dụng hiệu quả đường dây tại Công ty điện
lực Phú Thọ
còn nhiều bất cập nên hiệu quả chưa cao. Để quản lý sử dụng hiệu
quả tài sản đường dây truyền tải, Công ty điện lực Phú Thọ cần thành lập một
đơn vị có đủ năng lực chuyên môn và nhân lực cần thiết để thực hiện các chức
năng, đó là phải nắm được những vấn đề:
+ Các loại vật liệu, thiết bị khác nhau
được sử dụng trên tất cả các tuyến
dây đặc tính và nơi lắp đặt.
+ Hồ sơ bảo dưỡng các bộ phận.
+ Các công việc sửa chữa đã tiến hành cho từng cột hay từng bộ phận,
ngày tháng thực hiện và điều kiện của các bộ phận khác nhau ( mức độ và tuổi
thọ còn lại).
+ Tình trạng vận hành của tất cả các bộ phận và các k
ết cấu khung cứng.
+ Loại kiểm định được thực hiện.
+ Những hư hỏng và dấu hiệu bất thường được phát hiện, thứ tự ưu tiên
sửa chữa đối với từng trường hợp và kế hoạch sửa chữa.
+ Các biện pháp quản lý và kiểm tra việc sửa chữa.
+ Các yếu tố gia tăng tốc độ lão hóa và các điều kiện môi tr
ường, đặc
biệt tại từng vị trí cột và suốt dọc theo chiều dài đường dây.
+ Hệ thống truyền tải và các bộ phận của đường dây có cần đáp ứng
được các tiêu chuẩn thiết kế ban đầu hay không?
+ Những giả định ban đầu về điều kiện khí hậu và phụ tải vẫn còn giá trị
hay là phải chọn những giá trị khác khi có những thông tin mới về các hiệ
n
tượng khí tượng thuỷ văn.
+ So với các phương pháp thiết kế mới triển khai thì đường dây có còn
đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế hay không?
+ Tính năng của đường dây và hệ số không sẵn sàng.
64
+ Danh mục các trường hợp ngừng cung cấp điện bắt buộc thoáng qua
cũng như lâu dài, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
+ Công suất hiện tại của mỗi đường dây.
+ Kế hoạch dài hạn về bảo dưỡng và dự kiến nguồn vốn, nhân lực cần
thiết.
+ Các chỉ tiêu được sử dụng để đưa ra những quyết định cần thiết cải
thi
ện tình trạng hoạt động của đường dây, có xét đến các chỉ tiêu về độ tin cậy,
độ an toàn và kinh tế.
Ngoài ra, cần áp dụng những biện pháp cũng như những phương tiện hiệu
quả nhất nhằm giảm nhẹ công việc:
+ Hệ thống thông tin về quản lý bảo dưỡng được vi tính hoá, nhằm xử lý
tất cả các số liệu liên quan.
+ Sử dụng GIS ( hệ thống thông tin đị
a lý) để định vị các tuyến dây, vị
trí cột và đường dẫn.
+ Các phương pháp kỹ thuật cũng như phương tiện giám định tình trạng
của các bộ phận và phát hiện những bộ phận hư hại.
+ Áp dụng các phương pháp thử nghiệm để dễ dàng đánh giá độ bền còn
lại và mức độ lão hóa của các bộ phận.
+ Vi tính hoá cơ sở dư liệu.
+ Lưu trữ các biên bản và dữ liệu.
+ Đào tạo nhân lực và thợ đường dây.
Vậy, các hoạt động của Công ty điện lực Phú Thọ cần tiến hành:
- Thông tin về thiết bị, phương tiện hay các dữ liệu về tài sản đường
dây truyền tải:
+ Mô tả các bộ phận: Mô tả chi tiết từng tuyến đường dây, các bộ phận
của nó, các chỉ tiêu thi
ết kế, bản vẽ thiết kế chi tiết, tên nhà chế tạo hay hãng
thầu, số xê ri, năm lắp đặt, khả năng có phụ tùng thay thế, nếu các bộ phận đã
từng được thay thế hoặc sửa chữa thì nêu ra thời gian và phương pháp,…
65
+ Thông tin về hành lang tuyến: chiều rộng, bản đồ đi tuyến, cây cối,
mục đích sử dụng đất, chất đất, đường dẫn, nối đất, người có quyền sử dụng đất,
hình thức thuê đất.
+ Điều kiện môi trường: Độ cao so với mặt biển, khí hậu, mức độ sét, ô
nhiễm, các biện pháp giảm tác động đến môi trường cần áp dụng, các biện pháp
c
ần áp dụng để phát quang và kiểm soát sự phát triển của cây cối.
- Đánh giá các bộ phận của hệ thống truyền tải:
+ Các tiêu chuẩn khi áp dụng khi tiến hành kiểm tra định kỳ các bộ phận
kỳ hạn kiểm tra.
+ Kiểm tra bằng mắt và kiểm tra qua ảnh chụp.
+ Chuẩn đoán ( ghi nhiệt độ mối nối, theo dâi độ rung, chụp X - quang
dây dẫn).
+ Lấy mẫ
u thử nghiệm phá huỷ ( sứ cách điện, kết cấu kim loại).
Phân tích các thông tin thu thập được cho phép xác định các dấu hiệu hư
hỏng có thể tiến hành sửa chữa cần thiết.
- Thực tế vận hành:
+ Thu thập các số liệu về đường dây và các bộ phận của nó, kể từ khi
đóng điện đường dây, trong điều kiện vận hành bình thường cũng như
khi xảy ra
sự cố: loại sự cố, ngày xảy ra sự cố, thời tiết ( sét, gió, bão), môi trường (
mức
độ ô nhiễm, độ ẩm, nhiệt độ không khí ), số liệu vận hành đường dây ( dòng
điện tải, nhiệt độ dây dẫn). Phân tích các sự cố giúp cho việc xác định nguyên
nhân sự cố và tốc độ lão hóa được chính xác.
- Đánh giá độ tin cậy:
Sau một sự kiện đặc biệt, c
ần thay đổi hệ thống hoặc có thêm đường
dây mới, và thay định kỳ cùng với sự phát triển của ngành, cần tiến hành đánh
giá mức độ tin cậy của đường dây và hệ thống truyền tải nhằm bảo đảm duy trì
độ tin cậy hiện tại ở mức thiết kế ban đầu hay đáp ứng được độ yêu cầu độ tin
cậy mới.
66
- Số liệu thu được từ 04 công tác đáng giá trên tạo thành cơ sở dữ liệu
“ Thông tin về tài sản hệ thống truyền tải”.
Việc xử lý tất cả các dữ liệu này ngày một tiến bộ theo thời gian và hiện
nay, rõ ràng là muốn sử dụng hiệu quả số lượng thông tin lớn như vậy thì phải
có một hệ thống quản lý thông tin về tài sản hệ thống truyề
n tải bằng máy tính.
Trên cơ sở các dấu hiệu hư hỏng, các kết quả phân tích sự cố, tình trạng
vận hành của đường dây và các bộ phận, từ đó đưa ra các quyết định về quản lý
(năng lực của đường dây bằng tích của công suất truyền tải với hệ số khả dụng
của đường dây đó).
Quyết định về quản lý sẽ
được đưa ra nhằm tối ưu hoá năng lực, chất
lượng phục vụ và các chi phí trên cơ sở đảm bảo an toàn, các yêu cầu về môi
trường, các quy trình vận hành, nhu cầu tương lai và các chỉ tiêu tài chính. Các
quyết định này phải dựa trờn cơ sở các nghiên cứu đánh giá rủi ro có xét đến hậu
quả của quyết định này. Những điểm lưu ý trên sẽ dẫn đến các biện pháp quản lý
khác nhau: duy trì công suấ
t thiết kế; khôi phục năng lực; khôi phục độ tin cậy
thiết kế, nâng cao năng lực; chương trình khắc phục sự cố khẩn cấp.
Thực hiện quản lý đường dây tải điện sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Công
ty điện lực Phú Thọ trong việc cải tạo lưới điện, hạn chế sự cố, giảm tỷ lệ t
ổn
thất điện năng về kỹ thuật xuống mức thấp nhất.
b/ Tiến hành bảo dưỡng đường dây
Độ tin cậy và năng lực của đường dây truyền tải phụ thuộc vào thiết kế kỹ
thuật, đồng thời cũng phụ thuộc vào chất lượng chế tạo và xây dựng của các bộ
phận.
Bảo dưỡng chỉ có thể duy trì hoặc khôi phục lại độ tin cậy thiết kế và phù
hợp với hệ số không khả dụng thấp thất của đườ
ng dây, đồng thời phải đảm bảo
mức chi phí thấp nhất.
