Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập

252
667
99
43
phát hiện trong năm 2005 và 2006 đều diễn ra các DNBH độc quyền theo
ngành là PJICO và PTI số tiền gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Đó là chưa tính
đến những thiếu sót trong quản tài chính, đã được cơ quan chức năng của Bộ
Tài chính kiểm tra đối với công ty Bảo hiểm dầu khí PVI, công ty Bảo hiểm
PJICO.
Hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện
nước ngoài gây sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các DNBH phi nhân thọ trong
nước. Sự chèn ép các DNBH phi nhân thọ VN về phí bảo hiểm của các nhà môi
giới bảo hiểm chuyên nghiệp nước ngoài diễn ra ngày càng phổ biến. Hoạt động
của các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài đã vượt ra khỏi quy chế cho
phép, hầu như cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát được.
Sự tăng trưởng quá nóng của TTBH nói chung các loại hình bảo hiểm
dường như đang là nguy cơ gây mất ổn định thị trường tài chính. Năm 2006, tổng
số tiền bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 2.482 tỷ đồng, riêng các
DNBH phi nhân thọ trong nước đã phải giải quyết bồi thường tổng số tiền khoảng
2.429 tỷ đồng. Việc tăng trưởng quá nóng trong khi cơ sở nguồn lực vật chất chưa
tương xứng, sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải đối với TTBH còn nhỏ của VN.
Theo kinh nghiệm quản TTBH của Mỹ EU đã chỉ ra: “Những DNBH mới
thành lập, tốc độ tăng trưởng nhanh, đã gặp phải những vấn đề rất đặc biệt từ
đó mất khả năng thanh toán”.[9]
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm mở cửa thị trường số lượng các DNBH phi nhân
thọ trong nước đã tăng nhanh cả về số lượng vốn điều lệ. Trên TTBH chứng
kiến hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DNBH phi nhân thọ. Công ty PJICO
là công ty đứng đầu về triển khai dịch vụ bảo hiểm cho ôtô xe máy trên toàn quốc.
Công ty PJICO đẩy mạnh chương trình khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm
thiệt hại vật chất cho ô tô. Đây là hướng đi đúng vì thị trường ôtô giai đoạn 2004-
2006 đã có những bước tăng trưởng rất cao. Công ty PJICO đã đẩy mạnh chương
trình khuyến mại với nhiều giải thưởng giá trị. Ngược lại Bảo Việt lại tăng
cường khả năng cạnh tranh của mình, bằng việc triển khai tốt hệ thống cứu hộ ôtô
43 lý phát hiện trong năm 2005 và 2006 đều diễn ra ở các DNBH độc quyền theo ngành là PJICO và PTI số tiền gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Đó là chưa tính đến những thiếu sót trong quản lý tài chính, đã được cơ quan chức năng của Bộ Tài chính kiểm tra đối với công ty Bảo hiểm dầu khí PVI, công ty Bảo hiểm PJICO. Hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện nước ngoài gây sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước. Sự chèn ép các DNBH phi nhân thọ VN về phí bảo hiểm của các nhà môi giới bảo hiểm chuyên nghiệp nước ngoài diễn ra ngày càng phổ biến. Hoạt động của các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài đã vượt ra khỏi quy chế cho phép, hầu như cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát được. Sự tăng trưởng quá nóng của TTBH nói chung và các loại hình bảo hiểm dường như đang là nguy cơ gây mất ổn định thị trường tài chính. Năm 2006, tổng số tiền bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 2.482 tỷ đồng, riêng các DNBH phi nhân thọ trong nước đã phải giải quyết bồi thường tổng số tiền khoảng 2.429 tỷ đồng. Việc tăng trưởng quá nóng trong khi cơ sở nguồn lực vật chất chưa tương xứng, sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải đối với TTBH còn nhỏ bé của VN. Theo kinh nghiệm quản lý TTBH của Mỹ và EU đã chỉ ra: “Những DNBH mới thành lập, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đã gặp phải những vấn đề rất đặc biệt từ đó mất khả năng thanh toán”.[9] Tuy nhiên, sau hơn 10 năm mở cửa thị trường số lượng các DNBH phi nhân thọ trong nước đã tăng nhanh cả về số lượng và vốn điều lệ. Trên TTBH chứng kiến hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DNBH phi nhân thọ. Công ty PJICO là công ty đứng đầu về triển khai dịch vụ bảo hiểm cho ôtô xe máy trên toàn quốc. Công ty PJICO đẩy mạnh chương trình khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại vật chất cho ô tô. Đây là hướng đi đúng vì thị trường ôtô giai đoạn 2004- 2006 đã có những bước tăng trưởng rất cao. Công ty PJICO đã đẩy mạnh chương trình khuyến mại với nhiều giải thưởng có giá trị. Ngược lại Bảo Việt lại tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, bằng việc triển khai tốt hệ thống cứu hộ ôtô
44
tại các thành phố lớn. Cùng với hệ thống cứu hộ ôtô của công ty Bảo Việt, công ty
PJICO cũng triển khai hệ thống cứu hộ ôtô để tăng năng lực cạnh tranh với Bảo
Việt. Chính điều này đã đem lại lợi ích thực sự cho khách hàng mua bảo hiểm,
làm cho doanh thu phí bảo hiểm tăng lên nhanh chóng. Công ty Bảo Việt và công
ty PJICO còn hỗ trợ triển khai đội cứu hộ cho khách hàng trong vòng bán kính
70km tính từ trung tâm.[5] Đồng thời, Bảo Việt và Công ty PJICO cũng phối hợp
chặt chẽ với các hãng Toyota, Ford, Mazda, Suzuki, Daihatsu, Isuzu, Honda..., để
cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Ngoài ra, các DNBH phi nhân thọ trong nước phải
cạnh tranh rất quyết liệt với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Đặc biệt là công
ty bảo hiểm Allianz, đã tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại, tuyển dụng đại lý
và triển khai nhiều gói sản phẩm bảo hiểm hết sức hấp dẫn cho khách hàng.
2.3. Thc trạng năng lực cnh tranh ca các doanh nghip bo him phi
nhân th Vit Nam
2.3.1. Năng lực tài chính
Bảng 2.9: Năng lực tài chính các DNBH phi nhân th VN năm 2005-2006
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Tên Công ty
Năm 2005
Năm 2006
Vốn chủ sở
hữu
Tổng tài sản
Vốn chủ
sở hữu
Tổng tài
sản
Tổng số vốn
1,690
5,618
2,563
7,155
1
Bảo Việt VN
357
2,048
558
2,379
2
Công ty Bảo Minh
511
1,508
493
1,509
3
Công ty PJICO
109
498
162
610
4
Công ty PVI
157
462
500
1,000
5
Công ty PTI
111
438
141
529
6
Công ty Bảo Long
83
156
160
284
7
Công ty Viễn Đông
215
312
200
369
8
Công ty AAA
76
81
66
86
9
Công ty GIC
78
81
10
Công ty BIC
71
115
205
307
11
Công ty Agrinco
-
-
-
-
12
Công ty Bảo Tín
-
-
-
-
Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007
44 tại các thành phố lớn. Cùng với hệ thống cứu hộ ôtô của công ty Bảo Việt, công ty PJICO cũng triển khai hệ thống cứu hộ ôtô để tăng năng lực cạnh tranh với Bảo Việt. Chính điều này đã đem lại lợi ích thực sự cho khách hàng mua bảo hiểm, làm cho doanh thu phí bảo hiểm tăng lên nhanh chóng. Công ty Bảo Việt và công ty PJICO còn hỗ trợ triển khai đội cứu hộ cho khách hàng trong vòng bán kính 70km tính từ trung tâm.[5] Đồng thời, Bảo Việt và Công ty PJICO cũng phối hợp chặt chẽ với các hãng Toyota, Ford, Mazda, Suzuki, Daihatsu, Isuzu, Honda..., để cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Ngoài ra, các DNBH phi nhân thọ trong nước phải cạnh tranh rất quyết liệt với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Đặc biệt là công ty bảo hiểm Allianz, đã tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại, tuyển dụng đại lý và triển khai nhiều gói sản phẩm bảo hiểm hết sức hấp dẫn cho khách hàng. 2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2.3.1. Năng lực tài chính Bảng 2.9: Năng lực tài chính các DNBH phi nhân thọ VN năm 2005-2006 Đơn vị: tỷ đồng STT Tên Công ty Năm 2005 Năm 2006 Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Tổng số vốn 1,690 5,618 2,563 7,155 1 Bảo Việt VN 357 2,048 558 2,379 2 Công ty Bảo Minh 511 1,508 493 1,509 3 Công ty PJICO 109 498 162 610 4 Công ty PVI 157 462 500 1,000 5 Công ty PTI 111 438 141 529 6 Công ty Bảo Long 83 156 160 284 7 Công ty Viễn Đông 215 312 200 369 8 Công ty AAA 76 81 66 86 9 Công ty GIC 78 81 10 Công ty BIC 71 115 205 307 11 Công ty Agrinco - - - - 12 Công ty Bảo Tín - - - - Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007
45
Theo số liệu của bảng 2.9, các DNBH phi nhân thọ trong nước đều là doanh
nghiệp có vốn nhỏ, khả năng bổ sung vốn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ
phần. Các DNBH phi nhân thọ Nhà nước vốn lớn hơn, tuy nhiên cũng chỉ tương
đương mức trung bình trong khu vực. Để đảm bảo sự phát tiển ổn định của các
DNBH phi nhân thọ an toàn đối với thị trường tài chính, thì các doanh nghiệp
phải số vốn “phát triển” bao gồm 40% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ
thực giữ lại và 10% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cao hơn vốn tối
thiểu. Theo tính toán của Bộ Tài chính dự kiến yêu cầu về vốn tối thiểu cho thị
trường VN trong năm 2005 và 2010 là khoảng 2.600 tỷ 9.100 tỷ, thì số vốn
phát triển tương ứng là khoảng 4.187 tỷ và 13.970 tỷ. Trên thực tế năm 2005, vốn
chủ sở hữu của các DNBH phi nhân thọ trong nước đạt 2.278 tỷ đồng, tổng tài sản
đạt 6.538 tỷ đồng; năm 2006 vốn chủ sở hữu ước đạt 3.320 tỷ đồng, tổng tài sản
ước đạt 8,215 tỷ đồng. Như vậy, số vốn chủ sở hữu của năm 2005 mới chỉ đáp
ứng một nửa yêu cầu về an toàn vốn.[10] Việc huy động vốn ở kênh thị trường
chứng khoán gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính những năm gần đây, thị
trường chứng khoán nóng, lạnh thất thường. Từ tháng 9/2006 cho đến tháng
3/2007 là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng liên tục, là điều kiện
tốt để các doanh nghiệp trong nước huy động vốn và nâng cao năng lực tài chính
trên thị trường.
2.3.2. Khả năng quản lý bảo hiểm
Khả năng quản hoạt động của các nhà quản lý trong nước thường thiếu
tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cũng như kiến thức kinh tế hiện
đại về kinh doanh tài chính - tiền tệ trong điều kiện toàn cầu hoá. Phong cách quản
theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp vẫn gốc rễ trong các doanh nghiệp
trong nước. Thể hiện ở những mặt là DNBH phi nhân thọ trong nước thường đưa
ra quyết định chậm, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng... dẫn đến mất những hợp
đồng lớn. Trong quá trình đàm phán hợp đồng, các nhà quản của DNBH phi
nhân thọ trong nước thiếu linh hoạt, đôi khi bản thân người đàm phán không
quyền tự quyết, không tư duy đàm phán theo quy tắc “win-win”, mà thường cứng
45 Theo số liệu của bảng 2.9, các DNBH phi nhân thọ trong nước đều là doanh nghiệp có vốn nhỏ, khả năng bổ sung vốn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần. Các DNBH phi nhân thọ Nhà nước vốn lớn hơn, tuy nhiên cũng chỉ tương đương mức trung bình trong khu vực. Để đảm bảo sự phát tiển ổn định của các DNBH phi nhân thọ và an toàn đối với thị trường tài chính, thì các doanh nghiệp phải có số vốn “phát triển” bao gồm 40% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ thực giữ lại và 10% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cao hơn vốn tối thiểu. Theo tính toán của Bộ Tài chính dự kiến yêu cầu về vốn tối thiểu cho thị trường VN trong năm 2005 và 2010 là khoảng 2.600 tỷ và 9.100 tỷ, thì số vốn phát triển tương ứng là khoảng 4.187 tỷ và 13.970 tỷ. Trên thực tế năm 2005, vốn chủ sở hữu của các DNBH phi nhân thọ trong nước đạt 2.278 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 6.538 tỷ đồng; năm 2006 vốn chủ sở hữu ước đạt 3.320 tỷ đồng, tổng tài sản ước đạt 8,215 tỷ đồng. Như vậy, số vốn chủ sở hữu của năm 2005 mới chỉ đáp ứng một nửa yêu cầu về an toàn vốn.[10] Việc huy động vốn ở kênh thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là những năm gần đây, thị trường chứng khoán nóng, lạnh thất thường. Từ tháng 9/2006 cho đến tháng 3/2007 là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng liên tục, là điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong nước huy động vốn và nâng cao năng lực tài chính trên thị trường. 2.3.2. Khả năng quản lý bảo hiểm Khả năng quản lý hoạt động của các nhà quản lý trong nước thường thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cũng như kiến thức kinh tế hiện đại về kinh doanh tài chính - tiền tệ trong điều kiện toàn cầu hoá. Phong cách quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp vẫn là gốc rễ trong các doanh nghiệp trong nước. Thể hiện ở những mặt là DNBH phi nhân thọ trong nước thường đưa ra quyết định chậm, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng... dẫn đến mất những hợp đồng lớn. Trong quá trình đàm phán hợp đồng, các nhà quản lý của DNBH phi nhân thọ trong nước thiếu linh hoạt, đôi khi bản thân người đàm phán không có quyền tự quyết, không tư duy đàm phán theo quy tắc “win-win”, mà thường cứng
46
nhắc trong các quyết định... điều này dẫn đến mất hội cạnh tranh trên thị
trường.
Chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được xây dựng,
mức lương, tiền thưởng không được xây dựng dựa trên thành quả làm việc, hạn
chế quyền tự quyết các cấp thấp hơn... dẫn đến hiệu quả cạnh tranh thấp. Tình
trạng sử dụng các mối quan hệ quen thân để xin việc cho người nhà một trong
những nguyên nhân cản trở chất lượng nguồn nhân lực của các DNBH nói chung
và DNBH phi nhân thọ nói riêng.
Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ làm tăng cạnh tranh
mà nó còn làm thay đổi phương thức cạnh tranh. Cuộc cạnh tranh giờ đây đã được
toàn cầu hoá, VN đã hội nhập với thế giới phải chơi theo luật lệ đã định sẵn.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp VN chưa tính đến phương án thuê các nhà
quản lý cao cấp nước ngoài, để xây dựng cho mình một quy trình hoạt động hiệu
quả và tiếp nhận sự chuyển giao quy trình quản lý đó.
2.3.3. Mức độ tín nhiệm của các DNBH phi nhân thọ
Tâm lý của đa số người dân VN đều cho rằng ngành bảo hiểm, ngân hàng,
hải quan, bưu điện... những ngành độc quyền, có bộ máy quản quan liêu,
nặng tính hành chính. Đối với ngành bảo hiểm thì thu phí bảo hiểm thì dễ, nhưng
lại khó nhận đủ tiền bồi thường. Trên thực tế cung cách làm ăn quan liêu, thủ tục
hành chính rườm rà, người dân ít tiếp cận dịch vụ bảo hiểm... dẫn đến tình trạng
khi tổn thất xảy ra, do không nắm chắc các thủ tục yêu cầu bồi thường bảo
hiểm, nên dẫn đến tình trạng hoạt động bồi thường không mang tính kịp thời,
ngược lại còn gây khó khăn cho chính người dân. Đây yếu tố chính cản trở sự
phát triển của TTBH.
Về phía các DNBH phi nhân thọ, do sự phát triển quá nhanh và cạnh tranh
gay gắt trên thị trường nên không có chiến lược dài hạn. Hoạt động đào tạo, quản
lý đại lý bảo hiểm thiếu chặt chẽ, dẫn đến các đại lý do chạy theo doanh thu, đã có
biểu hiện tạo ra ảo tưởng cho những khách hàng. Về lâu dài khi xuất hiện các yêu
cầu của khách hàng thì doanh nghiệp không đáp ứng được, khách hàng khiếu nại
46 nhắc trong các quyết định... điều này dẫn đến mất cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được xây dựng, mức lương, tiền thưởng không được xây dựng dựa trên thành quả làm việc, hạn chế quyền tự quyết ở các cấp thấp hơn... dẫn đến hiệu quả cạnh tranh thấp. Tình trạng sử dụng các mối quan hệ quen thân để xin việc cho người nhà là một trong những nguyên nhân cản trở chất lượng nguồn nhân lực của các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ nói riêng. Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ làm tăng cạnh tranh mà nó còn làm thay đổi phương thức cạnh tranh. Cuộc cạnh tranh giờ đây đã được toàn cầu hoá, VN đã hội nhập với thế giới và phải chơi theo luật lệ đã định sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp VN chưa tính đến phương án thuê các nhà quản lý cao cấp nước ngoài, để xây dựng cho mình một quy trình hoạt động hiệu quả và tiếp nhận sự chuyển giao quy trình quản lý đó. 2.3.3. Mức độ tín nhiệm của các DNBH phi nhân thọ Tâm lý của đa số người dân VN đều cho rằng ngành bảo hiểm, ngân hàng, hải quan, bưu điện... là những ngành độc quyền, có bộ máy quản lý quan liêu, nặng tính hành chính. Đối với ngành bảo hiểm thì thu phí bảo hiểm thì dễ, nhưng lại khó nhận đủ tiền bồi thường. Trên thực tế cung cách làm ăn quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà, người dân ít tiếp cận dịch vụ bảo hiểm... dẫn đến tình trạng khi có tổn thất xảy ra, do không nắm chắc các thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm, nên dẫn đến tình trạng hoạt động bồi thường không mang tính kịp thời, ngược lại còn gây khó khăn cho chính người dân. Đây là yếu tố chính cản trở sự phát triển của TTBH. Về phía các DNBH phi nhân thọ, do sự phát triển quá nhanh và cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên không có chiến lược dài hạn. Hoạt động đào tạo, quản lý đại lý bảo hiểm thiếu chặt chẽ, dẫn đến các đại lý do chạy theo doanh thu, đã có biểu hiện tạo ra ảo tưởng cho những khách hàng. Về lâu dài khi xuất hiện các yêu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp không đáp ứng được, khách hàng khiếu nại
47
đại lý và đôi khi nhận được sự đối xử thiếu văn minh. Như vậy, lợi ích của khách
hàng được hưởng không như họ mong đợi, thì uy tín của DNBH phi nhân thọ
xuống thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh.
Qua khảo sát thị trường, đại đa số đều cho rằng các DNBH phi nhân thọ của
nước ngoài làm ăn uy tín hơn các DNBH phi nhân thọ trong nước. Một số mẫu
khảo sát thì có đến 2/3 số người được hỏi cho rằng các DNBH phi nhân thọ nước
ngoài, có uy tín cao hơn các DNBH phi nhân thọ trong nước trong việc giải quyết
các vấn đề liên quan đến quyền lợi của khách hàng. [27]
2.3.4. Dịch vụ phục vụ khách hàng
Trong điều kiện VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO, sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết liệt. Sự hài lòng của khách hàng sẽ là tiêu
chí để đánh giá về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các DNBH phi
nhân thọ cần phải nỗ lực nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Do nguồn tài
chính hạn chế nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến đại đa số các
doanh nghiệp trong nước không có chiến lược dài hạn và quy trình thực hiện chăm
sóc khách hàng phù hợp để thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế cạnh tranh về phương
diện này. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài dịch vụ tốt hơn, luôn đặt mục
tiêu phục vụ khách hàng vị trí hàng đầu. Hầu hết DNBH phi nhân thọ nước
ngoài đều ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để cung cấp kịp thời cho khách
hàng. Đồng thời, các DNBH phi nhân thọ nước ngoài chú trọng đầu tư cho khâu
thanh toán phí của khách hàng được thuận lợi, dễ dàng, tin cậy và đặc biệt là thủ
tục yêu cầu bồi thường thuận tiện đơn giản. Trong những năm qua chính sách
DNBH phi nhân thọ nước ngoài đã tạo ra sự thay đổi của thị trường, điều này
buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.3.5. Khả năng định phí bảo hiểm
Hiện nay, các DNBH phi nhân thọ VN chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu
thống kê đủ mạnh để phục vụ công tác định phí bảo hiểm. Hệ thống số liệu thống
kê của các DNBH phi nhân thọ trong nước, mới dừng lại ở dữ liệu tài chính như:
47 đại lý và đôi khi nhận được sự đối xử thiếu văn minh. Như vậy, lợi ích của khách hàng được hưởng không như họ mong đợi, thì uy tín của DNBH phi nhân thọ xuống thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh. Qua khảo sát thị trường, đại đa số đều cho rằng các DNBH phi nhân thọ của nước ngoài làm ăn uy tín hơn các DNBH phi nhân thọ trong nước. Một số mẫu khảo sát thì có đến 2/3 số người được hỏi cho rằng các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, có uy tín cao hơn các DNBH phi nhân thọ trong nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của khách hàng. [27] 2.3.4. Dịch vụ phục vụ khách hàng Trong điều kiện VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết liệt. Sự hài lòng của khách hàng sẽ là tiêu chí để đánh giá về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các DNBH phi nhân thọ cần phải nỗ lực nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Do nguồn tài chính hạn chế và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến đại đa số các doanh nghiệp trong nước không có chiến lược dài hạn và quy trình thực hiện chăm sóc khách hàng phù hợp để thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế cạnh tranh về phương diện này. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài có dịch vụ tốt hơn, luôn đặt mục tiêu phục vụ khách hàng ở vị trí hàng đầu. Hầu hết DNBH phi nhân thọ nước ngoài đều ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để cung cấp kịp thời cho khách hàng. Đồng thời, các DNBH phi nhân thọ nước ngoài chú trọng đầu tư cho khâu thanh toán phí của khách hàng được thuận lợi, dễ dàng, tin cậy và đặc biệt là thủ tục yêu cầu bồi thường thuận tiện và đơn giản. Trong những năm qua chính sách DNBH phi nhân thọ nước ngoài đã tạo ra sự thay đổi của thị trường, điều này buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.3.5. Khả năng định phí bảo hiểm Hiện nay, các DNBH phi nhân thọ VN chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thống kê đủ mạnh để phục vụ công tác định phí bảo hiểm. Hệ thống số liệu thống kê của các DNBH phi nhân thọ trong nước, mới dừng lại ở dữ liệu tài chính như:
48
tổng phí bảo hiểm, tổng thanh toán bồi thường được tập hợp cho từng năm, từng
địa bàn hay loại hình bảo hiểm.
Theo đánh giá của các chuyên gia bảo hiểm, hệ thống dữ liệu đơn điệu của
các DNBH phi nhân thọ trong nước, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của
thị trường và tính chất cạnh tranh ngày càng cao của môi trường toàn cầu hoá.
dụ: đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe giới thì hệ thống dữ liệu phải thu
thập đầy đủ các dữ liệu về tần số và mức độ các vụ tai nạn phân theo độ tuổi, giới
tính, nghề nghiệp, loại xe… Từ những số liệu thống kê trên, các chuyên gia định
phí sẽ xây dựng biểu phí cho từng loại khách hàng. Mỗi loại khách hàng sẽ phải
đóng một khoản phí bảo hiểm tương ứng với các số liệu thống kê đã được lưu trữ.
Lái xe càng ẩu thì phải chịu mức phí bảo hiểm càng cao. Cách định phí bảo hiểm
dựa trên số liệu thống để phân loại các khách hàng theo mức độ rủi ro, sẽ
khuyến khích khách hàng áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
Nguyên tắc kinh doanh bảo hiểm dựa trên xác suất theo nguyên tắc số lớn
các rủi ro tương đồng. Các DNBH phi nhân thọ lớn có điều kiện để xây dựng dữ
liệu khách hàng lớn, từ đó có thể đưa ra các thống kê đủ sức tin cậy. Đây là lợi thế
cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, bởi những doanh nghiệp
này vừa nắm vốn, nắm công nghệ và có hệ thống quản lý, thu thập và phân tích dữ
liệu hiện đại trên toàn thế giới. Hầu hết các DNBH phi nhân thọ nước ngoài đều
giữ những mật về hệ thống dữ liệu và không cung cấp cho đối thủ cạnh tranh.
Các DNBH phi nhân thọ trong nước thường thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó
khăn trong việc thu thập các dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập được để đưa ra cách
định phí chính xác.
Trong những năm vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều dự án đào tạo
các chuyên gia định phí bảo hiểm cho TTBH. Đây là một trong những yếu tố hàng
đầu quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì, các chuyên gia định
phí bảo hiểm là nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp, quyết định
sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiệp vụ định phí bảo hiểm là
nghiệp vụ hết sức phức tạp, liên quan nhiều đến toán xác suất thống kê. Do đó, đòi
48 tổng phí bảo hiểm, tổng thanh toán bồi thường được tập hợp cho từng năm, từng địa bàn hay loại hình bảo hiểm. Theo đánh giá của các chuyên gia bảo hiểm, hệ thống dữ liệu đơn điệu của các DNBH phi nhân thọ trong nước, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường và tính chất cạnh tranh ngày càng cao của môi trường toàn cầu hoá. Ví dụ: đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thì hệ thống dữ liệu phải thu thập đầy đủ các dữ liệu về tần số và mức độ các vụ tai nạn phân theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, loại xe… Từ những số liệu thống kê trên, các chuyên gia định phí sẽ xây dựng biểu phí cho từng loại khách hàng. Mỗi loại khách hàng sẽ phải đóng một khoản phí bảo hiểm tương ứng với các số liệu thống kê đã được lưu trữ. Lái xe càng ẩu thì phải chịu mức phí bảo hiểm càng cao. Cách định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê để phân loại các khách hàng theo mức độ rủi ro, sẽ khuyến khích khách hàng áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Nguyên tắc kinh doanh bảo hiểm dựa trên xác suất theo nguyên tắc số lớn các rủi ro tương đồng. Các DNBH phi nhân thọ lớn có điều kiện để xây dựng dữ liệu khách hàng lớn, từ đó có thể đưa ra các thống kê đủ sức tin cậy. Đây là lợi thế cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, bởi vì những doanh nghiệp này vừa nắm vốn, nắm công nghệ và có hệ thống quản lý, thu thập và phân tích dữ liệu hiện đại trên toàn thế giới. Hầu hết các DNBH phi nhân thọ nước ngoài đều giữ những bí mật về hệ thống dữ liệu và không cung cấp cho đối thủ cạnh tranh. Các DNBH phi nhân thọ trong nước thường thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập được để đưa ra cách định phí chính xác. Trong những năm vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều dự án đào tạo các chuyên gia định phí bảo hiểm cho TTBH. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì, các chuyên gia định phí bảo hiểm là nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp, quyết định sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiệp vụ định phí bảo hiểm là nghiệp vụ hết sức phức tạp, liên quan nhiều đến toán xác suất thống kê. Do đó, đòi
49
hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống dữ liệu thu thập qua rất nhiều năm. Số năm
thu thập càng nhiều thì tính toán càng chính xác.
