Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam
9,050
749
109
100
Trên cơ sở hình thành các bộ phận chuyên trách trong Ban lãnh đạo Hiệp
hội, cần nâng cao năng lực của các cán bộ thuộc bộ phận phụ trách công tác thông
tin. Các nguồn thông tin có thể từ trong và ngoài nƣớc. Để chất lƣợng thông tin
đƣợc tốt, kịp thời, các Hiệp hội cần chú trọng đến các hình thức thu thập thông
tin
chẳng hạn qua sách, báo, Website của các Cơ quan chủ quản, các tổ chức quốc tế,
các Hiệp hội ngành hàng thế giới.
Một nguồn thông tin khác là từ các cơ quan thƣơng vụ của Chính phủ tại các
nƣớc ngoài ví dụ nhƣ theo Tổng thƣ ký Hiệp hội gỗ - lâm sản Việt Nam khẳng định
Hiệp hội sẵn sàng đứng ra mua thông tin từ các Tham tán nhƣng vấn đề là Hiệp hội
phải đứng ra kết nối đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp với các Tham tán. Hiệp hội sẽ
là nơi cung cấp thông tin cho các Tham tán và cũng trở thành đầu mối để Tham tán
chuyển tải thông tin về thị trƣờng nƣớc ngoài cho các doanh nghiệp một cách hiệu
quả nhất. Các doanh nghiệp không nên làm việc một cách đơn lẻ, “buôn thúng bán
mẹt” mà hãy tập trung lại cùng mở cửa các thị trƣờng lớn. Các Hiệp hội nên phối
hợp với các Tham tán trong công tác nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm thông tin.
Hiệp hội bỏ chi phí để Tham tán tìm kiếm thông tin cho mình hoặc thông qua Tham
tán thuê các công ty tƣ vấn cho mình. Theo tổng thƣ ký Hiệp hội gỗ và lâm sản
nếu
một chuyến đi tìm nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ có thể tốn
vài chục tới vài trăm ngàn đôla thì việc bỏ ra vài ngàn đô la không có khó khăn
gì.
Đây có thể là một giải pháp tốt trong công tác thu thập thông tin chất lƣợng
hiện
nay.
3.2.2.4 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại
Hiện nay công tác xúc tiến thƣơng mại ở Việt Nam tuy nhiều Hiệp hội tiến
hành nhƣng chất lƣợng chƣa cao, thiếu hiểu biết về thị trƣờng, thiếu kỹ năng lập
và
tổ chức kế hoạch, thiếu nguồn tài chính cần thiết. Do đó trƣớc mắt cần đẩy mạnh
hoạt động của các cán bộ chuyên trách tại Văn phòng Hiệp hội. Họ không chỉ có
nghĩa vụ thực hiện các dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu mà còn cần
phải nghiên cứu sâu về thị trƣờng xuất khẩu, phát hiện các rào cản thƣơng mại
mới
và đề xuất hƣớng giải quyết, nghiên cứu các hình thức xúc tiến thƣơng mại mới
nhƣ
101
phát triển thƣơng hiệu, tiếp cận với các giao dịch hiện đại. Cần xem xét các khả
năng để sớm mở văn phòng đại diện ở các thị trƣờng trọng điểm ở nƣớc ngoài để
chủ động khảo sát nắm bắt tình hình thị trƣờng nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản ở các thị trƣờng lớn, giữ vững thị trƣờng đã có, tìm kiếm mở rộng
các
thị trƣờng mới.
Các Hiệp hội cũng cần thay đổi và cải tiến liên tục các phƣơng thức xúc tiến
thƣơng mại cho phù hợp với đặc điểm của từng loại thị trƣờng, thiết kế gian hàng
tại các hội chợ triển lãm mang tính chuyên nghiệp hơn, mang phong cách Việt Nam.
Bên cạnh đó các Hiệp hội cần xây dựng đề án và triển khai từng bƣớc việc tổ chức
các đầu mối và các kênh tiêu thụ chung cho các doanh nghiệp hội viên tại các thị
trƣờng Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc…, hoạt động theo phƣơng thức tự chủ tài chính,
cung cấp thông tin và các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp hội
viên.
