Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
9,771
266
115
89
nghiệp Việt Nam vẫn chƣa hiểu rõ, đầy đủ về tầm quan trọng của thƣơng hiệu.
Nhiều
doanh nghiệp không có bộ phận, chuyên gia chuyên thực hiện hoạt động xây dựng,
phát triển và bảo vệ thƣơng hiệu, đấu tranh với các hành vi xâm phạm thƣơng hiệu
[5]
…
Thách thức thứ ba liên quan đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh theo kịp
tiến trình hội nhập. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là chƣa
cao, cộng thêm với sự yếu kém về nhận thức pháp luật tạo nên một trở lực rất lớn
cho chúng ta trong quá trình hội nhập. Với một cơ cấu xuất nhập khẩu vẫn phụ
thuộc nhiều vào các sản phẩm thô, sơ chế hay các nông sản phẩm, mặc dù thời gian
qua, chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh việc xuất khẩu các
sản
phẩm công nghệ cao và sản phẩm tiêu dùng nhƣ hàng điện tử, giày da, quần áo,
nhƣng khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới của các mặt hàng này vẫn còn thấp
trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt của các nƣớc đang phát triển khác, đặc biệt là
Trung
Quốc và trƣớc những yêu cầu về kỹ thuật ngặt nghèo của các nƣớc nhập khẩu, nhất
là các thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣng lại “khó tính” nhƣ Hoa Kỳ, Châu Âu.
Thách thức thứ tư đặt ra do việc phải thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ
trong Hiệp định TRIPs. Điều 66 của Hiệp định TRIPs qui định về thời kỳ chuyển
đổi đối với các nƣớc kém phát triển. “Do những nhu cầu và yêu cầu đặc biệt,
những
nhu cầu bức bách về kinh tế, tài chính và hành chính, và nhu cầu cần có sự linh
hoạt để tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững của các Thành viên là nước kém
phát triển, các Thành viên đó không bị buộc phải thi hành các quy định của Hiệp
định này, trừ các Điều 3, Điều 4 và Điều 5, trước khi hết 10 năm kể từ thời hạn
chung quy định tại khoản 1 Điều 65 trên đây. Hội đồng TRIPS phải gia hạn thời
hạn này theo yêu cầu chính đáng của Thành viên là nước kém phát triển”. Tuy
nhiên đối với nƣớc ta, do việc trở thành thành viên của WTO muộn nên các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ không đƣợc hƣởng sự ƣu đãi về thời kỳ chuyển đổi nhƣ đối với
các nƣớc chậm phát triển khác là thành viên ban đầu của WTO.
90
3.2. Tìm hiểu kinh nghiệm một số nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp
3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong vòng chƣa đầy hai chục năm, từ chƣa có gì, Trung Quốc đã xây dựng nên
một hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khá đầy đủ và hiện
đại.
Các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Trung Quốc đƣợc xây dựng phù
hợp với các công ƣớc và tập quán quốc tế, bao gồm cả những qui định trong Hiệp
định
TRIPs của Tổ chức Thƣơng mại thế gi ới, đặc biệt là kể từ đầu thế kỷ XXI.
Tuy vậy, Trung Quốc trên thực tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về bảo hộ sở
hữu công nghiệp và vẫn luôn trong quá trình thực thi áp dụng pháp luật về sở hữu
công nghiệp trong bối cảnh nạn hàng giả đang hoành hành. Chính vì thế, các nhà
quản lí cũng nhƣ các nhà làm luật của Trung Quốc luôn kêu gọi các doanh nghiệp
và ngƣời dân Trung Quốc phải nâng cao việc nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ cũng nhƣ quyền sở hữu công nghiệp, việc ngăn ngừa và tiêu hủy hàng giả, bằng
việc áp dụng những biện pháp chế tài về tài chính hay phạt tù đồng thời thực
hiện
các cải cách hành chính và tài chính đối với một xã hội vốn mang tiếng là một xã
hội “hàng giả”. Các công ty nƣớc ngoài ƣớc tính khoảng từ 15% đến 20% các sản
phẩm có nhãn mác của họ trên thị trƣờng Trung Quốc là hàng giả [17].
3.2.1.1. Xây dựng một hệ thống luật sở hữu trí tuệ phù hợp với các Công ước và
tập
quán quốc tế.
