Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ
6,550
190
95
22
một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, khi ngành điện
không tự mình phát triển đi lên thì Nhà nước phải bù lỗ bằng Ngân sách Chính
phủ, mà nguồn ngân sách Chính phủ được thu từ các thành phần kinh tế. Vậy,
gánh nặng ngân sách buộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại phải tăng giá bán
sản phẩm của mình, dẫn đến tình trạng hạn chế tiêu dùng. Đây không phải là
điều mong muốn của th
ị trường, của các doanh nghiệp. Điều này làm cho nền
kinh tế bị đình trệ, sản phẩm hàng hoá không được lưu thông. Vậy tổn thất điện
năng vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
Ngược lại, tỷ lệ tổn thất điện năng thấp sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn
cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành điện nói riêng. Theo s
ố
liệu tính toán và thống kê năm 2003, nếu giảm tổn thất điện năng xuống 0,5%
thì sẽ tiết kiệm được trên 100 triệu KWh, tương đương 5 vạn tấn nhiên liệu tiêu
chuẩn không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho Nhà
nước. Giảm được tổn thất điện năng tức là giảm được tỷ lệ thiết bị phát điệ
n của
nhà máy, đồng thời giảm được nhiên liệu tiêu hao,…Điều đó ảnh hưởng trực
tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc giảm chi phí cho
toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành bán điện cho các hộ dùng
điện, kích thích tiêu dùng.
Đối với các hộ sử dụng điện để sản suất, giá điện giả
m sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập thực tế. Các sản phẩm hàng hoá được
kích thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên.
Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được
nhiều điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước
được sử dụng đầu tư vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triể
n đồng đều
cho xã hội.
Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng cao:
điện áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện được đầu tư mới, không còn
hiện tượng câu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải,…nên độ bền của các
23
máy móc, thiết bị cao hơn. Không còn xảy ra các tình trạng tai nạn về điện đáng
tiếc do vi phạm sử dụng điện, sự cố do điện gây ra: phóng điện, chập điện,…
Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ Nhà
nước đến ngành điện, các hộ tiêu dùng. Chính vì lẽ đó nên tổn thất
điện năng đã,
đang và sẽ còn là vấn đề quan trọng, là mục tiêu số một của ngành điện cần
được giải quyết.
24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ THỌ
2.1. Giới thiệu về Công ty điện lực Phú Thọ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty điện lực Phú Thọ
Theo QĐ số 189/NCQLKT-1 ngày 23/6/1971 của Bộ Điện và Than: Tách
bộ phận QLPP Điện của Nhà máy Điện Việt Trì ra để thành lập Sở QLPP Điện
khu vực 4 ( tiền thân Công ty Điện lực Phú Thọ ngày nay ).
Năm 1978, Sở QLPP Điện khu vực 4 đổi tên thành Sở Quản lý và phân
phối
Điện Vĩnh Phú, tách Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên. (Sáp nhập hai tỉnh Vĩnh
Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.).
Năm 1982, Sở Quản lý và phân phối Điện Vĩnh Phú đổi tên thành sở điện
Lực Vĩnh Phú.
Theo QĐ số 486 ĐL/TCCB ngày 15/11/1985 của Bộ Điện lực sáp nhập
Nhà máy Điện Việt Trì vào Sở Điện lực Vĩnh Phú.
Theo QĐ số 216 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 8/3/1996 của Tổng Công ty Điệ
n
lực Việt Nam đổi tên Sở Điện lực Vĩnh Phú thành Điện lực Vĩnh Phú .
Theo QĐ số 244 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/3/1997 của Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam đổi tên Điện lực Vĩnh Phú thành Điện lực Phú Thọ. Tách Điện
lực Vĩnh Phú thành Điện lực Vĩnh Phúc. Điện lực Phú Thọ hoạt động từ ngày
01/4/1997.
Theo QĐ s
ố 223/QĐ-EVN ngày 14/4/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam đổi tên Điện lực Phú Thọ thành Công ty Điện lực Phú Thọ ( chính thức
hoạt động từ ngày 01/6/2010) .
Theo QĐ số 707/QĐ-EVN NPC ngày 03/6/2010 của Tổng Công ty Điện
lực Miền Bắc đổi tên các chi nhánh điện trực thuộc Công ty Điện lực Phú Thọ
thành các điện lực ( 13 Điện lực chính thức ho
ạt động từ ngày 01/7/2010).
