Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nhận dạng và phân tích rủi ro tài chính đến dự án xây dựng – Điển hình bệnh viện công nghệ cao
1,702
277
136
___________________________________________________________________________
109
CHƢƠNG 6:
BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ RỦI RO. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Tìm hiểu, đánh giá và Đề xuất các biện pháp ứng phó Rủi Ro.
- Đối với rủi ro định tính: để có thể đƣa ra các biên pháp ứng phó rủi ro tốt
nhất
chúng ta phải dựa vào kết quả khảo sát đánh giá xác suất xảy ra, mức độ ảnh
hƣởng và
điểm xếp hạng của yếu tố rủi ro, thời điểm xảy ra yếu tố rủi ro đó, kết quả phân
tích
nhân tố chính để nhóm nhân tố.
- Đối với biến định lƣợng: dựa vào bảng độ nhạy của các biến yếu tố, chọn
những biến ảnh hƣởng lớn đến yếu tố mà chúng ta muốn đánh giá. Để yếu tố đánh
giá
(ví dụ nhƣ IRR theo quan điểm chủ sở hữu) đạt đƣợc mong muốn của chủ đầu tƣ thì
những biến có ảnh hƣởng lớn trên phải tối thiểu bao nhiêu, để đƣợc điều đó chúng
ta
phải vạch ra phƣơng án kinh doanh nhƣ thế nào để đảm bảo dự án đạt đƣợc điều chủ
đầu tƣ mong muốn.
- Trong khi phân tích cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phƣơng pháp
ứng phó rủi ro này dựa vào kết quả trên. Ngoài những yếu tố tham khảo trên tác
giả
còn tham khảo thêm nghiên cứu của Shou Qing Wang, Mohammed Fadhill và
Muhammad you Aguria (2004) “Xây dựng mô hình quản lý rủi ro cho dự án xây dựng
ở đất nƣớc đang phát triển”.
6.1.1 Ứng phó Rủi Ro biến định tính.
Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích nhân tố số liệu đƣợc chia làm 8 nhóm- giải
thích
đƣợc 69.6% biến thiên của các quan sátgồm các nhóm:
- Nhóm 01: Công tác quản lý và lựa chọn các nhà thầu tham gia dự án.
Nhóm này gồm 07 nhân tố rủi ro sắp xếp theo bảng:
TT
Nhân tố rủi ro
1
Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng không đáp ứng năng lực
2
Lựa chọn nhà thầu thi công M&E không đáp ứng năng lực
3
Lựa chọn các đơn vị Tƣ vấn không đáp ứng năng lực (Thiết kế, giám sát, …)
4
Lập tiến độ thi công không hợp lý, tiến độ kéo dài
___________________________________________________________________________
110
5
Lựa chọn biện pháp thiết kế thi công không phù hợp, không tối ƣu
6
Thủ tục thanh toán, giải ngân chi phí cho Nhà thầu chậm.
7
Lựa chọn nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị Y tế chuyên dụng không đáp ứng
năng lực
- Nhóm 02: Các ảnh hƣởng, biến động liên quan đến dự án. Nhóm này
gồm 03 nhân tố rủi ro sắp xếp theo bảng:
TT
Nhân tố rủi ro
1
Ảnh hƣởng của thủ tục hành chính pháp lý – giai đoạn thi công
2
Biện pháp đánh giá lập hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng
3
Biến động tỉ giá đến chi phí thiết bị Y tế phục vụ khám chữa bệnh
- Nhóm 03: Công tác ƣớc lƣợng, đánh giá chi phí dự án. Nhóm này gồm
03 nhân tố rủi ro sắp xếp theo bảng:
TT
Nhân tố rủi ro
1
Ƣớc lƣợng và đánh giá chi phí mặt bằng không hợp lý
2
Chất lƣợng công tác tƣ vấn đánh giá tác động môi trƣờng (xử lý chất thải, rác
y tế, …)
3
Ƣớc lƣợng chi phí xây dựng và thiết bị không phù hợp
- Nhóm 04: Chất lƣợng tƣ vấn thiết kế. Nhóm này gồm 02 nhân tố rủi ro
sắp xếp theo bảng:
TT
Nhân tố rủi ro
1
Chất lƣợng tƣ vấn thiết kế kết cấu, kiến trúc (không phù hợp với yêu cầu về
công năng của bệnh viện: phòng X- quang, phòng mỗ,…)
2
Chất lƣợng tƣ vấn thiết kế M&E thiếu chi tiết (không phù hợp với yêu cầu về
công năng của bệnh viện)
- Nhóm 05: Năng lực tổ chức thi công của Nhà thầu thi công. Nhóm này
gồm 02 nhân tố rủi ro sắp xếp theo bảng:
___________________________________________________________________________
111
TT
Nhân tố rủi ro
1
Năng lực Nhà thầu không đáp ứng quy mô công trình (thiết bị thi công lạc
hậu, nhân lực thiếu và yếu,…) làm ảnh hƣởng đến tiến độ thanh toán
2
Ảnh hƣởng của công tác an toàn lao động, PCCC làm ảnh hƣởng đến tiến độ,
phát sinh chi phí khắc phục
- Nhóm 06: Lập và triển khai phương án huy động nguồn vốn cho Dự án.