Để làm được điều này, Công ty điện lực Phú Thọ quản lý đường dây cần
xây dựng chính sách bảo dưỡng trên cơ sở các khuyến nghị của nhà chế tạo,
đánh giá về kỹ thuật, các dữ liệu về thực tế vận hành các bộ phận. Để phù hợp
67
với tình hình cụ thể của từng khu vực trên địa bàn mà Công ty điện lực Phú Thọ
sửa đổi bổ sung, ở một chừng mực nào đó, một số tiêu chuẩn và chính sách bảo
dưỡng theo điều kiện cụ thể vận hành tại đó, dựa trên các loại bảo dưỡng chính
như sau:
+ Bảo dưỡng dự phòng: bao gồm kiểm tra định kỳ, theo dõi tình trạng
thiết bị v
ật liệu, thay thế các bộ phận thiết bị xung yếu không để chúng bị hư
hỏng. Một số công việc có thể thực hiện ngay khi đường dây vẫn mang điện,
một số các công việc khác phải thực hiện khi cắt điện ( thời gian cắt điện kế
hoạch). Bồi dưỡng dự phòng được đặc trưng bởi định kỳ thực hiện ( 03 tháng
hoặ
c 06 tháng một lần), thời gian thực hiện, các khoản giảm doanh thu và số giờ
lao động.
+ Bảo dưỡng tiên liệu: gồm các biện pháp theo dõi trực tiếp xác định
chính xác tình trạng của các bộ phận nhằm dự đoán những hư hỏng có thể xảy ra
và chỉ ra những bộ phận cần phải được bảo dưỡng. Ví dụ, theo dõi độ rung của
dây dẫn sẽ cho phép xác định tuổi thọ còn l
ại của dây dẫn, hoặc theo dõi độ căng
của dây cáp sẽ chỉ ra khi nào cần phải căng lại dây nếu như khoảng cách so với
đất bị giảm do dây bị rão hoặc tăng độ điện dung.
+ Sửa chữa sự cố: bao gồm tất cả những hoạt động sửa chữa ngoài kế
hoạch, được thực hiện nhằm khôi phục đường dây khi xảy ra hư hỏ
ng một bộ
phận nào đó và mất khả năng mang dòng điện. Công việc bao gồm việc chỉ ra bộ
phận, vị trí hư hỏng, giải quyết trạm chập, tháo và thay thế bộ phận hoặc chi
tiết
bằng phụ tùng thay thế hoặc sửa chữa tại hiện trường ( như nối dây dẫn đứt bằng
ống nối). Sửa chữa sự cố được đặ
c trưng bởi tần suất thực hiện, thời gian thực
hiện, khoản giảm doanh thu và số giờ lao động. Thông thường sửa chữa sự cố
tốn kém và mất nhiều thời gian hơn so với bảo dưỡng dự phòng, do đó, mục tiêu
của quản lý bảo dưỡng là phải xây dựng một kế hoạch bảo dưỡng nhằm đảm bảo
độ tin cậy với mức chi phí thấ
p nhất. Việc thực hiện bảo dưỡng đường dây dựa
vào chính sách, tiêu chuẩn, phương pháp và hướng dẫn bảo dưỡng của Công ty
điện lực Phú Thọ. Tất cả các tài liệu này được tập hợp trong tập “ Quản lý bảo
68
dưỡng” và đây là tài liệu tham khảo cho các cán bộ chịu trách nhiệm bảo dưỡng
thiết bị.
Các tiêu chuẩn bảo dưỡng quy định các hoạt động bảo dưỡng dự phòng có
hệ thống, như các loại kiểm tra cần thực hiện, định kỳ thực hiện cũng như các
chỉ tiêu liên quan đến các hoạt động bảo dưỡng có điều kiện, các hoạt động này
tuỳ thuộc vào k
ết quả kiểm tra và tình hình quan sát được, từ đó sẽ sửa chữa hay
thay thế các bộ phận.
Các hướng dẫn dưới dạng phương pháp vận hành nhằm tạo điều kiện cho
công việc kiểm tra và sữa chữa, phương pháp sửa chữa cũng được tiêu chuẩn
hoá
Bảo dưỡng dự phòng được thực hiện nhằm tránh xảy ra tình trạng cắt điện
và do đó, ngă
n ngừa các bộ phận đường dây bị hư hỏng hoặc làm việc kém, tức
là xác định những chỗ bất thường, những chỗ hỏng hoặc bắt đầu hỏng để phát
hiện những bộ phận đường dây bị hư hại, đánh giá tình trạng hiện tại của các bộ
phận và xác định tuổi thọ còn lại của chúng.
Các hoạt động bảo dưỡng dự
phòng chủ yếu là kiểm tra quan trắc, tuy
nhiên cũng một số các thử nghiệm tại chỗ hay lấy mẫu về thử nghiệm tại phòng
thí nghiệm nhằm chuẩn đoán tình trạng của một số bộ phận.
3.2.2. Giảm tổn thất thương mại
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quản lý khách hàng
Để đảm bảo công tác giảm tỷ lệ tổn thất điện năng
đạt hiệu quả cao, Công
ty điện lực Phú Thọ cần hướng dẫn và quy định thực hiện các nghiệp vụ: mở sổ
quản lý khách hàng, ghi chỉ số công tơ, tính toán hoá đơn tiền điện, hạch toán
thu - chi tiền điện công khai hàng tháng.
Hiện nay, ở một số vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng
công tơ nhiều chủng loại khác nhau, không được kiểm định do người dân mua
trôi nổi ở ngoài th
ị trường, dẫn đến có nhiều hộ sử dụng công tơ không phù hợp
với công suất tiêu thụ (công tơ không quay hoặc quay chậm) gây tổn thất điện
năng rất lớn. Vì vậy, Điện lực tỉnh cần phối hợp với các cơ quan quản lý điện
69
địa phương tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng, lựa chọn công tơ đo điện
phù hợp với công suất tiêu thụ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, cần phải
thay mới bằng công tơ phù hợp (tất nhiên đã qua kiểm duyệt và đạt tiêu chuẩn).
Các công tơ cũ của các hộ, nếu hộ tiêu thụ không sử dụng với mục đích khác
nhau thì có thể tiế
n hành thu hồi lại, cho vào xưởng kiểm tra, nếu còn sử dụng
được thì tiếp tục quay vòng cho nơi khác, đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư.
Mặt khác, Công ty điện lực Phú Thọ cần phối hợp với tổ chức quản lý
điện ở địa phương ( xã, thôn, phường ) tăng cường quản lý kỹ thuật, giảm tổn
thất điện năng, đảm bả
o an toàn sử dụng điện: thường xuyên kiểm tra, hướng
dẫn tính toán tổn thất, vận hành. Ngoài ra, nên phối hợp với Ban quản lý điện và
địa phương thực hiện quản lý công tơ đo đếm: đưa công tơ ra ngoài nhà, đặt cao
trong hộp, kẹp chì, niêm phong đúng quy định để đảm bảo sự an toàn trong sử
dụng điện, tránh được hiện tượng ăn cắp điện trong sử dụ
ng của các hộ. Đối với
các hộ dùng 01 công tơ đo đếm chung cho nhiều mục đích khác nhau thì cần
phải nhanh chóng tách công tơ riêng để đảm bảo lượng điện sử dụng: sản xuất,
kinh doanh, bơm nước và nhất là lượng điện năng cho tiêu dùng sinh hoạt. Ban
quản lý điện phải thường xuyên tổ chức kiểm tra lưới điện nhiều hơn. Năm
2012, các Điệ
n lực chưa quan tâm nhiều đến việc định kỳ công tơ nên năm này
Công ty điện lực Phú Thọ đã không hoàn thành được kế hoạch định kỳ công tơ
của Công ty giao.
Tổng số công tơ 01 pha định kỳ được: 9.651 cái/20.000 = 47.80%
Tổng số công tơ 03 pha định kỳ được : 1.333cái/2.200 = 60,45%.
Để phát hiện kịp thời những trường hợp phóng điện, chập điện, ăn cắ
p
điện, công tơ chết cháy hoặc quay không chính xác. Ban quản lý tổn thất điện
năng phải phân tích tình hình tổn thất điện năng đều đặn hàng tháng, quý, năm
nhằm đề ra các phương sách ứng phó ngắn hạn và dài hạn để giảm tổn thất điện
năng tới mức thấp nhất có thể.
Bên cạnh việc tăng cường quản lý khách hàng thông qua việc quản lý
công tơ, Công ty
điện lực Phú Thọ nên chú trọng nhiều đến công tác quản lý hợp
70
đồng kinh doanh mua bán điện. Có thể lập một ban phụ trách về hợp đồng mua
bán điện ( ban này trực thuộc phòng kinh doanh) với nhiệm vụ trước mắt: tiến
hành rà soát tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán điện, mở một sổ quản lý
khách hàng trong đó cho biết rừ các thông tin: tên hộ tiêu thụ, địa chỉ, mục
đích
sử dụng và tính toán tiền điện hàng tháng mỗi hộ phả
i nộp.
Ban chống tổn thất điện năng được lập ra phải thường xuyên đi kiểm tra,
có thể thực hiện tuần / lần, không quy định ngày cụ thể để tiến hành kiểm tra
các
khách hàng trên địa bàn mình phụ trách quản lý. Đồng thời, ban phải tiến hành
phân tích tình hình tổn thất điện năng đều đặn hàng tháng, quý, năm nhằm đề ra
các phương sách ứng phó ngắn hạn và dài hạn để t
ối thiểu hoá mức tổn thất điện
năng. Trường hợp các hộ vi phạm quy chế sử dụng điện, nên xử phạt thật
nghiêm minh và mức độ phạt nên nâng cao hơn để tránh tình trạng tái phạm và
lây lan. Có chế độ khen thưởng bằng vật chất hợp lý cho những người phát hiện
ra các hộ có hành vi gian lận trong sử dụng điện ( câu móc điện, vặn đồng hồ
quy ng
ược lại,…), tuyên truyền giáo dục cho người dân nâng cao tinh thần trách
nhiệm, hiểu được nghĩa vụ phải đóng góp tiền điện, tạo điều kiện cho mọi người
kiểm tra lẫn nhau. Đối với cán bộ thu tiền điện, cũng phải có chế độ khen
thưởng và kỷ luật hợp lý.
Ngoài ra, vấn đề sử lý khoản nợ đọng của khách hàng ( ví dụ như: Công
ty Xi mă
ng Hữu Nghị vẫn còn 7,5 tỷ đồng), Công ty điện lực Phú Thọ nên có
biện pháp thu tiền nhanh chóng, giảm ngày dư nợ, hạn chế tình trạng bị khách
hàng chiếm dụng vốn qua lâu.
Việc ghi hợp đồng mua bán điện cần chú ý ghi đúng, ghi đủ, rõ ràng. Hai
bên cam kết thực hiện đúng điều khoản ghi trong hợp đồng. Trong hợp đồng nên
quy định rõ về mức phạt nếu vi phạm hợp
đồng, lượng tổn hao công suất không
tải của các trạm biến áp. Việc tính toán tổn thất qua trạm biến áp trong những
năm qua được tính bằng 2% sản lượng thực tế sử dụng trong tháng đó, sản lượng
tổn thất này khách hàng phải chịu. Ngoại trừ các hộ tiêu thụ điện là các ngành
sản xuất công nghiệp, còn lại các hộ sử dụng điện với sản lượng tiêu thụ
thực tế
71
trong tháng còn nhỏ nên việc áp dụng cách tính trên là cách tính tỷ lệ tổn thất
không chính xác và không hợp lý. Vậy, Công ty điện lực Phú Thọ nên thay đổi
cách tính tỷ lệ tổn thất qua trạm biến áp bằng 2% sản lượng ( 2% công suất
không tải của các trạm biến áp).
Để góp phần vào việc quan lý khách hàng đạt hiệu quả cao, Công ty điện
lực Phú Thọ nên trang bị nhiều máy tính áp dụng trong công tác quản lý công tơ
và hợp đồng.
3.2.2.2. Từng b
ước cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
linh hoạt
Chú trọng đến việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ ngành điện cũng như ý
thức trách nhiệm của CBCNV. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho
công nhân quản lý kinh doanh điện, đảm bảo cho họ có đủ trình độ chuyên môn
trong công tác kiểm tra, chống lấy cắp điện, thực hiện:
+ Ghi đúng chu kỳ ghi chữ.
+ Ghi đủ chỉ số và xác định được hệ số nhân của từng loại và hồ sơ đồ
đo điện.
+ Kết hợp với công tác ghi chữ để kiểm tra các hộ sử dụng điện.
Kiên quyết xoá bỏ tình trạng dùng điện khoán; đối với các hộ sử dụng
điện chưa đủ điều kiện l
ắp đặt công tơ thì Công ty điện lực Phú Thọ có thể cho
thuê công tơ. Các vùng lưới điện mới được xây dựng ở vùng sâu, vùng xa, Công
ty điện lực Phú Thọ nên tổ chức quản lý đưa điện đến tận hộ tiêu dùng, đồng
thời trực tiếp quản lý, tránh tình trạng “đem con bỏ chợ “ , gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và cho cả Điện lực. Bên cạnh đó, cần thay đổ
i mô hình tổ chức
quản lý tổn thất điện năng.
Qua phân tích ta nhận thấy, mô hình bán điện hiện nay chưa thật hợp lý,
cần có sự chỉnh lý cho phù hợp. Ở đây, tôi xin đề xuất một mô hình bán điện
tương đối phù hợp với tình hình hiện nay như sau: