Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ
6,564
190
95
12
hàng, việc ghi sai số công tơ, thu tiền điện không đúng kỳ hạn, giá điện
không phù hợp với loại điện sử dụng.
1.3.2.3. Tổn thất ở khâu tiêu thụ
Mức độ tổn thất ở khả năng này phụ thuộc vào khả năng sử dụng, điều
kiện trang bị các thiết bị phụ tải ở các hộ dùng điện. Nguyên nhân gây nên
t
ổn thất ở khâu này là việc sử dụng điện không hợp lý của các đối tượng sử
dụng điện.
Ví dụ: Trong các hộ sử dụng điện, nếu sử dụng dây dẫn không đủ lớn
so với phụ tải, cách điện không tốt trên các phần cách điện thì sẽ dẫn đến
mất mát điện năng.
Tất cả mọi t
ổn thất đều diễn ra phía sau đồng hồ đo đếm điện của cơ
sở kinh doanh điện, nên các thành phần, đối tượng sử dụng điện cần biết râ
nguyên nhân để giảm tổn thất cho chính mình bằng cách chọn phương thức
sử dụng hợp lý, tiết kiệm nhưng lại có hiệu quả nhất. Đối với ngành điện,
để giảm tỷ l
ệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân gây nên
tổn thất điện năng, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát
nhiều nhất.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng
Từ khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ, điện năng bị
tổn thất một lượng không nhỏ. Điện năng b
ị hao tổn do ảnh hưởng của rất
nhiều nhân tố. Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ xin đề cập đến nguyên
nhân dẫn đến tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối
điện năng.
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan
Để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường, các nhà máy
điện thường được xây dựng tại nơi có nguồn năng lượng: cơ nă
ng của dòng
nước, nhiệt năng của than đá, dầu má,…Do đó, phải truyền tải điện từ nhà
máy điện đến các nơi tiêu thụ. Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ hệ thống
điện. Hệ thống điện là tập hợp các Nhà máy điện, đường dây truyền tải
13
điện, mạng phân phối và các hộ dùng điện, nhằm thực hiện nhiệm vụ sản
xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng một cách tin cậy, kinh tế
và chất lượng đảm bảo.
Sơ đồ 02 . Sơ đồ hệ thống điện
1 2 3 4 5
Nhà máy điện Trạm tăng
Đường dây Trạm hạ áp Nơi tiêu thụ
tải điện
Phần hệ thống điện bao gồm các trạm biến áp và các đường dây tải
điện: gồm hàng chục các bộ phận rất đa dạng: máy biến áp, máy cắt, dao
cách ly, tụ bù, sứ xuyên thanh cái, cáp ngầm, cột, đường dây trên không;
phụ kiện đi nối dây dẫn và dây chống sét với cột, sứ cách điện,…Các bộ
ph
ận này đều phải chịu tác động của thiên nhiên ( gió, mưa, ăn mòn, băng
giá, sét, dao động, nhiệt độ, bão từ, rung động do gió, văng bật dây,…). Hệ
thống điện của nước ta phần lớn là nằm ở ngoài trời, do đó tất yếu sẽ chịu
ảnh rất lớn của điều kiện tự nhiên. Sự thay đổi, biến động của môi trường tự
nhiên có ảnh hưởng r
ất lớn tới tổn thất điện năng của ngành điện.
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên độ ẩm tương đối cao, nắng
lắm mưa nhiều đó gây không ít khó khăn cho việc bảo dưỡng thiết bị và vận
hành lưới điện. Các đường dây tải điện và máy biến áp đều được cấu thành
từ kim loại nên độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh b
ị ô xi hoá và như vậy
dẫn đến hiện tượng máy biến áp và dây tải điện sử dụng không hiệu quả nữa,
lượng điện bị hao tổn.
14
Mạng lưới truyền tải điện phải đi qua nhiều khu vực, điạ hình phức
tạp. Đồi núi, rừng cây,…nên khi sự cố điện xảy ra, làm tổn thất điện do
phóng điện thoáng qua cây cối trong hoặc gần hành lang điện, đốt rừng làm
rẫy trong hành lang điện. Địa hình phức tạp làm cho công tác quản lý hệ
thống điện, kiểm tra sửa chữa, x
ử lý sự cố gặp không ít khó khăn, nhất là
vào mùa mưa bão, gây ra một lượng tổn hao không nhỏ.
Thiên tai do thiên nhiên gây ra: gió, bão, lụt, sụt,…làm đổ cột điện,
đứt dây truyền tải, các trạm biến áp và đường dây tải điện bị ngập lụt trong
nước, làm cho nhiều phụ tải lưới điện phân phối bị sa thải do mạng điện hạ
áp bị hư hỏng, ảnh hưở
ng đến sản lượng truyền tải điện. Nhiệt độ môi
trường cao làm cho dây tải điện nóng hơn so với bình thường nên sản lượng
điện truyền tải không đạt chất lượng, bị hao hụt do toả điện ra bên ngoài.
Thiên tai do thiên nhiên gây nên tổn thất lớn đối với nền kinh tế nói
chung và ngành điện nói riêng. Đơn cử như trận lụt thế kỷ xảy ra tại các t
ỉnh
miền trung vào những tháng cuối năm 1999: một số trạm biến áp và đường
dây 110 KV bị ngập trong nước nhiều ngày liền, không thể vận hành được,
nhiều phụ tải trên lưới điện phân phối bị sa thải do mạng lưới điện áp bị hư
hỏng, ảnh hưởng nhất định đến sản lượng truyền tải điện; sự cố sạt lở
móng
trụ vị trí 371 đường dây 110 KV Huế - Đà Nẵng có nguy cơ gây sự cố lớn
cho hệ thống,… theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng trong ngành thì
những tổn thất của ngành do đợt thiên tai gây ra với 01 người chết, thiệt hại
về tài sản khoảng gần 30 tỷ đồng trong tổng số thiệt hại 3.300 tỷ đồng; có 55
vị trí cột điện, đường dây tải đ
iện 110- 220 KV, 24 cột đường dây 500 KV
Bắc Nam có nguy cơ bị đổ do xói lở trụ và hố móng; 124,5 km đường dây
cao, hạ thế và 61 trạm biến áp, dung lượng 22,380 KVA bị hư hỏng. Đặc
biệt là toàn bộ nhà máy thuỷ điện An Điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị
phá huỷ hoàn toàn.
15
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan
a/ Công nghệ trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống
truyền tải và phân phối điện năng
Trong quá trình phân phối và truyền tải điện năng thì tổn thất điện
năng là không tránh khỏi. Lượng tổn thất điện năng theo lý thuyết là lượng
tổn thất kỹ thuật - lượng điện năng tiêu tốn để phục vụ cho công nghệ truyền
tải điện. Lượng điện năng tiêu tốn cho công nghệ này lớn hay nhá đều phụ
thuộc vào trình độ k
ỹ thuật truyền tải. Do đó, nếu kỹ thuật công nghệ của
thiết bị càng tiên tiến thì sự cố càng ít xảy ra, và có thể tự ngắt khi sự cố
xảy ra,… dẫn đến lượng điện hao tổn càng ít. Để vận hành máy truyền tải
mất ít thời gian vận hành hơn, tốn ít năng lượng nên lượng điện mất mát
giảm. Ngược lại, thì lượng điệ
n tổn thất sẽ rất lớn. Chính điều này đã giải
thích tại sao ở các nước kém phát triển tỷ lệ tổn thất điện lại cao hơn rất
nhiều so với các nước phát triển.
Sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ: hệ thống điện chắp vá, tận dụng,
chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạ
ch trong hệ thống như với đủ mọi
dây dẫn tận dụng khác nhau,…Các bộ phận của hệ thống điện, với cùng thời
gian sẽ bị lão hóa. Thêm vào đó sự phát triển như vũ bão của khoa học-
công nghệ kéo theo sự tiên tiến, hiện đại hoá các thiết bị, máy móc trong
mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, nếu không
quản lý, bảo dưỡng, giám sát đổi mớ
i công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn
thất lớn. Những máy biến áp của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải
điện trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non
tải, dây dẫn không có tiết diện đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải
đường dây, công tơ cũ, lạc hậu, không hi
ển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản
làm cho người sử dụng dễ lấy cắp điện. Trong ngành điện, sự đổi mới kỹ
thuật không đồng bộ cũng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng. Ví dụ như hiện
nay, ngành điện đang cải tạo, đổi mới lưới điện để khắc ph
ục tình trạng quá
tải. Ngành điện đã thay các trạm biến áp có cấp điện áp 35 KV, 15 KV bằng
16
các máy biến áp có cấp điện áp 22 KV nhưng đường dây và các trạm phân
phối không được cải tạo đồng bộ dẫn đến tình trạng không khai thác được
cuộn 22 KV mà các cuộn 35, 15, 10, 6 KV vẫn bị quá tải. Như vậy, lượng
tổn thất vẫn bị tăng do chạy máy không tải và do một số trạm quá tải.
Tất cả những nhân tố trên đều dẫn đến tổn thất điện nă
ng. Muốn giảm
được lượng điện tổn thất này thì phải cải tiến kỹ thuật công nghệ truyền tải
nhưng phải cải tiến đồng bộ.
b/ Tổ chức sản xuất kinh doanh
Để quản lý tốt sản phẩm của mình, giảm lượng điện hao hụt trong quá
trình phân phối và truyền tải điện năng, người lao động đóng vai trò không nhỏ,
các công nhân, kỹ sư,…phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Phải
thông thạo về kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ về điện để tuyên truyền, hướng dẫn
cho khách hàng trong quá trình mua hàng và phương pháp sử dụng, nhấ
t là an
toàn điện, tránh xảy ra những tổn thất không đáng có. Phải thông thạo trong việc
sử dụng, kiểm tra các thiết bị điện thuộc phạm vi mình quản lý. Khi có sự cố xảy
ra: chập, cháy, nổ,…thì những cán bộ công nhân ngành điện phải được đào tạo
chính quy và có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tối thiểu. Trình độ cán bộ, công
nhân ngày càng cao thì xử lý các tình huống càng kịp thời, chính xác. Bên cạnh
đ
ó, việc bố trí đúng người, đúng việc trong ngành điện rất quan trọng, một mặt
giúp họ phát huy hết khả năng của mình, mặt khác đảm bảo được an toàn, bởi
ngành điện là ngành có yêu cầu cao về kỹ thuật. Được bố trí công việc phù hợp
giúp cho cán bộ, công nhân say mê, sáng tạo, tránh được các hành vi tiêu cực do
chán nản gây ra: làm việc thiếu nhiệt tình, không tận tuỵ hết lòng vì công việc,
khi có sự cố xảy ra, xử
lý chậm chạp, không đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật,
gây thiệt hại lớn; nhân viên ghi công tơ không đều đặn theo lịch hàng tháng, ghi
sai chỉ số, ghi chỉ số khống,…; hiện tượng cán bộ công nhân viên ngành điện
móc ngoặc với các hộ sử dụng điện, ghi sai chỉ số công tơ, thu tiền không đúng
kì hạn, tính sai giá điện, làm hợp đồng không đúng với thực tế sử dụng,…
17
Theo mô hình tổ chức quản lý điện hiện nay, tổn thất điện năng do Phòng
Kinh doanh ( hay điện lực ) chịu trách nhiệm về tổn thất. Các đội quản lý công
tơ và đội thu tiền điện không chịu trách nhiệm về tổn thất. Vì vậy, hiện nay
tình
hình tổn thất điện năng tương đối lớn. Người quản lý khu vực sẽ dễ không chịu
trách nhiệm v
ề tổn thất. Người quản lý khu vực sẽ dễ dàng cùng với hộ tiêu thụ
làm mất mát điện năng của Nhà nước. Do họ không chịu trách nhiệm về tổn thất
nên dẫn đến buông lỏng quản lý hộ tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ tiêu thụ câu,
nối trước công tơ làm thất thoát điện của Nhà nước. Mặt khác, các đơn vị
chuyên trách kỹ thuật và Phòng Kinh doanh có mố
i liên hệ ngang, do đó dẫn đến
sự chậm chạp trong việc xử lý sự cố vận hành mạng lưới, tạo nên tình hình phức
tạp trong công tác kinh doanh do luồng thông tin quá lớn, số đầu vào nhiều.
Vấn đề tổ chức sản xuất trong kinh doanh bán điện còn chưa hợp lý, dẫn
đến sự bất bình của người sử dụng điện. Đó là tình trạng: nhiều đường dây, trạm
là tài s
ản của khách hàng, ngành điện khai thác bán điện cho nhiều phụ tải khác
chưa làm được thủ tục bàn giao tài sản nên khi có sự cố đã xảy ra tình trạng đùn
đẩy trách nhiệm sửa chữa dẫn đến mất điện kéo dài của một số khách hàng. Thủ
tục, giấy tờ và thời gian lắp đặt công tơ kéo dài, hiện tượng tiêu cực của một
số
cán bộ công nhân viên ngành điện c
ấu kết với khách hàng để lấy cắp điện vì
mục đích vụ lợi vẫn còn phổ biến, nhiều nơi vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu,
phiền hà khách hàng, còn nhiều hiện tượng thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện
ghi chỉ số công tơ hoặc còn hiện tượng các đơn vị hạch toán sai trong công tác
kinh doanh. Chính sự bất bình này dẫn đến những hiện tượng tiêu cực của ngườ
i
sử dụng điện: câu móc trộm điện, quay ngược công tơ, vô hiệu hóa công
tơ,…dẫn đến tổn thất điện năng.
Vậy, để quản lý tốt sản phẩm của mình trong đó có giảm lượng điện năng
hao tổn thì việc tổ chức sản xuất hợp lý, tạo mối liên hệ cân đối, hài hoà giữa
các bộ phận, phải có một
đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nhiệm
cao với công việc là hết sức cần thiết. Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp
18
lý tất yếu dẫn đến hoạt động của ngành kém chất lượng, điện cung cấp không
đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, hao tổn điện năng nhiều.
c/ Quản lý khách hàng
Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh
tế xã hội. Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng, gắn với
đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa
dạng, thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, t
ừ
khách hàng chỉ tiêu thụ 2-3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng
triệu KWh/ tháng.
Khách hàng của ngành điện gồm sản xuất công nghiệp, sản xuất nông
nghiệp, thuỷ lợi, dịch vụ thương mại và sinh hoạt tiêu dùng ở đô thị, nông thôn
và miền núi. Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, mục tiêu
phát triển khách hàng của ngành là:
- Hướng phát triển khách hàng vào các thành phần công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ thương mạ
i, nhất là các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài,
các xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Đây là những khách hàng sử dụng nhiều
điện, giá bán cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng doanh thu của ngành.
- Đối với những khách hàng khác, hướng việc phát triển khách hàng vào
các khu dân cư tập trung dọc trục đường giao thông, gần với lưới điện, có thể
giảm bớt kinh phí đầu tư mà vẫn bán được điệ
n.
Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên
việc quản ký khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn. Quản lý
khách hàng không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán
chưa đầy đủ, tên người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ
không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất thu tiền đ
iện. Quản lý khách hàng theo
từng khu vực, phân loại khách hàng theo từng đặc điểm sẽ giúp cho việc ghi
công tơ và thu ngân được đúng tiến độ, không quá hạn lịch ghi công tơ hàng
tháng, công việc này góp phần giảm tổn thất điện năng một cách đáng kể.
19
Khách hàng được quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành điện nắm
vững được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù hợp, khi
có sự cố xảy ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện pháp xử lý hợp
lý, kịp thời.
Quản lý khách hàng thông qua quản lý công tơ các hộ sử dụng điện; các
công tơ chết cháy không
đạt chất lượng phải được thay kịp thời. Các hình thức
vi phạm hợp đồng sử dụng điện phải bị xử phạt nghiêm minh.
Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc
giảm tổn thất điện năng của ngành điện.
1.4. Chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất
1.4.1. Chỉ tiêu tổn thất điệ
n năng biểu hiện dưới hình thái hiện vật
Để phản ánh mức độ tổn thất điện năng dưới hình thái hiện vật, ta có công
thức tính:
Kt =
%100*
Qs
QshQs
−
Trong đó:
Kt : Tỷ lệ tổn thất điện năng (%)
Qs : Điện nhận đầu nguồn có tổn thất (KWh).
Qsh :Điện năng thương phẩm mà công ty Điện lực cung cấp cho các hộ
tiêu dùng và thu tiền điện (KWh).
Tỷ lệ hao hụt hay tổn thất điện năng được chia thành các loại sau:
- Tỷ lệ hao hụt điện năng theo
định mức ngành: do nền kinh tế nước ta phát
triển còn chậm, đồng thời khả năng vốn cũng hạn chế nên mức tổn thất sẽ lớn.
Do công nghệ sản xuất lạc hậu, lưới điện vận hành chắp vá nên tỷ lệ hao hụt
định mức của ngành cho phép từ 10-15%, tuỳ từng địa phương, khu vực và tính
chất phức tạp của phụ tải.
- T
ỷ lệ tổn thất điện năng thực tế phát sinh trong quá trình vận hành: Do
đặc điểm điện năng là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, không có khả năng tích
20
trữ nên quá trình diễn biến trong khâu sử dụng, vận hành, các nhân tố gây nên
tổn thất là tất yếu, không thể tránh khỏi.
Trong từng thời kỳ, căn cứ vào trình độ công nghệ của thiết bị truyền tải
và tuỳ thuộc vào mạng lưới của từng điện áp mà tỷ lệ tổn thất điện năng là khác
nhau.
Trên cơ sở phân tích thực trạng của mạng lướ
i điện, trình độ quản lý và
đặc điểm của các hộ tiêu thụ dùng điện, Tổng công ty Điện Lực Miền Mắc đã
giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng kỳ. Đây là một trong những chỉ tiêu có tính pháp
lệnh, đòi hỏi phải phấn đấu thực hiện.
1.4.2. Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái giá trị
Chỉ tiêu này đượ
c xác định trên cơ sở lượng điện năng bị tổn thất trên hệ
thống của ngành quản lý và được tính theo công thức :
Ktg =
%100*
*
*)(
GQs
GQshQs
−
Trong đó:
Qs: Điện nhận đầu nguồn có tổn thất (KWh)
Qsh: Điện năng thương phẩm mà Điện lực cung cấp cho các hộ tiêu
dùng và thu tiền điện (KWh).
G :Đơn giá bán sản phẩm điện bình quân (đ/KWh).
Ktg: Tỷ lệ tổn thất về mặt giá trị (%).
Giá trị tổn thất điện được tính theo công thức:
G
H
= ( Qs – Qsh)*G
G
H
: Giá trị tổn thất điện năng ( đồng ).
Như vậy, tỷ lệ tổn thất điện năng về mặt giá trị phụ thuộc vào nhiều yếu
tố:
+ Sản lượng điện nhận đầu nguồn mà Điện lực có trách nhiệm quản lý,
truyền tải, phân phối và bán điện cho các hộ tiêu dùng hay còn gọi là điện nhận
có tổ
n thất.
21
+ Mức giá bán điện: Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ tổn
thất điện năng. Trong thời gian qua, sự biến động về giá là rất lớn. Có những
thời kỳ, ở giai đoạn đầu giá bán điện chỉ có 0,6 đ/KWh và trong thời gian dài,
giữ mức giá điện là 41 đ/KWh. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, sự biến độ
ng về
giá bán điện là rất lớn. Điều đó thể hiện qua số liệu thống kê đối với từng loại
giá điện.
1.5. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng
Giảm tổn thất điện năng là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với ngành
điện, không chỉ đối với riêng ngánh
điện Việt Nam mà đối với ngành điện các
nước trên thế giới. Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa to lớn đối với nền
kinh tế quốc dân.
Theo EVN, năm 2003 Việt Nam giảm được 1% điện năng tổn thất sẽ tiết
kiệm được 237.400MW, tương ứng với gần 179 tỷ đồng (tổng sản lượng điện
phát ra năm 2003 là 7.2 tỷ KWh).
Ngành điện là một ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm điện nên muốn
tiếp tục duy trì và phát triển thì ngành điện phải có lợi nhuận để thực hiện tái
đầu
tư mở rộng để phát triển. Nếu sản phẩm điện mua về từ các nhà máy phát điện,
trong quá trình truyền tải và phân phối bị tổn thất 100% thì các Công ty kinh
doanh điện sẽ không có l
ợi nhuận, thâm hụt ngân quỹ do chỉ có đầu ra mà không
có đầu vào và các Công ty kinh doanh thuộc ngành điện sẽ nhanh chóng bị phá
sản, không tồn tại.
Trong trường hợp lượng điện tổn thất với tỷ lệ cao. Do đây chính là một
bộ phận cấu thành nên chi phí sản phẩm, nên khi tỷ lệ tổn thất cao tất yếu sẽ
dẫn
đến giá thành điện cao. Công ty kinh doanh điện muốn có lợi nhuận
để thực hiện
tái đầu tư thì giá bán phải cao hơn giá thành sản phẩm, giữa giá bán và giá
thành
là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Giá bán điện cao, theo quy luật cung- cầu, dẫn đến
sản lượng điện tiêu thụ giảm. Đối với ngành điện, đây là một thiệt hại lớn,
ngành
sẽ thu hồi vốn lâu, như vậy, việc sử dụng đồng vốn không hiệu quả, tấ
t yếu dẫn
đến phá sản. Nền kinh tế quốc dân cũng bị thiệt hại rất lớn, bởi ngành điện có