Nhóm này gồm 02 nhân tố rủi ro sắp xếp theo bảng:
TT
Nhân tố rủi ro
1
Lựa chọn phƣơng án huy động nguồn vốn gặp nhiều khó khăn (vốn chủ sở
hửu tự có, vốn vay, vốn khai thác dịch vụ, …)
2
Thủ tục hành chính, pháp lý – giai đoạn lập Dự án đầu tƣ
- Nhóm 07: Công tác kiểm tra thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế. Nhóm
này gồm 02 nhân tố rủi ro sắp xếp theo bảng:
TT
Nhân tố rủi ro
1
Cơ sở lập dự toán các chi chí chƣa phù hợp
2
Sai sót trong thẩm định và phê duyệt thiết kế
- Nhóm 08: Phƣơng pháp lập chi phí thi công xây dựng (giai đoạn lập Dự
án). Nhóm này gồm 02 nhân tố rủi ro sắp xếp theo bảng:
TT
Nhân tố rủi ro
1
Biện pháp lập chi phí M&E chƣa phù hợp (tính suất đầu tƣ, sót hạng mục, …)
2
Phƣơng pháp lập chi phí xây dựng chƣa phù hợp (tính suất đầu tƣ, sót hạng
mục, …)
1. Công tác quản lý và lựa chọn các nhà thầu tham gia dự án:
- Lựa chọn các đơn vị nhà thầu không đáp ứng năng lực:
Công trình xây dựng là sản phẩm đƣợc xây dựng theo thiết kế; tạo thành
bởi hao phí lao động của con ngƣời, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công
trình, đƣợc liên kết định vị với đất, có thể bao gồm cả phần dƣới mặt đất, phần
___________________________________________________________________________
112
trên mặt đất, phần dƣới mặt nƣớc và phần trên mặt nƣớc. Công trình xây dựng
rất đa dạng, bao gồm công trình công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao
thông, thuỷ lợi, năng lƣợng và các công trình khác.Việc thực hiện các gói thầu
xây dựng đồng nghĩa với việc tạo lập các công trình xây dựng.
Các đặc điểm trên cho thấy, để đánh giá đúng đắn các hồ sơ dự thầu xây
lắp thì việc làm rõ, chứng minh đƣợc sự phù hợp giữa các giải pháp thực hiện
gói thầu với các đề xuất của nhà thầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Yêu cầu
đặt ra là tổ chuyên gia phải đánh giá đƣợc “cách thức nhà thầu sẽ làm ra sản
phẩm xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tƣ”.
Ở khía cạnh thực tế, trong lựa chọn nhà thầu xây lắp, việc chƣa chú
trọng đúng mức tới các đề xuất về giá và tiến độ của nhà thầu, còn nặng về
đánh giá hình thức biểu hiện của các nội dung kê khai có thể dẫn đến nhiều
trƣờng hợp nhà thầu đƣợc chọn do kê khai “đẹp” hơn là lợi thế về giải pháp kỹ
thuật và sự cạnh tranh về giá, tiến độ.Bởi vậy, nguyên lý cần phải khẳng định
trong đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng là các giải pháp kỹ thuật của nhà thầu
đƣợc dùng để minh chứng cho sự phù hợp với các đề xuất về giá dự thầu, tiến
độ và chất lƣợng. Cách đánh giá này sẽ hạn chế đƣợc tình trạng kê khai hồ sơ
“đẹp”, tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất cho chủ đầu tƣ, dự án. Đối với các gói thầu lớn, độ phức tạp cao thì có thể
cho phép nhà thầu có những sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng tốt hơn
yêu cầu của gói thầu. Tuy nhiên, để tránh tuỳ tiện thì chủ đầu tƣ phải ghi rõ
vấn đề này trong hồ sơ mời thầu.