Cũng giống nhƣ Việt Nam, một mặt, Trung Quốc là thành viên của Tổ chức
sở hữu trí tuệ thế giới. Trung Quốc tham gia tất cả các hiệp ƣớc quốc tế quan
trọng
về sở hữu trí tuệ thậm chí còn chậm hơn so với Việt Nam: Công ƣớc Paris về bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp (ngày 19 tháng 3 năm 1985), Công ƣớc Berne về bảo
hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (ngày 15 tháng 11 năm 1992), Hiệp ƣớc về
hợp tác sáng chế (PCT- ngày 1 tháng 1 năm 1994), Thỏa thuận và Hiệp định Madrid
và về nhãn hiệu (lần lƣợt ngày 4 tháng 10 năm 1989 và ngày 1 tháng 12 năm 1995),
…. Mặt khác, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống văn bản quốc gia về bảo hộ
91
quyền sở hữu trí tuệ đáp ứng sự mong đợi của các tác nhân kinh tế trong tất cả
các
lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các văn bản pháp luật này đƣợc chỉnh sửa nhằm đƣa luật
pháp quốc gia phù hợp với các Hiệp ƣớc quốc tế vừa ký kết. Ở đây ta có thể kể
đến
lần chỉnh sửa của Luật về bằng sáng chế (năm 2001), và tiếp đó là những sửa đổi
bổ
sung Luật về nhãn hiệu và quyền tác giả (sắc lệnh ngày 27 tháng 11 năm 2001).
Luật về bằng sáng chế của Trung Quốc ra đời ngày 12 tháng 3 năm
1984 đã đƣợc sửa đổi lần thứ hai vào ngày 25 tháng 8 năm 2000 (lần sửa đổi thứ
nhất là vào tháng 9 năm 1992). Sau lần sửa đổi thứ hai, có một số điều chỉnh cơ
bản
sau:
+ Phạm vi áp dụng của Luật rộng hơn.
Luật mới về sáng chế có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2001, có khuynh
hƣớng bảo vệ các bằng phát minh sáng chế (có một vài trƣờng hợp ngoại lệ nhƣ các
khám phá khoa học, các nguyên tắc và phƣơng pháp trong thực hành các hoạt động
trí tuệ, các phƣơng pháp chẩn đoán hay điều trị các bệnh, tính đa dạng thực vật
và
các giống động vật, các chất nhận đƣợc từ quá trình chuyển đổi hạt nhân. Ngoài
ra,
các sáng tạo trái với pháp luật Nhà nƣớc hay đạo đức xã hội hoặc gây tổn hại đến
lợi ích cộng đồng đều không đƣợc bảo hộ bởi bất kỳ luật nào) và mẫu hữu ích và
các bản vẽ, kiểu dáng công nghiệp. (Trung Quốc chƣa phê chuẩn Hiệp ƣớc Lahay
về đăng ký kiểu dáng công nghiệp).
+ Sửa đổi mang tính tư pháp các quyết định hành chính
Việc cấp bằng sáng chế đƣợc thực hiện tại Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia.
Sau một đợt kiểm tra chính thức, đơn xin cấp đƣợc công bố. Hơn thế nữa, một đợt
kiểm tra mang tính chiều sâu có thể đƣợc yêu cầu bởi ngƣời kê khai. Và sau đó,
chỉ
có những ngƣời kê khai các đơn xin cấp bằng sáng chế hoặc những ngƣời đã có
bằng sáng chế mới có thể tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện nếu nhƣ họ không
đồng ý về quyết định của Văn phòng. Luật mới về sáng chế của Trung Quốc cho
phép việc khiếu nại hoặc khởi kiện trƣớc tòa án về tất cả các quyết định của Văn
phòng sở hữu trí tuệ quốc gia, tƣơng tự trong trƣờng hợp của các mẫu hữu ích.
92
+ Quyền lợi của những người được cấp bằng sáng chế được củng cố
Một mặt, các điều khoản đƣợc đƣa ra thực thi mà không có sự ƣng thuận của
những ngƣời có bằng sáng chế thì nhiều hơn bởi vì từ ngày 1 tháng 7 năm 2001,
khái niệm chào bán đƣợc thêm vào Luật, tức là một sự cho phép trƣớc việc sử dụng
sáng chế. Trƣớc đó Luật mới chỉ có việc chế tạo, sử dụng và mua bán. Mặt khác,
trong trƣờng hợp có hàng giả liên quan đến sáng chế, Luật có thêm một chi tiết
quan trọng: tất cả những ai sử dụng hay mua bán một sản phẩm đã đƣợc cấp sáng
chế bị xem là tội phạm hàng giả, ngay cả khi anh ta không biết rằng sản phẩm này
đƣợc chế tạo và bán không đƣợc phép của nhà sáng chế. Tuy nhiên, ngƣời đó có thể
đƣợc xem là không vi phạm nếu chứng tỏ đƣợc rằng anh ta đã nhận đƣợc sản phẩm
theo con đƣờng phân phối gián tiếp đã đƣợc cho phép.
