Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Sinh kế bền vững cho hộ dân tộc H’Mông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
4,845
27
94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
29
dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa thu hút được nhiều nguồn lực của
các doanh nghiệp, nhà đầu tư, FDI đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi,...
dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng thực thi các chính sách trong
giai đoạn 2011 - 2015, tác giả đã đề xuất một số định hướng và giải pháp
hoàn thiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam
giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể là: Việc xây dựng hệ thống chính sách dân tộc
phải dựa trên nguồn lực để xác định mục tiêu, đối tượng, địa bàn, nội dung,
định mức đầu tư hỗ trợ; Cơ quan xây dựng chính sách phải là cơ quan chịu
trách nhiệm phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách nhằm tránh việc bố
trí trùng lắp, chồng chéo, sai đối tượng, sai địa bàn như những năm trước;
Thu gọn đầu mối cơ quan quản lý chính sách dân tộc, giao cho Ủy ban Dân
tộc chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện.
Nghiên cứu “Thực hiện chính sách XĐGN, sinh kế bền vững ở các
tỉnh Tây Bắc đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Đức Thắng (2006) đã sử
dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả, phương pháp chuyên
gia, điều tra khảo sát bằng bảng hỏi làm phương pháp luận trực tiếp để
nghiên cứu, luận giải về quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở các
tỉnh Tây Bắc. Nghiên cứu đánh giá được thực trạng tổ chức thực hiện chính
sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm trong
quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách như: ban hành nhiều văn
bản hướng dẫn đồng thời xây dựng những giải pháp cụ thể để tổ chức thực
hiện. Nhiều địa phương đã sáng tạo xây dựng các phương thức hỗ trợ phù
hợp với người nghèo như phân công các cấp ủy đảng cơ sở, đảng viên, cán
bộ chính quyền, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn chịu trách nhiệm về
việc thoát nghèo đối với hộ nghèo theo địa chỉ cụ thể; chú trọng công tác
tuyên truyền, phổ biến chính sách; huy động mọi nguồn lực cho giảm nghèo
nhanh và bền vững, kêu gọi sư hỗ trợ từ các tổ chức kinh tế - chính trị trong
và ngoài tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
30
Nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Lệ Thị Bích Hồng (2018) về Ảnh hưởng
của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ dân tộc thiểu số huyện
Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, luận văn tiến sĩ. Luận văn đã đánh giá ảnh hưởng
của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của các hộ dân tộc thiểu số
thông qua các yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu đã đề ra các giải pháp cụ thể đối
với từng nhóm chính sách xóa đói giảm nghèo, các Nhóm giải pháp về phát
triển kinh tế và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả góp phần nâng cao
thu nhập và giảm nghèo đối với huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Như vậy tác giả thấy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn
đề sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu về sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc H’Mông huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên đây chính là khoảng trống mà tác giả nghiên cứu trong
luận văn của mình.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho sinh kế bền vững cho hộ dân
tộc H’Mông huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
H’Mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất ở
Việt Nam, sống chủ yếu trên những vùng núi có độ cao từ 1.000 m trở lên ở
các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh Tây
Nguyên. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’Mông luôn là một phần trong
sự thống nhất của khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú văn
hoá các dân tộc Việt Nam. Họ sống tập trung ở một vài huyện trong tỉnh đó.
Họ rất ít khi sống xen kẽ với các dân tộc khác mà thường cư trú tập trung
trong dân tộc mình nên các cách sinh kế của họ cũng khác. Thông qua bài học
kinh nghiệm của các địa phương bài học kinh nghiệm được rút ra cho hộ dân
tộc H’Mông huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên như sau
Một là, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp phải cụ thể hóa các Chỉ
thị, Nghị quyết thành những chính sách, chương trình hành động, kế hoạch cụ
thể, đồng bộ và thống nhất. Trong quá trình thực hiện cần có sự quan tâm, chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
31
đạo quyết liệt, phân công, phân cấp, làm rõ trách nhiệm của từng thành viên,
trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể nhân dân.
Hai là, nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích
cực và toàn diện trong việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, có
sự vào cuộc và phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành thì việc triển khai
thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc H’Mông đạt hiệu quả cao, nhân dân
đồng tình ủng hộ.
Ba là, thường xuyên quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động đồng
bào, nắm chắc diễn biến tâm tư, tình cảm của đồng bào, phát huy dân chủ cơ
sở, giải quyết những bức xúc của đồng bào, nêu cao ý thức tự lực, tự cường
và tạo lập niềm tin cho đồng bào.
Bốn là, để giải quyết cơ bản vấn đề giảm nghèo, các địa phương cần
quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, thực hiện phát
triển sản xuất bền vững. Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm,
xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất, bảo vệ rừng.
Năm là, tập trung huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực đầu tư
cho vùng dân tộc thiểu số, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình
độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số; coi trọng công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
32
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện
cách Thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông Bắc. Có tọa độ địa lý:
- 105
0
17 - 106
0
17 Kinh độ Đông.
- 21
0
36 - 212
0
56 Vĩ độ Bắc.
Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía Tây giáp huyện
Đồng Hỷ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện
Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía Bắc
giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn).
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Điểm nổi bật của địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, chịu ảnh hưởng
của 2 vòng cung là vòng cung Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông
Bắc -Tây Nam và vòng cung Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Toàn huyện độ cao trung bình so với mặt biển từ 100 - 800 m. Căn cứ vào địa
hình, địa mạo và đất đai huyện chia làm 3 tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B gồm: Thị trấn
Đình Cả, các xã Phú Thượng; Lâu Thượng; La Hiên, với tổng diện tích vùng
này là 14.008,33ha (chiếm 16,69% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) đây
là nơi tập trung dân số cao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội
của
huyện. Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lưới thuận
lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Tiểu vùng II: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá; Liên Minh; Phương
Giao; Dân Tiến; Bình Long với tổng diện tích 26.153,57 ha (chiếm 31,16%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
33
tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Địa hình đồi núi hình bát úp, bị chia
cắt bởi nhiều khe, suối, sông và xen kẽ núi đá vôi có các bãi soi bằng phẳng
phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực và kết
hợp các cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi theo hướng gia
trại, trang trại.
- Tiểu vùng III: Bao gồm 6 xã phía Bắc của huyện là xã Nghinh Tường;
Sảng Mộc; Thượng Nung; Vũ Chấn; Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện
tích 43.780,7 (chiếm 52,15% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Đặc
điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc
phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái.
2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu và thủy văn
Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ
chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình
quân năm 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Thái Nguyên
(2.050 - 2.500) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các
tháng mùa mưa với 1.765mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa
khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước rất lớn, gây nên tình
trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng
năm. Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện Võ Nhai dao động từ 80
- 87 %, các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11,12) độ ẩm
thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ Đông. Trước đây, Võ Nhai nổi
tiếng là nơi rừng thiêng
nước độc. Sách Đồng Khánh địa chí, viết “Trong
huyện rừng núi liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm
thấp. Cuối xuân trời vẫn còn lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu
lạnh, đến mùa đông thì rét đậm. Hằng ngày khoảng trước giờ Tỵ, sau giờ
Thân thì không nhìn thấy núi”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
34
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
Võ Nhai là một huyện vùng cao, khí hậu nhiệt đới nên thực vật ở đây
tương đối phong phú và đa dạng, có nhiều gỗ quý. Song đến nay trữ lượng
còn thấp, hiện nay đang có nhiều chương trình nhằm trồng và bảo vệ rừng.
Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2016 cho thấy đất rừng hiện có của huyện là
66.042,20ha.
Tài nguyên khoáng sản
+ Kim loại mầu: chì, kẽm được tìm thấy ở Thần Xa,quy mô, trữ lượng nhỏ
+ Vàng tìm thấy ở khu vực Thần Xa, nhưng chỉ là vàng xa khoáng có
hàm lượng thấp.
+ Mỏ Phốt Pho ở La Hiên trữ lượng được đánh giá khá cao.
+ Khoáng, vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đá sét, cát sỏi… đặc biệt
có sét xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng lớn và chất lượng tốt.
+ Nhóm khoáng sản lớn nhất phải kể đến là đá cacbonat, bao gồm đá
vôi xây dựng và đã vôi xi măng, Đôlomít cùng với các mỏ đá khác ở núi Voi
La Giang và La Hiên đã xác định có trữ lượng khoảng 222 triệu tấn.
