Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam
9,049
749
109
30
Lĩnh vực
kinh tế
Tên hiệp hôi
Số hội viên
17. Hiệp hội chủ tàu Việt Nam
25
18. Hiệp hội thép Việt Nam
21
Tổng
2825
Nông-lâm-
thuỷ sản
19. Hiệp hội chè Việt Nam
114
20. Hiêp hội cà phê- ca cao Việt Nam
110
21. Hiệp Hội lƣơng thực Việt Nam
101
22. Hiệp hội cây điều Việt Nam
93
23. Hiệp hội trái cây Việt Nam
78
24. Hiệp hội Cao su Việt Nam
71
25. Hiệp hội mía đƣờng Việt Nam
37
Tổng
604
Dịch vụ
26. Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam
388
27. Hiệp hội đầu tƣ xây dựng năng lƣợng Việt
Nam
202
28. Hiệp hội du lịch Việt Nam
186
29. Hiệp hội tƣ vấn xâydựng Việt Nam
150
30. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam
145
31. Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam
57
32. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
38
33. Hiệp hội chủ tàu Việt Nam
25
34. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
21
31
Lĩnh vực
kinh tế
Tên hiệp hôi
Số hội viên
Tổng
1212
Tổng cộng
4641
Nguồn: Báo cáo các Hiệp hội- Bộ nội vụ (2005)
Do tính chất các doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp quốc doanh chiếm số
lƣợng lớn gồm trên 5000 doanh nghiệp, trên 8 vạn doanh nghiệp dân doanh, hơn
3000 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hơn 15 vạn hợp tác xã, 24 vạn tổ hợp
tác và hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể nên các hội viên cũng đa số là các công
ty
quốc doanh và các công ty cổ phần chiếm trên 50% tổng số hội viên nhƣ :
Hiệp hội chè Việt Nam :
+ Số doanh nghiệp quốc doanh: 50 hội viên chiếm 43,9%
+ Cổ phần trung ƣơng và địa phƣơng có 10 hội viên chiếm 8,7%
+ Hợp tác xã và tƣ doanh có 47 hội viên, chiếm 41,3 %
+ Nƣớc ngoài và liên doanh có 03 hội viên, chiếm 2,6%
+ Cá nhân có 04 hội viên, chiếm 3,5%
Hiệp hội Cao su Việt Nam có 3 Tổng công ty Nhà nƣớc, 36 doanh nghiệp
Nhà nƣớc, 12 công ty Cổ phần, 20 công ty TNHH, liên doanh và doanh nghiệp
100% vốn nƣớc ngoài.
Số lƣợng nhân viên chuyên trách ở các Hiệp hội cũng khác nhau. Có trên
80% số Hiệp hội có số cán bộ nhân viên cơ quan Hiệp hội ít hơn 10 ngƣời (phổ
biến
là dƣới 5 ngƣời), có Hiệp hội thậm chí còn không có cán bộ nhân viên chuyên
trách.
Mặt khác hầu hết các cán bộ nhân viên chuyên trách của Hiệp hội còn thiếu kỹ
năng
về việc tập hợp thông tin, kết nối hội viên.
32
Sự phân bố của các Hiệp hội cũng không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố.
Theo thống kê chƣa đầy đủ và không chính thức của VCCI năm 2004 tại 45 tỉnh
thành phố trong cả nƣớc thì chỉ có khoảng 254 Hiệp hội doanh nghiệp. Các Hiệp
hội tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội dẫn đầu cả nƣớc với trên
78
Hiệp hội doanh nghiệp, đứng thứ 2 là thành phố Hồ Chí Minh với 36 Hiệp hội và có
những tỉnh không có Hiệp hội nào nhƣ Bình Phƣớc, Trà Vinh, Bạc Liêu… Bảng 2.2
dƣới đây sẽ cho ta thấy tình hình cụ thể:
33
Bảng 2.2 : Số lƣợng Hiệp hội doanh nghiệp tại các tỉnh thành phố
TT
Tỉnh
Số
lƣợng
hiệp
hội
Nguồn
TT
Tỉnh
Số
lƣợng
hiệp hội
Nguồn
1
Hà Nội
78
VCCI
24
Bình Định
1
VCCI & UBND
2
HảI Phòng
8
VCCI & Sở KHĐT
25
Phú Yên
6
VCCI
3
Đà Nẵng
12
Sở KHĐT & UBND
26
Khánh Hoà
6
VCCI
4
Hồ Chí Minh
36
VCCI
27
Đồng Tháp
2
VCCI
5
Cần Thơ
4
VCCI
28
An Giang
6
VCCI & Sở KHĐT
6
Quảng Ninh
2
VCCI
29
Tiền Giang
3
Sở KHĐT
7
Bắc Ninh
2
VCCI
30
Vĩnh Long
2
VCCI
8
Hà Nam
2
Sở KHĐT
31
Bến Tre
5
VCCI & Sở KHĐT
9
Hà Tây
2
UBND
32
Kiên Giang
2
Sở KHĐT
10
HảI Dƣơng
2
VCCI
33
Bà Rịa Vũng Tàu
13
VCCI
11
Hƣng Yên
2
UBND
34
Bình Dƣơng
1
UBND
12
Nam Định
1
Sở KHĐT
35
Bình Thuận
6
Sở KHĐT & UBND
13
Ninh Bình
3
Sở KHĐT
36
Đồng Nai
5
VCCI & Sở KHĐT
14
TháI Bình
3
Sở KHĐT & Sở TM
37
Bình Phƣớc
0
VCCi & Sở KHĐT
15
Vĩnh Phúc
2
Sở KHĐT
38
Tây Ninh
4
VCCI & Sở KHĐT
16
Thanh Hoá
6
VCCI
39
Ninh Thuận
8
VCCI
17
Nghệ An
6
VCCI
40
Long An
5
VCCI & Sở KHĐT
18
Hà Tĩnh
0
Sở KHĐT
41
Hậu Giang
0
VCCI & Sở KHĐT
19
Quảng Bình
0
VCCI & Sở KHĐT
42
Trà Vinh
0
VCCI
20
Quảng Trị
1
VCCI & Sở KHĐT
43
Sóc Trăng
0
VCCI
21
TT Huế
4
VCCI & Sở KHĐT
44
Bạc Liêu
0
VCCI &UBND
22
Quảng Nam
2
Sở KHĐT
45
Cà Mau
1
VCCI
23
Quảng Ngãi
0
VCCI & Sở KHĐT
Nguồn: thống kê không đầy đủ và không chính thức của VCCI năm 2004
Bảng trên cho thấy có tỉnh không có Hiệp hội là vì một phần do hiện nay Câu
lạc bộ doanh nghiệp trẻ đã đƣợc thành lập tại 46 tỉnh ngành với hơn 3000 hội
viên
(tin từ Hội đồng doanh nghiệp trẻ). Câu lạc bộ doanh nghiệp là hình thức đƣợc
các
34
doanh nghiệp hội viên lựa chọn và tham gia nhiều hơn, do vậy có tỉnh có ít Hiệp
hội
vì các doanh nghiệp thƣờng chỉ tham gia các Câu lạc bộ doanh nghiệp. [9]
2.1.2 Một số Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam
+ Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (VICOFA)
Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam đƣợc thành lập theo nghị quyết của Hội
nghị các hội viên sáng lập ngày 04/01/1990 và đƣợc công nhận theo Quyết định số
28/KTĐN-TCCB ngày 22/01/1990 của Bộ trƣởng Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ
thƣơng mại)
Hiệp hội là một tổ chức phi Chính phủ hoạt động theo pháp luật Việt Nam và
theo điều lệ của Hiệp hội. Hiệp hội có trên 100 hội viên là các tổng công ty,
công ty,
xí nghiệp sản xuất, chế biến thu mua, xuất khẩu cà phê, các trung tâm nghiên cứu
và
các viện nghiên cứu trên địa bàn 24 tỉnh thành từ Bắc chí Nam, ở cả hai vùng cà
phê
Robusta và Arabica.
Mục đích hoạt động của Hiệp hội là tạo đƣợc mối liên kết giữa các doanh
nghiệp cũng ngành nghề trong việc tìm kiếm thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, hỗ
trợ
phát triển sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi cho hội viên.
+ Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)
Hiệp hội dệt may Việt Nam thành lập ngày 21/10/1999 với 161 hội viên sáng
lập, đến nay Hiệp hội đã có 653 hội viên thuộc mọi thành phần kinh tế, chiếm gần
50% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may và trên 80% về năng lực sản
xuất toàn ngành, trong đó còn bao gồm 120 hội viên liên kết là các công ty có
vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài.
Là tổ chức đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện, Hiệp hội đƣợc thành lập với
mục đích: đại diện cho quyền lợi của hội viên trƣớc Chính phủ và các cơ quan
quản
lý, thông qua các hoạt động của mình tạo điều kiện hỗ trợ, nâng cao hiệu quả
hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn ngành và các thành viên, hợp tác và hỗ trợ
nhau
về khoa học công nghệ, môi trƣờng, về đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ kỹ thu ật và
cán bộ quản lý, điều hoà lợi ích của các thành viên Hiệp hội và ngành dệt may
Việt Nam. Là trung tâm trao đổi thông tin trong và ngoài nƣớc về những vấn đề
35
kinh doanh, thƣơng mại trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của từng thành viên cũng nhƣ toàn ngành để nhanh chóng hoà nhập với khu
vực và thế giới.
Để thuận tiện cho hoạt động của các thành viên, Hiệp hội còn phân chia các
hội viên thành các Chi hội nhƣ chi hội khu vực, chi hội ngành nghề, chi hội các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài do các Uỷ viên thƣờng trực giám sát. Hiện
tại hội có 13 chi hội trên toàn quốc .
+ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP)
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra đời năm 1998 theo
Quyết định số 242/BTS/QĐ ngày 8/6/1998 đánh dấu một bƣớc phát triển có ý nghĩa
sâu sắc trong đổi mới quan hệ giữa cộng đồng thuỷ sản với Nhà nƣớc. Hiệp hội
đƣợc thành lập với mục đích phối kết hợp, liên kết hoạt động của các doanh
nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô sản xuất kinh doanh, giúp
nhau nâng cao giá trị, chất lƣợng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản
Việt
Nam. Các doanh nghiệp là hội viên chính thức của Hiệp hội hoàn toàn bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ. Hiệp hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và
Điều lệ Hiệp hội, đƣợc sự bảo trợ của Bộ thuỷ sản và cơ quan Nhà nƣớc hữu quan.
Với gần 200 hội viên, tổng doanh số của Hiệp hội chiếm gần 90% kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản của cả nƣớc.
Trong khuôn khổ Hiệp hội còn có các Câu lạc bộ sản phẩm nhƣ:
+ Uỷ ban Ba sa (2003)
+ Uỷ ban Tôm (2003)
+ Uỷ ban nhuyễn thể (2004)
+ Uỷ ban cá biển (2004)
+ Uỷ ban đồ hộp (2005)
+ Uỷ ban hàng khô (2005)
+ Uỷ ban hoá chất (2005)
+ Uỷ ban thiết bị chế biến (2006)
36
Ngoài ra Ban chấp hành còn chủ trƣơng thành lập hai câu lạc bộ: Câu lạc bộ
doanh nghiệp vừa và nhỏ (2004) và Câu lạc bộ Giám đốc nữ.
+ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VIETFOOD)
Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam, tiền thân là Hiệp hội Xuất Nhập khẩu lƣơng
thực Việt Nam, đƣợc thành lập ngày 16-11-1989, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí
Minh, là tổ chức xã hội của các doanh nghiệp có kinh nghiệm thuộc mọi thành phần
kinh tế trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh lƣơng thực, nông sản và các sản phẩm
chế biến từ lƣơng thực - thực phẩm, tự nguyện thành lập trên nguyên tắc bình
đẳng,
cùng có lợi giữa các thành viên nhằm phối hợp trong sản xuất, xuất nhập khẩu,
xúc
tiến thƣơng mại và hợp tác với các tổ chức kinh tế, các Hiệp hội ngành hàng, các
nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc về lƣơng thực và các mặt hàng thực phẩm chế biến
khác, để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi
ích
hội viên. Hiệp hội góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ
thuật ngành lƣơng thực để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh
ngành lƣơng thực.
Hiện nay tổng sản lƣợng xuất khẩu của các hội viên Hiệp hội chiếm 95%
trong tổng sản lƣợng xuất khẩu cả nƣớc và gạo Việt Nam đã có mặt trên tất cả các
thị trƣờng châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông với chất lƣợng ngày
càng cao, đáp ứng đƣợc thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng.
+ Hiệp hội da giầy Việt Nam (LEFASO)
Hiệp hội da giầy Việt Nam thành lập năm 1990 là tổ chức liên kết kinh tế- xã
hội tự nguyện của các nhà sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và
dịch vụ da giầy thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam.
Mục tiêu của Hiệp hội là tổ chức các hoạt động liên kết kinh tế, phân công và
phối hợp thực hiện giữa các doanh nghiệp hội viên trong lĩnh vực sản xuất- kinh
doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm… trong ngành da-giầy
nhằm khai thác tối đa tiềm lực hiện có, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả
kinh tế của các doanh nghiệp hội viên, tăng khả năng cạnh tranh của toàn ngành
trên
thị trƣờng xuất khẩu và có tiếng nói đại diện quyền lợi của các doanh nghiệp hội
37
viên. Với các hoạt động trên, Hiệp hội da giầy Việt Nam đã gián tiếp thúc đẩy sự
phát triển của ngành da giầy và hoạt động xuất khẩu của ngành. Hiện tại kim
ngạch
xuất khẩu của ngành này đứng thứ 3 trong tổng kim ngạch của cả nƣớc, và Việt
Nam đứng thứ 8 về sản xuất và thứ 4 về xuất khẩu da giầy trên thế giới. Sản phẩm
da giầy của Việt Nam đã xuất khẩu sang 40 nƣớc và vùng lãnh thổ trong đó 80% là
xuất sang EU, Mỹ, Nhật
+ Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS)
Hiệp hội chè VIệt Nam thành lập ngày 25/01/1998 với 16 đơn vị sáng lập
trong đó có Liên hiệp các Xí nghiệp Công nông nghiệp chè Việt Nam nay là Tổng
công ty chè làm nòng cốt. Lúc mới thành lập, Hiệp hội là kết quả của việc vận
dụng
tinh thần Quyết định số 220/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng nay là Thủ tƣớng
Chính phủ về tổ chức thực hiện chƣơng trình hợp tác thâm canh và thƣơng mại chè
với Liên Xô và Ba Lan. Ban đầu Hiệp hội có tên là Hội đồng sản xuất kinh doanh
ngành chè và sau đó đƣợc đổi tên thành Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ chè Việt
Nam
(gọi tắt là Hiệp hội chè Việt Nam) theo quyết định số 435 NN-TCCB/QĐ ngày
8/11/1989 của Bộ trƣởng Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Hiệp hội có đại diện tại các địa phƣơng có chè tiêu biểu ở 22 tỉnh thành trên
cả nƣớc. Hiệp hội đƣợc tổ chức thành 5 tiểu ban chuyên môn là Khoa học và công
nghệ, Hợp tác đối ngoại và tiếp thị, Kinh tế kế hoạch và đầu tƣ, Chế độ chính
sách
phát triển chè, Tài chính và kiểm soát.
Bên cạnh đó trực thuộc Hiệp hội còn có 5 đơn vị là:
+ Trung tâm xúc tiến thƣơng mại
+ Trung tâm công nghệ cao và thiết bị tiên tiến
+ Trung tâm đào tạo
+ Trung tâm tƣ vấn và đầu tƣ phát triển giống chè
+ Tạp chí “Ngƣời làm chè”
Ngoài ra năm 2003 Hiệp hội còn thành lập thêm Quỹ bảo hiểm hỗ trợ ngành
hàng là hình thức khuyến khích tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam tham gia để đảm
bảo việc xuất khẩu đƣợc ổn định, giữ đƣợc giá nhằm ổn định cho sản xuất
38
+ Hiệp hội cây điều Việt Nam (VINACAS)
Hiệp hội điều Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định số 346
NN/TCCB/QĐ ngày 29/11/1990 do Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
(nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ) cấp. Là một tổ chức xã hội nghề
nghiệp của các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế làm nhiệm vụ sản xuất, chế
biến và kinh doanh hạt điều bao gồm cả hạt điều và các sản phẩm của hạt điều.
