Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
9,703
266
115
59
Năm 2006, có 2.256 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ đƣợc thụ lý. Trong đó có
gần 500 vụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp, gần 2000 vụ vi phạm về nhãn hiệu hàng
hoá. Còn lại là các vi phạm về tên thƣơng mại, sáng chế và giải pháp hữu ích và
cạnh tranh không lành mạnh”. Đó là thông tin do ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó
cục trƣởng Cục Quản lý thị trƣờng - Bộ Thƣơng mại đƣa ra trong cuộc phỏng vấn
với nhà báo Huyên Linh của tờ báo điện tử Tạp chí ấn phẩm thông tin, Tổng cục Đo
lƣờng chất lƣợng [6].
Có thể nói sự vi phạm quyền sở hữu công nghiệp từ phía các doanh nghiệp
đã dẫn đến một thực trạng tiêu cực, nhƣ một “căn bệnh kinh tế-xã hội”. Điều này
thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, Số lƣợng các khiếu nại về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp tăng
lên nhanh chóng, từ 156 vụ năm 1997 đến 596 vụ năm 2005 (xem bảng 2.1). Trong
đó, các khiếu nại về nhãn hiệu hàng hóa là nhiều nhất. Năm 1997 có 124 vụ, đến
năm 2003 có 278 vụ, đến năm 2004 tăng lên là 306 vụ, và tại thời điểm năm 2005
số vụ vi phạm là 324 vụ. Đa số các loại hàng hóa nổi tiếng trên thị trƣờng thì
ngay
lập tức vài hôm sau là đã có hàng nhái, hàng giả bầy tràn lan trên thị trƣờng.
Bảng 2. 1: Khiếu nại về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Nguồn:
https://203.162.163.40/noip/resource.nsf/vwResourceList/0459E247C1628CAE4725713A003F5366/$FILE/r
eport2005m.htm
Thứ hai, các vụ vi phạm rất diễn ra ở đa số là các đối tƣợng thuộc quyền sở
hữu công nghiệp, hàng hóa vi phạm rất đa dạng về chủng loại. Có thể nói đa số
mọi
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
SC & GPHI
2
9
23
33
41
KDCN
32
20
41
60
93
108
53
65
210
NHHH
124
219
110
119
198
282
278
306
324
Tổng số:
156
239
151
179
293
399
354
404
596
60
loại hàng hóa đều bị vi phạm. Từ hàng vật liệu xây dựng, dƣợc phẩm, mỹ phẩm,
hàng tiêu dùng...Điều này rất ảnh hƣởng đến quyền lợi và sức khỏe của ngƣời tiêu
dùng, đồng thời thiệt hại đến doanh thu, uy tín của doanh nghiệp. Theo Ông Lê
Viết
Hải, Giám đốc công ty TNHH xây dựng- địa ốc Hòa Bình cho biết hai sản phẩm
của công ty là sơn giả đá granite và tấm cửa công nghệ Hoa Kỳ đang bị làm giả và
bán tràn lan trên thị trƣờng”. Ông Nguyễn Đức An, chánh Thanh tra Sở y tế thành
phố Hồ Chí Minh, cũng nêu lên những con số đáng báo động: ở TP.HCM số ngƣời
hành nghề y dƣợc tƣ nhân là 13.000, nhƣng số cơ sở sản xuất chế biến là 30.000.
Thanh tra ngành y tế năm qua chỉ kiểm tra đƣợc 70% trong ngành dƣợc, 30% trong
ngành y, “còn thực phẩm thì không kiểm tra đƣợc bao nhiêu”. Sở Y tế TP.HCM chỉ
cấp phép cho vài chục mặt hàng đông dƣợc, nhƣng trên thị trƣờng lại lƣu hành cả
ngàn
mặt hàng. “Nếu đúng với tính chất phải xử lý, không biết lấy nơi nào để chứa cho
hết
hàng”. Còn bà Võ Minh Tâm giám đốc công ty TNHH Võ Trần, đại diện cho hãng
Hewlett-Packard về chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
cũng cho biết “hàng giả mực in Hewlett-Packard ngày càng gia tăng mãnh liệt, mỗi
năm số vụ phát hiện vi phạm càng tăng, xử lý cơ sở này, xuất hiện cơ sở khác bên
cạnh” [11].
Ba là, chủ thể xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là các doanh nghiệp Việt
Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau và qui mô, tổ chức xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp ngày càng lớn và phức tạp. Về trình độ làm hàng giả cũng ngày
một tinh vi với cách vận dụng một số tri thức khoa học, và công nghệ cao để làm
giống nhƣ thật mà mắt thƣờng rất khó phát hiện ra. Triệt tiêu cơ sở vi phạm này
mai
lại mọc cơ sơ vi phạm khác. Chủ thể xâm phạm đi từ các hộ gia đình đến các cở
sở,
công ty…, hàng vi phạm còn nhập từ nƣớc ngoài về và chủ yếu là hàng nhập từ
Trung Quốc qua đƣờng cửa khẩu. Thủ đoạn làm hàng vi phạm ngày càng tinh vi, ví
dụ nhƣ, các mẫu mã hàng giả, hàng nhái có thể chúng không làm giống sản phẩm
thật mà chúng thƣờng làm lái đi để lừa mắt cán bộ thừa hành của các cơ quan chức
năng vốn còn yếu kém về nghiệp vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về cạnh tranh không lành mạnh:
61
Hình 2.1: Mẫu sản phẩm thuốc chính hãng và sản phẩm cạnh tranh không
lành mạnh
Mẫu chính Mẫu nhái
Nguồn: www.noip.org.vn
Sản phẩm thuốc mang nhãn “GASROTODIC” của Công ty Cổ phần Dƣợc
phẩm Hà Tây có bao bì và nhãn hiệu tƣơng tự nhƣ bao bì và nhãn hiệu của sản
phẩm GASTROPULGITE cuả IPSEN. Sản phẩm thuốc GASTRODIC có gắn nhiều
chỉ dẫn thƣơng mại trùng lặp gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thƣơng mại trên sản phẩm
thuốc GASTROPULGITE của IPSEN và gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về
nguồn gốc, chất lƣợng và các đặc tính khác của sản phẩm trong quá trình nhận
biết
và chọn lựa sản phẩm. Cụ thể là họ sẽ tin rằng sản phẩm thuốc GASTRODIC đƣợc
IPSEN sản xuất hoặc cấp phép sản xuất, có chất lƣợng và các đặc tính nhƣ các sản
phẩm cuả IPSEN (xem hình 2.1).
Công ty cổ phần TRAPHACO đã đăng ký nhãn hiệu và có số chứng nhận là
30763 đối với các sản phẩm thuộc nhóm 5. Công ty TRAPHACO sản xuất nhiều
sản phẩm có gắn nhãn hiệu” TRAPHACO và Hình”, trong nƣớc súc miệng T-B đã
và đang đƣợc tiêu dùng.
Hình 2.2: Mẫu chai nước súc miệng chính hãng và sản phẩm vi phạm
Sản phẩm chính hãng Sản phẩm làm nhái
62
Nguồn: www.noip.org.vn
Công ty TNHH Hoàng Hƣơng đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
đến sản phẩm của công ty TRAPHACO. Công ty này đã sản xuất, buôn bán và lƣu
thông sản phẩm nƣớc xúc miệng T-P với thiết kế nhãn hàng hóa gắn ngoài đang
đƣợc tiêu thụ tại Việt Nam có chai nƣớc tƣơng tự với sản phẩm nƣớc súc miệng T-
B của công ty CP TRAPHACO (xem hình 2.2).
Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp:
Công ty bánh kẹo Hải Châu đã làm nhái nhãn hiệu hàng hóa của Công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà (xem hình 2.3). Sản xuất, buôn bán, lƣu thông sản phẩm kẹo
khoai môn vói thiết kế bao gói kẹo về cách bố trí, màu sắc tƣơng tự và không
khác
biệt với sản phẩm kẹo khoai môn của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà nhằm
mục đích cạnh tranh không lành mạnh, gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng tại Việt
Nam và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín, quyền lợi chính đáng của chủ nhãn
hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
63
Hình 2.3: Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp
Mẫu chính Mẫu nhái
Nguồn: www.noip.org.vn
2.2.2. Đánh giá tá hại của việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
2.2.2.1. Nạn chảy máu chất xám ngày càng tăng do nhiều nhà khoa học mất lòng tin
vào hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
Hiện nay, nạn chảy máu chất xám hay hiện tƣợng nguồn nhân lực có trình độ
rời bỏ đất nƣớc để đi đến những quốc gia phát triển đã trở thành một vấn đề mang
tính quốc tế và thực sự làm đau đầu các nhà lãnh đạo các nƣớc đang phát triển
nói
chung và Việt Nam nói riêng. Có rất nhiều nguyên nhân đƣợc đƣa ra để giải thích
cho hiện tƣợng này nhƣ mức sống cao hơn tại các nƣớc phát triển, cơ hội để phát
triển nghề nghiệp, nghiên cứu, chế độ đãi ngộ,… Trong đó, việc thực thi bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ không đảm bảo tại các nƣớc đang phát triển đƣợc xem nhƣ một
nguyên nhân cơ bản dẫn đến nạn chảy máu chất xám tại những quốc gia này. Một
khi các sáng chế, phát minh không đƣợc đảm bảo về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp, tức là những công trình của các nhà phát minh sẽ bị đánh cắp một cách dễ
dàng, những công sức của anh ta sẽ nhanh chóng trở thành vô nghĩa. Và khi đó,
việc
nghiên cứu và phát triển sẽ không còn đƣợc coi trọng, địa vị của nhà phát minh
64
không đƣợc coi trọng, anh ta sẽ ra đi, đi nƣớc ngoài hoặc chuyển sang một công
ty
khác trong nƣớc mà ở đó coi trong quyền SHCN và chịu đấu tranh về nó. Thực tế ở
nƣớc ta, việc các nhà khoa học, các chuyên gia rời khỏi tổ quốc để đến các quốc
gia
có nền công nghệ phát triển, có hệ thống pháp luật chặt chẽ về bảo hộ quyền sở
hữu
công nghiệp đã xuất hiện từ rất nhiều năm về trƣớc. Hi vọng rằng, với những bƣớc
tiến trong công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, nguồn nhân lực
có chất lƣợng sẽ chọn giải pháp ở lại hoặc hồi hƣơng để phục vụ Tổ quốc.
2.2.2.2. Nền văn hóa quốc gia bị tổn hại
Không thể kể hết đƣợc tác hại của việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nền văn hóa của một quốc gia. Chẳng hạn, việc lan tràn rộng khắp của các
loại hàng giả, hàng nhái sẽ ảnh hƣởng to lớn đến sức khỏe, kinh tế của nhân dân
đặc
biệt trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm, dƣợc phẩm, thực phẩm… Nếu trong một nền
kinh tế không có các chế tài đủ mạnh để xử lí việc vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp, các hậu quả không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn trở thành mối
nguy hại cho toàn xã hội về an toàn sức khỏe, về bảo tồn truyền thống văn hóa
dân
tộc. Nếu nhƣ thƣơng mại hàng giả trong lĩnh vực phần mềm gây nên những thiệt hại
lớn về kinh tế thì thƣơng mại hàng dƣợc phẩm giả gây nên thƣơng vong cho ngƣời
tiêu dùng. Chẳng hạn, theo Quỹ Sức khỏe và Dƣợc phẩm German (German Pharma
Health Fund), ít nhất 30 ngƣời Campuchia đã thiệt mạng do sử dụng thuốc chống
sốt rét giả mạo vào năm 2000, và ít nhất 59 trẻ em bị chết ở Hahiti năm 1997,
sau
khi đã dùng thuốc hạ sốt giả [16, trang 22]. Và gần đây nhất là vấn đề kem đánh
răng giả nhãn hiệu Mr Cool và Excel của Trung Quốc có chứa chất gây ung thƣ
đang trở thành mối quan ngại của rất nhiều nƣớc trên thế giới.
2.2.2.3. Không khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nhƣ trên đã trình bày, việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ làm nhụt
chí của các nhà phát minh, các nhà sáng chế. Việc đầu tƣ vào nghiên cứu, phát
triển
để đƣa ra những cải tiến mới làm cho các doanh nghiệp, các cá nhân tốn kém rất
nhiều tiền bạc và công sức. Do vậy, một khi quyền sở hữu công nghiệp của họ
65
không đƣợc bảo hộ tốt, các công ty hay cá nhân này sẽ không tiếp tục đầu tƣ vào
lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nữa. Và điều này tất nhiên sẽ ảnh hƣởng tiêu
cực
đến hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
2.2.2.4. Làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài
Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 1, hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp có tác động nhất định tới việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này
là
đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Luồng đầu tƣ nƣớc ngoài khi chảy vào trong nƣớc, sẽ có những tác động không nhỏ
đến việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô của nƣớc sở tại nhƣ giải
quyết việc làm, tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và đặc biệt là
tiếp
thu công nghệ cao từ các nƣớc phát triển. Các quốc gia có hệ thống sở hữu trí
tuệ
yếu sẽ nhận đƣợc ít đầu tƣ nƣớc ngoài hơn và những nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài, nếu
có, sẽ hàm chứa ít công nghệ cao hơn. Chẳng hạn, theo một cuộc điều tra trên 100
công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ, các công ty này rất miễn cƣỡng khi kinh doanh
tại Ấn Độ, Áchentina và Inđônêxia, những nƣớc đã bị xếp trong “sách đen” của
Văn phòng Đại diện thƣơng mại Hoa Kỳ do không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
của các công ty và công dân Mỹ [13]. Cũng theo cuộc điều tra này, hơn 80% các
công ty dƣợc phẩm và hóa mỹ phẩm đƣợc phỏng vấn cho rằng họ không muốn thiết
lập các liên doanh hay chuyển giao, thậm chỉ cả việc cấp lixăng cho các công
nghệ
của họ tại Ấn độ. Mặc dù đây là một thị trƣờng rất rộng lớn. Tƣơng tự nhƣ vậy,
trong số các công ty tham gia phỏng vấn, 62% trả lời rằng sẽ không cấp lixăng
tại
Achentina, 69% nói không tại Brazin và 73% cũng sẽ nhƣ vậy tại Inđônêsia.
2.2.2.5. Gây thất thu cho ngân sách nhà nước và việc trả đũa, đóng cửa thị
trường
của các nước khác
Hàng giả, hàng nhái, một trong những tác nhân nảy sinh xuất phát từ việc
kém hiệu quả trong thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã gây những tác
hại
lớn lao không những về sự an toàn cho ngƣời dân mà còn những thiệt hại về ngân
sách nhà nƣớc. Những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng giả thƣờng không
kê khai hoặc kê khai không chính xác về doanh thu cũng nhƣ mặt hàng sản xuất
66
kinh doanh của mình. Do vậy, việc thất thu về thuế cho ngân sách nhà nƣớc là
điều
dễ hiểu. Không những vậy, các hàng hóa, sản phẩm chân chính cũng phải đối mặt
với việc bị cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng và đặc biệt là việc trả
đũa,
đóng cửa thị trƣờng của các nƣớc khác. Trong trƣờng hợp có sự xuất hiện tràn lan
của hàng giả, hàng nhái có xuất xứ từ nƣớc ngoài, ảnh hƣởng trực tiếp đến nền
kinh
tế, các quốc gia có thể thực hiện lệnh cấm nhập khẩu đối với sản phẩm đó, cho dù
là
sản phẩm chân chính.