+ Địa vị của nhà phát minh là nhân viên các công ty được cải thiện
Luật sửa đổi về sáng chế dự kiến cho phép trong trƣờng hợp nếu nhà sáng
chế là nhân viên của công ty, anh ta sẽ đƣợc tham gia chia lợi nhuận của doanh
nghiệp khi khai thác sáng chế.
+ Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký:
Ngày 15 tháng 6 năm 2001, một qui định về thực thi pháp luật về bằng sáng
chế đã đơn giản hóa qui trình kiểm tra, một qui trình mà trƣớc đó có thể kéo dài
tới
3 năm.
Luật Trung Quốc về nhãn hiệu được ban hành tháng 8 năm 1982, có
hiệu lực ngày 1 tháng 3 năm 1983 đã được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1993, lần
thứ hai năm 1995 và lần gần đây nhất là vào ngày 27 tháng 10 năm 2001. Theo đó
ghi nhận một số bổ sung cơ bản sau:
+ Mở rộng danh sách những người có thể đăng ký nhãn hiệu
Tất cả các thể nhân và pháp nhân, Trung Quốc hay nƣớc ngoài đều có thể
gửi đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu. Trƣớc đó, Luật không cho phép các thể nhân
đƣợc làm điều đó, trừ “các nhà sản xuất cá nhân hay tƣ thƣơng”.
93
+ Phạm vi bảo hộ các nhãn hiệu được mở rộng.
Luật mới cho phép đăng ký tại Trung Quốc không chỉ một nhãn hiệu cá nhân
đối với một sản phẩm hay dịch vụ, mà còn có thể đăng ký một nhãn hiệu mang tính
tập thể hay một nhãn hiệu chứng thực. Lần đầu tiên, nhãn hiệu đƣợc định nghĩa là
tất cả các dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng, cho phép phân biệt các sản
phẩm hay dịch vụ của một thể nhân hay pháp nhân này với thể nhân hoặc pháp nhân
khác. Đó có thể là các chữ, các từ viết bằng nhiều thứ tiếng, các biểu tƣợng hay
con
số, các hình vẽ, tập hợp các màu sắc hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên.
Những điểm mới đặc biệt liên quan đến việc bảo hộ các nhãn hiệu đƣợc hình
thành từ sự kết hợp các màu sắc và các nhãn hiệu ba chiều, các chỉ dẫn địa lí
(trƣờng hợp chúng tạo nên yếu tố của một nhãn hiệu tập hợp hay nhãn hiệu chứng
thực) và các nhãn hiệu thực sự nổi tiếng (Trung Quốc chấp nhận một mức bảo hộ
rất cao đối với các nhãn hiệu nhƣ IBM, NIKE hay ADIDAS). Một số tên nhãn hiệu
không đƣợc bảo hộ nhƣ tên quốc gia, cờ, các dấu hiệu gây thất vọng và các tên
chủng loại. Các nhãn hiệu bao gồm chỉ dẫn địa lí sẽ bị từ chối đƣợc bảo hộ trong
trƣờng hợp các sản phẩm không phải đƣợc làm từ vùng địa lí đƣợc nêu, gây nhầm
lẫn cho công chúng.
+ Luật thiết lập quyền ưu tiên
Các đơn đƣợc gửi kèm những tài liệu bảo đảm có thể đƣợc hƣởng quyền ƣu
tiên, đƣợc nêu trong Công ƣớc Paris. Quyền ƣu tiên trong 6 tháng cũng đƣợc áp
dụng đối với các hội chợ triển lãm quốc tế mà có giới thiệu lần đầu tiên nhãn
hiệu
trên lãnh thổ Trung Quốc.
