Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
9,705
266
115
19
Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý là không giới hạn với các sản phẩm nông nghiệp
với các nhân tố tự nhiên nhƣ khí hậu và đất. Ngoài ra, còn có những sản phẩm
mang
chỉ dẫn địa lý mà không có dinh dáng đến nông nghiệp, đó là do nhân tố con ngƣời
làm ra chúng với kỹ năng và truyền thống, ví dụ nhƣ đồng hồ Thụy Sỹ, chè Thái
Nguyên, nƣớc mắm Phú Quốc, rƣợu vang Bóoc Đô….
Ngoài ra, có thể thấy tên gọi xuất xứ hàng hoá là một dạng chỉ dẫn địa lý
đặc biệt. Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của
sản
phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn nhƣ vậy đƣợc
gọi
là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”.
Theo điều 79, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, Để đƣợc bảo hộ thì
chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng các điều kiện dƣới đây:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phƣơng,
vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng
ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định..
Nhƣ vậy, câu hỏi đặt ra là nhƣ thế nào là sản phẩm có danh tiếng, chất
lƣợng? Sản phẩm có danh tiếng là sản phẩm đƣợc nhiều ngƣời biết đến với sự tín
nhiệm và lựa chọn dùng sản phẩm đó. Còn chất lƣợng và đặc tính của sản phẩm thì
đƣợc xác định bằng một số các chỉ tiêu định tính, định lƣợng hoặc cảm quan về
vật
lý, hóa học và vi sinh. Các chỉ tiêu này phải có khả năng kiểm tra đƣợc bằng
phƣơng tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phƣơng pháp kiểm tra phù hợp.
Điều quan trọng để xác định sản phẩm đƣợc gắn với chỉ dẫn địa lý ở đây là
sản phẩm phải có chất lƣợng tốt và chỉ có vùng miền đó với đặc tính tự nhiên
hoặc
yếu tố con ngƣời mới có thể tạo ra sản phẩm đó và đại đa số sản phẩm đó phải
ngon
hơn, tốt hơn sản phẩm tƣơng tự đƣợc làm ra ở vùng đất khác.
Ngoài ra, theo Điều 80, Luật sở hữu trí tuệ, sản phẩm không đƣợc nằm trong
đối tƣợng đƣợc bảo hộ với danh nghĩa của chỉ dẫn địa lý nhƣ sau:
20
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nƣớc ngoài mà tại nƣớc đó chỉ dẫn địa lý không đƣợc
bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn đƣợc sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tƣơng tự với một nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ,
nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó đƣợc thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn
gốc
của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
1.1.1.2. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp
Theo Điều 751, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán
dẫn, quyền đối với giống cây trồng, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
đƣợc quy định nhƣ sau:
+ Quyền nhân thân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về ngƣời đã trực tiếp tạo ra sáng
chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng
bằng
lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền đƣợc đứng tên tác giả trong văn bằng
bảo hộ do Nhà nƣớc cấp, trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó;
+ Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về chủ sở hữu các đối tƣợng đó, bao gồm
quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó.
Quyền nhân thân sẽ đƣợc trao cho ngƣời chủ trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nó đƣợc thể hiện bằng
việc ngƣời sáng tạo đƣợc quyền đứng tên là tác giả của các sản phẩm do mình tạo
ra. Còn quyền tài sản thì thuộc về ngƣời chủ sở hữu các đối tƣợng đã nêu ở trên.
Quyền tài sản cho phép ngƣời chủ sở hữu đƣợc quyền sử dụng, quyền cho phép
21
hoặc cấm ngƣời khác sử dụng đối tƣợng sở hữu nói trên. Có thể suy luận rằng,
quyền nhân thân mạnh hơn quyền tài sản. Khi có quyền nhân thân ngƣời ta có
quyền sử dụng, bán, chuyển nhƣợng đồng thời cấm ngƣời khác sử dụng chính tài
sản đó của mình đến khi hết quyền sở hữu.
Điều 751, Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng qui định về quyền sở hữu công
nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có đƣợc thông tin tạo
thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật thông tin
đó,
bao gồm:
+ Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh;
+ Cho phép hoặc cấm ngƣời khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh
doanh.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thƣơng mại thuộc
về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thƣơng mại đó, bao gồm:
+ Sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại trong kinh doanh;
+ Cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến
mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm ngƣời khác sử dụng tên thƣơng mại
gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nƣớc. Quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá
nhân
đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt
động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh. Mặc dù trong đối tƣợng của quyền sở
hữu công nghiệp không có chống cạnh tranh không lành mạnh, nhƣng nội dung
quyền sở hữu trí tuệ lại đề cập đến quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Do
tất
cả các doanh nghiệp kinh doanh đều vì mục đích lợi nhuận trên thị trƣờng cạnh
tranh rất khốc liệt. Vậy để bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính và để
tránh
tình trạng cá lớn nuốt cá bé, ăn cắp ý tƣởng kinh doanh của ngƣời khác, làm hàng
nhái... dùng các thủ đoạn không tốt với đối thủ cạnh tranh nói riêng và để hoàn
22
thiện hơn nữa về quyền sở hữu công nghiệp, nên điều này đã đƣợc đƣa vào. Quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh đƣợc trao cho các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh.
1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1.1.2.1. Vì sao phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp?
Những thập kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều sự thay đổi kinh tế của rất nhiều
nƣớc trên thế giới. Những nƣớc đang phát triển, cụ thể, đã trải qua sự chuyển
dịch
kinh tế to lớn. Những chính sách hạn chế về kiểm soát thƣơng mại, công nghiệp,
đầu tƣ nƣớc ngoài và hợp tác kỹ thuật đã bị loại bỏ dần và chuyển sang nền kinh
tế
mở mà áp lực cạnh tranh đóng vai trò chính. Giai đoạn này cũng đã chỉ ra sự
thành
công của GATT trong vòng đàm phám Uruguay mà đã đƣợc mở rộng từ năm 1986
đến 1994 và cũng là lần đầu tiên mà Hiệp định về những khía cạnh thƣơng mại về
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đƣợc thông qua bởi chữ ký của 116 nƣớc thành viên.
Theo trang 3, tài liệu: economic value of industrial property rights, Hội thảo
giới
thiệuvề quyền sở hữu công nghiệp, tại Genever, tháng 9 năm 1997.
Thậm chí, tất cả chúng ta đều biết rằng, sức mạnh của khoa học công nghệ
đã đƣa thế giới phát triển trong 2 thế kỷ nay gấp rất nhiều lần so với mấy chục
thế
kỷ trƣớc, tất cả là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của sức lao động con
ngƣời. Sở hữu trí tuệ là sở hữu về tri thức, trí lực của con ngƣời. Các nƣớc
trên thế
giới nhìn chung đều có luật để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì hai lý do chính.
Thứ
nhất là bảo hộ quyền lợi về mặt đạo đức và kinh tế của ngƣời chủ các sáng tạo và
quyền tiếp cận của công chúng về những thành quả của lao động trí óc con ngƣời.
Thứ hai là để khuyến khích tính sáng tạo và sự truyền thông cũng nhƣ sự áp dụng
những kết quả của hoạt động trí não con ngƣời và khuyến khích thƣơng mại công
bằng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Ngoài ra, ngày nay, bƣớc vào thế kỷ XXI, tài sản trí tuệ đang tiến dần tới chỗ
là thƣớc đo khả năng tồn tại và thành đạt trong tƣơng lai của các công ty. Năm
1982
khoảng 62% tài sản của các công ty ở Hoa kỳ là tài sản vật chất, nhƣng đến năm
23
2000 con số này giảm xuống chỉ còn 30%. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho
thấy tính trung bình 40% giá trị của một công ty tích tụ đƣợc trong tài sản vô
hình
của công ty không thể hiện trong bảng cân đối tài sản của công ty theo bất kỳ
cách
thức nào [4, trang 7]. Tuy nhiên, con ngƣời có khả năng học tập và bắt chƣớc
thật
kỳ diệu. Ví dụ, khi con ngƣời suy nghĩ để phát minh ra một loại thuốc chữa bệnh
thế kỷ và công bố kết quả đó ra toàn thế giới và phân phối loại thuốc đó thì chỉ
trong một thời gian ngắn sau, rất nhiều công ty kinh doanh loại thuốc mà nhà
nghiên cứu đó đã rất mất thời gian, trí tuệ, công sức và vật chất để tạo ra
chúng mà
chƣa có sự đồng ý của ngƣời này. Nghiêm trọng hơn nữa vì chạy theo lợi nhuận mà
nhiều nơi sản xuất thuốc giả hay làm hàng giả, gây nên tác hại vô cùng to lớn.
Theo
bài viết “Fake medicin terro method” của tác giả Naira MARTIROSYAN đăng trên
trang http://www.168.am/en/ ngày 10 tháng 12 năm 2006, 52% thuốc bị làm giả là
thuốc kháng sinh; thuốc bị làm giả do yếu tố nhu cầu và giá thành và năm 2005
doanh thu của thuốc trên thị trƣờng thƣơng mại quốc tế là 450-600 triệu đô la
Mỹ.
Hành vi bắt chƣớc, làm nhái, làm giả hàng hóa gây ảnh hƣởng rất xấu đến tình
hình phát triển kinh tế của một đất nƣớc, đặc biệt lại làm đối với hàng hóa đã
đƣợc
bảo hộ, đó là một hành vi ăn cắp. Nó làm thui chột tính sáng tạo của con ngƣời,
kìm
hãm nền kinh tế, không thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhất là với các công ty có sản
phẩm đã đăng ký bảo hộ… Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã dự báo
rằng sự làm hàng giả, làm nhái và chi phí truyền phát thanh bất hợp pháp mỗi năm
của các công ty là khoảng 638 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, thiệt hại lớn hơn tổng GDP
của
12 nƣớc. Trên thế giới khoảng 35 - 40% thƣơng mại, sản phẩm phần mềm, tác phẩm
âm nhạc đƣợc bán mỗi năm là hàng giả, nhái. Những sản phẩm đƣợc cấp bằng sáng
chế khó bị làm giả hơn nhƣ thuốc, đồ điện và chất bán dẫn, tỷ lệ làm giả thấp
hơn
nhƣng cũng đáng kể. Tổ chức y tế thế giới (WHO) dự đoán rằng ít nhất 6% dƣợc
phẩm đƣợc bán trên toàn thế giới hàng năm là hàng giả, trị giá hơn 30 triệu USD
[16,
trang 4].
Do vậy, một xã hội ngày càng văn minh là một xã hội phải biết tôn trọng giá
trị sức lao động của từng cá nhân, từng tập thể. Mỗi ngƣời phải đấu tranh loại
trừ
24
cái xấu, nạn ăn cắp sức lao động của ngƣời khác. Đó cũng lí giải tại sao phải có
sự
bảo hộ về mặt pháp luật đối với quyền sở hữu công nghiệp.
1.1.2.2. Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Mục đích của hoạt động sở hữu công nghiệp là khuyến khích hoạt động sáng
tạo khoa học - công nghệ; cổ vũ đầu tƣ, tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật - mỹ
thuật ứng
dụng cũng nhƣ các sáng kiến kinh doanh mới; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng
thời sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực trí tuệ của xã
hội.
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần phải thông qua việc xây dựng hệ thống
các quy phạm pháp luật riêng về vấn đề này. Đó là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp - trong đó quan hệ giữa các chủ thể liên quan tới đối tƣợng trên
mang
nội dung quan hệ quyền và nghĩa vụ và các quan hệ đó đƣợc điều chỉnh sao cho phù
hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đƣợc cấu thành bởi ba hệ thống chủ chốt, đó là: hệ thống bảo hộ sáng chế
(hay còn gọi là hệ thống patent); hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và hệ thống
bảo hộ thông tin bí mật. Nguyên tắc chung của cả ba hệ thống này là thông qua
việc
thừa nhận và bảo vệ của pháp luật đối với chủ sở hữu của các đối tƣợng thuộc
quyền sở hữu công nghiệp mà chủ thể các quyền đó (ngƣời nắm giữ quyền) đƣợc
bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất trong một thời gian nhất định đủ để khai
thác
nhằm không những bù đắp các chi phí đầu tƣ tạo ra giá trị của các đối tƣợng đó
mà
còn có thể thu đƣợc lợi nhuận để tiếp tục tạo ra các thành tựu mới. Một cách
tổng
quát, mọi đối tƣợng nói trên đều đƣợc coi là đối tƣợng bảo hộ của quyền sở hữu
công nghiệp, các quan hệ xã hội liên quan tới các đối tƣợng đó đƣợc điều chỉnh
chủ
yếu theo nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ sở hữu.
Tuy nhiên, để đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cần phải xác lập
quyền sở hữu công nghiệp. Điều 752, Bộ luật Dân sự qui đinh các căn cứ xác lập
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, gồm có:
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây
trồng
25
đƣợc xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khi thực
hiện việc đăng ký các đối tƣợng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ.
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở
sử dụng hợp pháp tên thƣơng mại đó.
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đƣợc xác lập trên cơ
sở có đƣợc thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảo mật
thông tin đó.
+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đƣợc xác lập trên cơ sở hoạt
động cạnh tranh trong kinh doanh.
Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng đảm bảo việc chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp cho ngƣời đƣợc bảo hộ. Pháp luật Việt Nam cho phép
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nhƣ qui định trong Điều 753, Bộ luật Dân
sự, cụ thể nhƣ sau:
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, quyền đối với
giống
cây trồng có thể đƣợc chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để
thừa kế, kế thừa.
+ Quyền đối với tên thƣơng mại chỉ đƣợc phép chuyển giao cùng với việc
chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại
đó.
+ Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không đƣợc chuyển giao.
+ Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ
sở đăng ký thì chỉ khi hợp đồng đó đƣợc đăng ký mới có giá trị pháp lý đối với
ngƣời thứ ba.
1.2. Những khía cạnh thƣơng mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1. Quyền sở hữu công nghiệp trong thƣơng mại, thƣơng mại quốc tế và các
quy định của WTO về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
26
1.2.1.1. Khái quát về sự ra đời của WTO
Hội nghị Bretton Woods năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thƣơng
mại Quốc tế (International Trade Organization - ITO) với mục đích thiết lập các
quy tắc và luật lệ cho thƣơng mại giữa các nƣớc. Hiến chƣơng ITO đƣợc nhất trí
tại
Hội nghị của Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm
1948. Tuy nhiên, Thƣợng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chƣơng này.
Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp
Hoa
Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế có thể đƣợc sử dụng để kiểm soát chứ
không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa
Wilkins, 1997).
Việc thành lập ITO không thành, nhƣng Hiệp định mà ITO định dựa vào để
điều chỉnh thƣơng mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thƣơng mại (GATT). Đến ngày 1 tháng 1 năm 1995, do kết quả của vòng đàm
phán Urugoay tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO đi vào hoạt động chính thức.
Từ GATT đến WTO
GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ II trong trào lƣu hình thành hàng
loạt cơ chế đa biên nhằm điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế. GATT
đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng trong
suốt gần 50 năm mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển,
thƣờng
đƣợc biết đến nhƣ là Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(Internaltional Monetary Fund - IMF) ngày nay. Với ý tƣởng hình thành những
nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thƣơng mại quốc tế điều tiết các lĩnh vực về
công ăn
việc làm, về thƣơng mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các
hoạt
động này phát triển, 23 nƣớc sáng lập GATT đã cùng một số nƣớc khác tham gia Hội
nghị về thƣơng mại và việc làm, dự thảo Hiến chƣơng La Havana để thành lập Tổ
chức Thƣơng mại Quốc tế (Internaltional Trade Oganization - ITO) với tƣ cách là
cơ
quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nƣớc này đã cùng nhau tiến
hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang
áp dụng tràn lan trong thƣơng mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện
mục
27
tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đƣờng cho kinh tế và thƣơng mại phát triển, tạo công
ăn
việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nƣớc thành viên.
Hiến chƣơng thành lập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (ITO) nói trên đã đƣợc
thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thƣơng mại và việc làm ở Havana từ
11/1947 đến 24/3/1948, nhƣng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn,
nên việc thành lập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện đƣợc.
Mặc dù vậy, kiên trì với các mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ
đã đạt đƣợc ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ƣu đãi về thuế áp dụng giữa
các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lƣợng mậu dịch thế giới, 23
nƣớc sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại
(GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/ 1948.
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan.
Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp Uruguay (1986 - 1994), do thƣơng
mại
quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán
không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định, hình thành các
chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thƣơng
mại
dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tƣ có liên quan tới thƣơng mại,
về
thƣơng mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với
diện
điều tiết của hệ thống thƣơng mại đa biên đƣợc mở rộng, nên Hiệp định chung về
Thuế quan và Thƣơng mại (GATT) với tƣ cách là một sự thoả thuận có nhiều nội
dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày
15/4/1994,
tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp định Uruguay, các thành viên của GATT đã
cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) nhằm kế
tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức đƣợc thành lập
độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Tổ
chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization - WTO) ra đời trên cơ sở kế
tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (The General
Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra
những nguyên tắc thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO
28
chính là các hiệp định đã và đang đƣợc các nƣớc đàm phán và ký kết. WTO là tổ
chức bao trùm, chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện tất cả các hiệp định đa
biên
và nhiều bên đã đƣợc đàm phán ở vòng đàm phán Uruguay và những hiệp định sẽ
đƣợc đàm phán trong tƣơng lai.
Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT đƣợc WTO kế thừa, quản lý, và
mở rộng. Không giống nhƣ GATT chỉ có tính chất của một hiệp ƣớc, WTO là một
tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. Trụ sở chính của tổ chức WTO đặt
tại
Geneva, Thụy Sỹ. Tính đến ngày 11 tháng 1 năm 2007, WTO có 150 nƣớc là thành
viên (trong đó có Việt Nam).
Các nguyên tắc cơ bản của WTO
+ Không phân biệt đối xử - Quy tắc tối huệ quốc (MFN), qui tắc quan trọng
này của GATT đặt ra dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các đối tác
thƣơng mại trong Tổ chức. Quy tắc này đòi hỏi thuế quan và các qui định khác sẽ
đƣợc áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu mà không đƣợc phân biệt
đối xử giữa các nƣớc. Nhƣ vậy qui tắc này không để cho một nƣớc đánh thuế quan
vào hàng hóa nhập khẩu từ một nƣớc này với thuế suất cao hơn thuế suất đƣợc áp
dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc khác. Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ đối với
qui tắc này ví dụ nhƣ, những nƣớc có thể thiết lập một thỏa thuận tự do thƣơng
mại,
thƣơng mại hàng hóa chỉ áp dụng trong nhóm nƣớc đó, đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi
hay đƣợc miễn thuế, phân biệt với những hàng hóa đến từ ngoài nhóm. Hoặc các
quốc gia có thể thỏa thuận cho phép các quốc gia đang phát triển những ƣu đãi
đặc
biệt để tiếp cận những thị trƣờng của họ. Hoặc một quốc gia có thể nâng cao hàng
rào
thƣơng mại chống lại những sản phẩm đƣợc coi là thƣơng mại không lành mạnh từ
những nƣớc đặc biệt nào đó. Và trong lĩnh vực dịch vụ, các nƣớc đƣợc cho phép
phân
biệt đối xử trong một giới hạn nào đó. Nhƣng những thỏa thuận chỉ cho phép áp
dụng
những ngoại lệ đó dƣới những điều kiện nghiêm ngặt. Nhìn chung, đãi ngộ tối huệ
quốc có nghĩa rằng mỗi khi một quốc gia hạ thấp rào cản thƣơng mại hay mở cửa
thị
trƣờng, quốc gia đó phải áp dụng tƣơng tự cho các hàng hóa, dịch vụ từ mọi quốc
gia
khác cùng là thành viên thƣơng mại mặc dù là nƣớc giầu hay nghèo, mạnh hay yếu.