Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM
4,101
698
115
38
chuyên môn về kế toán quản trị, sử dụng chung chứng từ, tài khoản, sổ sách của
kế
toán tài chính, lập báo cáo kế toán quản trị.
2.2.2.1 Tình hình thực hiện chức năng hoạch định
Có 71% doanh nghiệp được khảo sát lập dự toán ngân sách hàng năm tĩnh, 29%
doanh nghiệp lập dự toán linh hoạt. Dự toán liên quan đến bộ phận nào thì bộ
phận đó
lập.
Các doanh nghiệp được khảo sát chiếm tỷ lệ 57% lập dự toán ngân sách đầy đủ,
toàn diện để so sánh với thực tế và đánh giá việc thực hiện dự toán. Còn lại 43%
chỉ
lập các dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật
liệu
trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung
và dự
toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ, còn các dự toán còn lại hầu như chưa lập.
Đánh giá tình hình thực hiện chức năng hoạch định
Đối với 29% doanh nghiệp lập dự toán tĩnh là dự toán thể hiện tổng chi phí theo
một mức độ hoạt động cụ thể. Như vậy khi mức độ hoạt động thực tế khác biệt so
với
dự toán, thì không thể so sánh để tìm ra chênh lệch. Do đó, việc lập dự toán
không có
ý nghĩa. Dự toán này không thể dùng để đo lường việc sử dụng chi phí ở mọi mức
độ
hoạt động. Vì vậy, cần phải lập dự toán linh hoạt để so sánh đánh giá về chi
phí.
Có 43% doanh nghiệp được khảo sát chưa lập đầy đủ các dự toán, chỉ lập các
dự toán chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất, còn các dự toán về lưu thông sản phẩm
như dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chưa lập, nên không
thể
lập dự toán tiền, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán
dự
toán. Như vậy, việc lập dự toán chưa giúp cho các nhà quản trị ở các doanh
nghiệp này
đưa ra quyết định kịp thời, chính xác để thực hiện toàn diện chức năng quản trị
của
mình.
2.2.2.2 Tình hình thực hiện chức năng tổ chức điều hành
Có 86% các doanh nghiệp được khảo sát ứng dụng kế toán quản trị thực hiện kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế,
còn
14% dựa trên cơ sở chi phí định mức.
Các doanh nghiệp tính giá thành hàng tháng chiếm 86%, còn lại 14% có thể
tính giá thành bất kỳ thời điểm nào khi có yêu cầu.
39
Đánh giá tình hình thực hiện chức năng tổ chức điều hành
Nhìn chung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp thông
tin định lượng về chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất.
Tuy nhiên, có 86% doanh nghiệp được khảo sát kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành dựa trên cơ sở chi phí thực tế, tức là thông tin về giá thành chỉ có
được sau
khi kết thúc quá trình sản xuất. Như vậy, thông tin về giá thành không kịp thời,
mất tác
dụng quản trị, định hướng sản xuất. Còn lại 14% các doanh nghiệp kế toán chi phí
sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức giúp các nhà quản trị tìm
ra
chênh lệch giữa chi phí định mức và chi phí thực tế, để kiểm soát chi phí.
2.2.2.3 Tình hình thực hiện chức năng kiểm soát
Tình hình phân loại và kiểm soát chi phí: phân loại chi phí theo công dụng
chiếm 33%; theo sản phẩm, chi phí thời kỳ chiếm 33%; và còn lại phân loại chi
phí
theo cách ứng xử của chi phí.
Các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn tại TP.HCM khi xây dựng hệ thống
kế toán quản trị cho đơn vị mình đa số đã phân loại chi phí thành chi phí trực
tiếp và
chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát, chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch chiếm
67%, còn
33% doanh nghiệp chưa phân loại chi phí để ra các quyết định kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp được khảo sát thì các doanh nghiệp sản xuất có quy mô
lớn đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị nhận diện tốt chi phí ứng xử thành
định phí,
biến phí và chi phí hỗn hợp.
Kết quả khảo sát cho thấy có 67% doanh nghiệp phân thành các trung tâm trách
nhiệm (trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm
đầu tư),
33% doanh nghiệp còn lại chưa phân thành các trung tâm trách nhiệm để đánh giá
trách nhiệm quản lý và thành quả hoạt động của từng bộ phận, từng trung tâm.
Các doanh nghiệp được khảo sát lập định mức chi phí sản xuất chiếm 57% gồm
các định mức về: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
đồng
thời phân tích các biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung, sau đó quy trách nhiệm cho bộ phận liên quan về
chênh
lệch giữa thực tế và định mức; còn lại 43% chưa lập định mức chi phí sản xuất,
chưa
phân tích các biến động chi phí sản xuất và quy trách nhiệm cho bộ phận liên
quan.
40
Có 43% các doanh nghiệp dùng các chỉ số ROI, RI để đánh giá thành quả hoạt
động của từng trung tâm, bộ phận, còn lại 57% chưa sử dụng.
Đánh giá tình hình thực hiện chức năng kiểm soát
Các doanh nghiệp đã biết cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp để cung cấp các thông tin hữu ích
cho các
nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết
định kinh
doanh.
Có 43% doanh nghiệp chưa lập định mức chi phí sản xuất, chưa phân tích các
biến động chi phí sản xuất để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế và
quy
trách nhiệm cho bộ phận liên quan để đánh giá trách nhiệm quản lý và thành quả
hoạt
động theo từng trung tâm, từng bộ phận.
Các doanh nghiệp được khảo sát chưa dùng các chỉ số ROI, RI để đánh giá
thành quả hoạt động của từng trung tâm, bộ phận chiếm 57%. Do đó, ở những doanh
nghiệp này không đánh giá được thành quả quản lý kiểm soát doanh thu và chi phí,
cũng như không xác định được lợi nhuận giữ lại của các nhà quản trị ở trung tâm
đầu
tư.
Các doanh nghiệp được khảo sát chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị sử
dụng cho đơn vị mình gồm 20 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (95%) và 3 doanh
nghiệp có quy mô lớn (33%), trong đó 5 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (25%)
và
3 doanh nghiệp có quy mô lớn (33%) có bộ phận kế toán tài chính lập một số báo
cáo
chủ yếu phục vụ cho việc tập hợp chi phí để tính giá thành. Tuy nhiên, các chi
phí gián
tiếp được doanh nghiệp tính toán và phân bổ chưa hợp lý, không phù hợp với thực
tế
phát sinh tại doanh nghiệp, có khi phân bổ theo ước tính, không dựa trên cơ sở
khoa
học nào, dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hay đánh giá
thành
quả hoạt động của các bộ phận, trung tâm chưa chính xác. Các doanh nghiệp này
chưa
nhận diện được chi phí ứng xử. Để kế toán chi phí sản xuất của hệ thống kế toán
Việt
Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng ngày càng phát triển và áp dụng vào thực tế
linh hoạt, phù hợp tại doanh nghiệp thì nên làm:
41
- Kế toán trưởng cùng với hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc phải ước tính
chi phí sản xuất chung hàng năm của công ty. Phân loại chi phí sản xuất chung ra
thành chi phí khả biến, bất biến và hỗn hợp.
- Số liệu ước tính hàng năm này sẽ được sử dụng để lập dự toán mức chi phí sản
xuất chung cho một đơn vị dựa trên các mức độ hoạt động sản xuất khác nhau.
- Chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung hợp lý, các tiêu thức thường
chọn là số lượng sản phẩm sản xuất, hoặc số giờ lao động trực tiếp, hoặc chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc chi phí nhân công trực tiếp, hoặc số giờ máy
hoạt động
làm căn cứ tính tỷ lệ chi phí (hoặc đơn giá phân bổ) cho một đơn vị hoạt động.
- Căn cứ vào mức độ hoạt động thực tế trong kỳ nhân với tỷ lệ chi phí (hoặc
đơn giá phân bổ) của một đơn vị hoạt động ra số chi phí sản xuất chung cần phân
bổ
để hạch toán.
- Tổ chức tính và hạch toán chi phí sản xuất và chi phí chênh lệch của chi phí
sản
xuất chung thực tế so với số dự toán đã phân bổ vào các tài khoản phù hợp.
2.2.2.4 Tình hình thực hiện chức năng ra quyết định
Các doanh nghiệp được khảo sát đều lập báo cáo nội bộ, Có 29% doanh nghiệp
lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí, còn lại 71% chưa lập.
Các doanh nghiệp xác định giá bán theo phương pháp toàn bộ chiếm 71%, còn
lại 29% xác định giá bán theo phương pháp trực tiếp tức là theo phương pháp số
dư
đảm phí.
Đánh giá tình hình thực hiện chức năng ra quyết định
Định giá bán sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong việc ra
quyết định của nhà quản trị và cũng hết sức nhạy cảm. Làm sao để xác định được
một
mức giá bán hợp lý là vấn đề hết sức khó khăn, trong các doanh nghiệp được khảo
sát
có 71% doanh nghiệp định giá bán theo theo phương pháp toàn bộ, theo phương pháp
này các định phí và biến phí không chi tiết làm cho nhà quản trị khó khăn trong
việc ra
quyết định.
Các doanh nghiệp sản xuất được khảo sát có quy mô lớn đều lập các báo cáo kế
toán quản trị để phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho đơn vị mình. Các báo cáo
được lập định kỳ và khi có yêu cầu cung cấp thông tin. Các báo cáo thường được
lập
42
như: báo cáo sản xuất, báo cáo tiến độ sản xuất, báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn
kho
nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm,
báo cáo chi tiết các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, báo cáo mua bán hàng hóa,
nguyên
vật liệu, báo cáo sản phẩm hỏng…
Kết quả khảo sát cũng cho thấy tại các doanh nghiệp chưa xây dựng mô hình kế
toán quản trị cũng có lập một số báo cáo và một số dự toán phục vụ yêu cầu quản
lý tại
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này, kế toán tài chính thực hiện một số nội dung
kế
toán chi tiết để cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản lý như: lập định mức
tiêu hao
nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất, giá thành kế hoạch, báo cáo sản xuất,
báo cáo
năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…
Trong 20 doanh nghiệp chưa ứng dụng kế toán quản trị có quy mô vừa và nhỏ,
qua trao đổi trực tiếp nhận thấy có 5 doanh nghiệp chiếm 25% có bộ phận kế toán
tài
chính sử dụng một số chứng từ và báo cáo chi tiết của một số đối tượng để thu
thập
thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm.
Nhận xét chung về thực trạng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản
xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh
Qua kết quả khảo sát, các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM tuy có nhận thức
về tầm quan trọng của kế toán quản trị trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng
đa số
các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị có
20
doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 95%. Còn các doanh nghiệp có quy mô lớn đa số xây dựng
mô hình kế toán quản trị để sử dụng chiếm 67% và 33% các doanh nghiệp này chưa
xây dựng mô hình kế toán quản trị.
Các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn tại TP.HCM là các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các công ty
cổ
phần đã thực hiện kế toán quản trị. Do các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp
nước
ngoài, được kế thừa kinh nghiệm tích lũy từ nền kinh tế thị trường rất phát
triển, năng
lực và trình độ của các nhà quản lý, điều kiện vật chất kỹ thuật đều rất tốt, họ
có đội
ngũ quản lý có trình độ cao, phương tiện xử lý thông tin tối tân từ nước ngoài,
và đặc
biệt có sự hỗ trợ tích cực của các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị doanh
nghiệp
nên việc thực hiện kế toán quản trị của các doanh nghiệp này khá dễ dàng và
thuận lợi.
43
Còn lại là các công ty cổ phần trong nước, các doanh nghiệp này chủ yếu thực
hiện
công tác kế toán tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến kế toán quản trị. Vì vậy
trong
bộ máy kế toán chưa xây dựng được bộ phận kế toán quản trị. Các doanh nghiệp này
có bộ phận kế toán kiêm nhiệm luôn các báo cáo chi tiết của một số đối tượng kế
toán
phục vụ cho công tác quản lý, như các báo cáo về định mức nguyên vật liệu tiêu
hao,
báo cáo bán hàng theo khu vực, báo cáo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ….