+ Sự sửa đổi mang tính tư pháp các quyết định hành chính
Nhãn hiệu đƣợc chứng nhận bảo hộ tại van phòng nhãn hiệu, đƣợc đặt dƣới
quyền của Cơ quan hành chính Nhà nƣớc về công nghiệp và thƣơng mại. Một cuộc
kiểm tra ban đầu cho phép xác định nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký hay chƣa và để xem
ngƣời nộp đơn có vi phạm pháp luật hay không. Sau đó nhãn hiệu đƣợc công bố
nhằm cho phép các chủ nhân các nhãn hiệu đã đăng ký trƣớc đó có ý kiến phản hồi
94
trong vòng 3 tháng. Luật mới của Trung Quốc cho phép cầu viện đến tòa án về các
quyết định của Văn phòng nhãn hiệu, trong trƣờng hợp có sự từ chối bảo hộ, hay
thừa nhận bảo hộ một nhãn hiệu của doanh nghiệp này đã đƣợc đăng ký bởi doanh
nghiệp khác.
+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Các doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp
Trung Quốc tại các cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Hơn nữa, một khi nhãn hiệu đƣợc
đăng ký bảo hộ trong 10 năm và có thể đăng ký lại, việc sử dụng ký hiệu trở nên
không bắt buộc.
+ Nâng cao quyền lợi của người được bảo hộ nhãn hiệu
Thứ nhất, ngƣời bán hàng giả dù có thiện ý cúng không đƣợc chiếu cố. Thƣa
hai, việc sửa chữa một nhãn hiệu hàng hóa hay đƣa ra thị trƣờng một sản phẩm có
dùng nhãn hiệu sửa chữa này đƣợc xem là tội phạm hàng giả.
Cuối cùng, Chính phủ Trung Quốc thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ
của những nhà làm luật và các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thông qua
việc hợp tác với các chuyên gia Châu Âu và Hoa Kỳ. Những chuyên gia đƣợc đào
tạo này đến lƣợt họ, trở thành những đối tác của các doanh nghiệp nƣớc ngoài ở
Trung Quốc và giúp đỡ họ trong việc đảm bảo quyền đƣợc bảo hộ về sở hữu công
nghiệp, chống lại nạn hàng giả. Với việc tham gia vào WTO, Trung Quốc sẽ phải
chứng tỏ việc thực thi hiệu quả các cam kết của mình, trong đó có việc thực thi
pháp luật về sở hữu công nghiệp.
3.2.1.2. Tăng cường biện pháp phòng ngừa
Hiện nay, Trung Quốc đƣa ra một số biện pháp phòng ngừa rất cần thiết đối
với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Ngoài việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp - điều kiện đầu tiên
để
đƣợc bảo hộ- các doanh nghiệp nƣớc ngoài có thể đƣợc cấp chứng nhận ƣu tiên về
thủ tục hành chính tại Trung Quốc.
95
Nhận thức đƣợc vị thế của Trung Quốc trong thƣơng mại quốc tế, các doanh
nghiệp nƣớc ngoài cũng luôn biết cách quen với nạn hàng giả Trung Quốc. Thực tế,
họ luôn tránh bị xem nhƣ đƣợc bảo vệ khỏi nạn hàng giả vì sợ phải rời xa vùng
lãnh
thổ đầy tiềm năng này.
Các công ty nƣớc ngoài đến từ các quốc gia là thành viên của các công ƣớc
quốc tế có thể quyết định mở rộng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của họ bằng
cơ chế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc tiến hành một qui trình đăng ký
mới
và riêng biệt với giới chức Trung Quốc. Thời gian bảo hộ qui định là 10 năm đối
với nhãn hiệu, 20 năm với bằng phát minh sáng chế và 10 năm đối với các kiểu
dáng công nghiệp. Các công ty sẽ phải lƣu ý tận dụng quyền ƣu tiên của mình cho
phép đƣợc đăng ký nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế trong vòng 6 tháng hay 1 năm tùy
theo việc nhận quyền bảo hộ ở Pháp hay ở Châu Âu.
Các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký để đƣợc bảo hộ tên pháp lí hoặc tên
miền internet. Các phần mềm ứng dụng đƣợc bảo hộ ở Trung Quốc bởi Quyền tác
giả và bởi các điều lệ qui định riêng cho chúng. Luật Trung Quốc dự báo các cơ
chế
bảo hộ của các quyền không đƣợc đăng ký, phần là vì việc sử dụng quyền cạnh
tranh nhằm ngăn chặn các thủ đoạn gian lận, phần là do việc áp dụng các văn bản
khác chẳng hạn để bảo vệ bí mật kinh doanh.
Một vấn đề cần đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là việc thiết lập các
quan hệ bền vững và thƣờng xuyên với các giới chức hành chính và tƣ pháp có
trách nhiệm chống hàng giả để làm cho họ luôn nhạy bén trƣớc các nhãn hiệu, bằng
sáng chế hay các quyền khác trƣớc khi nhận đƣợc sự bảo hộ và đảm bảo việc đào
tạo một cách cơ bản hơn những nhận thức về sở hữu công nghiệp. Trong số các mối
quan hệ trên, việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan là ƣu tiên hàng đầu.
Các
doanh nghiệp ngoài việc đăng ký với cơ quan hải quan còn phải có đƣợc một sự bảo
đảm từ phía ngân hàng nhƣ một khoản bảo lãnh trong các trƣờng hợp hải quan phát
hiện có nghi vấn và đang trong diện xem xét.
96
3.2.1.3. Đẩy mạnh các hoạt động chống hàng giả, hàng nhái
Quyền sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc vốn thƣờng xuyên đƣợc coi trọng
dƣới góc độ duy nhất ở cuộc chiến chống hàng giả. Theo tạp chí Magazine Fortune,
số tháng 11 năm 2000, hàng giả chiếm ít nhất là 10% sản xuất công nghiệp quốc
gia
và một doanh thu hằng năm đƣợc ƣớc tính, cách đây khoảng trên 5 năm là 16 tỉ đô
la Mỹ, thậm chí theo giới chức Trung Quốc, con số đôi khi còn lớn hơn. Trung
Quốc trở thành địa điểm sản xuất hàng giả lớn nhất thế giới và điều này đe dọa
ngành công nghiệp ở Châu Âu và Hoa Kỳ và đặc biệt là ngành công nghiệp nội địa
Trung Quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sớm nhận biết đƣợc
tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bằng chứng là từ năm
2000, đã có hơn 2 triệu nhãn hiệu hàng hóa đƣợc đăng ký (con số các đơn đăng ký
tăng gần gấp đôi từ năm 2000 đến 2004), trong số đó, có hơn 90% là đơn đăng ký
của các doanh nghiệp Trung Quốc. Số lƣợng đơn xin cấp bằng sáng chế tăng 20%
mỗi năm kể từ 1985, trong số đó đơn của ngƣời Trung Quốc chiếm 82%. Theo
Phòng thƣơng mại và công nghiệp Pháp tại Trung Quốc, hơn 90% các vụ kiện cáo
liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp
Trung Quốc chống lại những doanh nghiệp làm hàng giả Trung Quốc.
Với một diện tích lãnh thổ quốc gia rộng lớn và những tập quán lâu đời, việc
thực thi sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc không phải là vấn đề dễ dàng. Việc mở
cửa kinh tế từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc đặt ra những ƣu tiên hàng đầu khác
ngoài việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ mà đa phần là của các công ty nƣớc
ngoài.
Phần lớn các viên chức đảm trách nhiệm vụ quản lí những vấn đề liên quan đến sở
hữu trí tuệ đều không đƣợc đào tạo cơ bản. Trong bối cảnh đất nƣớc với hơn 1 tỉ
dân và nạn thất nghiệp thƣờng xuyên ở mức cao, sản xuất và kinh doanh hàng giả,
hàng nhái lại góp phần làm tăng công ăn việc làm, thậm chí những nhà sản xuất
hàng giả còn thƣờng xuyên nhận đƣợc những bảo hộ của chính quyền địa phƣơng
bằng việc lơ là cho qua hành vi của họ và thậm chí ngay cả các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài phần vì khinh suất, phần vì những cơ hội lớn về lợi nhuận che mắt nên cũng
không quan tâm nhiều đến vấn nạn này.
97
Hội nhập kinh tế quốc tế đã bắt buộc Trung Quốc phải thật sự chú ý vào lĩnh
vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trong điều kiện phải tuân thủ các qui
tắc
của WTO (Hiệp định TRIPS) và do đó, cuộc chiến chống hàng giả cũng đƣợc đẩy
lên một tầm cao mới. Ngoài những biện pháp truyền thống có thể đƣợc thực hiện
bởi giới chức Trung Quốc chuyên trách về phòng chống hàng giả (Cơ quan quản lí
công nghiệp và thƣơng mại về nhãn hiệu và bản vẽ, Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc
gia quản lí bằng sáng chế, Văn phòng giám sát kỹ thuật đối với các sản phẩm sao
chép bị lỗi hoặc chất lƣợng kém, …), Trung Quốc hiện nay tổ chức các tòa án dân
sự địa phƣơng tại hầu hết các thành phố quan trọng, và các chế tài đƣa ra sau
khi có
sự phối kết hợp với cơ quan công an, viện kiểm sát …
Tùy theo đặc tính của các loại hàng giả mà có các chế tài tƣơng ứng. Trong
một số trƣờng hợp, chỉ là phạt hành chính và trƣờng hợp khác là phạt hình sự.