2.2.2.6. Doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ, giảm lợi nhuận, mất uy tín và
hủy
hoại hình ảnh của doanh nghiệp
Hậu quả trực tiếp đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính là rất đáng kể.
Các doanh nghiệp làm ăn chân chính, trung thực sẽ bị mất thị phần tiêu thụ do
phải
chia sẻ thị trƣờng với các cơ sở vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Do vậy lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Không những vậy, do có sự vi phạm sở hữu
công nghiệp nên khi một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp bị vi phạm thì doanh
nghiệp sẽ tìm cách thay đổi mẫu mã bị vi phạm và hủy đi mẫu mã bị làm nhái. Nên
sẽ làm tăng cao chi phí kinh doanh. Hơn nữa, việc vi phạm sở hữu công nghiệp còn
làm triệt tiêu hay phá sản các kế hoạch kinh doanh, các chiến lƣợc phát triển mở
rộng qui mô do không thể cạnh tranh với hàng vi phạm. Các doanh nghiệp đã vất vả
trên thƣơng trƣờng với các đối thủ kinh doanh cùng hàng, cùng danh mục hàng hóa,
nay lại phải cạnh tranh với các sản phẩm làm giả với giá cả rẻ hơn hàng thật và
thủ
đoạn làm hàng vi phạm ngày càng tinh vi. Ngoài ra, việc sử dụng phải hàng vi
phạm
quyền sở hữu công nghiệp, và những sản phẩm vi phạm này chất lƣợng không tốt so
với hàng chính hãng, mà ngƣời tiêu dùng khó có thể phân biệt đƣợc, cũng khiến
cho
ngƣời tiêu dùng xuất hiện tâm lí kỳ thị với sản phẩm, thậm chí cả thƣơng hiệu
doanh nghiệp. Mà trong thực tế, để xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu uy tín và có
một hình ảnh đẹp trong mắt ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời
gian và công sức, có khi cả hàng trăm năm.
Công ty Unilever Việt Nam, một công ty sở hữu nhiều nhãn hiệu hàng hoá
đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm nhƣ OMO, VISO, COMFORT, SUNLIGHT,
CLEAR, DOVE, P/S, CLOSE UP, LIPTON, KNOR … có thể nói là công ty có số
67
lƣợng nhãn hàng bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhiều nhất hiện nay.
Hàng nhái, hàng giả sản phẩm của công ty xuất hiện từ năm 1997. Theo con số
thống kê của công ty, tính đến nay, khoảng 50% lƣợng hàng giả trên thị trƣờng
mang nhãn hiệu của Unilever. Hàng giả đã làm cho công ty thiệt hại lên đến 10-15
triệu USD mỗi năm. Thông thƣờng một mẫu bao bì bột giặt nhƣ OMO chỉ thay đổi
sau một năm nhƣng khi bị làm giả, Lever Việt Nam phải thay đổi ngay, và nhƣ thế
thay vì chỉ tốn 40 đến 50 triệu đồng đã tăng lên 4 đến 5 tỷ đồng do phải đặt làm
gấp.
Chi phí làm bao bì mới tăng lên 20-30%, ngoài ra còn tốn chi phí tiêu huỷ bao bì
cũ.
Theo Tạp chí Chất lƣợng & hội nhập, số tháng 11 năm 2003, trang 2.
2.3. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
2.3.1. Những thuận lợi và kết quả bƣớc đầu
2.3.1.1. Đã khuyến khích nghiên cứu phát triển sáng chế, phát minh trong nội bộ
nền kinh tế.
Triển vọng về một khả năng độc quyền về việc khai thác sáng chế, phá minh,
từ đó đem lại những khoản lợi nhuận kếch xù thực sự là một động lực to lớn cho
các doanh nghiệp và cá nhân đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển nhằm đƣa ra
ngày càng nhiều các sáng chế, phát minh, cải tiến kỹ thuật hữu hiệu. Đối với
Việt
Nam, đây có thể nói là một thuận lợi quan trọng bởi lẽ cho đến nay, hầu hết các
sáng chế, phát minh hoặc các dây chuyền công nghệ cao đều bắt nguồn từ các nƣớc
phát triển. Việc đi sau, tiếp nhận lại những công nghệ bị thải hồi từ các nƣớc
phát
triển ít nhiều mang những tác động tiêu cực tới nền kinh tế các nƣớc đang phát
triển
trong đó có Việt Nam. Nếu việc nghiên cứu và phát triển đƣợc khuyến khích, thúc
đẩy từ trong nƣớc, hệ thống công nghệ cơ bản sẽ đƣợc dần cải thiện từ nội bộ nền
kinh tế, dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ của nƣớc ngoài. Tấm gƣơng
Nhật Bản từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc đƣợc nêu trong chƣơng 3 là một ví dụ
tiêu biểu.
2.3.1.2. Đã có sự khuyến khích chuyển giao công nghệ theo các điều khoản
thương mại
Việc tăng cƣờng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến thƣơng mại
sẽ góp phần đẩy mạnh nỗ lực của các doanh nghiệp tại các nƣớc đang phát triển
68
tham gia vào các liên doanh và các hình thức hợp tác khác nhằm thực hiện chuyển
giao công nghệ dựa trên các điều kiện thƣơng mại. Trong điều kiện quyền sở hữu
công nghiệp đƣợc đảm bảo, các công ty nƣớc ngoài sẽ có khuynh hƣớng tăng cƣờng
công tác nghiên cứu và phát triển tại nƣớc sở tại, thay vì tại chính quốc. Hiện
nay,
hầu hết công tác nghiên cứu đƣợc thực hiện tại chính nƣớc họ. Sự chuyển hƣớng
này là một cơ hội cho các doanh nghiệp bản địa có thêm điều kiện để học hỏi kinh
nghiệm khi tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển này. Hơn nữa, một khi
ngƣời dân và việc kinh doanh quen với các công nghệ mới, các doanh nghiệp nội
địa vừa có thể áp dụng các công nghệ mới này, vừa có thể đẩy mạnh quyền sở hữu
công nghiệp của riêng họ. Điều này, đến lƣợt nó, lại quay trở lại thúc đẩy hoạt
động
đầu tƣ từ các tập đoàn quốc tế trên thế giới.
Ngoài ra, chuyển giao khuyến khích công nghệ còn thể hiện ở hình thức kinh
doanh: Nhƣợng quyền. Hầu hết bất kỳ loại hình nào cũng đều có thể cần việc đăng
ký bản quyền kinh doanh. Các khách sạn, công ty trong lĩnh vực công nghiệp mang
tính chất bền vững và các công ty trong lĩnh vực kế toán ….đểu có thể nhận đƣợc
lợi ích khi tham gia nhƣợng quyền.
Ở các nƣớc phát triển, đặc biệt là Mỹ, kinh doanh nhƣợng quyền đƣợc xem
là “kinh tế lót bạc” bởi đây là phƣơng thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong
kinh doanh thông thƣờng. Tại Mỹ, hiện có hơn 550.000 Franchises (cửa hàng
nhƣợng quyền), chiếm 40% lợi nhuận tại đây. Theo báo cáo, có đến 90% công ty sử
dụng hình thức Franchising tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi đó khoảng
82% công ty độc lập phải đóng cửa [9].
Mặc dù hoạt động Franchise đã thâm nhập Việt Nam hơn 15 năm nhƣng chỉ
đến gần đây Chính phủ mới có Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy
định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Trong đó, có đề cập đến hoạt động “cấp
phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thƣơng mại, nhãn hiệu
hàng hóa và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực
dịch vụ thƣơng mại. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hoạt động nhƣợng quyền kinh
doanh sẽ còn tiếp tục nở rộ.