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM được khảo sát là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm 70%, 95% các doanh nghiệp này chưa xây dựng mô hình kế
toán quản trị để sử dụng.
Còn lại đa phần các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đều thấy được tính hữu
ích của thông tin kế toán quản trị chiếm tỷ lệ 85%. Nhưng do thiếu nguồn nhân
lực
được đào tạo có chuyên môn về kế toán quản trị, chi phí bỏ ra lớn để đào tạo
nhân viên
kế toán thực hiện kế toán quản trị, hoặc phải tuyển nhân sự có chuyên môn để
thực
hiện kế toán quản trị; đồng thời Thông tư 53/TT- BTC hướng dẫn áp dụng kế toán
quản trị trong doanh nghiệp chỉ dừng lại ở hướng dẫn chung chung, chưa đi sâu
chi
tiết, chưa đưa ra mô hình cụ thể cho các loại hình doanh nghiệp nên việc áp dụng
còn
nhiều hạn chế.
2.3 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHƯA XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp những người đang làm công tác kế
toán tài chính, kế toán quản trị, nhà quản trị cho thấy nhu cầu cung cấp thông
tin phục
vụ quản lý rất cần thiết. Nhưng thực trạng xây dựng mô hình kế toán quản trị sử
dụng
tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau:
2.3.1 Chưa có quan điểm chính thống về nội dung và phương pháp kế toán
quản trị ở nước ta
Trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất tại
TP.HCM nói riêng hiện nay, phần kế toán tài chính là phần được chú trọng duy
nhất,
mặc dù các yêu cầu về cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý luôn được đặt
ra.
Có tình trạng này là do: Hệ thống kế toán doanh nghiệp vốn vận hành theo chế độ
kế
44
toán thống nhất, do Nhà nước ban hành, mà chế độ kế toán hiện nay mới chỉ cập
nhật
đến nội dung kế toán tài chính (trong đó bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết ở
một số đối tượng ). Cho nên các doanh nghiệp đã không tự tìm đến hệ thống kế
toán
nào khác ngoài hệ thống kế toán tài chính.
2.3.2 Trình độ quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp còn hạn chế
Chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà quản trị và các nhân viên kế toán trong
hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh mà trách nhiệm chính thuộc về ban lãnh đạo
và
kế toán trưởng. Ban lãnh đạo chưa đặt ra cho bộ phận kế toán các thông tin cần
phải
thu thập để phục vụ cho chức năng quản lý của mình.
Một số doanh nghiệp phát triển lên từ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tư
nhân,… hoạt động dựa vào kinh nghiệm lâu năm của bản thân và gia đình, chưa thấy
được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.3 Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán quản trị còn hạn chế
Một số doanh nghiệp chỉ quan tâm đến kế toán tài chính mà chưa thấy được tầm
quan trọng của thông tin kế toán quản trị, các doanh nghiệp này hoạt động sản
xuất
kinh doanh dựa vào kinh nghiệm lâu năm của bản thân và gia đình, chỉ thực hiện
các
báo cáo tài chính phục vụ cho các cơ quan quản lý, ngại chí phí bỏ ra cao không
tương
xứng với lợi ích thu được từ việc thực hiện kế toán quản trị; đồng thời nhân sự
thực
hiện kế toán cũng không giúp các nhà quản trị thấy được thông tin hữu ích của kế
toán
quản trị, bằng cách đưa ra một số báo cáo kế toán quản trị giúp các nhà quản trị
dần
thay đổi tư duy, và số doanh nghiệp này chiếm một bộ phận nhỏ trong các doanh
nghiệp sản xuất tại TP.HCM (3 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ 15%)
Đa số nhà quản trị trong các doanh nghiệp tại TP.HCM đã nhận thức được tầm
quan trọng của kế toán quản trị nhưng ngại chí phí bỏ ra lớn để xây dựng mô hình
kế
toán quản trị, đồng thời thiếu nhân sự thực hiện kế toán quản trị được đào tạo
chuyên
môn về kế toán quản trị.
2.3.4 Chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật
Các doanh nghiệp được khảo sát có quy mô vừa và nhỏ chưa sử dụng phần
mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán và kế toán quản trị. Các
doanh
nghiệp này sử dụng excel để xử lý số liệu, lập các công thức cho ra các báo cáo
phục
45
vụ kế toán tài chính. Hoặc sử dụng phần mềm Misa, Brova, Fast… các phần mềm này
chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính.
Do không có sự hỗ trợ tích cực từ khoa học công nghệ nên công tác kế toán tại
các doanh nghiệp này mất nhiều thời gian, quá tải vào cuối kỳ kế toán, không còn
thời
gian chú tâm vào kế toán quản trị.
46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn đã trình bày mục tiêu, đối tượng khảo sát thực
trạng ứng dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Mục
tiêu khảo sát thu thập các thông tin chung của các doanh nghiệp sản xuất tại
TP.HCM,
các doanh nghiệp này có xây dựng mô hình kế toán quản trị để sử dụng cho đơn vị
mình không? Nếu đã sử dụng thì nội dung cụ thể mà kế toán quản trị đã thực hiện,
nếu
chưa sử dụng thì các doanh nghiệp có cần thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán
quản
trị hay không? Doanh nghiệp cần những loại thông tin gì? Từ cơ sở đó, luận văn
đưa ra
mô hình kế toán quản trị sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
Từ kết quả khảo sát thực trạng, luận văn đã đánh giá thực trạng sử dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Một số doanh nghiệp đã xây
dựng mô hình kế toán quản trị sử dụng tại đơn vị mình, số đông còn lại chưa xây
dựng
mô hình kế toán quản trị, mặc dù bộ phận kế toán tài chính có cung cấp một số
báo cáo
kế toán chi tiết của một số đối tượng, chủ yếu phục vụ cho việc tập hợp chi phí
và tính
giá thành sản phẩm.
Luận văn còn nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến chưa xây dựng mô hình kế
toán quản trị, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình kế toán quản trị trong các
doanh
nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
47
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
3.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát gồm các
doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đối với các
doanh nghiệp có quy mô lớn đa phần đều sử dụng mô hình kế toán quản trị; còn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị, hoặc sử dụng một
số báo cáo kế toán quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho việc tập hợp chi phí
và tính
giá thành sản phẩm, mà chưa thấy được sự cần thiết của thông tin kế toán quản
trị.
Căn cứ vào quy mô và năng lực kinh tế của đơn vị mình, các doanh nghiệp lựa
chọn mô hình kế toán quản trị phù hợp để áp dụng. Hiện nay, các doanh nghiệp có
thể
sử dụng một trong ba mô hình kế toán quản trị sau:
Mô hình tách biệt: Là mô hình mà hệ thống kế toán quản trị riêng biệt với hệ
thống kế toán tài chính. Mô hình này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô
lớn và
kinh doanh tổng hợp nhiều địa bàn (khu vực), sử dụng mô hình kế toán quản trị
này sẽ
phát huy tối đa vai trò, chức năng của kế toán quản trị. Tuy nhiên, để vận hành
mô
hình này các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí như nhân sự, máy móc thiết bị …
Mô hình kết hợp: Là mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị với kế toán tài
chính.
Kế toán phần hành nào của kế toán tài chính sẽ đảm nhiệm phần hành đó của kế
toán
quản trị ví dụ kế toán tổng hợp kết quả báo cáo tài chính vừa xử lý tổng hợp báo
cáo
kế toán quản trị. Mô hình này gắn với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Sử dụng
mô hình này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một phần chi phí, chỉ cần bố trí
người thực hiện các công việc chung của kế toán quản trị. Tuy nhiên, sử dụng mô
hình
này không mang lại hiệu quả cao vì kế toán quản trị và kế toán tài chính tuân
thủ
những nguyên tắc, chuẩn mực khác nhau.