Tuy
nhiên, cuộc chiến chống hàng giả muốn thành công, cần phải đƣợc thực thi một
cách triệt để và nghiêm túc. Trong trƣờng hợp việc sản xuất hàng giả với số
lƣợng
lớn đƣợc tiêu thụ cả trên thị trƣờng nội địa lẫn thị trƣờng nƣớc ngoài, hoạt
động
thƣờng đƣợc tiến hành bởi các tổ chức tội phạm, nhƣng chế tài hành chính chỉ có
hiệu quả rất hạn chế và chỉ mang tính thời điểm: chẳng hạn chỉ tịch thu đƣợc một
lƣợng hàng giả có hạn, bắt quả tang đƣợc một lần giao hàng giả hay phát hiện
đƣợc
một ít các tài liệu thƣơng mại liên quan…. Trong mọi trƣờng hợp các nhân viên
hành chính chuyên trách chống hàng giả không đƣợc phép tiến hành khám xét và
bắt giữ; họ phải mặc đồng phục khi làm việc do đó không quá khó đối với những kẻ
buôn hàng giả để sớm nhận biết sự có mặt của họ từ xa. Những hành động mang
tính hành chính trong cuộc chiến chống lại một loại hàng giả nào đó hay một nhà
sản xuất hàng giả nào đó tại một địa điểm đƣợc lặp đi lặp lại (ví dụ chợ lụa ở
Bắc
Kinh, chợ Huating ở Thƣợng Hải…), không những không hiệu quả mà đôi khi còn
giúp cho các tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng giả có thể sắp xếp tốt hơn để
tránh né
những lần sau.
Đối với những vụ vi phạm về hàng giả có tính chất nghiêm trọng (số lƣợng
lớn, chất lƣợng quá tồi của hàng giả, gây nguy hiểm cho ngƣời tiêu dùng, hay có
98
đƣờng dây tiêu thụ thông qua xuất khẩu, …), sự hợp tác của cơ quan công an và
Viện kiểm sát là không thể thiếu đƣợc. Duy chỉ bằng việc các cơ quan tƣ pháp cho
phép các cuộc điều tra sâu rộng hơn với sự hỗ trợ của công cụ nghe lén điện
thoại
hay cử tình báo thâm nhập vào các tổ chức sản xuất hàng giả, mới có thể không
chỉ
tịch thu đƣợc hang giả mà còn bắt giữ đƣợc những kẻ chủ mƣu và kết án tù chúng
(7 năm tù đối với trƣờng hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, 14 năm tù đối với
trƣờng hợp kinh doanh hàng giả, nặng hơn nếu tội làm hàng giả đƣợc đi kèm tội
danh khác). Còn trong các trƣờng hợp vi phạm nhỏ, lẻ thì việc can thiệp của cơ
quan công an và viện kểm soát là không cần thiết để tránh lãng phí và tiêu tốn
thời
gian. Hơn thế nữa, việc kiểm tra các hành vi của các cơ quan hành chính chống
hàng giả đƣợc thực hiện bởi các văn phòng hành chính của tòa án tƣ pháp, kể cả
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Và các khoản bồi thƣờng quyết định bởi các tòa án
dân sự thƣờng không đủ đối với bên thắng kiện.
Một kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp: cần phải tùy vào mức độ vi phạm, mức nghiêm trọng của các hậu quả
do việc vi phạm mà lựa chọn việc can thiệp hành chính hay tƣ pháp. Để có đƣợc sự
chọn lựa phù hợp trong cách giải quyết vụ việc, cần phải có sự hộ trợ của các
hãng
điểu tra tƣ nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hàng giả đối với xã hội và
đối với công ty bị vi phạm. Ở một thị trƣờng rộng lớn và đầy tiềm năng với lƣợng
ngƣời tiêu dùng lớn gấp ba lần số ngƣời tiêu dùng của 25 nƣớc Liên minh Châu Âu,
nếu biết quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngay từ ban đầu,
doanh nghiệp sẽ có thể giữ đƣợc vị thế độc quyền trong rất nhiều năm và thu đƣợc
những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn.