Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển Công ty cổ phần Đại chúng tỉnh Lâm Đồng
4,586
86
76
71
Hiện tại phần lớn các công ty cổ phần tỉnh Lâm Đồng có mức chia cổ tức
hàng năm tương đối cao. Các công ty chia cổ tức cao là một điều tốt, chứng tỏ
doanh
nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, nhưng đó không phải là điều tốt nhất. Tuy
nhiên,
trong điều kiện khó khăn về vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, khó khăn
trong thời kỳ hậu cổ phần hóa thì các công ty cổ phần tỉnh Lâm Đồng cần thay đổi
chính sách phân chia lợi nhuận của mình. Trong đó điều quan trọng là sử dụng lợi
nhuận giữ lại để tái đầu tư, cần tập trung tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản
xuất là
một sự lựa chọn ưu tiên hơn thay vì chia cổ tức với một tỷ lệ cao.
3.3. Khuyến nghị
3.3.1. Xác định đối tượng cồ phần hóa chi tiết, cụ thể
Hiện nay, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, Nhà
nước vẫn giữ cổ phần chi phối. Thực trạng này phần nào cản trở tính năng động
trong
điều hành, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời
gian
tới, Nhà nước cần có những quy định chi tiết và cụ thể hơn về nhóm các DNNN giữ
cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt; Nhóm DNNN thuộc đại diện Nhà nước bán
phần lớn hay toàn bộ phần vốn.
3.3.2. Xóa bỏ mức khống chế về quyền mua cổ phiếu lần đầu và mở rộng
đối tượng mua cổ phiếu
Quy định khống chế mức mua cổ phần của các pháp nhân và thể nhân trong
đợt phát hành lần đầu; Hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược và
quyền
mua cổ phần của các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ, vợ hoặc
chồng,
Bố, mẹ và con của họ làm việc tại các DNNN thực hiện cổ phần hóa là không hợp
lý.
Những quy định này đã làm hạn chế khả năng huy động huy động vốn, mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh.
3.3.3. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp
Việc xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa còn mang tính
chủ quan của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, nên kết quả thiếu chính
xác,
chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hiện tượng
người lao động trong doanh nghiệp sẽ mua hết số cổ phần được phép bán ra nếu kết
quả xác định giá trị doanh nghiệp thấp, hoặc không bán được cổ phần nếu doanh
nghiệp được định giá quá cao. Đề khắc phục hạn chế này cần hoàn thiện phương
72
pháp định giá theo hướng gắn với thị trường thông qua hình thức đấu thầu trên
thị
trường chứng khoán.
3.3.4. Giải quyết vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần hóa
Cần sửa đổi cơ chế giải quyết chính sách thôi việc, mất việc ở các doanh
nghiệp cổ phần hóa theo hướng: tăng cường trợ cấp cho người lao động, nâng cao
trách nhiệm của người sử dụng lao động khi để người lao động bị mất việc sau khi
chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.
3.3.5. Xử lý nợ khó đòi, nợ tồn đọng trước khi cổ phần hóa
Một vấn đề gây nhiều khó khăn khi tiến hành cổ phần hóa tại các DNNN là
việc giải quyết nợ khó đòi, nợ tồn đọng nhiều năm trong cơ chế cũ. Để giải quyết
tình
trạng này, cần phải thiết lập một cơ chế xử lý mới theo hướng thông thoáng, mở
rộng
quyền trong việc xử lý những khoản nợ đã mất khả năng thanh toán. Điều này sẽ
thúc
đẩy quá trình lành mạnh tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CPH và
hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH
3.3.6. Xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện vốn
nhà nước
Mặc dù, theo các quy định hiện hành, vai trò và vị trí của người đại diện phần
vốn nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng
trên thực tế vì nhiều lý do, người đại diện tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm
cổ
phần chi phối vẫn chưa có đủ điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Như
vậy,
cần phải xem xét, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về quy định việc nhà nước nắm
giữ
cổ phần, xác định cổ phần chi phối, quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của
người
trực tiếp quản lý, bảo đảm thống nhất ý kiến và hành động theo đúng sự chỉ đạo
của
người đại diện.
3.3.7. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp
thực hiện cổ phần hóa, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế
Chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp cổ phần hóa, nhất là ưu đãi về miễn
giảm thuế với mức bình quân như hiện nay đã chưa khuyến khích các DNNN hoạt
động kém hiệu quả hăng hái thực hiện cổ phần hóa. Bên cạnh đó môi trường kinh
doanh hiện nay chưa tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên các
73
doanh nghiệp sau cổ phần hóa thấy bị thiệt thòi so với khi còn DNNN. Vì vậy,
trong
thời gian tới cần phải điều chỉnh các chính sách theo hướng cho hưởng mức ưu đãi
cao đối với các DNNN đang khó khăn trong hoạt động mà vẫn tiến hành cổ phần hóa.
Từng bước xóa bỏ sự phân biệt trong hệ thống cơ chế, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp nhà nước, nhất là quyền
sử dụng đất, vay vốn, xuất nhập khẩu.
3.3.8. Thành lập các tổ chức trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp thực
hiện cổ phần hóa
Để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình
thực hiện công tác cổ phần hóa, để đáp ứng được vấn đề này, cần nghiên cứu và
thành lập các tổ chức trung gian như: Công ty mua bán nợ và tài sản doanh
nghiệp,
công ty định giá tài sản, công ty tư vấn cổ phần hóa… các công ty này sẽ đảm
nhận
các nhiệm vụ về bán cổ phần vốn Nhà nước ở các công ty cổ phần. Từ đó, tách hoạt
động này ra khỏi các DNNN thực hiện cổ phần hóa…
Kết luận chương 3: trên đây là những giải pháp cơ bản cần phải thực hiện và
hoàn thiện trong thời gian tới để phát triển các công ty cổ phần đại chúng và
phát
triển công ty cổ phần sau khi cổ phần hóa. Trong thời gian tới khi tiến hành mở
cửa
thị trường theo các cam kết WTO, chắc chắn các doanh nghiệp tỉnh Lâm Dồng sẽ
chịu tác động lớn đặc biệt là các ngành nông, lâm nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu.
Vì
thế, trước mắt còn rất nhiều việc phải làm từ việc xây dựng thể chế, cải thiện
môi
trường đầu tư, môi trường kinh doanh, thiết lập và hoàn thiện các điều kiện cơ
sở hạ
tầng… để phát triển công ty cổ phần đại chúng, để thật sự đại chúng hóa công ty,
song song đó từ bản thân các công ty cổ phần phải tự cải thiện mình để nâng cao
hiệu
quả hoạt động, trong đó nội dung trước mắt quan trọng là xây dựng cấu trúc vốn
và
cấu trúc vốn tối ưu. Với những giải pháp đồng bộ nêu trên, hy vọng phần nào sẽ
giúp
phát triển các công ty cổ phần đại chúng tỉnh Lâm Đồng.
74
KẾT LUẬN
Với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, phát triển công ty cổ phần đại
chúng tỉnh Lâm Đồng, đề tài: “Phát triển công ty cổ phần đại chúng tỉnh Lâm
Đồng” đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Khái quát những nội dung lý thuyết cơ bản về cổ phần hóa, về vốn, cấu trúc
vốn và cấu trúc vốn tối ưu trong các công ty cổ phần;
- Vận dụng cơ sở lý thuyết vừa nghiên cứu vào phân tích thực trạng cổ phần
hóa và môi trường kinh doanh của các công ty cổ phần tỉnh Lâm Đồng;
- Vận dụng cơ sở lý thuyết về vốn và cấu trúc vốn vừa nghiên cứu vào phân
tích thực trạng về cấu trúc vốn của các công ty cổ phần tỉnh Lâm Đồng sau cổ
phần
hóa;
- Hình thành nên những định hướng, những giải pháp cơ bản trong việc phát
triển công ty cổ phần đại chúng cũng như việc huy động vốn và xây dựng cấu trúc
vốn tối ưu cho các công ty cổ phần tỉnh Lâm Đồng sau khi cổ phần hóa.
Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh
doanh của các công ty cổ phần tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là vấn đề về vốn và cấu
trúc
vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN sau cổ phần hóa. Từ đó
đưa ra những giải pháp cơ bản cho việc phát triển công ty cổ phần đại chúng và
giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao giá trị của doanh nghiệp sau cổ
phần hóa. Tại địa phương tỉnh Lâm Đồng, xây dựng cấu trúc vốn, giải pháp huy
động
vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cổ phần là vấn đề vô cùng
cấp thiết và quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân từng
doanh
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế của địa phương.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - Đỗ Trọng Hoài, Cổ phần hóa DNNN tỉnh Lâm Đồng, những kết quả bước
đầu, Đề tài NCKH cấp trường, trường Đại học Đà Lạt năm 2002
2 - TS Hà Thị Ngọc Oanh (2006), Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ
tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
3 - TS. Huỳnh Viết Tấn (2007), Luật trong kinh doanh, Nhà xuất bản tài chính
4 - GS.TS Lê Văn Tư – PGS. TS Phạm Văn Năng (2003), Thị Trường tài
chính, NXB Thống Kê Hà Nội
5- PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà
xuất bản Thống kê
6- Nguyễn Văn Hùng (2005), Hướng dẫn sắp xếp và Cổ phần hóa công ty
Nhà nước, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội
7- Nguyễn Anh Dũng - Tạ Văn Hùng (2005) Thị trường chứng khoán (Dành
cho những người mới bắt đầu), Nhà xuất bản Tài chính.
8- PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất
bản Thống kê
9- PGS. TS Trần Ngọc Thơ - TS Nguyễn Ngọc Định (2005), Tài Chính quốc
tế, Nhà xuất bản Thống kê
10- Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (FEI) (2002), Cổ phần hóa -
Giải pháp quan trọng trong cải cách Doanh nghiệp nhà nước, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia
11- Luật đầu tư (2006) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
12- UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài chính, Tổng hợp tình hình tài chính DNNN
địa phương tỉnh Lâm Đồng năm 2006
13- Các Website:
- www. mof. gov.vn Bộ Tài chính
- www. imf. org Quỹ tiền tệ thế giới
76
- www. ssc. gov. vn Uỷ Ban chứng khoán nhà nước
- www. gse.gov.vn Tổng cục thống kê
- www. vse.gov.vn Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM
- www. hastc. org.vn Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
- www. tuoitre.com.vn Báo tuổi trẻ
-
www.saga.vn Tài chính quốc tế
- www.bsc.com.vn