Trong khi đó, hoạt động của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài mang tính
chuyên nghiệp cao. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài thực hiện thu thập số liệu
thống từ khi bắt đầu bán sản phẩm bảo hiểm, cho đến khi chi trả tiền bồi
thường. Ngược lại, các DNBH phi nhân thọ trong nước, không coi trọng thống kê
dữ liệu và không coi trọng việc lưu trữ số liệu như là một bí mật kinh doanh.
Việc bồi thường tổn thất bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Tuy nhiên, việc bồi thường tổn thất cũng phụ thuộc rất lớn vào
khả năng đánh giá rủi ro quản rủi ro của DNBH phi nhân thọ. Qua nghiên
cứu số liệu thống của Bộ Tài chính cho thấy, các DNBH phi nhân thọ trong
nước, đặc biệt các DNBH phi nhân thọ nhỏ luôn có tỉ lệ bồi thường bảo hiểm cao
hơn nhiều so với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Ngoài ra, tỷ lệ bồi thường
không ổn định của các DNBH phi nhân thọ nhỏ, đã phản ánh sự thiếu kinh nghiệm
và kỹ năng trong lĩnh vực quản lý rủi ro và định phí bảo hiểm.
Bảng 2.10: So sánh bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Tên Công ty
Bồi thƣờng/trả tiền bảo
hiểm
Năm 2005
2006 (ƣớc)
Bảo hiểm phi nhân thọ
2,168.1
2,482.3
Trong nước
2,110.9
2,429.6
1.
Công ty Bảo Việt
952.0
1,052.7
2.
Công ty Bảo Minh
498.9
650.2
3.
Công ty PJICO
378.7
338.8
4.
Công ty PVI
144.4
158.9
5.
Công ty PTI
60.5
107.0
6.
Công ty Bảo Long
54.8
68.3
7.
Công ty Viễn Đông
16.2
35.2
49 hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống dữ liệu thu thập qua rất nhiều năm. Số năm thu thập càng nhiều thì tính toán càng chính xác. Trong khi đó, hoạt động của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài mang tính chuyên nghiệp cao. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài thực hiện thu thập số liệu thống kê từ khi bắt đầu bán sản phẩm bảo hiểm, cho đến khi chi trả tiền bồi thường. Ngược lại, các DNBH phi nhân thọ trong nước, không coi trọng thống kê dữ liệu và không coi trọng việc lưu trữ số liệu như là một bí mật kinh doanh. Việc bồi thường tổn thất bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, việc bồi thường tổn thất cũng phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro của DNBH phi nhân thọ. Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, các DNBH phi nhân thọ trong nước, đặc biệt các DNBH phi nhân thọ nhỏ luôn có tỉ lệ bồi thường bảo hiểm cao hơn nhiều so với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Ngoài ra, tỷ lệ bồi thường không ổn định của các DNBH phi nhân thọ nhỏ, đã phản ánh sự thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực quản lý rủi ro và định phí bảo hiểm. Bảng 2.10: So sánh bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ Đơn vị: tỷ đồng STT Tên Công ty Bồi thƣờng/trả tiền bảo hiểm Năm 2005 2006 (ƣớc) Bảo hiểm phi nhân thọ 2,168.1 2,482.3 Trong nước 2,110.9 2,429.6 1. Công ty Bảo Việt 952.0 1,052.7 2. Công ty Bảo Minh 498.9 650.2 3. Công ty PJICO 378.7 338.8 4. Công ty PVI 144.4 158.9 5. Công ty PTI 60.5 107.0 6. Công ty Bảo Long 54.8 68.3 7. Công ty Viễn Đông 16.2 35.2
50
8.
Công ty AAA
0.5
7.1
9.
Công ty GIC
0.2
10.
Công ty BIC
4.9
11.2
11.
Công ty Agrinco
-
-
12.
Công ty Bảo Tín
-
-
Có vốn ĐTNN
57.2
52.7
13.
Công ty UIC
12.5
15.9
14.
Công ty VIA
23.6
25.7
15.
Công ty IAI
1.5
4.1
16.
Công ty Samsung Vina
10.5
3.1
17.
Công ty Groupama VN
0.1
0.6
18.
Công ty QBE (VN)
9.0
3.4
19.
Công ty AIG (VN)
-
-
20.
Công ty Liberty
-
-
21.
Công ty TNHH bảo hiểm ACE
-
-
Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007
2.3.6. Ứng dụng công nghệ
Yêu cầu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin:
Hoạt động thu thập, lưu trữ và xử lý một khối lượng lớn thông tin về khách
hàng, thông tin về rủi ro của các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ;
Hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm, trả lời yêu cầu khách hàng, thay đổi về
hợp đồng bảo hiểm… đều phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác;
Các thông tin về thiệt hại và các số liệu thống kê khác cần được xử lý để hỗ
trợ cho việc xác định phí bảo hiểm cho từng sản phẩm và trích lập dự phòng;
Thông tin bảo hiểm khác như: lịch sử bão lụt, núi lửa, lượng mưa trung bình,
loại hình xây dựng, loại xe, độ tuổi của lái xe… phải được lưu trữ và phải được xử
lý, để hỗ trợ cho việc ra quyết định chấp nhận đơn xin bảo hiểm;
50 8. Công ty AAA 0.5 7.1 9. Công ty GIC 0.2 10. Công ty BIC 4.9 11.2 11. Công ty Agrinco - - 12. Công ty Bảo Tín - - Có vốn ĐTNN 57.2 52.7 13. Công ty UIC 12.5 15.9 14. Công ty VIA 23.6 25.7 15. Công ty IAI 1.5 4.1 16. Công ty Samsung Vina 10.5 3.1 17. Công ty Groupama VN 0.1 0.6 18. Công ty QBE (VN) 9.0 3.4 19. Công ty AIG (VN) - - 20. Công ty Liberty - - 21. Công ty TNHH bảo hiểm ACE - - Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007 2.3.6. Ứng dụng công nghệ Yêu cầu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin: Hoạt động thu thập, lưu trữ và xử lý một khối lượng lớn thông tin về khách hàng, thông tin về rủi ro của các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ; Hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm, trả lời yêu cầu khách hàng, thay đổi về hợp đồng bảo hiểm… đều phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác; Các thông tin về thiệt hại và các số liệu thống kê khác cần được xử lý để hỗ trợ cho việc xác định phí bảo hiểm cho từng sản phẩm và trích lập dự phòng; Thông tin bảo hiểm khác như: lịch sử bão lụt, núi lửa, lượng mưa trung bình, loại hình xây dựng, loại xe, độ tuổi của lái xe… phải được lưu trữ và phải được xử lý, để hỗ trợ cho việc ra quyết định chấp nhận đơn xin bảo hiểm;
51
Hệ thống đại thể lên tới hàng chục ngàn người bán các loại bảo hiểm
khác nhau, hưởng hoa hồng theo các chế khác nhau. Hoạt động bán hàng
hoa hồng đại lý cần được ghi chép lại một cách chính xác…
Từ những yêu cầu rất cần thiết của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đòi hỏi
các DNBH phi nhân thọ phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế về tiềm lực vốn và tiềm lực
con người, việc ứng dụng công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông của các
DNBH phi nhân thọ trong nước kém rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài. Tính đến hết năm 2006, chưa có doanh nghiệp trong nước nào xây dựng hệ
thống phần mềm bảo hiểm kết nối toàn quốc, cũng như kết nối toàn cầu.
Việc VN gia nhập WTO mở ra khả năng để các DNBH phi nhân thọ trong
nước cung ứng dịch vụ ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, với khả năng công nghệ
hiện nay, các DNBH phi nhân thọ trong nước rất khó cạnh tranh ngay chính thị
trường trong nước. Ngược lại, các doanh nghiệp ớc ngoài do khả năng i
chính, nên đều xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến. Các DNBH phi
nhân thọ nước ngoài đầu tư rất lớn cho hệ thống thông tin. Số vốn đầu tư cho các
phần mềm quản lên đến hàng triệu USD, đồng thời các doanh nghiệp này còn
nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ doanh nghiệp m trong việc chọn lựa các phần mềm
chuẩn, do đó hoạt động đầu tư hiệu quả và cạnh tranh rất quyết liệt với các doanh
nghiệp VN.
Đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước, việc đầu tư hàng triệu USD cho
hệ thống công nghệ thông tin rất khó khăn. Đây một khoản đầu rất lớn,
không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng. Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp
có đủ khả năng về tài chính để đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, thì họ lại
thiếu các chuyên gia quản lý, vận hành khai thác hệ thống công nghệ hiện đại
một cách hiệu quả nhất, để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, việc đầu
lớn vào hệ thống công nghệ thông tin nếu doanh thu không tương ứng thì không
thể bù đắp chi phí đã đầu tư. Như vậy, trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn
cầu các DNBH phi nhân thọ nhỏ trong nước sẽ không đạt được quy kinh
51 Hệ thống đại lý có thể lên tới hàng chục ngàn người bán các loại bảo hiểm khác nhau, hưởng hoa hồng theo các cơ chế khác nhau. Hoạt động bán hàng và hoa hồng đại lý cần được ghi chép lại một cách chính xác… Từ những yêu cầu rất cần thiết của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đòi hỏi các DNBH phi nhân thọ phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế về tiềm lực vốn và tiềm lực con người, việc ứng dụng công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông của các DNBH phi nhân thọ trong nước kém rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Tính đến hết năm 2006, chưa có doanh nghiệp trong nước nào xây dựng hệ thống phần mềm bảo hiểm kết nối toàn quốc, cũng như kết nối toàn cầu. Việc VN gia nhập WTO mở ra khả năng để các DNBH phi nhân thọ trong nước cung ứng dịch vụ ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, với khả năng công nghệ hiện nay, các DNBH phi nhân thọ trong nước rất khó cạnh tranh ngay chính thị trường trong nước. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài do có khả năng tài chính, nên đều xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài đầu tư rất lớn cho hệ thống thông tin. Số vốn đầu tư cho các phần mềm quản lý lên đến hàng triệu USD, đồng thời các doanh nghiệp này còn nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ doanh nghiệp mẹ trong việc chọn lựa các phần mềm chuẩn, do đó hoạt động đầu tư hiệu quả và cạnh tranh rất quyết liệt với các doanh nghiệp VN. Đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước, việc đầu tư hàng triệu USD cho hệ thống công nghệ thông tin là rất khó khăn. Đây là một khoản đầu tư rất lớn, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng. Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính để đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, thì họ lại thiếu các chuyên gia quản lý, vận hành và khai thác hệ thống công nghệ hiện đại một cách hiệu quả nhất, để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, việc đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ thông tin nếu doanh thu không tương ứng thì không thể bù đắp chi phí đã đầu tư. Như vậy, trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu các DNBH phi nhân thọ nhỏ trong nước sẽ không đạt được quy mô kinh
52
doanh, theo quy luật các doanh nghiệp này sẽ bị phá sản hoặc bị các doanh
nghiệp nước ngoài thôn tính.
Ví dụ: để đầu tư một hệ thống công nghệ thông tin có giá trị 1,5 triệu USD.
Nếu một doanh nghiệp lớn tính toán sẽ ký được 1,5 triệu hợp đồng bảo hiểm trong
vòng 3 năm, thì phí đầu được cho mỗi hợp đồng 1 USD. Ngược lại, một
doanh nghiệp nhỏ chỉ có thể được 300.000 hợp đồng trong 3 năm, thì sẽ phải
tính phí tới 5USD cho mỗi hợp đồng. Như vậy, giá phí bảo hiểm của doanh
nghiệp nhỏ cao hơn rất nhiều doanh nghiệp lớn, theo đúng quy luật doanh nghiệp
nhỏ không bán được sản phẩm dịch v của mình b phá sản hoặc bị mua
lại.[28]
2.3.7. Kh năng cạnh tranh giành hợp đồng bảo hiểm của các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
2.3.7.1. Đối với những rủi ro lớn và phức tạp
Các DNBH phi nhân thọ trong nước cạnh tranh chủ yếu dựa vào quan hệ
nhân với những người có quyền quyết định ký hợp đồng và hạ phí không có cơ sở
để cạnh tranh. Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm có độ rủi ro lớn và phức tạp
các nhà máy điện, các thiết bị khai thác dầu khí, hàng không… các DNBH phi
nhân thọ trong nước không có chuyên môn, số liệu thống kê và khả năng tính toán
tài chính để thể nhận bảo hiểm các rủi ro này. Những rủi ro như trách nhiệm
sản phẩm, trách nhiệm nghề nghiệp lại hết sức phức tạp, thì các DNBH phi nhân
thọ trong ớc lại thiếu chuyên gia kinh nghiệm. Ngược lại các DNBH phi
nhân thọ nước ngoài có khả năng đánh giá được tất các loại rủi ro và có thể nhận
bảo hiểm các loại rủi ro này.
Trong giai đoạn 2001-2006, do VN chưa cam kết mở cửa TTBH đối với các
loại rủi ro nêu trên, nên đa số các rủi ro này vẫn được bảo hiểm bởi các DNBH phi
nhân thọ trong nước. Sau đó các DNBH phi nhân thọ trong nước thực hiện tái bảo
hiểm các rủi ro này cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm cho một
lượng lớn phí bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài. Các DNBH phi nhân thọ trong
nước chỉ còn giữ lại một lượng nhỏ phí bảo hiểm. Như vậy, thực chất các DNBH
52 doanh, và theo quy luật các doanh nghiệp này sẽ bị phá sản hoặc bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính. Ví dụ: để đầu tư một hệ thống công nghệ thông tin có giá trị 1,5 triệu USD. Nếu một doanh nghiệp lớn tính toán sẽ ký được 1,5 triệu hợp đồng bảo hiểm trong vòng 3 năm, thì phí đầu tư được cho mỗi hợp đồng là 1 USD. Ngược lại, một doanh nghiệp nhỏ chỉ có thể ký được 300.000 hợp đồng trong 3 năm, thì sẽ phải tính phí tới 5USD cho mỗi hợp đồng. Như vậy, giá phí bảo hiểm của doanh nghiệp nhỏ cao hơn rất nhiều doanh nghiệp lớn, theo đúng quy luật doanh nghiệp nhỏ không bán được sản phẩm dịch vụ của mình và bị phá sản hoặc bị mua lại.[28] 2.3.7. Khả năng cạnh tranh giành hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2.3.7.1. Đối với những rủi ro lớn và phức tạp Các DNBH phi nhân thọ trong nước cạnh tranh chủ yếu dựa vào quan hệ cá nhân với những người có quyền quyết định ký hợp đồng và hạ phí không có cơ sở để cạnh tranh. Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm có độ rủi ro lớn và phức tạp là các nhà máy điện, các thiết bị khai thác dầu khí, hàng không… các DNBH phi nhân thọ trong nước không có chuyên môn, số liệu thống kê và khả năng tính toán tài chính để có thể nhận bảo hiểm các rủi ro này. Những rủi ro như trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm nghề nghiệp lại hết sức phức tạp, thì các DNBH phi nhân thọ trong nước lại thiếu chuyên gia có kinh nghiệm. Ngược lại các DNBH phi nhân thọ nước ngoài có khả năng đánh giá được tất các loại rủi ro và có thể nhận bảo hiểm các loại rủi ro này. Trong giai đoạn 2001-2006, do VN chưa cam kết mở cửa TTBH đối với các loại rủi ro nêu trên, nên đa số các rủi ro này vẫn được bảo hiểm bởi các DNBH phi nhân thọ trong nước. Sau đó các DNBH phi nhân thọ trong nước thực hiện tái bảo hiểm các rủi ro này cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm cho một lượng lớn phí bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài. Các DNBH phi nhân thọ trong nước chỉ còn giữ lại một lượng nhỏ phí bảo hiểm. Như vậy, thực chất các DNBH