Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ
6,555
190
95
2
Luận văn tốt nghiệp “ Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm
tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Phú Thọ ” là một đề tài nghiên cứu
dựa trên cơ sở thực tiễn và lý luận về công tác quản lý
với mục đích góp phần
hoàn thiện hơn nữa các giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực
Phú Thọ.
Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu là tình hình tổn thất điện năng của công ty Điện lực
Phú Thọ và các biện pháp của công ty nhằm giảm tổn thất điện năng.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận vă
n sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích nhằm đưa
ra các nhóm giải pháp để giải quyết vấn đề được đặt ra như: Phân tích thực tế,
so
sánh, tổng hợp, thu thập và sử lý số liệu…
Mục tiêu của luận văn:
Vận dụng lý thuyết về tổn thất điện năng và trên cơ sở hiện trạng lưới
điện do Công ty Điện lực Phú Thọ quản lý
đề xuất một số giải pháp giảm tổn
thất điện năng cho Công ty Điện lực Phú Thọ.
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 03 chương:
Chương I: Cơ sở của vấn đề quản lý tổn thất Điện năng trong ngành Điện
Chương II: Phân tích th
ực trạng tổn thất điện năng tại Công ty điện lực
Phú Thọ
Chương III: Một số giải pháp giảm tổn thất Điện năng tại Công ty điện
lực Phú Thọ.
3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
TRONG NGÀNH ĐIỆN
1.1. Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành điện
Ngành điện là một ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ
nền kinh tế xã hội. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: phát huy
sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghi
ệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đến năm 2010 phải
vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển xây dựng nền tảng
để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để thực hiện mục tiêu trọng đại này, ngành điện ph
ải đi trước một bước.
Trong bất cứ tình huống nào điện cũng phải bảo đảm cho yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tất cả
các nước phát triển đều dựa trên cơ sở điện khí hóa. Khi khoa học càng phát
triển thì vai trò của điện khí hóa càng rõ nét.
Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, việc sản xu
ất và tiêu dùng diễn ra
đồng thời. Khi tiêu thụ, điện năng được chuyển hoá thành các dạng năng
lượng khác nhau như: nhiệt năng, cơ năng, quang năng,…thoả mãn các nhu
cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong xã hội. Chính vì tính
chất đặc biệt của sản phẩm điện nên quá trình sản xuất kinh doanh cũng có
những khác biệt so với những lĩnh vực kinh doanh khác.
Trong kinh doanh hàng hoá thông thường, khâu đầu tiên là mua và nhận
hàng , khâu cuối cùng là bán và xu
ất hàng. Còn trong kinh doanh điện năng,
khâu đầu tiên chính là quá trình ghi điện đầu nguồn ( do Tập đoàn điện lực
Việt Nam bán ) và khâu cuối cùng chính là quá trình ghi điện từ các đồng hồ
đo điện tại từng nhà hoặc hiện trường của khách hàng. Do việc mua và bán
4
diễn ra đồng thời và ở nhiều nơi nên không thể quan sát toàn diện và rất khó
khăn cho quá trình quản lý.
Về phương tiện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, ở những ngành
kinh doanh thông thường, người bán có thể dùng phương tiện đo đếm chung
để cân, đong, đo đếm hàng hoá cho khách hàng, còn trong kinh doanh điện
năng, đồng hồ đo điện là phương tiện đặc biệt dùng để đo lườ
ng lượng điện
khách hàng đã tiêu thụ tương tự như cân, thước đo,…và mỗi khách hàng
phải dùng đồng hồ riêng, nên tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn. Vì thế,
chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán
ra.
Khác với những loại hàng hoá thông thường, sản phẩm điện được khách
hàng tiêu thụ trướ
c sau một thời gian mới ghi nhận và tính toán lượng điện
năng khách hàng đã tiêu dùng. Quá trình ghi nhận số liệu điện năng tiêu thụ
đó được chuyên biệt hoá thành công tác ghi chỉ số công tơ. Vì vậy, trong
kinh doanh bán điện xuất hiện nhu cầu cần phải có những biện pháp quản lý
chặt chẽ quá trình ghi chỉ số công tơ.
Thời điểm lập hoá đơn, thu tiền và tiêu thụ hàng hoá trong kinh doanh
điện cũ
ng mang tính chất đặc thù. Đối với những hàng hoá thông thường,
hầu như chỉ sau khi tập hợp hoá đơn, xuất kho và thu tiền, khách hàng mới
được tiêu dùng hàng hoá. Đối với sản phẩm điện, khách hàng tiêu dùng xong
mới lập hoá đơn và thu tiền, trong khi đó phải bá ra chi phí lưu thông trước.
Nếu thu nhanh được tiền, tức là quay nhanh vòng vốn kinh doanh. Chính vì
vậy, trong kinh doanh điện xuất hiện nhu cầu quản lý chặt khâu thu tiền và
rút ngắn thời gian khách hàng nợ.
Giá cả trong kinh doanh điện năng cũng khác nhau. Với hàng hoá thông
thường, giá mua hàng và giá bán hàng do thị trường quyết định. Còn trong
kinh doanh điện, một mặt do điện năng là một loại vật tư kỹ thuật có tính
chiến lược, mặt khác do nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN, nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đang trong giai đoạn hình
5
thành và phát triển, nên Nhà nước còn phải có những điều tiết nhất định,
trong đó có giá mua và giá bán điện. Bên cạnh đó, bán điện cho khách hàng
còn được điều chỉnh bởi mục đích sử dụng ( dùng cho sinh hoạt và hộ gia
đình, dùng cho sản xuất và cơ quan hành chính sự nghiệp hay dùng để chạy
bơm thuỷ lợi, tưới tiêu nước phục vụ sản xuất công nghiệp,…) và sản lượng
điệ
n mà khách hàng tiêu thụ.
Biểu 01. Giá bán lẻ điện sinh hoạt
STT Mức sử dụng của một hộ trong tháng
Giá bán điện
(đồng /kWh)
1 Cho 50kWh ( cho hộ nghèo và thu nhập thấp ) 993
2 Cho kWh từ 0-100 ( cho hộ thông thường ) 1418
3 Cho kWh từ 101-150 1622
4 Cho kWh từ 151-200 2044
5 Cho kWh từ 201-300 2210
6 Cho kWh từ 301-400 2361
7 Cho kWh từ 401 trở lên 2420
( theo điều 11 thông tư số 19/2013/BCT ngày 21/07/2013 của Bộ công thương
quy định giá bán điện và hướng dẫn thực hiện )
Theo biểu giá trên, đối với điện bán lẻ sinh hoạt, khách hàng càng mua
nhiều điện thì càng phải trả giá cao hơn, khác với các loại sản phẩm hàng
hóa khác là càng mua nhiều càng được khuyến khích, giảm giá, khuyến
mại,… Nói cách khác, hiện nay khách hàng sử dụng điện sinh hoạt chưa
được khuyến khích tiêu thụ
điện năng.
Đối với hàng hoá thông thường, hàng hoá lưu kho lâu ngày có thể bị hư
háng, biến chất nhưng thường vẫn tồn tại ở những dạng có thể quan sát
được. Ngược lại, trong kinh doanh bán điện, có một lượng điện tổn thất mà
chúng ta không thể thấy được, bao gồm tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ
thuật. Nếu như tổn thất kỹ thuật là tất yếu, phụ thuộc và tình trạng lưới điện
thì tổn thất phi kỹ thuật là hoàn toàn do chủ quan của những người làm công
6
tác sản xuất kinh doanh: bị ăn cắp điện, tính toán điện năng trên hóa đơn
sai,…tuy nhiên, điều khó khăn là phân biệt được chính xác hai loại tổn thất
này vì hầu như không bao giờ biết được có tổn thất phi kỹ thuật hay không ?
Điện năng vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư liệu tiêu dùng. Sản phẩm
điện đặc biệt ở chỗ, nó ít có khả nă
ng lựa chọn khách hàng. Khách hàng sử
dụng cũng rất đa dạng, từ những khách hàng vài kWh/ tháng ( hộ dân dùng
điện sinh hoạt ) đến những khách hàng vài triệu kWh/ tháng ( các công ty
sản xuất lớn như các nhà máy xi măng, luyện kim ...). Điện luôn gắn bó với
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thân thiết trong sinh hoạt hàng ngày
của toàn xã hội.
Tính chất đặc biệt trong kinh doanh điện năng cho thấy quản lý kinh
doanh điện nă
ng thực sự là phức tạp. Mọi chiến lược kinh doanh luôn phải
xuất phát từ những đặc thù đó mang lại năng xuất và hiệu quả tối ưu cho
ngành điện: tăng doanh thu để tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo tiết kiệm
điện đến mức tối đa.
1.1.2.Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân
Năng l
ượng mà đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển ngành điện luôn phải đi trước một
bước và đã được Nhà nước ta nhiều năm nay rất quan tâm.
Đại hội Đảng lần thứ IX đã định ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010- 2012: “phát huy mọ
i
nguồn lực để phát triển sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại
hoá…tập trung sức cho mục tiêu đạt tốc độ phát triển kinh tế bình quân từ 7-
8%…”.Để thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên, Đại hội Đảng lần thứ IX
cũng nêu rõ “ngành Điện phải tăng nhanh nguồn điện, hoàn thành và xây
dựng một số cơ sở phát điện l
ớn để tăng thêm khoảng 45 –50 tỷ KWh điện
công suất huy động đến năm 2005 và gối đầu khoảng 70-80 tỷ KWh cho giai
đoạn 2005-2010”. Đồng bộ với nguồn, có chính sách và biện pháp tích cực,
hữu hiệu để sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm.
7
Từ phương hướng và nhiệm vụ nêu trên, qua thực tế, giúp ta thấy râ
được rằng sản phẩm điện là giá trị đầu vào, nó tham gia, có mặt trong tất cả
các hoạt động kinh tế – xã hội của cả nước; giá thành điện ảnh hưởng trực
tiếp đến giá thành các loại sản phẩm của nền kinh tế; lượng điện năng có
liên quan mật thiết đến chất lượng các loạ
i sản phẩm có quy trình sản xuất
sử dụng điện.
Thật vậy, ở lĩnh vực kinh tế, điện năng giúp cho sản xuất công nghiệp
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, giảm bớt sức lao động của con
người. Đặc trưng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại hoá là tự động hoá.
Muốn tự động hoá, các nhà máy ph
ải chạy bằng điện. Điện năng giúp cho
việc đảm bảo tưới tiêu, thuỷ lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh
vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, điện là thành phần không thể thiếu để đẩy
mạnh hoạt động này phát triển.
Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, điện phục vụ cho các công trình công
cộng, phục vụ chiếu sáng sinh hoạ
t, cung cấp thông tin, nâng cao dân trí,
góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội, giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa
học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, điện năng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại
hoá đất nước, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân cả nước
nói chung và vùng sâu, vùng xa, miề
n núi nói riêng. Do đó, ngành điện phải
nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách phải đầu tư nhiều thiết bị kỹ thuật
thích hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải.
1.2.Yêu cầu cơ bản của việc quản lý kinh doanh điện năng
1.2.1. Nội dung công tác truyền tải và kinh doanh điện năng
Công tác kinh doanh trong ngành điện bao gồm các n
ội dung:
+ Truyền tải điện từ Nhà máy sản xuất điện đến các trạm hạ áp, trạm
biến áp rồi đến các hộ tiêu dùng.
+ Ký kết hợp đồng cung ứng sử dụng điện.
8
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng.
+ Đặt và quản lý công tơ.
+ Ghi chỉ số điện năng tiêu thụ.
+ Làm hoá đơn.
+ Thu tiền điện.
+ Phân tích kết quả kinh doanh điện năng.
Sơ đồ 01. Sơ đồ biểu diễn tiến trình công tác kinh doanh điện năng.
1.2.2. Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện
năng
Việc quản lý quá trình truyền tải và phân phối điện năng phải đạt được
một số yêu cầu cơ bản:
ThiÕt kÕ vµ
x©y dùng
c«ng tr×nh
Hî
p
®ån
g
cun
g
øng sö dông
®iÖn
B¸n ®iÖn
Ghi
®iÖn
Ho¸
®¬n
Thu
tiÒn
KW tù dïng vµ tæn
thÊt trong truyÒn t¶i
KW tæn thÊt
trong ph©n phèi
vµ k
inh
doanh
cÊp
®iÖn
míi
Ng©n
hµng
C©n ®èi gi÷a cung vµ cÇu QuyÕt to¸n ®iÖn n¨ng
KW ph©n
phèi
KW th−¬ng
phÈm
Ng©n hµng thanh to¸n
(§èi víi hé sö dông ®iÖn c¬ quan)
9
- Điện năng phải cung cấp liên tục. Mất điện sản xuất sẽ bị đình trệ.
Mất điện đột ngột, thiết bị và sản phẩm có thể bị hư hỏng. Điện cung cấp
cho các hộ tiêu dùng phải đảm bảo chất lượng điện năng.
- Bảo đảm tính an toàn cho sản xuất và tiêu thụ đối với thiết b
ị tiêu
thụ điện: điện áp cung cấp phải ổn định, tần số dòng điện phải ổn định. Vì
hệ thống điện là một hệ thống khép kín và thống nhất, có tính đồng bộ cao
từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nếu chỉ cần một khâu nào đó trong dây
truyền sản xuất bị sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớ
n đến toàn bộ hệ thống.
- Bảo đảm công tác quản lý trong quá trình truyền tải và phân phối
điện năng : giảm lượng tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân
phối kinh doanh điện năng.
Nếu khâu quản lý tốt sẽ giảm được chi phí đầu vào của quá trình sản
xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành của 1kWh điện, dẫn đến giảm giá
bán điện, tạ
o điều kiện cho việc hạ chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất
và giảm chi phí cho các hộ tiêu dùng điện sinh hoạt, góp phần thúc đẩy nền
sản xuất phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân.
1.3. Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện
năng
1.3.1. Khái niệm tổn thất điện năng
Hiệu số giữ
a tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với
tổng lượng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời
gian được xem là mất mát (tổn thất ) điện năng trong hệ thống truyền tải.
Lượng tổn thất được tính bằng công thức:
∆Q =Q
SL
- Q
HTD
Trong đó:
∆Q : Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn
phát đến các hộ tiêu thụ (đơn vị: KWh).
Q
SL
: Sản lượng điện đầu nguồn (đơn vị: KWh).
10
Q
HTD
: Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ tiêu
dùng (đơn vị: KWh).
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn
thất về mặt hiện vật nhân với giá điện bình quân của một KWh điện trong
khoảng thời gian đó:
G
H
=P
tb
*∆Q
Trong đó:
G
H
: giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,… )
∆ Q: lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị : KWh )
P
tb
: giá điện bình quân 1 KWh (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,… )
Tổn thất điện năng, như đã trình bày, là lượng tổn thất trong tất cả các
khâu từ khâu sản xuất (phát điện) truyền tải phân phối điện (quá trình lưu
thông) đến khâu tiêu thụ.
1.3.2. Phân loại tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng nói chung bao gồm:
- Tổn thất
điện năng trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện).
- Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng.
- Tổn thất điện năng trong quá trình tiêu thụ.
1.3.2.1. Tổn thất trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện)
Trong quá trình sản xuất điện, phải sử dụng các máy phát điện. Do
không sử dụng đồng bộ hệ thống máy phát đi
ện nên không phát huy được
hết công suất của máy móc và hiệu quả kinh tế không cao. Do máy phát
không phát huy được hết công suất nên một lượng điện cũng đã bị tổn thất.
1.3.2.2. Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, người ta chia tổn
thất thành 02 loại: Tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
a/ Tổn thất kỹ thuật.
Tổn thất kỹ thuật là số lượng điện năng bị mất mát, hao hụt dọc đường
dây trong quá trình truyền tải điện từ nguồn điện đến hộ tiêu thụ, bao gồm
11
tổn hao trên đường dây, tổn hao trong máy biến áp ( cả tăng và giảm áp ),
tổn hao trong các đường cấp và tổn hao trong các cuộn của đồng hồ đo đếm.
Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất
truyền tải điện. Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản
suất hay kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt thì có thể tránh đượ
c tình
trạng hao phí thất thoát. Nhưng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện
năng thì đây là một tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khái vì phải có
một lượng điện năng phục vụ cho công nghệ truyền tải điện. Chúng ta có thể
giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật nhưng không
thể giảm tớ
i 0. Ở mỗi trình độ khoa học kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất
này có thể giảm tới một lượng tối thiểu để đảm bảo công nghệ truyền tải.
Thông thường, trong tổng điện năng tiêu thụ để phục vụ công nghệ
truyền tải gồm khoảng 65% tiêu tốn trên đường dây, 30% trong máy biến áp,
còn trong các phần tử khác của mạng ( cuộn điệ
n kháng, thiết bị bù, thiết bị
đo lường,…) chiếm khoảng 5%.
Bắt nguồn từ sai sót trong tổ chức quản lý kinh doanh điện, dẫn tới sai
sót trong đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện. Tổn thất kỹ thuật xảy ra ở trên
các đường dây, trong máy biến áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của
đường dây và máy biến áp.
Chúng ta có thể tham khảo về tỉ lệ t
ổn thất kỹ thuật ở một số nước : các
nước phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến: Mỹ, Singapoer,…thì tỷ
lệ
này là 4%. Các nước trong khối ASEAN tỷ lệ tổn thất là 6,7%, các nước chậm
phát triển thì tỷ lệ này là 20-30%.
b/ Tổn thất thương mại
Là lượng điện tổn thất trong quá trình phân phối điện đến người tiêu
dùng do vi phạm quy chế sử dụng điện. Đó là lượng điện bị tổn hao do tình
trạng các tập thể, xí nghiệp, hộ tiêu thụ lấy cắp điện, khách hàng bị bá sót,
đội ngũ cán bộ quản lý yếu kém hoặc cố ý móc ngoặc thông đồng với khách