Hiện nay nguồn lưới điện quốc gia cấp đã tương đối ổn định, Công ty điện
lực Phú Thọ đã không ngừng cải tạo và phát triển lưới điện của mình nhằm mục
25
đích đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng cho các phụ tải, trên cơ sở đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật cho phép, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng
nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm của Công ty điện lực Phú Thọ
2.1.2.1 Chức năng- nhiệm vụ
Công ty điện lực Phú Thọ
là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Tổng
công ty Điện Lực Miền Mắc, có tư cách pháp nhân, được Tổng công ty Điện
Lực Miền Mắc uỷ quyền và mở tài khoản riêng tại ngân hàng địa phương; được
sử dụng con dấu riêng để giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế với các cơ quan,
xí nghiệp trong và ngoài ngành, trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được
giám đốc Tổng công ty Đ
iện Lực Miền Mắc giao.
Công ty điện lực Phú Thọ có nhiệm vụ là:
- Nhận điện từ các trạm 110KVE4.1, E4.2, E4.5, E4.6, E4.7, E4.8, E4.9.
E4.10. E4.11 truyền tải điện năng cung cấp cho các hộ phụ tải trong phạm vi
tỉnh Phú Thọ.
- Tiếp nhận và làm các thủ tục mua, bán điện, lắp đặt công tơ, trạm biến
áp, sửa chữa hệ thống điện, thiết bị
điện.
- Quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mở rộng, xây dựng
lưới điện.
- Thiết kế quy hoạch lưới điện cấp điện áp từ 35KV trở xuống trên địa
bàn tỉnh.
- Tư vấn thiết kế điện từ 35KV trở xuống trên địa bàn tỉnh.
- Thí nghiệm điện, đo l
ường các thiết bị điện sử dụng trong lưới điện
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng các đường dây và trạm từ 35KV trở xuống.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty điện lực Phú Thọ
Phạm vi tiêu thụ sản phẩm điện năng của Công ty điện lực Phú Thọ trải
dài gần 80km, nên việc quản lý chặt ch
ẽ hoạt động sản xuất kinh doanh là một
vấn đề khó khăn phức tạp.
26
Công ty điện lực Phú Thọ là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong
dây truyền kinh doanh bán điện do Tổng công ty Điện Lực Miền Mắc quản lý,
do vậy về kết cấu quản lý có những đặc thù chung của ngành điện.
Công ty điện lực Phú Thọ biên chế gồm 04 bộ phận cơ bản:
- Bộ phận quản lý vận hành.
-
Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh.
- Bộ phận phục vụ.
- Bộ phận kinh doanh bán điện.
2.1.2.2.1. Bộ phận quản lý vận hành
Chủ đạo của bộ phận này là phòng Kỹ thuật, phòng Thanh tra An toàn và
phòng Điều độ.
a/ Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ theo dâi sự hoạt động chung trên hệ lưới
điện, tham mư
u đề xuất các phương án, giải pháp kỹ thuật tối ưu cho hệ thống
lưới, nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các tiến bộ này vào sản xuất
kinh doanh. Phòng kỹ thuật được chia thành 03 bộ phận chuyên chính, chuyên
trách các công việc:
+ Bộ phận quản lý đường dây: quản lý toàn bộ đường dây cao, hạ thế trên
lưới của Công ty điện lực Phú Thọ, hàng ngày nắm bắt quá trình vận hành của
đường dây, đề xuất các phương án cải tạo, xây lắp mới, kết lưới, đảm bảo cho hệ
thống lưới điện vận hành an toàn, kinh tế và ổn định cấp điện cho các hộ tiêu
thụ.
+ Bộ phận quản lý trạm: quản lý toàn bộ các trạm biến áp từ 35KV trở
xuống của Công ty điện lực Phú Thọ. Bộ phận này có nhiệm vụ theo dâi, đề xuất
lập phương án đại tu, cải tạo các trạm biến áp, đưa ra các tham số vận hành kinh
tế cho các máy biến áp.
+Bộ phận thiết kế: thực hiện các hợp đồng kinh tế “tư vấn, thiết kế điện”
của đơn vị mình và các khách hàng.
b/ Phòng thanh tra an toàn: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty
sử dụng người lao động thực hiện đúng chế độ bảo hộ lao độ
ng và các quy phạm
27
của ngành điện. Thực hiện nhiệm vụ đôn đốc các phòng ban, điện lực,…kiểm tra
định kỳ và đề xuất về an toàn lao động đối với mọi đối tượng. Nghiên cứu, đề
xuất chế độ làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn cho người lao động. Tập huấn,
huấn luyện các an toàn viên theo định kỳ, bảo đảm cho lực lượng này có đầy đủ
nghiệp vụ
thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
c/ Phòng Điều độ: làm nhiệm vụ điều hành hoạt động cả hệ thống điện
bằng cách chỉ đạo trực tiếp qua điện thoại cho công nhân vận hành các trạm
trung gian, trạm 110 KV, thao tác đóng cắt khi sửa chữa, khi xảy ra sự cố và khi
mất cân đối về công suất, đồng thời nhận các thông số kỹ
thuật từ các trạm
35,110 KV báo về nhằm hạn chế thấp nhất việc mất điện lưới cao thế, bảo đảm
cho việc cấp điện được liên tục.
2.1.2.2.2. Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh
Thí nghiệm hiệu chỉnh do phòng Kế hoạch điều hành, nhằm phân phối
hợp lý khối lượng công việc cho phù hợp với chức nă
ng, nhiệm vụ của từng đơn
vị trong Công ty điện lực Phú Thọ đã được bố trí các lao động thích hợp.
Các đơn vị được nhận nhiệm vụ thường giao là: Đội Thí nghiệm, đội xây
dựng, Phân xưởng Cơ điện, các Điện lực.
Công việc chính của đơn vị này là sửa chữa kịp thời, nhanh gọn những đe
doạ xảy ra sự
cố, khắc phục các tồn tại sau khi sự cố xảy ra. Tất cả các đơn vị
làm việc trong trạm biến áp, dưới đường dây tải điện, phải chấp hành những quy
định nghiêm ngặt về quy trình, quy phạm trong ngành điện. Đó là: phải có phiếu
thao tác, lệnh đóng điện, lệnh cắt điện và sử dụng các loại biển cấm…
- Đội thí nghiệm: làm nhi
ệm vụ thử nghiệm thiết bị trước và sau khi lắp
đặt, thử nghiệm định kì các thiết bị điện đang hoạt động trên lưới.
- Phân xưởng Cơ điện: sửa chữa máy biến áp, gia công các cấu kiện bằng
thép hình, như: cột, xà, dàn, trạm.
2.1.2.2.3. Bộ phận phục vụ
Là bộ phận làm những công việc phục vụ cho quá trình sản xuất được tiế
n
hành một cách nhịp nhàng, liên tục.
28
- Phòng kế hoạch - vật tư: có chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư
khi các bộ phận quản lý vận hành, bộ phận sửa chữa, bộ phận kinh doanh bán
điện cần đến.
- Phân xưởng cơ điện: cung cấp đầy đủ các phương tiện vận tải cho các
bộ phận khác trong Công ty điện lực Phú Thọ.
- Phòng tổ ch
ức: có nhiệm vụ tham mưu, giúp giám đốc về tổ chức bộ
máy, quản lý, bố trí và sắp xếp lao động hợp lý, thực hiện chi trả lương và mọi
chế độ cho người lao động, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên.
- Phòng Tài chính- kế toán: chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính,
đảm bảo nhu cầu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý nguồn vốn cố
định, th
ực hiện có hiệu quả vốn lưu động và các loại vốn khác đúng với chính
sách Nhà nước. Thực hiện thanh, quyết toán, hạch toán hoạt động sản xuất kinh
doanh, giám sát hoạt động tài chính của các đơn vị cơ sở.
- Văn Phòng: thường trực giúp giám đốc giải quyết các công việc hành
chính và các yêu cầu đột xuất khi cần thiết. Có nhiệm vụ tiếp nhận công văn, thư
tín, báo chí từ ngoài cơ
quan đến và từ cơ quan đi, tổ chức hệ thống quản lý hồ
sơ lưu trữ, chuẩn bị các yêu cầu cần thiết phục vụ cho các hội nghị, thực hiện
công tác thanh tra bảo vệ.
2.1.2.2.4. Bộ phận kinh doanh bán điện
Làm nhiệm vụ khép kín khâu kinh doanh bán điện từ nhận đơn, văn bản
xin mua điện, treo tháo, lắp đặt công tơ tới việc ký kế
t hợp đồng mua bán điện,
ra hoá đơn tiền điện cho toàn bộ khách hàng mua điện, chốt số điện công tơ của
khách hàng và của Công ty điện lực Phú Thọ theo đúng quy trình kinh doanh
điện năng đúng chính sách, chế độ đảm bảo doanh thu, giảm tổn thất, giảm dư
nợ khách hàng, giải quyết đơn từ khiếu tố về công tác kinh doanh bán điện.
29
2.2. Tình hình tổn thất tại Công ty điện lực Phú Thọ trong giai đoạn 2010-
2013
2.2.1.Tình hình kinh doanh điện năng ở Công ty điện lực Phú Thọ trong
giai đoạn 2010- 2013
2.2.1.1. Đặc trưng phụ tải Công ty điện lực Phú Thọ
Khách hàng tiêu thụ điện của Công ty điện lực Phú Thọ được chia thành
05 thành phần sử dụng :
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản.
- Công nghi
ệp và xây dựng
- Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng
- Quản lý, tiêu dùng
- Hoạt động khác
Biểu đồ 01. Sản lượng điện thương phẩm của các thành phần sử dụng điện
650151596
630221634
693331890
0
100000000
200000000
300000000
400000000
500000000
600000000
700000000
2010 2011 2012
N«ng nghiÖp, ng-
nghiÖp
C«ng nghiÖp, X©y
dùng
Th- ¬ng NghiÖp, dÞch
vô
Qu¶n lý tiª u dï ng
Ho¹t §éng kh¸c
30
+ Năm 2011, sản lượng điện điện giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu . Đến năm 2012, nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nên
sản lượng điện tăng dần.
+ Các thành phần chiếm tỷ trọng lớn vẫn là Công Nghiệp -Xây Dựng (
năm 2012 chiếm 57,01% tổng thương phẩm ) và Quản lý tiêu dùng ( năm 2012
chiếm 38,93% tổng thương phẩm ).
Dưới đây là sản lượng điện thương phẩm của Công ty điện lực Phú
Thọ từ năm 2010 đến năm 2012 theo từng thành phần sử dụng:
Biểu 02. Sản lượng điện thương phẩm của các thành phần sử dụng điện
Đơn vị:KWh
Thành phần 2010 2011 2012
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
7.421.980 6.260.361 7.978.782
Công Nghiệp- Xây Dựng
650.151.596 630.221.654 693.331.880
Thươngnghiệp, khách sạn,
nhà hàng
10.395.795 10.730.531 12.268.180
Quản lý tiêu dùng
399.031.487 412.465.277 473.498.269
Hoạt động khác
26.060.917 26.775.880 29.066.239
Tổng điện thương phẩm
1.093.061.775 1.086.453.703 1.216.143.350
Như vậy, sản lượng điện thương phẩm năm 2012 tăng đáng kể so với các
năm trước đối với tất cả các thành phần sử dụng điện. Nguyên nhân là do kinh tế
tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung đang trên phục hồi sau cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2011. Với những vận hội thời cơ và thách thức mới, tình hình
sản xuất kinh doanh củ
a Công ty điện lực Phú Thọ diễn ra trong tình hình kinh
tế hết sức thuận lợi. Chính sự phát triển của các ngành kinh tế đã tạo đà cho
sản
lượng điện thương phẩm và doanh thu tiền điện của công ty tăng nhanh. Năm
2012, ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp mới xuất
31
hiện. Nguồn điện trên lưới ổn định hơn những năm trước, các trạm 110 KV
Trung Hà và Đồng Lạng được xây dựng phần nào giải quyết được sự quá tải
trên lưới trung áp. Năm 2012, là năm du lịch của tỉnh Phú Thọ, các lễ hội các
cuộc thi lớn đã diễn ra tại tỉnh. Bên cạnh đó tình hình kinh tế xã hội của tỉnh
đang trên đà phát triển mạnh…Đời số
ng của người dân ngày một cao hơn, các
thiết bị kỹ thuật hiện đại, các máy móc được sử dụng thay thế lao động chân tay.
Phú Thọ là tỉnh với hoạt động sản xuất công nghiệp là chủ yếu nên sản lượng
điện thương phẩm cho ngành công nghiệp là lớn nhất, đây chính là đối tượng
khách hàng chính của Công ty điện lực Phú Thọ.
Xét theo các khu vực, các vùng trong tỉnh, TP Việt Trì là nơi có khu công
nghiệp t
ập trung nhiều nhà máy lớn nên sản lượng điện thương phẩm của Điện
lực TP Việt Trì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ lượng điện thương phẩm
của Công ty điện lực Phú Thọ ( gần 50% ). Dưới đây là sản lượng điện thương
phẩm của Công ty điện lực Phú Thọ phần bổ theo vùng trong tỉnh từ năm
2010 đến Tháng 8/2013 :
Biểu 03. Sản lượng điện thương phẩm phân bổ theo vùng trong Tỉnh từ năm
2010- Tháng 8/ năm 2013.
Điện thương phẩm (kWh)
TT Đơn vị
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 8 THÁNG 2013
1 Cẩm Khê 27,569,799
32,248,785 38,009,853 29,251,824
2 Đoan Hùng 36,178,349
39,046,316 47,810,558 36,784,586
3 Hạ Hòa 27,245,158
30,918,355 35,407,360 27,063,448
4 Lâm Thao 64,062,514
56,925,478 65,235,699 48,301,218
5 Phù Ninh 65,230,625
76,921,998 117,894,603 99,046,784
6 TX Phú Thọ 48,447,922
51,941,102 58,267,009 43,045,126
7 Tân Sơn 13,892,377
16,469,316 20,106,234 13,858,696
8 Thanh Ba 103,772,404
113,309,161 114,281,067 82,230,500
9 Tam Nông 28,195,300
35,340,519 39,317,815 30,055,078
10 Thanh Sơn 43,016,897
50,603,491 75,006,312 42,923,201