Mặt khác, việc phối hợp với các đối tác nƣớc ngoài xây dựng các liên minh
chiến lƣợc bốn bên ( nhà sản xuất Việt Nam, các hệ thống siêu thị nƣớc ngoài,
các
tổ chức chứng nhận chất lƣợng và các tổ chức bảo vệ môi trƣờng, xã hội) để xây
dựng các tiêu chuẩn chung và quy chế thƣơng mại bình đẳng nhằm nhanh chóng
tiến kịp với sự phát triển của thƣơng mại thế giới và nhu cầu ngày càng cao của
thị
trƣờng thế giới.
Các Hiệp hội cũng cần làm cầu nối tổ chức chắp mối các quan hệ làm ăn
kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt động chắp mối có thể thông qua xúc tiến
trực tiếp, qua điện thoại, email, thƣ giới thiệu… Phát triển các dịch vụ xúc
tiến, hỗ
trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng theo nguyên tác có sự phối hợp với các
Hiệp
hội và các tổ chức xúc tiến khác. Tích cực thúc đẩy sự hình thành của thị trƣờng
các
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam. Tập trung nguồn lực của Hiệp hội vào các
hoạt động có lợi thế cao, những hoạt động xúc tiến ở tầm quốc gia, xây dựng mạng
lƣới tiếp thị tập thể, các chiến dịch xây dựng hình ảnh quốc gia, chiến lƣợc
phát
triển và bảo vệ thƣơng hiệu Việt Nam, các dự án hỗ trợ tái cơ cấu và chuyển giao
công nghệ lớn. Chú ý phát triển hệ thống thƣơng mại điện tử nhằm đảm bảo kết nối
các kênh xúc tiến thƣơng mại một cách đầy đủ, cập nhật và hiệu quả cao. Cần thay
102
đổi nhận thức của một số doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí mà chƣa chú trọng
vào hoạt động xúc tiến thƣơng mại và tháo gỡ một số bất cập của hoạt động xúc
tiến
thƣơng mại hiện nay nhƣ tổ chức hội chợ triển lãm tràn lan nhƣng hiệu quả chƣa
cao, nhiều hội chợ có nội dung khá giống nhau trên cùng một địa bàn nên không
thu
hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia, hoạt động xúc tiến còn lẻ tẻ, tính chất chuyên
nghiệp chƣa cao, trình độ tiếp thị còn kém….
3.2.2.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Trƣớc hết Hiệp hội cần hỗ trợ cải thiện chất lƣợng nguồn nguyên liệu đầu
vào, nâng cao khả năng kiểm tra kiểm soát chất lƣợng các nguồn nguyên liệu, kết
hợp với các trung tâm nghiên cứu và các viện nghiên cứu triển khai các nguồn
nguyên liệu mới cho hiệu quả chất lƣợng cao. Cần tổ chức các khoá huấn luyện
nâng cao trình độ cho các nhà cung cấp nguyên liệu đặc biệt là các nông ngƣ dân
nhằm chống đƣa tạp chất và nguyên liệu hay sử dụng hoá chất kháng sinh bị cấm ở
các ngành nông lâm ngƣ nghiệp. Cần nghiên cứu tìm hiểu các nguồn công nghệ
mới, giải pháp quản lý tiên tiến và phổ biến áp dụng cho các hội viên để quản lý
tốt
hơn quá trình sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Cần đào tạo
các
cán bộ có chuyên môn về mặt công nghệ, phấn đấu để hiệp hội còn là trung tâm
công nghệ cho các hội viên.
Cần phối hợp với các Bộ chủ quản, các ngành hữu quan tăng cƣờng hỗ trợ
các doanh nghiệp hội viên xây dựng, phát triển và đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu
riêng, gắn với các giải pháp đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm và xúc tiến thƣơng mại
nhƣ một chỉnh thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho cả ngành và cho từng doanh
nghiệp.
Nhờ các mối quan hệ rộng lớn, các Hiệp hội cũng cần hỗ trợ các doanh
nghiệp hội viên tìm các nhu cầu và điều tiết nhu cầu nhằm tranh các tình trạng
tranh
mua tranh bán hay tích trữ tồn kho quá nhiều mà không tìm đƣợc đầu ra, khuyến
khích các hội viên đa dạng hoá thị trƣờng để tranh khi gặp rào cản tại bất kì
một thị
trƣờng nào đó lại không thể tìm kiếm nhu cầu ở các thị trƣờng khác và gây ra
tình
trạng bế tắc đầu ra cho doanh nghiệp.
