Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phân tích những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị măng Bát Độ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
1,897
804
130
ix
Thứ ba, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa phát huy được lợi thế theo
quy mô, chưa ứng dụng nhiều công nghệ cao và tiến bộ khoa học nhiều vào
sản xuất, chưa tạo ra được sự liên kết chặt ch giữa nông dân với doanh
nghiệp thu mua, chế biến.
Thứ 4, trình độ cán bộ tổ tiết kiệm vay vốn ở địa bàn xã còn hạn chế, chưa
đáp ứng được vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng và người vay vốn. Các cuộc
phỏng vấn sâu với các ngân hàng cho thấy rằng nguồn tài chính của các ngân
hàng dồi dào nhưng rào cản cung ứng nằm ở chỗ người vay khó cung cấp tài sản
thế chấp có giá trị và kế hoạch sử dụng tín dụng khả thi. Các ngân hàng không
muốn cung cấp các khoản vay cho các hộ gia đình trồng măng số vốn như đăng
k vì họ cảm thấy rủi ro cao trong sản xuất và kinh doanh măng.
4. Kết luận chủ yếu của luận văn
Nghiên cứu cho thấy tiếp cận tín dụng giúp tăng thu nhập từ măng Bát
Độ cho các hộ nông dân. Kết quả này hàm rằng việc tăng cường tiếp cận tín
dụng s góp phần phát triển sản xuất theo chuỗi, góp phần giảm nghèo và phát
triển sinh kế cho nông dân, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên,
việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ vẫn còn một số hạn chế và khó
khăn, đặc biệt là về tài sản thế chấp và lập phương án sử dụng vốn. Ngoài ra,
tiếp cận tín dụng phụ thuộc vào trình độ học vấn của chủ hộ, khoảng cách từ
nhà đến khu trung tâm, diện tích, tuổi vườn măng, diện tích vườn măng,
lượng vốn vay. Những hộ là thành viên của các tổ chức hội nông dân, hội phụ
nữ có xác suất nhận được khoản vốn chính thức cao hơn các hộ không là
thành viên. Những phát hiện này cũng ủng hộ quan điểm rằng việc mở rộng
tín dụng nên kết hợp với nâng cao vai trò của các tổ chức Hội tại địa phương
như hội phụ nữ, hội nông dân để giảm chi phí giao dịch. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy lượng vốn vay của ngân hàng giải ngân đến các nông hộ còn
rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của các hộ nông
dân. Việc tiếp cận tín dụng còn gặp nhiều các rào cản khác như: Ngân hàng
ngại cho vay vốn vì sản xuất tre măng bát độ quy mô còn nhỏ lẻ, rủi ro cao,
đầu ra chưa ổn định…
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đ ti
Cây tre là loài cây đa mục đích, thân cây tre là nguồn nguyên liệu đầu
vào cho nhiều công việc, ngành nghề khác nhau như làm nhà cửa, nông cụ,
làm đồ thủ công mỹ nghệ, bao bì, làm nguyên liệu giấy, nhiều nơi trồng tre
chống sạt lở, bảo vệ môi trường. Măng tre là loại rau sạch đứng hàng đầu
trong các loại rau, là một loại thực phẩm chữa trị một số loại bệnh như chống
béo phì, tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, nhuận tràng,… đang được
thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Tre măng bát độ đã được đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái gần
10 năm. Đến nay, cây tre măng bát độ đã trở thành cây chủ lực xóa đói, giảm
nghèo. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định mở rộng vùng trồng tre
Bát Độ lấy măng tại huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn với quy
mô 10.000 ha (trồng mới 7.500 ha) đến năm 2020 (Sở nông nghiệp và PTNT
tỉnh Yên Bái, 2015).
So với một số loài cây khác như Bồ đề, Keo, Mỡ,... thường sau 7 - 8
năm mới có thể khai thác, lợi nhuận thu được từ bình quân từ 5 - 8 triệu
đồng/năm, thì đối với cây tre măng Bát độ có ưu thế vượt trội, đó là có thể
trồng tận dụng trên các loại đất xung quanh nhà, ven bờ ao, sông suối. Thời
gian thu hoạch dài, sau 1 năm trồng đã cho thu hoạch, sau 3 năm cho thu
hoạch sản phẩm ổn định bình quân lợi nhuận đạt trên 20 triệu đồng/ha/năm,
cao hơn 2 đến 3 lần so với cây trồng lâm nghiệp khác (Sở nông nghiệp và
PTNT tỉnh Yên Bái, 2015).
Huyện Lục Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, huyện đã có
những hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với những cây
trồng chính như lúa, cam, cây tre măng Bát Độ đã và đang phát huy hiệu quả
giúp nhân dân các dân tộc huyện miền núi Lục Yên đạt được những thành quả
2
nhất định. Tuy nhiên, do đường xá đi lại khó khăn, thiếu nguồn nhân lực,
chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa chủ động được
nguồn giống, thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng để vay vốn đầu tư... đã ảnh
hưởng tới việc thâm canh cây tre măng bát độ để phát triển kinh tế.
Vốn tín dụng được xem như là một công cụ mạnh để giúp các hộ sản
xuất thoát khỏi nghèo đói, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất
nông nghiệp thông qua việc đầu tư và tư liệu sản xuất đồng thời cho phép các
hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong
nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả và thu nhập của họ. Tuy nhiên, các hộ trồng
măng Bát độ còn thiếu thiếu vốn sản xuất do đó gặp khó khăn trong đầu tư
nâng cao chất lượng sản phẩm và kết nối với thị trường tiêu thụ. Vì vậy, tháo
gỡ những rào cản trong tiếp cận vốn tín dụng được kỳ vọng s tạo động lực để
hình thành các vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung, thuận lợi cho đầu tư sản
xuất kinh doanh gắn vùng nguyên liệu với chế biến tiêu thụ tre măng ổn định,
từ đó khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến,
xuất khẩu măng tre. Chính vì vậy, tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Phân tích
những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tác nhân tham gia
chuỗi giá trị măng Bát Độ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về tín dụng và vai trò của tín dụng trong
phát triển chuỗi giá trị nông sản.
- Đánh giá thực trạng phát triển cây tre măng bát độ ở Lục Yên, Yên Bái.
- Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tác
nhân tham gia chuỗi giá trị măng Bát Độ trên địa bàn huyện Lục Yên.
- Đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận tín
dụng, góp phần phát triển chuỗi giá trị măng Bát Độ tại huyện Lục Yên.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những rào cản trong tiếp cận tín dụng của các
tác nhân tham gia chuỗi giá trị măng Bát Độ như hộ sản xuất, doanh nghiệp,
hợp tác xã trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn của huyện
Lục Yên, Yên Bái.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được
thu thập trong các năm từ năm 2016 - 2018; Các số liệu sơ cấp khảo sát số
liệu trong vụ măng năm 2017, 2018.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích những rào cản tiếp
cận tín dụng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị măng bát độ.
4. nghĩa khoa học, nghĩa thực tiễn
4.1. ngha khoa hc
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề l luận, thực tiễn về
tín dụng và vai trò của tín dụng trong phát triển chuỗi giá trị tre măng bát độ.
- Việc phân tích, làm rõ những rào cản tiếp cận tín dụng s làm cơ sở cho
việc ban hành các chính sách liên quan đến cho vay nông nghiệp, nông thôn
theo chuỗi, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
4.2. ngha thc tin
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng
dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý
số liệu, viết báo cáo. Giúp hiểu thêm về tình hình kinh tế xã hội tại địa
phương.
- Từ những nghiên cứu thực tiễn chúng ta tìm ra được những khó khăn,
vướng mắc trong việc tiếp cận tín dụng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
tre măng bát độ, từ đó s đưa ra giải pháp hữu hiệu.
4
- Đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận tín dụng,
góp phần phát triển chuỗi giá trị tre măng bát độ tại huyện Lục Yên.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Phân tích được các rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của các
tác nhân tham gia chuỗi giá trị măng Bát Độ trên địa bàn huyện Lục Yên. Đề
xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận tín dụng, góp phần
phát triển chuỗi giá trị măng Bát Độ tại huyện Lục Yên; được kỳ vọng s tạo
động lực để hình thành các vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung, thuận lợi
cho đầu tư sản xuất kinh doanh gắn vùng nguyên liệu với chế biến tiêu thụ tre
măng ổn định, từ đó khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia
trồng, chế biến, xuất khẩu măng tre. Trong khi đó các đề tài nghiên cứu về tre
măng bát độ ở Yên Bái chủ yếu nghiên cứu về kỹ thuật, các giải để phát triển
cây tre măng bát độ phù hợp với điều kiện ở địa phương.
5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tín dụng ngân hàng
* Khái niệm tín dụng: Là sự vận động đơn phương của giá trị từ người
cho vay sang người đi vay và s quay về với người cho vay hoặc với người
mà được người cho vay chỉ định (Cả vốn và lãi trong một kỳ hạn xác định nào
đó) (Trần Thị Hòa 2014).
* Tín dụng ngân hàng
Là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và
khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài
chính trung gian, quan hệ tín dụng ngân hàng được thể hiện qua hai khâu:
Khâu huy động vốn. Ngân hàng là một chủ thể đi vay huy động khai thác
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa được sử dụng để hình thành nên nguồn
vốn cho vay. Hoạt động này được thực hiện dưới hình thức Ngân hàng huy động
tiền gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp, vay mượn qua các hợp đồng hoặc dưới
hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng trên thị trường...
Khâu cho vay trên cơ sở huy động vốn được ngân hàng s thực hiện
phân phối cho vay cấp tín dụng lại cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong
nền kinh tế đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế
với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vai trò của trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng đóng vai trò chủ thể trung tâm ngân hàng vừa thực hiện
vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy động vốn vừa thực hiện vai trò là chủ
thể cho vay trong khâu phân phối vay (Trần Thị Hòa, 2014).
6
* Phân loại tín dụng ngân hng (Trần Thị Hòa, 2014).
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa được cấp cho các chủ
thể kinh doanh nhằm hỗ trợ vốn để sản xuất, hoạt động sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Ví dụ: Cho vay để phát triển công nghiệp và kinh doanh thương
mại đối với các doanh nghiệp, cho vay để tăng cường hoạt động sản xuất và
phát triển nông nghiệp.
Tín dụng tiêu dùng là loại hình tín dụng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
của các cá nhân, hộ gia đình. Mục đích của loại tín dụng này là hỗ trợ cải
thiện đời sống vật chất, sinh hoạt cho các thành viên trong xã hội, kích thích
tiêu dùng... Đồng thời, tín dụng tiêu dùng cũng giúp doanh nghiệp tăng doanh
số tiêu thụ, mở rộng thị trường hướng đến tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng ngày càng mở rộng và phát triển về kể cả giá trị cũng như
hình thức, cùng với tiến trình phát triển kinh tế thị trường. Ví dụ: Tín dụng
tiêu dùng thực được dùng để mua sắm ôtô, xe máy, tủ lạnh, máy giặt cho cá
nhân để áp ứng tiêu dùng.
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Phân loại này tín dụng bao gồm ba loại:
Tín dụng ngắn hạn có thời gian dưới 1 năm, thường áp dụng nhu cầu bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của dân cư.
Tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Loại tín dụng này
được sử dụng để bổ sung vốn mua sắm tài sản cố định cải tiến đổi mới thiết bị
công nghệ mở rộng và xây dựng các công trình có quy mô nhỏ vào thời gian
thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài
hạn được sử dụng để tài trợ vốn xây dựng cơ bản đầu tư cơ bản, xây dựng các
7
công trình có quy mô lớn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại có thời gian hoàn
vốn dài.
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
Theo chiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành hai loại:
Cho vay không có bảo đảm: Cho vay không có bảo đảm là loại cho vay
không có tài sản thế chấp cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa
vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Vì vậy
loại hình tín dụng này có tên gọi là tín dụng tín chấp. Mặc dù không có tài sản
hoặc hàng hóa trực tiếp làm đảm bảo những tín dụng tín chấp có mức độ rủi
ro thấp. Bởi l, với tín dụng tín chấp khi cấp tín dụng người cho vay đã kiểm
soát chặt ch năng lực tài chính hiệu quả dự án cho vay, khả năng hoàn trả
vốn vay đúng hạn và những rủi ro tiềm tàng có thể gây ra đối với bên đi vay.
Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho
tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
- Căn cứ vào phương thức cho vay
Chiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể chia thành hai loại:
Cho vay theo món vay là loại tín dụng của ngân hàng, theo đó ngân
hàng xem xét, quyết định cho vay và khách hàng phải nộp hồ sơ vay theo
từng món vay. Phương thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng
nào không có nhu cầu vay vốn thường xuyên có tốc độ quay vòng của vốn
tương đối chậm.
Cho vay theo hạn mức tín dụng là loại tín dụng ngân hàng theo đó ngân
hàng xem xét, quyết định cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất
định. Khách hàng chỉ cần làm hồ sơ xin vay vào đầu kế hoạch còn trong kỳ,
mỗi khi phát sinh nhu cầu trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp, không
cần phải lập hồ sơ mà chỉ cần lập các chứng từ chứng minh nhu cầu vốn vay
để ngân hàng xem xét thoát tiền vay theo hạn mức tín dụng đã k trước đó.
8
Cho vay theo hạn mức thấu chi là kỹ thuật cấp tín dụng cho khách hàng
theo đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư trên tài khoản thanh
toán của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán kịp thời cho nhu
cầu khách hàng. Để được vay theo hạn mức thấu chi khách hàng phải là
những khách hàng quen biết thường xuyên giao dịch với ngân hàng, tình hình
tài chính tương đối ổn định.
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
Theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành các
loại sau: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một
lần. Khi đáo hạn cho vay có kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp, cho
vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài
chính của mình người đi vay có thể trả lời bất kỳ lúc nào.
1.1.2. Chuỗi giá trị trong sản xuất nông sản
1.1.2.1. Chuỗi nông sản thực phẩm
Một chuỗi nông sản thực phẩm cũng là một chuỗi cung ứng sản xuất và
phân phối nông sản thực phẩm bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin diễn
ra đồng thời. Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm khác với chuỗi cung ứng
của các ngành khác ở các điểm như sau:
- Bản chất của sản xuất nông nghiệp thường dựa vào quá trình sinh học,
do vậy làm tăng biến động và rủi ro.
- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ dập thối
và khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các sản phẩm khác nhau.
- Thái độ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm nhiều về thực phẩm
an toàn và vấn đề môi trường.
1.1.2.2. Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và
tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ,
những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua
hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
9
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh...);
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy...).
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập
hợp các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ: Tác nhân “nông dân” để chỉ
tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả
các hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm
vi không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với
tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức
năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn... Một tác nhân có thể có
một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch
về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau
thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó
cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì
ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
1.1.2.3. Tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản
Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (United Nations
Industrial Development Organization - UNIDO) thì “chuỗi giá trị là các bên
tham gia được liên kết với nhau dọc theo một chuỗi sản xuất, chuyển đổi và
mang sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng cuối cùng thông qua một chuỗi
các hoạt động”. Trong nông nghiệp, Tw và cộng sự , CIMA (dẫn theo Luận,
Dung, 2018) cho rằng can thiệp theo cách tiếp cận phát triển chuỗi giá trị giúp
nông hộ tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn, từ đó giúp nông hộ tăng năng suất,
cải thiện tài chính, mở rộng sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và giảm
nghèo. Quan điểm tiếp cận theo chuỗi s cho phép chúng ta phân tích nhu cầu
tín dụng của các tác nhân khác nhau trong chuỗi, tìm cơ hội để đáp ứng các