Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
9,764
266
115
9
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NHỮNG KHÍA CẠNH THƢƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp và bảo h ộ quyền sở hữu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp
1.1.1.1. Quyền sở hữu công nghiệp
Theo điều 4, Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam năm 2005, quyền sở hữu công
nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật
kinh
doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Theo điều 751, Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 2005, quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán
dẫn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh bao gồm quyền khai
thác, sử dụng bí mật kinh doanh; cho phép hoặc cấm ngƣời khác tiếp cận sử dụng,
tiết lộ bí mật kinh doanh.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại bao
gồm: sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại trong kinh doanh; Cho phép hoặc cấm
ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu của mình; cấm ngƣời khác sử dụng tên thƣơng mại gây nhầm lẫn với hoạt động
kinh doanh của mình.
- Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về nhà nƣớc
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về cá nhân, tổ chức hoạt
động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh.
Theo công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết năm 1883,
(Điều 1(3)), “Sở hữu công nghiệp phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất, không
những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thƣơng mại theo đúng nghĩa của chúng mà
10
cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác, và tất cả các sản
phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên nhƣ rƣợu vang, ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa
quả, gia súc, khoáng sản, bia, hoa và bột”.
1.1.1.2. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, điều 3, khoản 2, đối tƣợng của
quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí
mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn
địa lý.
Sáng chế:
Theo Điều 4 khoản 12- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sáng chế là
giải pháp kỹ thuật dƣới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề
xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Quyền sở hữu công nghiệp bảo vệ cho sáng chế hiểu theo nghĩa rộng nhất là
bảo vệ quyền của nhà phát minh. Một sáng chế đƣợc công nhận cho ngƣời sáng tạo
ra nó cấp bởi cục sáng chế, nó đồng thời xác định ranh giới không cho phép bất
kỳ
ai khai thác, sử dụng mang tính thƣơng mại sáng chế đó trong một giai đoạn nhất
định mà chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời phát minh ra nó. Giai đoạn bảo hộ này
thƣờng là 20 năm, khi hết thời hạn bảo hộ, sáng chế này đƣợc phép sử dụng và
khai
thác rộng rãi bởi tất cả các cá nhân quan tâm. Điều 124, khoản 1, Luật sở hữu
trí tuệ
Việt Nam năm 2005 qui định trong thời hạn hiệu lực của bảo hộ sáng chế, việc sử
dụng sáng chế đó là thực hiện các hành vi sau: “Sản xuất sản phẩm đƣợc bảo hộ;
áp
dụng qui trình đƣợc bảo hộ; khai thác công dụng của sản phẩm đƣợc bảo hộ hoặc
sản phẩm đƣợc sản xuất theo qui trình đƣợc bảo hộ; lƣu thông, quảng cáo, chào
hàng, tàng trữ để lƣu thông sản phẩm; nhập khẩu sản phẩm..”. Đồng thời đối tƣợng
sở hữu sáng chế có quyền sử dụng, cho phép ngƣời khác sử dụng, có quyền ngăn
cấm ngƣời khác sử dụng mà chƣa có sự đồng ý của mình, có quyền định đoạt sáng
chế của mình.
Bằng việc công nhận và bảo hộ sáng chế, phần thƣởng đó (sáng chế) nhà
nƣớc công nhận thành quả làm việc của các nhà phát minh, khuyến khích họ tìm tòi
11
nghiên cứu hơn nữa để đóng góp cho bản thân nói riêng và cho xã hội nói chung.
Khi đệ trình sáng chế, ngƣời sáng chế phải công khai công trình của mình, thông
qua sự công khai này, các cá nhân hoặc tổ chức quan tâm có thể tìm hiểu công
trình
đó từ đó nâng cấp, phát triển công nghệ cao hơn. Nhƣ vậy ta thấy nó có thể cân
bằng lợi ích của cả ngƣời sáng chế và lợi ích của xã hội.
Theo điều 60, khoản 1, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sáng chế để
đƣợc bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhƣ sau:
- Có tính mới: Sáng chế đƣợc coi là có tính mới nếu chƣa bị bộc lộ công
khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dƣới bất kỳ hình
thức nào khác ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn đăng
ký sáng chế hoặc trƣớc ngày ƣu tiên trong trƣờng hợp sáng chế đƣợc
hƣởng quyền ƣu tiên
- Có tính sáng tạo: Sáng chế đƣợc coi là có tính sáng tạo nếu nó thể hiện
tính đột phá mà không thể đƣợc tạo ra bởi ngƣời có kiến thức trung
bình trong cùng lĩnh vực của sáng chế đó.
- Có khả năng áp dụng vào trong công nghiệp: Sáng chế phải đƣợc sử dụng
trong thực tế và có thể đƣợc áp dụng trong một vài ngành công nghiệp.
Điều 59, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 qui định những đối tƣợng
không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhƣ phát minh, lý thuyết khoa học,
phƣơng pháp toán học; Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phƣơng pháp để thực hiện các
hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chƣơng
trình
máy tính; Cách thức thể hiện thông tin; Giải pháp chỉ mang tính thẩm mỹ; Giống
thực vât, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản
chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; Phƣơng pháp phòng ngừa, chuẩn
đoán và chữa bệnh cho ngƣời và động vật.
Kiểu dáng công nghiệp
12
Theo điều 3 khoản 13- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, kiểu dáng công nghiệp
là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đƣợc thể hiện bằng hình khối, đƣờng nét, mầu
sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Điều căn bản cho các thiết kế công nghiệp là kiểu dáng phải hữu hình và hoạt
động
hiệu quả theo đúng chức năng đã định. Ngoài ra, nó phải có khả năng tái sản xuất
bằng các máy móc công nghiệp. Các nhà sản xuất xuất phải bảo vệ kiểu dáng của
sản phẩm (kiểu dáng công nghiệp) vì hình dáng hữu hình của kiểu dáng công
nghiệp là một nhân tố chính ảnh hƣởng đến sở thích của khách hàng đối với sản
phẩm trong khi tính năng sử dụng của sản phẩm là tƣơng đối nhƣ nhau giữa các nhà
sản xuất khác nhau. Thông thƣờng ngƣời tiêu dùng sẽ lựa chọn dựa theo giá cả và
hình dáng thẩm mỹ của sản phẩm. Thời hạn bảo hộ thông thƣờng của thiết kế công
nghiệp thƣờng là từ 10 đến 25 năm, thƣờng đã bao gồm cả thời gian gia hạn những
thiết kế công nghiệp đó. Tuy nhiên, đối với hàng dệt may thời trang thì thời hạn
bảo
hộ thƣờng là ngắn do đặc thù kinh doanh của ngành này. Để đƣợc bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính mới nếu chƣa
bị bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc
dƣới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài trƣớc
ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công
nghiệp đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên (Trích điều 65, khoản 1- Luật sở hữu
trí tuệ năm 2005).
- Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính sáng tạo
nếu nó thể hiện tính đột phá mà không thể đƣợc tạo ra bởi ngƣời có
kiến thức trung bình trong cùng lĩnh vực đó.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là
có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo
hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó
13
bằng phƣơng pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (điều 67- Luật sở
hữu trí tuệ năm 2005).
Theo điều 64 -Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, nằm ngoài đối tƣợng đƣợc bảo
hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp gồm: “Hình dáng bên ngoài của sản phẩm
do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; Hình dáng bên ngoài của công
trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; Hình dáng của sản phẩm không nhìn
thấy đƣợc trong quá trình sử dụng sản phẩm”.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo điều 4, khoản 14 và 15 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, “thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc
không
gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán
dẫn”.
“Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dƣới dạng thành phẩm hoặc bán thành
phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất
cả
các mối liên kết đƣợc gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm
thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp bán dẫn đồng nghĩa với IC, chip và
các
vi mạch điện tử”.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp cũng là sự sáng tạo của trí óc con ngƣời. Các
nhà nghiên cứu luôn mong muốn giảm kích thƣớc của sản phẩm đồng thời muốn đa
dạng chức năng của sản phẩm. Để đầu tƣ nghiên cứu tạo ra các sản phẩm này rất
tốn kém cả về nguồn tài chính lẫn con ngƣời. Tuy nhiên các sản phẩm thiết kế bố
trí
mạch tích hợp bán dẫn này lại đƣợc sử dụng rất đa dạng trong nhiều loại sản phẩm
điện tử khác nhau nhƣ máy vi tính, đồng hồ, ôtô….. Do đó, trong khi việc đầu tƣ
ra
sản phẩm này rất tốn kém thì việc copy chúng lại không khó, ít chi phí vì vậy
các
sản phẩm này rất cần đƣợc bảo hộ.
Ta thấy rằng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn khác với thiết kế công
nghiệp (kiểu dáng công nghiệp) do cấu trúc ở bên trong của chúng. Ngoài ra,
thiết
14
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cũng khác sáng chế. Do thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn đủ điều kiện để đƣợc bảo hộ là:
- Có tính nguyên gốc: “là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả,
chƣa đƣợc những ngƣời sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất
mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra
thiết kế bố trí đó”. (Trích Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, Điều
70, khoản 1).
- Có tính mới thương mại: Khi thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó
chƣa đƣợc khai thác mang tính thƣơng mại tại bất kỳ đâu.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, điều 69 xác định đối tƣợng không
đƣợc bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn nhƣ “nguyên lý,
quy trình, hệ thống, phƣơng pháp đƣợc thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn, thông
tin phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn”.
Bí mật kinh doanh:
Có một loại sở hữu đặc biệt tuy không hoàn toàn giống với sáng chế hay bản
quyền, chỉ quan hệ đến lĩnh vực kinh doanh nhƣng lại chƣa đƣợc bảo hộ thích
đáng,
đó là sở hữu bí mật thƣơng mại. Một phƣơng thức hay công thức có thể đƣợc giữ bí
mật trong một hãng hoặc một cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhƣng nếu đối thủ cạnh
tranh có đƣợc những thông tin về bí mật đó thông qua thiết kế, tham chiếu một
cách
hợp thức thì nguời sáng tạo ban đầu không có quyền loại trừ sự ứng dụng này. Sự
cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến những hoạt động nhƣ tình báo công nghiệp,
mua chuộc lôi kéo nhân viên của đối thủ tiết lộ bí mật thƣơng mại. Thậm chí có
trƣờng hợp nhân viên kỹ thuật tự ý bỏ hãng để ra ngoài sản xuất hoặc kinh doanh
bằng chính công thức đã thu nhận đƣợc.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, điều 4, khoản 23 qui định: “bí mật
kinh doanh là thông tin thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài chính, trí tuệ, chƣa
đƣợc
bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Mọi thông tin có thể sử dụng
trong hoạt động kinh doanh mà mang lại giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích
kinh tế
15
trong thời điểm hiện tại hoặc tƣơng lai đƣợc coi là bí mật kinh doanh. Tính bí
mật ở
đây có nghĩa là ngƣời thƣơng xuyên xử lý thông tin đó không biết đến hay dễ dàng
tiếp cận thông tin đó một cách toàn bộ hay ghép nối chúng với nhau theo đúng
trật
tự, chuẩn xác mọi chi tiết của thông tin đó. Khác với sáng chế, bí mật kinh
doanh
đƣợc bảo hộ vô thời hạn và không cần thủ tục đang ký với cơ quan có thẩm quyền.
Để bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ, thì bí mật đó phải đáp ứng đủ những điều
kiện nhƣ: Không phải hiểu biết thông thƣờng có thể có đƣợc; khi sử dụng trong
kinh doanh sẽ tạo cho ngƣời năm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với ngƣời không
nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; cuối cùng, đƣợc chủ sở hữu bảo
mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và
không
dễ dàng tiếp cận đƣợc (Theo điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Tuy nhiên, các
thông tin về bí mật thân nhân, về quản lý nhà nƣớc, quốc phòng an ninh và các
thông tin khác mà không liên quan đến kinh doanh thi không đƣợc bảo hộ.
Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin nhƣ sau:
* Bí mật về thƣơng mại:
- Danh sách các nhà cung cấp và khách hàng
- Các sở thích và yêu cầu của khách hàng
- Hồ sơ khách hàng
- Các hợp đồng với nhà cung cấp
- Các chiến lƣợc quảng cáo
- Các kết quả đánh giá đạt đƣợc khi nghiên cứu thị trƣờng
* Bí mật Khoa học và Kỹ thuật:
- Các công thức sản xuất sản phẩm
- Cấu tạo kỹ thuật của sản phẩm
- Các kiểu dáng, bản vẽ, các đồ án kiến trúc, bản thiết kế và bản đồ …
*Bí mật về các thông tin phủ định
16
- Các báo cáo về chiến lƣợc không thành công trong việc kéo khách
hàng mua một loại sản phẩm nào đó.
- Tình trạng bế tắc trong nghiên cứu…
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu hàng hóa là cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm của doanh
nghiệp. Trƣớc hết, Nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn
mua các sản phẩm hay sử dụng các dịch vụ. Khi công ty nổi tiếng với mặt hàng nào
đó, một khách hàng khi mua sản phẩm đó, họ không chỉ mua giá trị của hàng hóa đó
mà còn mua cả tên nhãn hiệu của hàng hóa đó. Bởi vì, nhãn hiệu hàng hóa nhiều
khi
còn thể hiện cả chất lƣợng và uy tín của sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng. Ví
dụ
nhƣ với sản phẩm dệt may của Việt Nam, mang tên nhãn hiệu của một số các công
ty may Việt Nam giá bán hàng hóa rõ ràng là thấp hơn giá bán sản phẩm dệt may
của một hãng nổi tiếng trên thế giới mà cũng vẫn công ty Việt Nam đó làm hàng
gia
công cho chính hãng tên tuổi đó. Điều này một phần cho thấy giá trị to lớn của
thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hoá. Nó thuộc một loại là tài sản vô hình của doanh
nghiệp. Đồng thời nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp bán hàng và phát triển sản
phẩm, thông qua đó sẽ giúp nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhãn
hiệu của doanh nghiệp.
Mục đích cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của
một doanh nghiệp kinh doanh này với doanh nghiệp kinh doanh khác, nên luật các
nƣớc qui định bất kỳ nhãn hiệu nào đƣợc bảo hộ phải có thể phân biệt đƣợc. Nhƣ
vậy, cốt yếu là ở chỗ khả năng phân biệt, tuy nhiên để đo lƣờng hay xác định nhƣ
thế nào là khả năng phân biệt hoặc xác định đƣợc mức độ trùng hoặc tƣơng tự tới
mức gây nhầm lẫn chƣa đƣợc qui định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt
Nam. Việc xem xét một nhãn hiệu xin đăng ký có tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn
hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự xem xét của cục sở hữu trí tuệ.
Hiệp định TRIPS (khoản 1 điều 15) qui định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ
hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
17
nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn
hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ
cái, chữ
số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các mầu sắc cũng nhƣ tổ hợp của bất kỳ dấu
hiệu
đó, phải có khả năng đƣợc đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa”.
Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 điều 4, khoản 16và điều 72 thì
nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, các
cá
nhân khác nhau. Nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu là dấu hiệu đƣợc nhìn thấy dƣới dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc là sự kết hợp
các
yếu tố, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; có khả năng phân biệt hàng
hóa
dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Tuy vậy, ngày nay do nhu cầu phát triển đa dạng của nền kinh tế thì các
doanh nghiệp cũng nhận thấy rằng âm thanh, mùi vị cũng có khả năng làm cho
ngƣời tiêu dùng nhận ra sự khác biệt của hàng hóa. Cụ thể nhƣ, nhà sản xuất kem
và
bán lẻ kem hàng đầu của Mỹ- Wall- đã đăng ký giai điệu âm nhạc đặc trƣng làm âm
thanh cho sản phẩm kem của mình trên các xe bán kem lƣu động [2].
Về các dấu hiệu không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Theo điều 73
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, các dấu hiệu sau đây không đƣợc bảo hộ
với
danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
quốc huy của các nƣớc;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tƣợng, cờ,
huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ
chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã
hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không đƣợc cơ quan, tổ
chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt
hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam,
của nƣớc ngoài;
18
4. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận,
dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không
đƣợc sử dụng, trừ trƣờng hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu
chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối ngƣời
tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lƣợng, giá trị hoặc
các
đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Tên thƣơng mại.
Theo điều 4, khoản 21 luật sở hữu trí tuệ năm 2005, tên thƣơng mại là tên
gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể
kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ
thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Tên thƣơng mại đƣợc
bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thƣơng mại đó với
chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Điều 76 Luật
sở hữu trí tuệ năm 2005).
Tuy vậy, đối tƣợng sở hữu trí tuệ không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa là tên
thƣơng mại là “Tên của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề
nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không
đƣợc bảo hộ với danh nghĩa tên thƣơng mại”
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý đƣợc sử dụng trên hàng, là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể và chất
lƣợng
của hàng hóa hay danh tiếng của chúng do nguồn gốc từ khu vực địa lý đó sinh ra
mà
có.