Hiệp
hội đƣợc thành lập nhằm mục đích phối hợp liên kết trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh hạt điều nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo tiêu thụ hết
hạt
điều thô của nông dân với giá cả hợp lý và xuất khẩu hạt điều, các sản phẩm hạt
điều trên thế giới theo chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc, thúc đẩy sản xuất
phát
triển và kinh doanh có hiệu quả, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành điều
ngày
càng lớn mạnh có vị trí trong nƣớc và trên thế giới, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm
và hiệu quả kinh doanh của ngành điều Việt Nam.
+ Hiệp hội gỗ- lâm sản Việt Nam (VIFORES)
Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 8/5/2000, là tổ
chức phi Chính phủ có tƣ cách pháp nhân của các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà
Quản lý khoa học, kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các
lĩnh vực
trồng rừng, khai thác, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh và xuất nhập khẩu gỗ - lâm
sản.
Hiệp hội đƣợc thành lập nhằm mục đích tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh
nghiệp nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa
học
và công nghệ giữa Việt Nam với các nƣớc trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Căn cứ vào Điều lệ Hiệp hội gỗ- lâm sản Việt Nam đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ
nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 41/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 28/06/2000, Hiệp
hội có 3 chức năng chính là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ với
Chính phủ và cơ quan Nhà nƣớc có liên quan, chức năng đại diện cộng đồng doanh
nghiệp, chức năng dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp.
+ Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VIEA)
39
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam đƣợc thành lập ngày 02/06/2000
theo Quyết định số 38/2000/QĐ-BTCCBCP của Bộ nội vụ và chịu sự quản lý Nhà
nƣớc của Bộ bƣu chính viễn thông. Hiệp hội là một tổ chức toàn quốc của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin ở
Việt Nam. Là một tổ chức phi Chính phủ, nhiệm vụ chính của Hiệp hội là tập hợp
các doanh nghiệp trong Hội thành một tập thể vững mạnh và gắn kết để phát triển
nền công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông trở thành một ngành
công
nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Hiệp hội cũng đại diện cho toàn
ngành
công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông trƣớc Chính phủ và các cơ
quan quản lý nhà nƣớc. Hội viên liên kết là các doanh nghiệp nƣớc ngoài chiếm
trên
51% tổng số doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động trong ngành.
+ Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA)
Hiệp hội Cao su Việt Nam bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2004, là một tổ
chức tự nguyện có mục đích là phối hợp hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của Hội viên, thúc đẩy ngành cao su Việt Nam phát triển theo hƣớng
bền vững và hợp tác quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi
trƣờng
của Việt Nam. Đến tháng 12/2005, Hiệp hội đã có 71 Hội viên gồm các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất và sơ chế nguyên liệu, sản phẩm, đồ gỗ,
kinh
doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ liên quan đến ngành cao su.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT
KHẨU TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Hoạt động cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức kinh
tế khác với các doanh nghiệp thành viên
Trong bài phát biểu của Thủ tƣớng Phan Văn Khải tại cuộc họp Thủ tƣớng
Chính Phủ gặp doanh nghiệp hàng năm tại Hồ Chí Minh ngày 24/25-03-2003, Thủ
tƣớng đã kỳ vọng vào vai trò cầu nối của các Hiệp hội nhƣ sau: "Các Hội và Hiệp
hội, đặc biệt là các Hiệp hội doanh nghiệp cần đƣợc phát triển rộng để tập hợp
sức
mạnh trên cơ sở tự nguyện, nhằm thực hiện những việc mà từng thành viên không
làm đƣợc hoặc làm không hiệu quả. Hiệp hội cần hoạt động thiết thực, giúp các