Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ
6,549
190
95
52
điện sinh hoạt ra khỏi điện kinh doanh, phân cấp điện tiêu thụ theo cấp điện
áp và giờ sử dụng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và giúp cho việc tính
giá điện thuận lợi hơn.
Công tác quản lý hợp đồng tiêu thụ điện đang dần được thực hiện chặt
chẽ hơn: tiến hành kiểm tra, rà soát lại hợp đồng; chỉ thực hiện c
ấp cho các
hộ có hợp đồng tiêu thụ điện. Tại các trạm biến áp công cộng, tiến hành lắp
đặt các công tơ tổng để việc đánh giá mức tổn thất được chính xác và có
biện pháp xử lý kịp thời. Công tác quản lý thu nợ tiền điện đang được quan
tâm và nghiên cứu để đưa ra biện pháp thu nợ đọng hiệu quả nhất.
Để hạn chế hiện tượng l
ấy cắp điện, Công ty điện lực Phú Thọ đã thống
nhất chủng loại công tơ, bọc hộp và đưa ra ngoài nhà, đồng thời thay thế những
công tơ chết cháy.
Hiện nay, nhiều Điện lực trên toàn quốc đã áp dụng biện pháp đưa
công tơ đặt trên cột điện. Công ty điện lực Phú Thọ đã chú ý đến giải pháp
này, song qua sự phân tích, so sánh các mặt ư
u, nhược, lợi, hại giữa 02 vị trí
đặt công tơ: đặt ngoài nhà và đặt trên cột điện, Công ty điện lực Phú Thọ
cho rằng, giải pháp đặt công tơ ra ngoài nhà là tối ưu. Giải pháp đặt công tơ
trên cột điện để chống lấy cắp điện thể hiện sự thụt lùi dài về kỹ thuật, về tổ
chức quản lý, về mỹ quan đô thị
, và còn thể hiện sự không bình đẳng giữa
người cung cấp và người sử dụng điện.
- Giải pháp đặt công tơ trên cột điện có những mặt hạn chế sau:
+ Đặt công tơ trên cột điện làm tăng thêm số dây dẫn kéo từ trục hạ
thế đến từng hộ tiêu thụ. Đặc biệt đối với những tuyến đường dây chỉ có 01
hàng cộ
t điện cho cả 02 bên đường phố sẽ tăng thêm số dây dẫn vượt qua
đường.
+ Phải tốn kém thêm hộp bảo vệ công tơ, giá treo hộp vào cột và khoá
bảo vệ hộp.
+ Cột điện phải chịu thêm trọng tải của 6-12 công tơ.
53
+ Các công tơ phải chịu thêm tác động nghiêm trọng của thời tiết, ảnh
hưởng đến độ chính xác và tuổi thọ của công tơ.
+ Hàng chục công tơ được treo trên cột, gây rất nhiều khó khăn, vất vả
cho người ghi chỉ số công tơ hàng tháng, làm ảnh hưởng đến độ chính xác
của số liệu. Để thuận tiện cho việc ghi chỉ số công tơ và đảm bảo số liệu
chính xác, ngành
điện đang nghiên cứu giải pháp đặt thiết bị để truyền số
liệu xuống chân cột, nhưng sẽ tốn kém bằng 50% giá công tơ và chỉ có thêm
những phức tạp về trình độ cho nhân viên quản lý. Chính vì vậy, hầu như
người tiêu dùng không chèo lên cột điện để kiểm tra chỉ số công tơ hàng
tháng để đối chiếu với số liệu người bán điện báo. Điề
u này đã gây nên sự
bất bình đẳng giữa người cung cấp và người sử dụng điện, không có được sự
giám sát của người sử dụng điện đối với nhân viên ghi số điện.
+ Đặt công tơ trên cột điện ngăn chặn được tình trạng người tiêu dùng
lấy cắp điện, nhưng từ sau công tơ vào nhà người dùng điện lại rất dễ
bị lấy
cắp, quyền lợi của người sử dụng điện không được bảo vệ.
+ Đặt công tơ trên cột điện làm mất mỹ quan đường phố. Điều này đã
được thấy đã từ nhiều năm nay trên những đường phố lớn và nhỏ của tất cả
các địa phương trong cả nước.
- Công tơ điện
đặt ngoài nhà người sử dụng điện:
Đó là điều hiển nhiên lẽ ra không cần bàn cãi vì nó đó được đúc rút
kinh nghiệm và được mọi nước trên thế giới thừa nhân từ hàng trăm năm
nay. Vậy lý do để đưa công tơ điện trên cột điện liệu có đúng là hợp lý
không?
Trong khi đó:
+ Công tơ điện được đặt đúng thiết kế nghĩ
a là phần đường dây từ trục
đến công tơ phải dựng cáp bọc chắc chắn, công tơ được hiệu chỉnh chính
xác và đấu kín đáo, được cặp chì theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Khi công tơ
đặt ngay ngoài nhà, nếu có hiện tượng ăn cắp điện, sẽ bị kiểm tra phát hiện
và sử phạt theo pháp luật, chủ công tơ không thể thoái thác trách nhiệm.
54
+ Người dùng điện luôn đòi hỏi sự công bằng, dùng bao nhiêu trả tiền
bấy nhiêu. Vì vậy, khi giải pháp của chương trình giảm tổn thất điện năng
được triển khai hiệu quả, việc quản lý, sử dụng điện được thực hiện nghiêm
và công bằng, đa số những người dùng điện sẽ không lấy cắp điện. Đưa
công tơ điệ
n đặt tại nhà của người chủ công tơ là biểu hiện sự tôn trọng và
tin cậy lẫn nhau giữa người sử dụng điện và người cung cấp điện. Không thể
dùng biện pháp tiêu cực đối phó với một thiểu số cố tình lấy cắp điện để áp
dụng cả đối với đa số những người mua điện trung thực.
+ Đặ
t công tơ tại nhà sẽ đảm bảo việc ghi số liệu hàng tháng được thuận
tiện và chính xác, có sự giám sát của người mua, người bán loại trừ hiện tượng
ghi công tơ không chính xác, tránh được sự tranh chấp không đáng có giữa
người mua và người bán.
+ Với những giải pháp của ngành điện đã thực hiện trong chương trình
giảm tổn thất điện năng, hoàn toàn vẫn có thể đặt công tơ
điện tại nhà người sử
dụng điện. Giải pháp này không những chống được một số ít người lấy cắp
điện mà còn góp phần tăng cường công tác quản lý trong công tác phân phối và
sử dụng điện, khắc phục được những bất lợi của việc đặt công tơ trên cột điện.
55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ THỌ
3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực Phú Thọ giai đoạn
2011-2015
3.1.1.Nhu cầu điện năng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2015.
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng điện năng của các năm gần đây , dựa trên
khả năng phát triển nền kinh tế tỉnh Phú Thọ và các nhu cầu sử dụng điện của
nhân dân trong tỉ
nh , theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2011-2015 có xét tơi 2020, dự kiến việc cung cấp điện giai đoạn 2011-2015 với
hai phương án :
- Phương án cơ sở : tốc độ tăng trưởng của điện năng thương phẩm tăng
15,1%/ năm
- Phương án cao : tốc độ tăng trưởng của điện năng thương phẩ
m tăng
20,3%/ năm
Biểu 13. Tổng hợp điện năng toàn tỉnh Phú Thọ theo 2 phương án
Năm Thành phần PA cao PA cơ sở
+ Công suất toàn tỉnh ( MW) 263 263
+ Điện năng TP toàn tỉnh ( GWh ) 1.224,210 1.224,210
+ Điện năng TP toàn tỉnh ( GWh ) 1.323,470 1.323,470
2010
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2006-2010 ( % năm )
10,7 10,7
+ Công suất toàn tỉnh ( MW) 585 490
+ Điện năng TP toàn tỉnh ( GWh ) 3.083,583 2.470,224
+ Điện năng TP toàn tỉnh ( GWh ) 3.216,658 2.603,299
2015
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2011-2015 ( % năm )
20,3 15,1
56
3.1.2.Nhu cầu đầu tư xây dựng mới, cải tạo lưới điện trung hạ áp của tỉnh
Phú Thọ đến năm 2015.
Theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 có
xét tơi 2020, nhằm đảm bảo nhu cầu phụ tải đến năm 2015 là 490MW ( theo
phương án cơ sở được chọn theo quy hoạch ), cần phải đầu tư xây dựng , cải tạo
lướ
i điện trung hạ áp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 như sau :
Biểu 14. Khối lượng xây dựng mới , cải tạo lưới điện trung, hạ áp giai đoạn
2011-2015.
TT Hạng Mục Đơn vị
Khối lượng
2011-2015
Vốn đầu tư
2011-2015
(triệu đồng)
I Trạm biến áp Trạm/kVA 1.275/371.910 446.562,7
1 Xây dựng mới Trạm/kVA 1.008/303.470 385.252,4
Trạm 35/0,4kV Trạm/kVA 566/162.290 227.206,0
Trạm 22/0,4kV Trạm/kVA 269/103.360 112.662,4
Trạm 10(22)/0,4kV Trạm/kVA 173/37.820 45.384,0
2 Cải tạo Trạm/kVA 267/68.440 61.310,3
Trạm 35/0,4kV Trạm/kVA 29/6.575 7.364,0
Trạm 22/0,4kV Trạm/kVA 238/61.865 53.946,3
II Đường dây trung áp km 881,05 382.017,1
1 Xây dựng mới km 605,56 334.676,4
Đường dây 35kV km 420,40 163.580,5
a Đường dây nổi km 420,40 163.580,5
Đường dây 22kV km 185,16 171.095,9
a Đường dây nổi km 158,04 65.327,9
b Cáp ngầm km 27,12 105.768,0
57
2 Cải tạo km 275,50 47.340,7
Đường dây 35kV km 121,81 16.073,0
Đường dây 22kV km 153,69 31.267,7
III Hạ áp + công tơ km 390.174,0
1 Đường dây hạ áp km 1.120 235.200,0
2 Công tơ cái 67.380 154.974,0
3.1.3.Kế hoạch chỉ tiêu tổn thất điện năng của công ty điện lực Phú Thọ đến
năm 2015.
Với mục tiêu đến năm 2015, toàn ngành điện phải đạt được chỉ tiêu
TTĐN không cao hơn 8% như Thủ tướng đã giao nhiệm vụ trong quyết định số
1177/QĐ-BCT ngày 15/03/2012 về việc “ Phê duyệt đề án giảm TTĐN giai
đoạn 2012-2016 “.Để thực hiệ
n được mục tiêu nói trên, công ty Điện lực Phú
Thọ đã triển khai xây dựng “ Chương trình giảm tổn thất điện năng giai đoạn
2013-2015 “ với đinh hướng mỗi năm chỉ tiêu tổn thất giảm 0,2-0,3%. Các chỉ
tiêu cụ thể như sau :
Bảng 2. Chỉ tiêu kế hoạch TTĐN công ty Điện lực Phú Thọ giai đoạn 2013-
2015.
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Điện thương
phẩm (kWh)
Tỷ lệ tổn
thất ( % )
Điện thương
phẩm (kWh)
Tỷ lệ tổn
thất ( % )
Điện thương
phẩm (kWh)
Tỷ lệ tổn
thất ( % )
1.389.805.780
6,70
1.580.209.172
6,52
1.804.598.874
6,30
58
3.2. Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty Điện lực Phú Thọ
Tính đến tháng 8/2013, TTĐN lũy kế công ty điện lực Phú Thọ thực hiện
là 7,34% cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch (6,7%) là 0,64%.Để hoàn thành chỉ
tiêu TTĐN năm 2013 và hoàn thành lộ trình giảm tổn thất điện năng giai đoạn
2013-2015, tôi xin đề xuất một số biên pháp giảm tổn th
ất điện năng như sau :
3.2.1. Giảm tổn thất kỹ thuật
3.2.1.1. Hoàn thiện kết cấu lưới điện theo đúng tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật
Trong nền kinh tế quốc dân, ngành điện là một ngành quan trọng. Tất cả
các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần đến điện năng như một yếu
tố
đầu vào cần thiết. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kết cấu lưới điện theo đúng
tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật là một vấn đề cấp bách và cần được thực hiện.
Khi thiết kế các trạm biến áp cho khách hàng, cần phải tính theo dòng
điện sử dụng. Thực tế, trong giai đoạn đầu, có thể tăng thêm 20% rồi căn cứ vào
đó để chọn dung lượng máy biến áp thích h
ợp, khi vào phụ tải phát triển sẽ đổi
máy có dung lượng phù hợp. Công ty điện lực Phú Thọ nên tiến hành tách lưới
điện kinh doanh ra khái lưới điện phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt. Điều này sẽ
giúp cho người dân được sử dụng điện sinh hoạt với điện áp ổn định hơn, chất
lượng cao hơn. Đồng thời việc thu tiền điện, quản lý khách hàng, đánh giá t
ổn
thất của Công ty điện lực Phú Thọ sẽ dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng.
Công việc cải tạo lưới điện phải được quản lý đồng bộ. Để tránh tình
trạng quá tải, nên tăng công suất hoặc thay máy biến áp có cấp 22KV, đồng thời
đường dây và các tr
ạm phân phối cũng phải được cải tạo đồng bộ; tránh tình
trạng máy biến áp có cấp điện áp 22KV, trong khi đó đường dây và các trạm
phân phối lại ở cấp điện áp khác, dẫn đến tình trạng không khai thác được cuộn
22KV mà các cuộn 35, 15, 10, 0.6 KV ở các trạm này vẫn bị quá tải.
Hiện nay, mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung trong tình
trạng cũ nát và thiếu đồng bộ, ngoạ
i trừ lưới điện TP Việt Trì đã đang được cải
tạo ( sử dụng nguồn vốn DEP ) với tổng mức vốn đầu tư là 40 tỷ đồng. Hệ thống
59
mạng lưới điện Thanh Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng đang ở trong tình trạng chắp
vá, nhiều khu cách trạm biến áp rất xa, dẫn đến chất lượng điện áp rất kém,
không đủ cho thắp sáng sinh hoạt. Các máy biến áp sắp hết thời thời kỳ khấu
hao nên bị cháy và háng liên tục: cháy MBA Lâm Thao 3 ( 400KVA-6/0,4KV)...
cần phải được thay thế. Hệ thống đường dây tải điện chưa được thay hết bằ
ng
loại cáp bọc. Đi dọc tuyến đường khu vực trên địa bàn này, chúng ta có thể quan
sát thấy nhiều cây cột điện không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; bằng tre, gỗ, bằng
sắt,
hầu như thấy rất ít cột bê tông được đổ theo yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy phải nhanh
chóng thay thế các đường dây, trạm, cột cũ nát bằng hệ thống điện đủ tiêu chuẩn
kỹ thuậ
t, các đường dây trần nhất thiết phải được thay thế bằng cáp bọc nhựa có
tiết diện phù hợp; các cột điện sắt phải được thay toàn bộ bằng cột bê tông đúc
đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Để đảm bảo cung cấp chất lượng cao, an toàn đối
với đời sống con người, không có nguy cơ xuất hiện cháy nổ và để đảm bảo độ
tin cậy trong việc cung cấ
p điện, Công ty điện lực Phú Thọ cần phải xây dựng
những tiêu chuẩn kỹ thuất cần thiết:
+ Lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp theo điều kiện đốt nóng do dòng điện của
các thiết bị của người tiêu dùng gây nên, để đảm bảo dây dẫn không bị quá tải
trong quá trình truyền tải điện năng. Việc kiểm tra tiết diện dây dẫn có thể
dùa
vào bảng tiêu chuẩn sau:
Bảng 3. Bảng kiểm tra tiết diện dây dẫn
Tiết diện (mm
2
) 16 25 35 50 70 95 120 150
Dòng điện cho phép(A) 85 110 138 174 215 263 304 365
+ Lựa chọn loại dây dẫn và cáp cho phù hợp với điều kiện môi trường sử dụng:
khô hanh, ẩm ướt, có chất ăn mòn hay không, nhiệt độ cao hay thấp…
+ Quy định phương pháp đặt dây và cáp, đảm bảo cách điện với đất và dây pha
với dây pha.
+ Đối với từng loại dây dẫn (dây nhôm trần, dây đồng, dây thép bọc) và đối với
từng mục đích sử dụng điện ( cho m
ắc điện ngoài trời, đường dây trên không)
60
cũng cần phải xác định thông số kỹ thuật chính xác, đặc biệt về tiết diện dây
dẫn, đảm bảo thoả mãn tổn thất điện áp cho phép trên đường dây để độ chệch áp
tại nơi dùng điện không quá số cho phép, đảm bảo thiết bị dùng điện vẫn hoạt
động bình thường và không ảnh hưởng đáng kể đến tính năng quản lý.
Nhưng để c
ải tạo được hệ thống điện trên địa bàn toàn tỉnh, đòi hỏi phải
có nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư rất hạn hẹp, không đủ đáp ứng
để cải tạo toàn bộ lưới điện của tỉnh cùng một lúc. Vì vậy, phải có kế hoạch đầu
tư cải tạo cụ thể, chi tiết để sử
dụng vốn đầu tư hiệu quả nhất. Ưu tiên đầu tư cải
tạo lưới điện tại những khu vực đang có dự án phát triển, tập trung đông dân cư,
các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh: Thanh Sơn, Thanh Ba, TX Phú Thọ, Phù
Ning bởi ở những khu vực này lượng điện tiêu thụ rất lớn, mạng lưới điện
không tốt sẽ d
ẫn đến tổn thất điện năng rất cao. Tiếp đến, từng bước cải tạo lưới
điện đó cũ nát để hạn chế những sự cố xảy ra: tai nạn lao động, tổn thất lớn.
Vốn đầu tư cho ngành điện chủ yếu từ 03 nguồn: ngân sách nhà nước cấp,
cấp từ quỹ khấu hao của ngành và vốn vay nước ngoài. Trong
điều kiện hiện
nay, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, quỹ khấu hao của ngành điện không lớn
nên vốn đầu tư mà Công ty điện lực Phú Thọ nhận được không nhiều, thêm vào
đó là thời gian đợi vốn đầu tư lâu, thủ tục rườm rà. Vậy muốn hệ thống điện
được cải tạo nhanh chóng và đồng bộ thì phải lập các dự án, kế hoạch phát triển
kinh t
ế - xã hội vùng và kế hoạch đó cũng phải được phê duyệt là có khả năng
thực hiện. Vậy trong những năm tới, sẽ ưu tiên cải tạo lưới điện của TP Việt Trì
bằng nguồn vốn của Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc cấp. Dựa trên kế hoạch
phát triển huyện Phù Ninh: hình thành khu công nghiệp Tử Đà để lập kế hoạch
cải tạo lưới điện bằng hình thức vay vốn nước ngoài, đảm bảo mạng lưới điện
được cải tạo đồng bộ.
Đối với vùng nông thôn, miền núi và hải đảo, Công ty điện lực Phú Thọ
nên phối hợp với Đơn vị tư vấn thiết kế và quy định mức điện áp chuẩn cho toàn
khu vực. Căn cứ vào mức đi
ện áp chuẩn, việc mua sắm vật tư, kỹ thuật, xây
dựng sẽ được chuẩn hoá ( loại dây dẫn, chất lượng dây dẫn, loại trụ cột, khoảng
61
cách giữa các cột,..) góp phần nâng cao chất lượng lưới điện và chất lượng điện
năng cung cấp, khắc phục tình trạng chắp vá, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
- kinh doanh của lưới điện nông thôn hiện nay, phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện
năng về mặt kỹ thuật xuống mức thấp nhất.
3.2.1.2. Điề
u hoà đồ thị phụ tải
Điều hoà đồ thị phụ tải có tác động lớn đến vận hành an toàn, tiết kiệm, có
chất lượng và giảm tổn thất điện năng. Trong hệ thống điện, nếu 01 biểu đồ phụ
tải xấu, có ý nghĩa là chênh lệch giữa cao điểm và thấp điểm quá lớn, gây nên
tình trạng quá tải và non tải hệ thố
ng điện, làm ảnh hưởng tới các thiết bị khác
và gây nhiều sự cố. Đặc biệt, hệ thống vận hành không chất lượng và không có
hiệu quả kinh tế. Biểu đồ xấu làm cho sản xuất đình trệ, tập trung hầu hết vào
các giờ cao điểm.
Đồ thị phụ tải của Phú Thọ không bằng phẳng, tỷ lệ Pmin/Pmax là 0,4
khiến cho công tác vận hành gặp rất nhi
ều khó khăn và làm gia tăng tổn thất
điện năng trong hệ thống điện. Có thể san bằng đồ thị phụ tải nhờ giải pháp
chuyển dịch phụ tải. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ,
đặc biệt là các má than khai thác và chế biến than - đối với lượng khách hàng
lớn của Công ty điện lực Phú Thọ có thể thực hiện chế độ làm việc 03 ca thay vì
02 ca nh
ư hiện nay ( bởi chỉ cách đây ít năm, họ đã làm việc 03 ca). Khi đó,
chắc chắn tỉ lệ Pmin/Pmax sẽ được cải thiện đáng kể và lượng điện hao tổn sẽ
giảm.
Thật vậy ta có thể tham khảo lợi ích của các giải pháp giảm đỉnh, chuyển
dịch phụ tải ở một số cơ quan, xí nghiệp áp dụng biện pháp này:
Theo ước tính, n
ếu chỉ có 50% số xí nghiệp Việt Nam chuyển sản xuất từ
ca 02 (14h – 22h) sang ca 03 (22h – 06h) thì lượng công suất đỉnh của hệ thống
sẽ giảm được khoảng 10%, tương đương với 350MW.
Vậy, hiệu quả của việc áp dụng giải pháp trên mang lại hiệu quả kinh tế
rất lớn, không những về mặt kinh tế mà còn cả về mặt kỹ thuật: vừa nâng cao
thấp đi
ểm nhưng vẫn đảm bảo tổng lượng điện năng tiêu thụ không đổi. Bên