2.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai
Đất của huyện Võ Nhai được chia thành 4 nhóm đất chính:
+ Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15% diện tích
+ Đất đen: 935 ha chiếm 1,11% diện tích
+ Đất xám bạc mầu: 63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích
+ Các loại đất khác: chiếm 11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích
Những loại đất này chủ yếu thích hợp với việc trồng cây công nghiệp
và trồng rừng.
Võ Nhai là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, vì thế huyện mang
nhiều nét riêng của vùng. Địa hình nhiều đồi núi cao, chủ yếu là núi đá vôi
nên diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Để thấy rõ hơn hiện trạng sử dụng
đất huyện Võ Nhai ta nghiên cứu qua bảng 2.1:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
35
Bảng 2.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai huyện Võ Nhai giai đoạn (2017 -
2019)
TT
Chỉ tiêu
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Tốc độ phát
triển bình
quân (%)
Số lượng
(ha)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(ha)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
83.943,70
100.00
83953,70
100,00
83959,70
100,00
100,01
1
Diện tích đất nông nghiệp
74.468,10
88,71
74470,80
88,70
74717,30
88,99
100,17
1.1. Đất sản xuất NN
112.281,00
15,08
11226,60
15,08
1,243,00
15,05
99,99
1.2. Đất lâm nghiệp
61.981,20
83,23
61979,10
83,23
6,408,00
83,53
100,00
1.3. Đất nông nghiệp khác
1.258,80
1,69
1265,10
1,70
1066,3
1,43
100,50
2
Đất chuyên dụng
1.139,40
1,36
1141,60
1,36
1039,00
1,24
95,49
3
Đất ở
868,90
1,04
874,00
1,04
736,10
0,88
92,04
4
Đất chưa sử dụng
7.467,30
8,90
7467,30
8,89
7467,30
8,89
100,00
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Võ Nhai, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
36
Qua bảng 2.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện
Võ Nhai năm 2019 là 83.959,70ha tăng hơn so với năm 2017 là 16 ha,
nguyên nhân tăng diện tích đất tự nhiên là do hàng năm phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện đã thực hiện việc kiểm kê đất đai, xác định lại ranh
giới với các huyện, tỉnh lân cận. Diện tích tự nhiên được tổng hợp từ các
khoảnh đất trên cơ sở dùng bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất để điều tra thực địa, chỉnh lý biến động, xây dựng bản đồ
điều tra kiểm kê, từ đó tổng hợp diện tích đất tự nhiên của đơn vị hành
chính, các biểu kiểm kê theo quy định, cũng như bản đồ hiện trạng sử dụng
đất. Do đó trong những năm vừa qua tổng diện tích đất tự nhiên của huyện
Võ Nhai có xu hướng biến động tăng.
Năm 2017 tổng diện tích đất nông lâm nghiệp là 74,717.3 ha (chiếm
89,01%), đất chuyện dùng 1,039.0 ha (chiếm 1,24%), đất ở 843,2 ha (chiếm
1%), đất chưa sử dụng 7,467.3 ha (chiếm 8,90%). Trong 74,717.3 ha, diện
tích đất lâm nghiệp chiếm cao nhất 62,408.0 ha (chiếm 83,53), tốc độ tăng
bình quân của diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2016 là 0,3%,lâm
nghiệp là tiềm năng và thế mạnh của huyện Võ Nhai, có nhiều chủ chương,
chính sách phát triển và bảo vệ rừng được lãnh đạo các cấp của huyện Võ
Nhai tích cực triển khai, thực hiện.
Hiện nay huyện Võ Nhai vẫn còn diện tích đất chưa sử dụng tương đối
lớn, toàn huyện còn tới 7.467,30 ha, chiếm 8,9% diện tích đất tự nhiên. Phần
lớn diện tích đất chưa sử dụng là diện tích đất núi đá vôi, đất đồi bạc màu rất
khó để khai thác và sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy
cần tìm ra những cách thức sử dụng để khai thác triệt để nguồn đất này.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất của một số ngành kinh tế chủ yếu ước năm 2019
đạt 2.200 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010) đạt 102% kế hoạch đạt ra.
Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
37
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 847,6 tỷ
đồng (theo giá cố định năm 2010) đạt 99,89% kế hoạch , bằng 104,36% so
với năm 2018. Một số chỉ tiêu cụ thể:
Giá trị nông nghiệp đạt 770,7 tỷ đồng đạt 106,72% so với năm 2018.
Trong đó: Trồng trọt đạt 454,0 tỷ đồng đạt 108,2% so với năm 2018; Chăn
nuôi đạt 256,9 tỷ đồng đạt 102,03% so với năm 2018; Dịch vụ nông nghiệp
đạt 59,8 tỷ đồng 117,72% so với năm 2018.
Lâm nghiệp ước đạt 65,8 tỷ đồng đạt 81,25% so với năm 2018.
Thủy sản ước đạt 11,1 tỷ đồng đạt 111% so với năm 2018.
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt ước đạt 68,0 triệu đồng/65,5
triệu đồng bằng 103,8 % kế hoạch, 107,4% so với năm 2018.
Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 52.367 tấn, đạt 104,7% kế hoạch,
bằng 99,1% so với năm 2018 (trong đó: Thóc ước đạt 25.151 tấn/24.910 tấn
đạt 100,97% kế hoạch, bằng 95,86% so với năm 2018; Ngô ước đạt 27.216
tấn/25.090 tấn đạt 108,47% kế hoạch, bằng 102,29% so với năm 2018).
Diện tích trồng rừng tập trung đạt 801,68ha/800ha đạt 100,2% kế hoạch.
Diện tích chè trồng mới: 30 ha/30 ha, đạt 100% kế hoạch; Sản lượng
chè búp tươi ước đạt 10.880 tấn/11.200 tấn, đạt 97,14 % kế hoạch, bằng 105%
so với năm 2018.
Sản lượng lượng thịt hơi các loại ước đạt 6.138/6.650 tấn, đạt 92,3 %
KH, bằng 95,67% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ước đạt 1.204,8 tỷ đồng
(theo giá cố định năm 2010) đạt 104,3% KH, 110,9% so với cùng kỳ. Trong đó:
Ngành công nghiệp ước đạt 778,21 tỷ đồng bằng 114,1% so với năm 2018
Công nghiệp trung ương ước đạt 484 tỷ đồng bằng 97,8% so với năm 2018
Công nghiệp địa phương ước đạt 195,1 tỷ đồng bằng 118,6% so với
năm 2018.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,4 tỷ đồng bằng 142,1% so
với năm 2018.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
http://lrc.tnu.edu.vn
38
Ngành xây dựng ước đạt 426,6 tỷ đồng bằng 105,5% so với năm 2018.
Giá trị sản xuất ngành thương mại ước đạt 148,2 tỷ đồng (theo giá so
sánh năm 2010) đạt 96,86% kế hoạch, 108,49% so với năm 2018. Tổng mức
bản lẻ hàng hóa và tiêu dùng xã hội ước đạt 573,8 tỷ đồng bằng 115,31% so
với năm 2018.
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện 11 tháng thu
được 43.148,9 triệu đồng, đạt 104% kế hoạch, bằng 104,3% so với cùng kỳ.
Trong đó thu loại trừ tiền sử dụng đất được 36.638 triệu đồng, đạt 106,2% kế
hoạch, tăng 17,4% so với cùng kỳ. Ước thu cân đối ngân sách năm 2019 được
49.255 triệu đồng, đạt 118,7% kế hoạch.
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho
sinh kế hộ dân tộc H’Mông tại Huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
2.1.3.1. Những thuận lợi
Sau 25 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW, đời sống kinh tế xã hội vùng
đồng bào dân tộc H’Mông đã có sự chuyển biến rõ rệt
Các chương trình mục tiêu đầu tư đối với đồng bào dân tộc H’Mông
được các cấp các ngành quan tâm, đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả
Ngoài các chương trình của Đảng và Nhà nước UBND huyện Võ Nhai
còn có các chương trình riêng của huyện nhằm ưu tiêu các hình thức sinh kế
cho đồng bào dân tộc H’Mông
Phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc của đồng bào
2.1.3.2. Những hạn chế khó khăn
- Hầu hết dân tộc H’Mông sinh sống đều là các xã có điều kiện kinh
tế xã hội đặc biết khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng
rất hạn chế.
- Do dân tộc H’Mông sống tách lập với các dân tộc khác, sử dụng ngôn
ngữ riêng nên công tác tuyên truyền, vận động cũng gặp rất nhiều khó khăn
trên địa bàn huyện Võ Nhai.