103
3.2.3 Các giải pháp về phía doanh nghiệp
Trƣớc hết các doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò to lớn của các Hiệp hội
ngành hàng và sự cần thiết phải tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong
ngành
bởi đây sẽ là diễn đàn để có thể trao đổi kinh nghiệm, tạo môi trƣờng cạnh tranh
công bằng và lành mạnh, tạo nên sức mạnh ngành trong việc giải quyết và bảo vệ
cho các doanh nghiệp khi gặp các trở ngại trong thƣơng mại quốc tế.
Các doanh nghiệp không đƣợc có những hành động cạnh tranh không lành
mạnh, dẫn đến phân tán, chia rẽ trong nội bộ mà phải hỗ trợ nhau từng bƣớc tăng
cƣờng sức mạnh chung cho toàn ngành. Cần tránh các thái độ thờ ơ trƣớc những
diễn biến có hại cho ngành mà cần chủ động đoàn kết với các doanh nghiệp khác
cùng giải quyết vì khi đã ảnh hƣởng tới ngành rất có khả năng sẽ ảnh hƣởng tới
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm hội viên
nhƣ tham gia đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn, tham gia tích cực vào các hoạt động
của Hiệp hội và tuân thủ các cam kết chung đã đặt ra.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Hiệp hội, các doanh nghiệp cũng cần chủ động làm
tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng, phát triển mạng lƣới tiêu thụ, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm để không ngừng giữ vững và phát triển thị trƣờng xuất khẩu. Cần
biết tận dụng những hỗ trợ ấy làm tiền đề cho những sáng tạo, phát triển ngày
một
vững mạnh trong tƣơng lai . Các doanh nghiệp ở các ngành hàng chƣa có Hiệp hội
cần xem xét để vận động các doanh nghiệp khác cùng thành lập Hiệp hội nhƣ ngành
sữa, sành sứ- thuỷ tinh, đó là xu hƣớng phát triểu tất yếu nếu các doanh nghiệp
muốn tồn tại vững chắc.
104
KẾT LUẬN
Việt Nam đã và đang hội nhập đầy đủ theo các thoả thuận của AFTA, đồng
thời mở cửa thị trƣờng mạnh mẽ đáp ứng việc gia nhập WTO và cạnh tranh quốc tế
là một hiện thực. Để chuẩn bị cho việc này không chỉ bản thân các doanh nghiệp
cần nỗ lực hết mình trong việc sắp xếp lại sản xuất, nâng cao khả năng về vốn,
nghiên cứu thị trƣờng, thời cơ, thách thức của tiến trình hội nhập một cách kỹ
lƣỡng
để xác định lựa chọn những thị trƣờng mục tiêu mà còn cần phát huy sức mạnh
đoàn kết, sức mạnh ngành ở các Hiệp hội ngành hàng trƣớc các thế lực kinh tế
hùng
mạnh trên thế giới.
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu về vai trò, nội dung hoạt động của các
Hiệp hội ngành hàng nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên.
Phân tích, đánh giá thực trạng về sự hình thành và phát triển của Hiệp hội ngành
hàng ở Việt Nam và những thành công đạt đƣợc của các Hiệp hội ngành hàng xuất
khẩu cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của nó. Đồng thời, luận
văn cũng đã tiến hành nghiên cứu thực trạng của sự hình thành và phát triển của
một số Hiệp hội ngành hàng ở một số nƣớc trên thế giới nhằm rút ra những bài học
bổ ích cho Việt Nam và cho việc đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm phát triển
Hiệp hội ngành hàng ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Theo sự phát triển kinh tế, các Hiệp hội ngành hàng tại Việt Nam sẽ phát
triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, vai trò của Hiệp hội sẽ ngày càng đƣợc nâng
cao, do đó những đề xuất về các giải pháp cho các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu
trong phạm vi bài viết này mong muốn đƣợc góp phần định hƣớng cho sự phát triển
của các Hiệp hội trong tƣơng lai cũng nhƣ là những kiến nghị giúp Chính phủ
nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý tạo khuôn khổ cho các hoạt động của Hiệp
hội ngành hàng.
Do khả năng còn nhiều hạn chế và nhận thức còn bị thu hẹp do sự hình thành
và phát triển Hiệp hội ngành hàng ở Việt Nam mới chỉ ở bƣớc đầu, các nghiên cứu
105
có liên quan mới chỉ ở bƣớc tìm tòi khám phá chứ chƣa đề cập một cách chuyên sâu
theo những mô hình nhất quán, vì vậy tác giả rất mong đƣợc những đóng góp của
bạn đọc. Xin trích lời Thủ tƣớng Phan Văn Khả trong cuộc gặp doanh nghiệp hàng
năm tại thành phố Hồ Chí Minh (24-25/3/03) về những hy vọng sắp tới cho các
Hiệp hội ngành hàng thay cho đoạn kết bài viết: “Hy vọng rằng với sự quan tâm và
chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, các doanh nghiệp và doanh nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế, các Hiệp hội doanh nghiệp sẽ phấn đấu với khí thế mới, đạt được
những thành tựu to lớn hơn cả về nhịp độ tăng trưởng và chất lượng phát triển”.
106
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
.........................................................................................................................
1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG ............. 5
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG ...............................
5
1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG ........................................
5
1.1.1.1 KHÁI NIỆM HỘI
................................................................................
5
1.1.1.2 KHÁI NIỆM HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
........................................... 6
1.1.1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT HUY KHẢ NĂNG LIÊN KẾT
THÔNG QUA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
.................................................... 8
1.1.2 VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG TRONG VIỆC THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU
.....................................................................................
10
1.1.2.1 LÀM CẦU NỐI GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
THÀNH VIÊN
..............................................................................................
11
1.1.2.2 HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
........................................................... 13
1.1.2.3 CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ TƢ VẤN, HỖ TRỢ VỀ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ
......................................................................................
13
1.1.2.4 HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ........ 15
1.1.2.5 XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
................................................................ 16
1.1.2.6 ĐẠI DIỆN CHO CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG MỐI
QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ ................................................
18
1.2 HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP
HỘI NGÀNH HÀNG Ở VIỆT NAM
................................................................ .......... 20
1.2.1 HÌNH THỨC TỔ CHỨC
..................................................................... 20
107
1.2.2 PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI .............................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI
NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ........ 27
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VIỆT NAM ......................... 27
2.1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HIỆP HỘI
NGÀNH HÀNG TẠI VIỆT NAM
................................................................ 27
2.1.2 MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TIÊU BIỂU
CỦA VIỆT NAM
..........................................................................................
34
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT
KHẨU TẠI VIỆT NAM
.............................................................................................
39
2.2.1 HOẠT ĐỘNG CẦU NỐI GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
THÀNH VIÊN
..............................................................................................
39
2.2.2
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN
LỰC..................................................................................................
47
2.2.3 HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN, TƢ VẤN VÀ HỖ TRỢ
VỀ KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ.................................................................... 49
2.2.4 HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP
THƢƠNG MẠI
.............................................................................................
54
2.2.5 HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU ............................ 60
2.2.6 HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN CHO CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ ......................... 67
2.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
.......................................................... 69
2.3.1 NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI
............................................................ 69
2.3.2 NGUYÊN NHÂN
................................................................................
74
2.3.2.1 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
................................................... 74
2.3.2.2 NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
........................................................ 78
108
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM ................ 80
3.1 TÌM HIỂU KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI
NGÀNH HÀNG TRÊN THẾ GIỚI
............................................................................. 80
3.1.1 MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG TRÊN THẾ GIỚI ..................... 80
3.1.1.1 MỘT VÀI NÉT VỀ CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG Ở ANH ........ 80
3.1.1.2 HIỆP HỘI THUỶ SẢN NHẬT BẢN
................................................ 82
3.1.1.3 HIỆP HỘI DỆT MAY ẤN ĐỘ
.......................................................... 86
3.1.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
HIÊP HỘI NGÀNH HÀNG TRÊN THẾ GIỚI .............................................
88
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM .....................................
90
3.2.1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ................................... 90
3.2.1.1 HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI CÁC HỘI NÓI CHUNG VÀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG NÓI
RIÊNG.
.........................................................................................................
90
3.2.1.2 HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
................................................................. 94
3.2.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG ............ 95
3.2.2.1 QUAN HỆ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC ... 95
3.2.2.2 NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ HỖ TRỢ CÁC
DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN
................................................................ 97
3.2.2.3 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN ..........................................
99
3.2.2.4 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI ................. 100
3.2.2.5 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ...... 102
3.2.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP ................................. 103
KẾT LUẬN
..................................................................................................................
104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO