Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vương TPHCM
4,915
976
113
Bảng 2.22: Lãi suất bình quân của chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM và
Sacombank chi nhánh Sài Gòn
................................................................................
60
Biểu đồ 2.1: Phản ánh tăng trưởng nguồn
vốn......................................................... 27
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2003-2009 của
NHNo............. 28
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn
2003-2009......... 30
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ so sánh nguồn vốn năm
2008................................................. 36
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ so sánh nguồn vốn năm
2009................................................. 37
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cho vay theo loại tiền
tệ........................................................
39
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng cho vay theo thời hạn
vay..................................................... 40
Biểu đồ 2.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế
............................................................ 41
Biểu đồ 2.9: Dư nợ theo ngành kinh tế
.................................................................... 42
Biểu đồ 2.10: Biểu đồ so sánh dư nợ năm 2008
...................................................... 43
Biểu đồ 2.11: Biểu đồ so sánh dư nợ năm 2009
...................................................... 44
Biểu đồ 2.12: Biểu đồ nhóm nợ tại chi
nhánh.......................................................... 52
Biểu đồ 2.13: Tình hình huy động vốn so với tổng dư nợ
....................................... 54
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước trong điều kiện hội nhập
quốc tế là triệt để và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc chuyển dịch cơ
cấu
kinh tế vừa là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế vừa phản ánh bản
chất của quá trình CNH. Để cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng định hướng, các nước
đều can thiệp vào hoạt động tín dụng nhằm hướng các nguồn vốn đầu tư vào các
ngành, lĩnh vực then chốt. Do vậy, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề
lý
luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là có ý nghĩa hết sức to lớn, nhất là trong điều kiện
chúng ta đa
ng tiến hành đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
Chi nhánh NHNo Hùng Vương TPHCM là một trong những chi nhánh trực
thuộc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, trong giai đọan
qua chi nhánh cũng đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có
thể tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này, chi
nhánh
cần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra, năm
2008 chất lượng tín
dụng tại chi nhánh rất kém. Do đó, việc chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín
dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hùng Vương
TPHCM” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 nội dung chính sau:
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về tín dụng, chất lượng tín dụng, một số vấn đề về
chất lượng tín dụng và
bài học kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng tín dụng
của các Ngân hàng thương mại một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng huy động vốn, tín dụng tại chi nhánh NHNo
Hùng Vương TPHCM so sánh với các chi nhánh ngân hàng thành lập cùng thời
điểm; trên cơ sở đó đánh giá những mặt đạt được và
những mặt còn tồn tại và
nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh
NHNo Hùng Vương TPHCM.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp: thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh …
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo Hùng
Vương TPHCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng, thực trạng chất lượng tín dụng trong thời gian qua tại chi
nhánh
NHNo Hùng Vương TPHCM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng.
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hà
ng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Hùng Vương
TPHCM.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tí
n dụng tại Chi nhánh NHNo
Hùng Vương TPHCM
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng (Credit) là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi
đến hạn. Như vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao
dịch
giữa hai chủ thể, trong đó một bê
n chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng
nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử
dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã
thỏa thuận.
1.1.2 Quá trình ra đời và bản chất của tín dụng:
- Quá trình ra đời:
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời, tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Ba
n đầu, các quan hệ tín dụng hầu
hết đều là bằng hiện vật và một phần nhỏ là tín dụng hiện kim tồn tại với tên
gọi là
tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển
bước
đầu của các quan hệ hàng hoá-tiền tệ trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá
kém
phát triển.
Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ
phong kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ.
Chỉ
đến khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín dụng mới có điều kiện
để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện kim,
tín
dụng nặng l
ãi phi kinh tế đã nhường chỗ cho các loại tín dụng khác ưu việt hơn như:
tín dụng Ngân hàng, tín dụng Chính phủ…
- Bản chất của tín dụng:
Bản chất tín dụng được hiểu theo hai khía cạnh sau:
+ Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho
vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể
khác
để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
+ Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng hiện kim
vận động theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể
tín
dụng.
1.1.
3 Vai trò của Tín dụng Ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong xã
hội, mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập vào các ngành
với
nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, với các loại hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân. Tín dụng ngân hàng gắn liền với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cá thể, góp phần nâ
ng cao chất
lượng đời sống của người lao động.
Tín dụng ngân hàng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế,
cung ứng vốn với số lượng lớn, với nhiều thời hạn khác nhau, nhờ đó giúp các
doanh nghiệp cũng như cá thể không những có vốn để kinh doanh, mà còn có vốn
để mở rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm
nâng cao năng lực sản xuất và năng lực
cạnh tranh.
Hoạt động tín dụng ngân hàng còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình
hình lưu thông tiền tệ của đất nước, nhờ hoạt động tín dụng ngân hàng mà vốn
tiền
tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó
vừa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển vốn
tiền tệ được tập trung phần lớn thông qua hệ thống ngân hà
ng. Đây là những điều
kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ và giá cả thị trường.
1.1.4 Phân loại tín dụng và các hình thức tín dụng Ngân hàng:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các Ngân hàng
thương mại hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác
nha
u, để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái
sản xuất, từ đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút KH,
tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Tùy vào cách tiếp cận mà người ta chia tín
dụng
Ngân hàng thành nhiều loại khác nhau:
● Căn cứ vào thời hạn cho vay
:
Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 03 loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1năm). Tín
dụng ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu
cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, tín
dụng trung hạn thường đư
ợc sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định,
các nhu cầu mua sắm tài sản cố định… có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu
cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm.
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, tín dụng dài hạn
thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ
bản… có thời gian thu hồi vốn lâu (thời gian hoà
n vốn vay trên 5 năm).
● Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
: có tín dụng sản xuất và tín dụng
tiêu dùng.
- Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho
các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá
trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp
ứng
nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu
dùng. Loại tín dụng nà
y thường được sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứng cho
nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá
nhân vay vốn.
● Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với KH:
có tín dụng có bảo đảm và tín
dụng không có bảo đảm bằng tài sản.
- Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ
của
chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình
thành
từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.
- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó Ngân hàng
chủ động lựa chọn KH để cho vay trên cơ sở KH có tín nhiệm với Ngân hàng, có
năng lực tài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay
hoặc
ngân hàng thương mại nhà nước được cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc
cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức
đoàn
thể chính trị-xã hội.
● Căn cứ vào đặc điểm luân c
huyển vốn:
có tín dụng vốn lưu động và tín
dụng vốn cố định.
- Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các thành
phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các thành
phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
● Theo hình thức cấp tín dụng:
có chiết khấu thương phiếu, cho vay, bảo
lãnh, cho thuê tài chính.
- Chiết khấu thương phiếu: Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà Ngân hàng sẽ
cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ
cho ngân hàng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu,
trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.
- Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả
gốc và lãi trong khoảng thời gian đã xác định. Cho vay gồm
các hình thức chủ yếu
như: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng, trả góp), cho
vay
gián tiếp.
- Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình
thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của ngân
hàng khi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
- Cho thuê tài chính: ngân hàng bỏ tiền mua sắm tài sản cho K
H thuê. Sau một thời
gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Tài sản cho thuê thường
là
tài sản cố định. Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trung dài hạn.
1.1.5 Các sản phẩm tín dụng Ngân hàng chủ yếu hiện nay:
NHTM cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như: cho vay,
chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và
các
hình thức khác theo quy định của NHNN. Xét trên góc độ kỹ thuật cấp tín dụng,
thì
sản phẩm dịch vụ tín dụng bao gồm các loại sau đây:
• Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
• Cho vay thấu chi
• Cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh
• Cho vay trả góp
• Cho vay đầu tư phát triển
• Cho vay hợp vốn
•
Cho vay tài trợ thương mại
• Bảo lãnh ngân hàng
• Bao thanh toán (factoring)
• Cho thuê tài chính
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NHTM.
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng .
Chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó có
nội dung quan trọng và có tính lượng hoá nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư
nợ.
Theo quan điểm thông thường của các ngân hàng thương mại Việt Nam
và trong
một số trường hợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta chỉ
nói
đến tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất
lượng
tín dụng kém và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế nếu tỉ lệ nợ quá hạn dưới 5% và
tỷ
lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì đư
ợc coi là tín dụng có chất lượng tốt,
trên mức 5% thì được coi là nợ có vấn đề.
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và
có tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Thực tế cho thấy nguyên nhân của
hầu
hết các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đều bắt nguồn từ ngân hàng. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín
dụng
luôn là mục tiêu, đồng thời là nhân tố quan trọng nhất để tồn tại và phát triển
của
mỗi NHTM trong nền kinh tế đầy cơ hội, song cũng chứa đựng đầy thách thức và
rủi ro. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất cần
thiết.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng ngâ
n hàng,
trong đó có chỉ tiêu cơ bản sau:
- Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của
NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100% ≤ 5% (1.1)
Tổng dư nợ
Với Tổng dư nợ = Dư nợ c
ho vay thực tế + Số dư bảo lãnh do tín dụng phát hành –
(Cho vay sử dụng thẻ, chiết khấu chứng từ hàng xuất, bảo lãnh mở L/C hàng nhập,
nợ đã sử dụng trích lập dự phòng)
* Khái niệm nợ xấu:
Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng
tín dụng của các ngân hàng. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ng
ày
22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam “V/v Ban hành quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong
hoạt động ngân hàng của TCTD” đã đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của
các TCTD. Theo Quyết định 493 thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo cách phân
loại nợ dưới đây.
Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỷ lệ này càng t
hấp càng tốt.
Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp
nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi
nước
là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 5%.
* Cách phân loại nợ :
Dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia làm 05 nhóm, cụ thể:
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi
đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín
dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy
đủ
gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ của KH trả đầy đủ nợ gốc và lãi
theo
kỳ hạn đã đư
ợc cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung
và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được
đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ
cấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1. Trường hợp một KH có nợ cơ cấu lại bao gồm
nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn thì chỉ xe
m xét đưa vào nợ nhóm 1 khi KH đã trả
đầy đủ (nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại
trong thời gian quy định trên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là
có
khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn đã được cơ cấu lại.
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngà
y; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu (đối với KH là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng
phải có
hồ sơ đánh giá KH về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều
chỉnh lần đầu).
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại có
thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân
loại
vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc g
iảm lãi do KH không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả
nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đư
ợc cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng
mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần
đầu;