Khi nhìn nhận một cách cặn kẽ thì các văn bản về đấu thầu hiện nay
chƣa phân tách rõ vấn đề năng lực của nhà thầu (thông qua tƣ cách hợp lệ và
năng lực chung của pháp nhân) với vấn đề năng lực huy động cho gói thầu.
Trong đấu thầu xây dựng, do sản phẩm xây dựng đƣợc hình thành trong tƣơng
lai nên việc xem xét năng lực huy động cho gói thầu là rất quan trọng. Việc
không phân tách rạch ròi 2 vấn đề này dẫn tới tình trạng kê khai hồ sơ đẹp
nhƣng vẫn không đánh giá đƣợc năng lực thực tế để thực hiện gói thầu. Nếu
nhƣ tiếp tục tách rời việc đánh giá về mặt kỹ thuật với giá và tiến độ của nhà
thầu thì rất khó khẳng định năng lực huy động cho gói thầu có khả năng hiện
thực hoá hay không.
___________________________________________________________________________
113
Do đó, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải đƣợc thực hiện
trên cơ sở các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các nghị định và
thông tƣ hƣớng dẫn cần thiết về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
Điều này không những phù hợp với lý thuyết chung về hiệu lực của văn bản
quy phạm pháp luật mà còn đúng với các quy định về ban hành và áp dụng văn
bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, trong bối cảnh tình trạng tham nhũng, lãng
phí, thất thoát diễn ra tƣơng đối phổ biến trong đầu tƣ xây dựng thì việc chú
trọng công tác đấu thầu xây dựng là một giải pháp khá căn bản, ghi nhận nỗ
lực của Nhà nƣớc trong việc quản lý, điều tiết hoạt động liên quan trực tiếp tới
quản lý và sử dụng tài sản Nhà nƣớc.
- Lập tiến độ thi công không hợp lý, tiến độ kéo dài:
Công trình là một đối tƣợng xây dựng riêng biệt tƣơng đối độc lập về
không gian có đầy đủ về các điều kiện về giao nhận thầu và hạch toán giá
thành. Có nhiều cách thi công công trình, mỗi phƣơng án tổ chức khác nhau về
giải pháp thi công đƣợc lựa chọn, trình tự công nghệ thực hiện chúng và có
những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (chất lƣợng, giá thành) khác nhau. Để chọn một
phƣơng án thi công tốt nhất Nhà thầu phải mô hình hóa công tác xây dựng dƣới
dạng kế hoạch tiến độ trong đó thể hiện: các biện pháp thi công, cách thức phối
hợp về không gian, thời gian của các biện pháp xây lắp, thời hạn xây dựng
công trình, nhu cầu lao động, vật tƣ, vốn,quy mô công trƣờng, bộ máy quản lý
và điều hành thi công, tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuật công trƣờng. Do đó việc
lập kế hoạch tiến độ là công cụ để chỉ đạo thi công và là phƣơng tiện để kiểm
tra quá trình thực hiện.
Theo tác giả Bataa Ankhtyvshin, Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ thi công
gồm:
+ Thang điểm mà chủ đầu tƣ dành cho chỉ tiêu tiến độ thi công không
phải là nhỏ (nhiều khi còn lớn hơn cả tiêu chuẩn kỹ thuật chất lƣợng).
Do vậy, đƣa ra đƣợc một tiến độ thi công tối ƣu là một nhân tố nữa giúp
doanh nghiệp củng cố vai trò và thƣơng hiệu Công ty (Nhà thầu).
+ Trên cơ sở tiến độ thực hiện chung của chủ đầu tƣ, Công ty (Nhà thầu)
phải vạch ra tiến độ tổng thể của toàn bộ công trình và tiến độ chi tiết để
thực hiện các bƣớc công việc và cho từng phần công việc.
___________________________________________________________________________
114
Tiến độ thực hiện này sẽ đƣợc chứng minh cụ thể qua phần thuyết minh biện
pháp tổ chức thi công, trong đó phải nêu rõ: tiến độ huy động nhân lực; phƣơng
án đảm bảo an toàn; biện pháp giám sát kiểm tra đảm bảo chất lƣợng.
+ Công ty (Nhà thầu) cũng phải lƣờng trƣớc và nêu ra các trƣờng hợp
khó khăn có thể xảy ra làm ảnh hƣởng đến việc thi công và dự kiến phƣơng án
giải quyết hay đề nghị giải quyết các trƣờng hợp đó.
+ Công ty (Nhà thầu) cần chú ý rằng các biện pháp mà Đơn vị nêu ra
ngay trong hồ sơ giai đoạn dự thầu sẽ là các biện pháp khi thắng thầu, nên Nhà
thầu cần phải cân nhắc tính toán kỹ càng. Trong trƣờng hợp thắng thầu, khi thi
công doanh nghiệp sử dụng các biện pháp khác biện pháp đã nêu trong hồ sơ dự
thầu thì ngoài việc đảm bảo tiến độ, kỹ thuật đã nêu, sau khi đƣợc chủ đầu tƣ
chấp nhận, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí, phát sinh nếu có.
+ Việc thi công của Nhà thầu phải đƣợc tiến hành theo đúng chỉ tiêu đã
nêu trong hồ sơ thiết kế. Nếu Nhà thầu thi công ồ ạt, đẩy nhanh tiến độ mà
không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật thì Nhà thầu sẽ phải chịu toàn bộ chi
phí cho việc khắc phục, sửa chữa hoặc thi công lại các hạng mục đó.Nếu sự cố
đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng toàn bộ công trình thì hợp đồng có thể bị đình
chỉ hoặc huỷ bỏ. Và Nhà thầu cũng sẽ bị phạt một mức phạt nào đó theo quy
định của Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng cho khoảng thời gian chậm tiến
độ.
Từ những yêu cầu trên, có thể thấy rằng tiến độ thi công có ảnh hƣởng
rất lớn. Dự kiến một tiến độ thi công hợp lý, sát với yêu cầu của chủ đầu tƣ thì
sẽ là lợi thế rất lớn để kiểm soát chi phí cho Công ty (Nhà thầu)
2. Các ảnh hƣởng, biến động liên quan đến dự án:
- Ảnh hƣởng của thủ tục hành chính pháp lý
Một trong những nguyên nhân cốt lõi là thủ tục hành chính trong đầu tƣ
xây dựng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đƣợc quy định bởi nhiều văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau trong khi đó một số quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng còn thiếu
đồng bộ và chƣa thống nhất, hoặc đã lạc hậu nhƣng chậm đƣợc đổi mới, bổ
sung. Một số địa phƣơng lập qui hoạch còn chậm dẫn đến thiếu căn cứ cho
việc chuẩn bị, thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ cấp giấy phép xây dựng, gây nên
___________________________________________________________________________
115
chậm trễ, thậm chí là ách tắc, có trƣờng hợp dẫn đến tùy tiện, phát sinh cơ chế
“xin - cho” trong thực hiện TTHC. Nguyên nhân thứ ba là bộ thủ tục về đất
đai, Nghị định 64 đã có hiệu lực đƣợc gần hai năm nhƣng bộ thủ tục về đất đai
giữa Bộ Xây dựng và Tài nguyên và Môi trƣờng hiện nay vẫn còn chƣa thống
nhất đƣợc với nhau.
(Tham khảo nguồn: http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-
moi/cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-trong-dau-tu-xay-dung-52637.html)
Do đó, rủi ro chi phí trong trƣờng hợp này là cao và ngƣời làm dự án
phải nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan theo từng thời điểm để phòng ngừa
giảm thiểu nhất có thể.
- Biện pháp đánh giá lập hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng
Công tác phổ biến Luật đất đai và chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái
định cƣ của Hội đồng bồi thƣơng, giải phóng mặt bằng cho ngƣời bị thu hồi đất
tính theo mặt bằng chung tỉ lệ không cao. Phần lớn ngƣời dân rất quan tâm đến
chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng nhƣng công tác tuyên truyền
chính sách này còn rất hạn chế.
Bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là một bộ phận quan trọng trong công
tác giải phóng mặt bằng, nó quyết định đến tiến độ thực hiện dự án. Bồi
thƣờng, hỗ trợ một cách thoả đáng thì ngƣời dân sẽ thoả mãn và tự nguyện di
dời, ngƣợc lại nếu chính sách bồi thƣờng hỗ trợ không hợp lý, không công
bằng, không đảm bảo đƣợc cuộc sống cho ngƣời dân bằng hoặc tốt hơn trƣớc
khi có dự án thì sẽ gây nên sự so bì, khiếu kiện cản trở đến việc thực hiện dự
án.phù hợp với ý chí, nguyện vọng chính đáng của đông đảo ngƣời dân.
- Biến động tỉ giá đến chi phí thiết bị Y tế:
Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng gắn liền với nền kinh tế của các
nƣớc trên thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống nhƣ vai trò của
giá cả trong nền kinh tế thị trƣờng, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới
những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc
gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nƣớc trong quan hệ
kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh
toán của một quốc gia, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể kích thích hoặc
hạn chế xuất nhập khẩu. Và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là
___________________________________________________________________________
116
ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ những thay đổi này. Qua đó ta có thể thấy
đƣợc những biến động tỷ giá trong thời gian qua và chính sách của nhà nƣớc
và những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp khi tỷ giá tăng, giảm.
Thiết bị y tế gần nhƣ phải nhập khẩu từ các nƣớc có nền công nghệ tiên
tiến hiện đại, khi tỷ giá biến động theo hƣớng bất lợi cho doanh nghiệp nhập
khẩu thì lúc đó tính toán giá thành vật tƣ thiết bị không còn phù hợp điều này
dẫn đến rủi ro chi phí.
Đây là rủi ro phụ thuộc vào tình hình kinh tế của đất nƣớc và khu vực,
ngƣời đầu tƣ cần phân tích, dự đoán tình hình và chọn thời điểm đƣa ra quyết
định.
3. Công tác ƣớc lƣợng, đánh giá chi phí dự án:
- Ƣớc lƣợng và đánh giá chi phí mặt bằng không hợp lý:
Tổng mặt bằng xây dựng bao gồm mặt bằng khu đất đƣợc cấp để xây
dựng và các mặt bằng lân cận khác mà trên đó bố trí các công trình sẽ đƣợc
xây dựng và các thiết bị, máy móc xây dựng, các công trình phụtrợ, các xƣởng
sản xuất, các kho bãi, nhà ở, nhà làm việc, hệ thống đƣờng giao thông, hệ
thống cung cấp điện, hệ thống cấp nƣớc đƣợc gọi chung là “công trình tạm”,
dùng để phục vụ cho quá trình xây dựng và đời sống của công nhân trên công
trƣờng.
Trong quá trình lập Dự án đầu tƣ, đối với các Dự án thuê đất dài hạn
hoặc xác định giá trị đất, việc định giá phù hợp là rất quan trọng. Đây là rủi
ro
ảnh hƣởng đến xác định chi phí tổng mức đầu tƣ. Do đó, khâu ƣớc lƣợng, thẩm
định giá trị đất phải đƣợc rà soát phân tích kỹ lƣỡng để có một giá trị phù hợp
hơn.
- Chất lƣợng công tác tƣ vấn đánh giá tác động môi trƣờng:
Công tác đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) trong phát triển kinh tế -
xã hội đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới hết sức chú trọng. Đây là quá trình dự báo
các tác động của hoạt động phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động xấu đến
môi trƣờng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đối với các dự án đầu tƣ của
các công trình.
___________________________________________________________________________
117
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (DTM) là quá trình phân tích,
dự báo, đánh giá những ảnh hƣởng đến môi trƣờng của một dự án, giúp dự án
phù hợp về kinh tế, xã hội về môi trƣờng, đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác
động tiêu cực, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Đây là công cụ bắt
buộc trong công tác quản lý Nhà Nƣớc.
Xã hội phát triển kéo theo đó là nhu cầu của con ngƣời tăng lên làm cho
môi trƣờng cũng bị tác động đáng kể. Tác động này có thể tốt hoặc xấu, có lợi
hoặc có hại, tuy nhiên với việc “lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng“sẽ
giúp cho các nhà đầu tƣ đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của hoạt động dự án
đến môi trƣờng từ đó đƣa ra đƣợc giải pháp giảm thiểu tác động đến môi
trƣờng. Lập báo cáo DTM các doanh nghiệp sẽ đƣợc các cơ quan Nhà Nƣớc
cấp giấy phép triển khai dự án. Khi lập báo cáo DTM cần phải xem xét tất cả
những ảnh hƣởng đối với sức khỏe con ngƣời, hệ sinh thái, khí hậu và khí
quyển…trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành dự án.
Do đó, nếu công tác đánh giá tác động đến môi trƣờng một cách sơ sài, thiếu
cẩn trọng sẽ dẫn đến những rủi ro lớn đến quá trình hoạt động của Dự án
nhất là khâu vận hành dự án. Từ đó biến động về chi phí vận hành của Dự
án cũng sẽ tác động làm thay đổi chi phí hoạch tính của Dự án.
___________________________________________________________________________
118
Tham khảo nguồn: http://moitruongmivitech.com/bao-cao-danh-gia-tac-dong-
moi-truong-benh-vien/
- Ƣớc lƣợng chi phí xây dựng và thiết bị không phù hợp
Trong quá trình lập Dự án đầu tƣ, việc đƣa ra biện pháp ƣớc tính chi phí
xây dựng, chi phí thiết bị là rất quan trọng. Hiện nay công tác tính chi phí
đƣợc
tổ hợp hƣớng dẫn cụ thể tuy nhiên quá trình làm thƣờng chủ quan không quan
tâm hoặc quan tâm chƣa sâu sát dẫn đến các hạng mục còn sót, áp dụng đánh
giá giá thành chƣa chi tiết do không xem kỹ áp dụng các văn bản Nhà nƣớc, cơ
sở tính toán,…Từ đó ráp giá không phù hợp.
Đây là rủi ro do có thể phòng ngừa tốt để giảm thiểu có thể, nó phụ
thuộc vào năng lực hiểu biết của bộ phận làm dự án.
4. Chất lƣợng tƣ vấn thiết kế:
Tƣ vấn thiết kế xây dựng đƣợc cho là đóng vai trò quan trọng đặc biệt
trong suốt các giai đoạn đầu tƣ dự án. Với trách nhiệm lập quy hoạch, lập báo
cáo đầu tƣ, dự án đầu tƣ trong các giai đoạn: đề xuất - khởi xƣớng và chuẩn bị
đầu tƣ, tiếp theo là thực hiện công tác khảo sát thiết kế, lập đồ án thiết kế kĩ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra, kiểm định, tƣ vấn giám sát, do đó
việc
lựa chọn chính xác tƣ vấn cho dự án xây dựng công trình, đã là một đảm bảo
cơ bản cho hiệu quả đầu tƣ dự án.
Chính vì vậy, với các nƣớc tiên tiến, vai trò của tƣ vấn trong dự án đầu
tƣ xây dựng công trình rất đƣợc coi trọng, đƣợc tôn vinh là tác giả của công
trình.Có thể xem xét tính hiệu quả của Dự án mang lại cho chủ đầu tƣ hay
không là từ “Tƣ vấn thiết kế”. Đúng, đủ, thừa, thiếu, sai sót,… dẫn đến rủi ro
chi phí rất lớn. Do đó khâu chọn lựa Nhà tƣ vấn chuyên nghiệp và có năng lực
đáp ứng Chủ đầu tƣ sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro hơn.
5. Năng lực tổ chức thi công của Nhà thầu thi công:
Đối với Nhà thầu thi công, thực trạng Chủ đầu tƣ đánh giá năng lực qua
uy tín, qua thƣơng hiệu để lựa chọn Nhà thầu thi công thông qua những thủ tục
đáp ứng pháp lý về đấu thầu, lựa chọn thầu,…. Năng lực của Nhà thầu đƣợc
đánh giá qua các tiêu chí: nguồn lực và báo cáo tài chính. Nguồn lực bao gồm: