Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ
6,558
190
95
42
Thanh Thủy có tỷ lệ tổn thất còn rất lớn ( trên 10%). Đây là một tồn tại
lớn, Công ty điện lực Phú Thọ tìm các giải pháp khắc phục.
2.2.3. Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực Phú Thọ
Ta có :
Lợi nhuận = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí
Đối với ngành
điện:
Tổng doanh thu = Giá * sản lượng điện thương phẩm.
= Giá* ( Điện nhận có tổn thất - Điện tổn thất)
Tổng chi phí =
∑ Tiền mua điện đầu nguồn
+
∑ Tiền xử lý sự cố
+
∑
Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Về doanh thu: muốn tăng doanh thu thì có thể:
+ Tăng giá: Vì Công ty điện lực Phú Thọ là đơn vị trực thuộc Tổng
công ty Điện Lực Miền Mắc, giá bán điện do Cục điều tiết- Bộ Công
Thương quy định nên việc tăng giá điện đối với Công ty điện lực Phú Thọ
là không thể, hoàn toàn thự
c hiện theo mức giá Chính phủ quy định.
+ Tăng lượng điện nhận có tổn thất: Lượng điện nhận đầu nguồn có
liên quan đến tổng chi phí của Công ty điện lực Phú Thọ, giữa chúng có
quan hệ tỷ lệ thuận. Bên cạnh đó, lượng điện nhận tăng nhưng tỷ lệ tổn thất
cũng tăng thì việc tăng lợi nhuậ
n là khó thực hiện.
+ Giảm sản lượng điện tổn thất: Giải pháp này làm tăng sản lượng
điện thương phẩm, trong khi đó tổng chi phí không giảm. Chính vì vậy,
đây được coi là giải pháp tối ưu để tăng lợi nhuận. Lượng điện tổn thất ảnh
hưởng rất lớn và trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đ
iện năng thương phẩm tăng, tỷ lệ tổn thất giảm, dẫn đến chi phí giảm
(do tổn thất điện năng là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí).
43
Vậy, việc giảm tổn thất điện năng đóng góp rất lớn đối với lợi nhuận
của Công ty điện lực Phú Thọ, giúp doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính
chi trả tiền điện mua điện đầu nguồn và tái đầu tư mở rộng.
Tổn thất điện năng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp
điện.
Ngành điện nói chung và Công ty điện lực Phú Thọ nói riêng sẽ không dự
đoán được khả năng cung cấp điện tiêu thụ là bao nhiêu để làm căn cứ xây
dựng kế hoạch cung cấp điện. Điện năng tổn thất làm giảm sản lượng điện
thương phẩm, cung không đáp ứng được cầu, dẫn đến tình trạng quá tải ở
các trạ
m, gây ra sự cố, cắt điện luân phiên, không đảm bảo đủ các yêu cầu
trong công tác quản lý và truyền tải điện: điện áp, tần số dòng điện ổn
định.
2.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở Công ty điện
lực Phú Thọ
Những năm đầu của thập niên 90, không chỉ riêng Công ty điện lực Phú
Thọ mà ở Điện l
ực các tỉnh, tỷ lệ tổn thất còn rất cao. Trong những năm này, tỷ
lệ tổn thất điện năng của Công ty điện lực Phú Thọ nhiều tháng ở mức trên dưới
20%, một vài chi nhánh điện mới thành lập ở vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ này trên
30%. Tình hình này gây nên sự băn khoăn, trăn trở rất lớn của cán bộ và công
nhân viên chức Công ty điện lực Phú Thọ, phải làm gì để
giảm tổn thất điện
năng.
Theo chủ trương của ngành, Công ty điện lực Phú Thọ đã thành lập Ban
chỉ đạo chống tổn thất, các Điện lực thành lập các tiểu ban chống tổn thất. Để
giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân, xác
định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiề
u nhất.
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, điện năng bị hao tổn do
một số nguyên nhân sau:
44
2.3.1. Các nguyên nhân có tính chất kỹ thuật
Địa hình Phú Thọ rất phức tạp , đường dây rất khó quản lý, kiểm tra và
sửa chữa. Nhiều nơi, đường dây ở xa khu dân cư nên dễ bị kẻ gian lấy cắp dây,
thanh giằng, phá cột điện.
Do vốn đầu tư hạn hẹp, rót vốn “nhỏ giọt” nên phương án xây dựng hệ
thống lưới điện hoàn chỉnh đến tận tay người tiêu dùng, ngành đ
iện Phú Thọ cơ
bản chưa làm được, Công ty điện lực Phú Thọ mới chỉ xây dựng và quản lý
đường dây 35KV và trạm 35/10KV, còn những nhánh rẽ tới hộ tiêu dùng chủ
yếu do khách hàng tự đầu tư xây dựng. Khu vực thành phố Việt trì các nhánh rẽ
là tài sản của khách hàng nhưng được ngành điện trực tiếp hướng dẫn thi công
với dây dẫn và cột đồng bộ. Các địa bàn còn lại trong tỉnh, m
ột số chủ thầu lắm
được kỹ thuật thi công đảm nhận xây dựng với đủ các loại cột và dây dẫn có
kích cỡ khác nhau, chắp vá nhiều, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tổn
thất điện năng rất lớn.
Phần lớn mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng vận hành với thời
gian lâu dài, chất lượng kém, máy biến áp vận hành quá lâu, h
ệ thống đường dây
nhỏ, quá dài và cáp không đủ tiêu chuẩn đã không đáp ứng với nhu cầu phát
triển phụ tải nhanh và đã gây nên hiện tượng quá tải trong quá trình truyền tải
điện năng.
Khâu thiết kế chưa điều tra kỹ thị trường, chưa tính hết, tính đủ nhu cầu
phát triển của phụ tải và khả năng cung cấp của thiết bị, do đó đã xảy ra hi
ện
tượng:
+ Bố trí các trạm biến áp phân phối chưa hợp lý, nên việc cấp điện phải đi
vòng nhiều.
+ Vị trí các cột điện chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, do đó thường xảy ra sự
cố.
+ Ngành điện Phú Thọ chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng công
trình mới, việc đầu tư cải tạo lưới điện cũ
chưa được quan tâm đúng mực.
45
+ Dự kiến phụ tải không sát thực tế, nên có khu vực phụ tải không phát
triển làm cho đồ thị phụ tải của hệ thống điện không bằng phẳng, có máy biến áp
bị quá tải, có máy vận hành non tải, gây sự cố, mất điện.
Công tơ đo đếm ở một số vùng vẫn còn kém cả về số lượng và chất lượng.
Số lượng công tơ trang bị
cho các hộ tiêu thụ vẫn còn thiếu, dẫn đến tình trạng
số hộ dùng điện khoán vẫn còn nhiều, nhất là ở các vùng miền núi .Số lượng
công tơ được lắp đặt chưa đồng bộ do thiếu vật tư, không thống nhất về giá cả
nên đó gây ra hiện tượng tiêu hao điện.
Những tồn tại trên đây của Công ty điện lực Phú Thọ dẫn đế
n việc tổn
thất điện năng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất của Công ty
điện
lực Phú Thọ vẫn ở mức có thể chấp nhận được nhưng chưa phải tối ưu.
Để khắc phục những tồn tại trên nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra: Giảm
tổn thất điện năng xuố
ng mức thấp nhất có thể, trong những năm qua, Công
ty điện lực Phú Thọ đã xây dựng một chương trình hành động, giải quyết từng
bước một những tồn tại nêu trên:
Toàn bộ hệ thống sứ cách điện của mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh dần
được thay thế bằng loại sứ chuỗi Polime; thay thanh cái, cáp trần bằng cáp bọc
trong ống ; c
ấy thêm trạm biến áp, lắp tụ bù, tăng tiết diện dây dẫn; thay ghép
nối bằng ống nối; toàn bộ đường trục của lưới hạ áp nhất thiết phải được bọc
nhựa PVC để chống hiện tượng câu, móc điện. Các giải pháp này vừa góp phần
giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất điện năng, vừa nâng cao độ an toàn sử dụng đi
ện và
giảm chi phí bảo trì.
Nâng cao hệ số công suất, tiến hành đại tu lưới điện. Để công tác đại tu
lưới điện đảm bảo đúng tiến độ và các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn vị chủ động khai
thác vật tư, tiến hành khảo sát, lập phương án thi công các công trình sửa chữa
lớn, phối hợp với Trung tâm Thí nghiệm điện thử nghiệm định kỳ hệ
thống Rơle
bảo vệ, đo lường thiết bị của các trạm 35, 22, 10, 6 KV.
Công tác đại tu bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của mạng lưới
điện được chú ý, quan tâm thường xuyên hơn: các máy biến áp được lọc dầu,
46
sơn sửa vá, kiểm tra đo tải thường xuyên nên các hiện tượng quá tải, gây sự cố
đã giảm một cách đáng kể.
Một phương thức vận hành kinh tế mới đang được áp dụng bước đầu: hoà
song song các máy biến áp trong giờ cao điểm, giờ thấp điểm; cắt bớt một số
máy không cần thiết. Nâng cao điện áp vận hành tại các điểm nút tới giá tr
ị tối
ưu trong điều điện hiện thực của lưới điện, lựa chọn hợp lý các đầu phân áp ( cả
trạm biến áp trung gian, biến áp phân phối, cả trạm của khách hàng và trạm của
ngành điện).
2.3.2. Các nguyên nhân có tính chất thương mại
Hiện nay, tổn thất thương mại của ngành điện Phú Thọ vẫn còn lớn.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là :
- Việc sử dụng điện của một số khách hàng và của nhân dân còn tuỳ tiện.
Hiện tượng mất cắp điện trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng do tệ
câu, móc điện còn xảy ra với nhiều thủ đoạn khác nhau: quay ngược công tơ,
làm công tơ chạy chậm lại, đấu phụ tải trước công tơ. Có nhiều trường hợp,
khách hàng tiêu thụ câu móc đ
iện trực tiếp từ đường dây hoặc đập vỡ công tơ
dùng điện từ do hoặc tinh vi làm kẹt công tơ hoặc quay chậm công tơ.
- Số lượng công tơ chất lượng kém được sử dụng còn tương đối nhiều,
nên lượng điện năng tiêu thụ thực tế nhiều khi không đúng với chỉ số công tơ;
- Công tác quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng mua bán
điện chưa chặt
chẽ, dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán điện chưa được thực
hiện đầy đủ. Vẫn còn tồn tại tình trạng, tên người sử dụng điện khác với tên
người ký kết hợp đồng, thậm chí tên phố, số nhà ( địa chỉ ) vẫn ghi như cũ từ
những năm trước trong khi hiệ
n tại đã thay đổi, nhiều trường hợp khách hàng sử
dụng không đúng theo mục đích ghi trong hợp đồng.
- Hiện nay Công ty điện lực Phú Thọ cũng như nhiều điện lực khác vẫn
còn áp dụng mô hình quản lý bán điện ở các điện lực.
47
Sơ đồ 03. Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh bán điện ở Điện Lực.
Mô hình này nhằm tách người ghi công tơ và người thu tiền điện ra riêng
biệt nhằm đảm bảo tính khoa học trong quản lý. Thông qua việc làm của 02 đội
nhằm kiểm tra lại 02 đội, đồng thời qua bản kê hoá đơn mà cấp công tơ, kiểm tra
việc sử dụng điện, kiểm tra th
ực chất việc làm của của 02 đội thông qua việc
kiểm tra tại hộ tiêu thụ. Tuy nhiên, ở mô hình này có một số nhược điểm như
sau:
+ Tổn thất điện năng do Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm về tổn thất.
Các đội quản lý công tơ và đội thu tiền điện không chịu trách nhiệm về tổn thất.
Như vậy, trong tình hình hiện nay, tổn thất còn cao là do người trực tiế
p quản lý
hộ tiêu thụ và tổn thất. Người quản lý khu vực sẽ dễ dàng cấu kết với các hộ
tiêu
thụ làm hao tổn điện năng của Nhà nước, bởi họ không chịu trách nhiệm về tổn
thất nên dễ dàng buông lỏng quản lý hộ tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ tiêu thụ
câu, nối trước công tơ làm thất thoát điện của nhà nước.
V
ậy trong tình trạng hiện nay, việc sử dụng phương pháp này sẽ khó thực
hiện chương trình giảm tổn thất điện năng một cách triệt để.
L·nh ®¹o Điện Lực
KÕ ho¹ch Kinh doanh Tµi vô Ng©n hµng
§éi vËn
hµnh vµ
söa
§éi ghi
c«ng t¬
§éi thu
tiÒn
®i
Ö
n
Kh¸ch hµn
mua ®iÖn
48
Mặt khác, các đơn vị chuyên trách có kỹ thuật: Đội sửa chữa lưới điện,
đội quản lý đường dây,…phụ thuộc nhiều vào Phòng Kinh doanh, tuyến liên hệ
ngang này dẫn đến sự chậm chạp trong việc xử lý sự cố vận hành mạng, tạo nên
tình hình phức tạp trong công tác kinh doanh do lưồng thông tin quá lớn, số đầu
vào nhiều.
Trình độ của cán bộ công nhân viên ngành điện nhìn chung đã được nâng
cao, đều đã
được học qua các trường kinh tế và kỹ thuật, song ở những vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, số lượng nhân viên ngành điện có trình độ còn rất
ít nên dẫn đến tình trạng khi sự cố xảy ra, không được xử lý kịp thời, dẫn đến
tổn thất lớn. Việc lập biên bản vi phạm sử dụng điện và xử lý các vụ vi phạm sử
dụng điện chưa quy về một mối cũ
ng phần nào làm hạn chế kết quả của công tác
chống vi phạm trong sử dụng điện. Hiện nay, ngành điện tiến hành kiểm tra sử
dụng điện và lập biên bản các vụ vi phạm nhưng trách nhiệm xử lý lại thuộc về
Sở Công Thương. Điều đó không hợp lý vì cán bộ của sở Công Thương vừa
máng về lực lượng, vừa không chuyên ngành lại không nắm v
ững các tình tiết vi
phạm nên không thể xử lý các vụ vi phạm một cách thoả đáng. Đó là chưa nói
đến những kẽ hở có thể làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong quá trình xử
lý.
Phú Thọ hơn 243 xã, thị trấn thị cứ tới 101 xã nên việc phát triển lưới
điện không dễ dàng gì. Tuy nhiên, với sự quan tâm của ngành điện và địa
phương, lưới điện nông thôn, miền núi tỉnh Phú Thọ
đó có 2900 km đường dây
trung thế, 2800 km đường dây hạ thế, 2124 trạm biến áp với tổng dung lượng
trên 656.000 KVA, trị giá trên 400 tỉ đồng. Nhưng tỉ lệ tổn thất ở mạng lưới
điện
nông thôn còn rất cao. Bên cạnh nguyên nhân hệ thống điện chưa đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật còn do hiện tượng mô hình tổ chức bán điện chưa hợp lý.
TP Việt Trì do được nhận vố
n đầu tư lớn (của ngành điện) nên hệ thống
điện tương đối hoàn chỉnh, việc áp dụng mô hình ngành điện trực tiếp quản lý và
bán điện đã mang lại hiệu quả lớn và tỷ lệ tổn thất giảm đáng kể. Còn lại phần
lớn các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, hiện nay áp dụng mô
49
hình bán điện chưa hợp lý nên người dân phải sử dụng điện với giá cao và tỉ lệ
tổn thất lớn. Đơn cử như xã Vĩnh Lại huyện Lâm thao, hiện nay Công ty điện
lực Phú Thọ áp dụng hình thức quản lý điện thông qua Ban điện xã 02 cấp quản
lý gồm Ban điện xã và Tổ điện cụm, nhóm.
Sơ đồ 04. Mô hình ban quản lý đ
iện xã
Ban quản lý điện của xã quản lý từ công tơ tổng ở trạm biến áp đến công
tơ cụm; tổ điện của cụm, nhóm quản lý từ công tơ cụm đến công tơ của hộ gia
đình.
Sơ đồ 05. Mô hình quản lý công tơ điện của ban điện xã
Thanh Sơn là huyện đông dân nên việc áp dụng mô hình này đảm bảo
hiệu quả kinh t
ế và đảm bảo cho hộ dân không phải trả giá điện cao, nhưng chất
lượng điện cung cấp không được đảm bảo do phạm vi quản lý quá lớn so với
quy mô của Ban điện xã. Với phạm vi quản lý quá rộng, trong khi nhân lực của
Ban điện xã có hạn thì không thể quản lý lưới điện và khách hàng một cách hiệu
quả, gây tổn thất tương đối lớn. Điều này giả
i thích tại sao tỷ lệ tổn thất điện
năng ở huyện Thanh Sơn vẫn còn cao.
C«ng t¬ tæng
ë tr¹m biÕn
¸
p
C«ng t¬ côm
( nhãm)
C«ng t¬ hé
gia ®×nh
Cty §iÖn
lùc
Phú
Thọ
UBND X·
(ký hîp
®ång mua
®
iÖn )
Ban ®iÖn
x·
(Qu¶n lý
vµ b n
Hé dïng
®iÖn
50
Công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng vẫn còn nhiều mặt yếu kém.
Hiện tượng cán bộ công nhân viên ngành điện tiêu cực, cấu kết với khách
hàng để lấy cắp điện vì mục đích vụ lợi lẫn tồn tại. Nhiều nơi vẫn còn hiện
tượng thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công tác ghi chỉ số công tơ.
Thêm vào đó, tình trạng tồn tại tương đối phổ biến là có nhiều
đường dây,
trạm điện thuộc sở hữu của khách hàng, ngành điện khai thác bán điện cho
nhiều phụ tải khác nhưng chưa làm thủ tục bàn giao tài sản, do đó, khi có sự
cố đã xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm sửa chữa, gây nên sự bất bình
của khách hàng với Công ty điện lực Phú Thọ, dẫn đến các hộ sử dụng điện
có biểu hiện tiêu c
ực.
Điện phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt chưa tách khỏi hoàn toàn điện
phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh
chưa được tách cụ thể theo từng cấp điện áp, theo từng giờ sử dụng để áp
dụng các mức giá bán khác nhau một cách hợp lý.
Một số khách hàng trên địa bàn dây dưa tiền điện, không chịu thanh
toán hoặc không có khả
năng thanh toán. Lợi dụng đặc điểm riêng có của
ngành điện – sử dụng trước, thanh toán trả tiền sau, nên nhiều hộ sử dụng
điện đã chiếm dụng vốn của ngành điện thông qua việc nợ nần dây dưa này.
Trước những tình hình thực tế trên, Công ty điện lực Phú Thọ đã xác
định: cần có giải pháp hợp lý và đồng bộ để hạn ch
ế tỷ lệ tổn thất điện
năng. Cùng với việc điều tra, khảo sát, quy hoạch hệ thống điện và đề nghị
cấp vốn để cải tạo, nâng cấp lưới điện, Công ty điện lực Phú Thọ đã chú
trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm của CBCNV,
chống mọi biểu hiện tiêu cực, hành vi cửa quyền, sách nhiễu nhân dân. Đặ
c
biệt là việc kiện toàn lại tổ chức một số bộ phận: trực sửa chữa điện, lắp đặt
công tơ mới, ghi chỉ số công tơ và thu tiền sử dụng điện…, thành lập các tổ
điện phường có chức năng thực hiện các công tác sửa chữa, xử lý sự cố và
làm các thủ tục cấp điện mới trong thời gian nhanh nhấ
t, đồng thời cũng tạo
điều kiện để nhân dân theo dâi, giám sát hoạt động của nhân viên ngành điện,
51
kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm của CBCNV.
Công ty điện lực Phú Thọ còn mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ về ghi chỉ số
công tơ, thu tiền điện và tổ chức các cuộc thi kiểm tra chữ viết hoá đơn, hợp
đồng,…tránh nhầm lẫn.
Công ty điện lực Phú Thọ thực hiện giao chỉ tiêu tổn thất cho từng
Điện lực. Các Điện lực giao chỉ tiêu tổn thất cho từng trạm trung gian, từng
tuyến đường dây, từng tổ sản xuất. Căn cứ vào kết quả hoàn thành chỉ tiêu,
Công ty điện lực Phú Thọ trả lương, thưởng và xử lý phạt. Với quyết tâm
củng cố và nâng cao kỷ luật, loại trừ mọi hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu,
gây phiền hà cho khách hành trong mua bán điệ
n, Công ty điện lực Phú Thọ
đã thực hiện những biện pháp tích cực nhằm đơn giản hoá thủ tục mua bán
điện, cải tiến thủ tục, giấy tờ và thời gian lắp đặt công tơ điện, tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hành. Hình thức lắp đặt công tơ tính theo phí chọn gói
đang dần dần được triển khai ở nhiều khu vực. Công ty điệ
n lực Phú Thọ đã
đưa ra quy định mới về thời gian lắp đặt công tơ 01 pha là 05 ngày và 03
pha là 07 ngày với thủ tục đơn giản, không phải qua khâu trung gian, cò
mồi. Việc làm này tuy đã được khách hàng nhiệt liệt hoan nghênh, hưởng
ứng, song vẫn còn một số điểm bất cập. Đó là giá cả để lắp đặt công tơ mỗi
nơi mỗi khác, mặc dù Công ty điện lực Phú Thọ đó có quy định cụ
thể
nhưng việc thực hiện vẫn chưa hoàn toàn nghiêm chỉnh chấp hành theo quy
định đã ban hành. Công ty điện lực Phú Thọ luôn quan tâm đến những ý
kiến phản ánh của khách hàng về chất lượng công tơ và tình hình sử dụng
điện ở các hộ tiêu thụ. Năm 2012, các đội kiểm tra lưu động đã tiến hành
kiểm tra…công tơ. Đối với với những hộ tiêu thụ vi phạm quy chế sử
dụng
điện: câu móc điện, quay ngược công tơ,…ngành điện đó có các hình thức
xử phạt nghiêm minh. Trong năm 2012, Công ty điện lực Phú Thọ đã kiểm
tra 200 lần, trong đó, lập và xử lý 51 trường hợp vi phạm sử dụng điện.
Các khách hàng tiêu thụ là những hộ sản xuất kinh doanh, Công ty
điện lực Phú Thọ luôn khuyến khích và yêu cầu lắp công tơ 03 pha để tách