Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam
9,052
749
109
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
PHẠM THỊ MINH HƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI THỊ LÝ
HÀ NỘI 2006
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho các quốc gia cả cơ hội lẫn thách thức.
Ngoài những cơ hội nhƣ thông qua quá trình hội nhập các nƣớc có thể tranh thủ
thời
cơ tận dụng những yếu tố bên ngoài để rút ngắn giai đoạn phát triển, phát huy
tối ƣu
những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế, thì
thách thức đặt ra là phải làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát
triển xuất khẩu. Nếu chỉ có riêng sự quản lý và điều hành của Chính phủ đối với
nền
kinh tế của mỗi quốc gia thì chƣa đủ và sẽ còn nhiều trì trệ, bất cập. Do đó
cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại là sự tham gia ngày
càng
sâu rộng của các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực vào việc kiểm soát và điều
tiết
hoạt động kinh tế trên pham vi toàn cầu, các tập đoàn xuyên quốc gia, các Hiệp
hội
kinh tế cũng đang phát triển và trở thành những nhân tố thúc đẩy thiết lập một
trật
tự mới trong bức tranh kinh tế thế giới.
Trong mỗi quốc gia, sự tham gia của các tổ chức dân sự, các tổ chức Hội
hoặc Hiệp Hội, các tổ chức phi Chính phủ, các Hiệp hội ngành hàng kinh tế ngày
càng nhiều vào các hoạt động xã hội. Với tính chất đặc trƣng là tự nguyện, phi
Chính phủ và phi lợi nhuận, nhằm thực hiện mục tiêu là tập hợp các doanh nghiệp
để bảo vệ quyền lợi cho chính họ và thúc đẩy phát triển nhằm nâng cao năng lực
cạnh trạnh của các doanh nghiệp thành viên nên các Hiệp hội ngành hàng ngày càng
thu hút đƣợc sự quan tâm của Chính phủ cũng nhƣ cộng đồng các doanh nghiệp.
Hiệp hội ngành hàng đang dần trở thành một mô hình phổ biến và là một hình thức
liên kết hiệu quả trong xu hƣớng liên kết của các nền kinh tế hiện đại.
Với bản chất ƣu việt của Hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh
nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh, những năm gần đây số các Hiệp hội ngành hàng
ở nƣớc ta ngày một tăng lên ở nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên do
còn
mới mẻ và thiếu kinh nghiệm quản lý cũng nhƣ sự quan tâm và chỉ đạo của Nhà
nƣớc còn nhiều bất cập nên đã hạn chế không nhỏ tới vai trò của các Hiệp
hội.Tham
khảo sự hình thành và phát triển Hiệp hội ngành hàng và vai trò của nó ở một số
nƣớc nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cũng nhƣ nghiên cứu đánh giá thực trạng
hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhằm đề
2
xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của nó là mục tiêu hết sức cần thiết
trong xu
thế hội nhập hiện nay. Đó chính là lý do mà vấn đề: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TẠI
VIỆT NAM” đƣợc chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ này.
2. Tình hình nghiên cứu
Do mô hình Hiệp hội ngành hàng đƣợc hình thành chƣa lâu ở Việt Nam nên
chƣa có những nghiên cứu một cách bài bản về vấn đề này. Hiện nay đƣợc sự quan
tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành cũng nhƣ các doanh nghiệp nên mới chỉ có
một số công trình nghiên cứu về Hiệp hội ở giai đoạn triển khai. Cụ thể là một
số
công trình sau:
- Hội thảo khoa học: Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng. Phòng Th-
ƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, 29/6/2004
- Hội thảo “Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Hiệp hội các tổ
chức kinh tế trong thời kỳ đổi mới” – Hội thảo khoa học liên Bộ, Phòng thƣơng
mại
và Công nghiệp Việt Nam và Bộ nội vụ.
- Tổng hợp thực trạng hoạt động của các Hiệp hội- Báo cáo của Bộ nội vụ, 2005.
- Đối thoại chính sách giữa Hiệp hội doanh nghiệp và chính quyền địa
phƣơng ở Việt Nam- Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam- Trần Hữu
Huỳnh.
- Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc
tế- Viện nghiên cứu thƣơng mại- PGS.TS Nguyễn Văn Nam
- Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Báo cáo tại Hội thảo khoa học-
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, 3/2004.
- Các Hiệp hội doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp phát triển- Vũ Tiến
Lộc- Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Các đề tài trên chỉ mang tính chất hội thảo hoặc chƣa chuyên sâu nhằm đặt ra
tình huống để làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này. Luận văn này là
nghiên cứu tiếp bƣớc nhằm tăng cƣờng vai trò định hƣớng và hỗ trợ doanh nghiệp
của
các Hiệp hội ngành hàng trong việc nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu.
3
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích để làm rõ vai trò quan trọng của các Hiệp hội ngành
hàng trong việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài
nƣớc và đánh giá thực trạng tại Việt Nam, đề tài rút ra các kinh nghiệm cũng nhƣ
nêu ra các giải pháp nhằm tạo tiền đề cho định hƣớng phát triển của các Hiệp hội
ngành hàng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ vai trò, nhiệm vụ của các Hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ
các doanh nghiệp thành viên.
- Đánh giá thực trạng và năng lực của các Hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ
trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam,
những thành công cùng những hạn chế và các nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội
ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng ở trong và
ngoài nƣớc .
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các Hiệp hội
ngành hàng có triển vọng xuất khẩu lớn và chủ lực của Việt Nam, hoạt động của nó
cũng nhƣ đề ra các giải pháp trong thời gian tới.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng lý luận về các Hiệp hội cũng nhƣ vai trò và chức năng của nó.
- Thu thập và xử lý (phân tích, tổng hợp) các thông tin, dữ liệu về thực
trạng hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp
- Tham khảo có chọn lọc các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về
các vấn đề có liên quan tới các Hiệp hội ngành hàng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng
nhƣ sau:
4
Chƣơng 1: Một số lý luận chung về hiệp hội ngành hàng
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của các hiệp hội ngành hàng ở Việt Nam
trong thời gian qua
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp
hội ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam.
5
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
1.1.1 Khái niệm về Hiệp hội ngành hàng
1.1.1.1 Khái niệm Hội
Theo nhiều nhà xã hội học quốc tế, Hội ra đời khi con ngƣời ý thức đƣợc sức
mạnh tập thể, sức mạnh của sự hợp tác với nhau giữa các nhóm ngƣời, giữa các
cộng đồng ngƣời. Sự phát triển của Hội gia tăng và phong phú theo trình độ phát
triển của xã hội loài ngƣời và nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của các tầng
lớp
dân cƣ trong xã hội. Xã hội không phó mặc cho Nhà nƣớc và thị trƣờng việc điều
hành đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội hiện đại, xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng, củng cố tính hiệu quả của Nhà nƣớc và phát triển các đoàn thể, Hội là
quá
trình diễn ra đồng thời, làm tiền đề cho nhau và quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong
bất cứ quốc gia nào, các đoàn thể, các Hội đều đóng vai trò quan trọng, là cơ
chế
đảm bảo sự phát triển của xã hội và tạo ra nguồn vốn xã hội. Do đó có thể chia
xã
hội thành ba khu vực riêng biệt là: Nhà nƣớc, thị trƣờng và xã hội dân sự và Hội
là
một tổ chức nằm trong xã hội dân sự đó.
Tìm hiểu về Hội ở một số nƣớc có Hội phát triển mạnh nhƣ Mỹ, Pháp, Liên
Xô cũ thì Hội có một số khái niệm sau:
- Hội là tập hợp một nhóm ngƣời gặp gỡ nhau vì những mục đích chung (Từ
điển Mỹ)
- Hội, Hiệp hội là khế ƣớc giữa hai, nhiều ngƣời cùng góp kiến thức hoặc
hành động một cách thƣờng xuyên để đạt đƣợc mục đích nào đó khác sự chia lời
(Bộ luật về Hiệp hội ngày 1-7-1901 của Pháp).
- Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva và Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội 1986 cho rằng: Hội là những tổ chức liên hợp tự nguyện
của công dân xây dựng theo nguyên tắc tự quản và chủ động nhằm bảo vệ lợi ích
của những tập đoàn nhất định trong nhân dân nhƣ các tập đoàn xã hội – nghề
6
nghiệp, xã hội- nhân khẩu hoặc các tập đoàn liên hợp lại với nhau chỉ cùng có
chung những mục tiêu này hoặc những mục tiêu khác và những lợi ích nhƣ nhau.
- Theo từ điển tiếng Việt, Hội là tổ chức của những ngƣời cùng nghề nghiệp,
cùng sở thích hay cùng chính kiến, tự nguyện và tập hợp lại để tiến hành các
hoạt
động kinh tế nhƣ buôn bán, sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động văn hoá, xã
hội hay chính trị đƣợc thành lập theo thể thức do pháp luật quy định. Các Hội
nhƣ
vậy đều có điều lệ, quy định tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức và hoạt động của
mình.[15]
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra Hội mang một số đặc điểm sau:
+ Hội là những tổ chức tự nguyện của quần chúng
+ Những tổ chức đó tập hợp đông đảo ngƣời cùng ngành nghề, hoặc cùng
giới, hoặc cùng sở thích…
+ Họ cùng góp kiến thức, sức lực và hành động một cách thƣờng xuyên để
đạt một mục đích nào đó, do những ngƣời tự nguyện sáng lập đề ra, mục đích đó
không trái với lợi ích dân tộc và Tổ quốc, không vụ lợi và trong khuôn khổ pháp
luật.
Khái niệm này giúp ta bƣớc đầu phân biệt đƣợc Hội với các nhóm và tập thể
tự nguyện khác do nhân dân tự nguyện bột phát, tức thời lập ra (các nhóm đó
không
có điều lệ, không có đóng góp vật chất, sức lực, trí tuệ, không có hệ thống tổ
chức
thống nhất, cố kết không chặt chẽ và không thƣờng xuyên hành động).
1.1.1.2 Khái niệm Hiệp hội ngành hàng
Trong các Hội có một hình thức liên kết gồm các doanh nghiệp cùng kinh
doanh một số mặt hàng hay nhóm hàng và đƣợc gọi là Hiệp hội ngành hàng (trade
association)
Theo từ điển kinh doanh của Nhà xuất bản Oxford thì Hiệp hội ngành hàng
là sự tập hợp của các doanh nghiệp trong cùng một ngành, đƣợc lập ra để thay mặt
trong việc đàm phán với Chính phủ, các tổ chức công đoàn, các Hiệp hội ngành
hàng khác… để đảm bảo cho các hội viên luôn đƣợc cung cấp thông tin mới nhất về
sự phát triển của ngành hàng kinh doanh của họ. Các Hiệp hội ngành hàng cũng
7
thƣờng mang về các hợp đồng cho hội viên của họ và đƣa ra các quy trình tố tụng
để giải quyết tranh chấp giữa các hội viên.
Theo từ điển kinh tế kinh doanh do Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật biên
soạn từ một số từ điển kinh tế nổi tiếng thế giới, Hiệp hội ngành hàng là một
Hiệp
hội của các nhà sản xuất và các thƣơng gia trong cùng một ngành kinh doanh, đƣợc
thành lập nhằm mục đích bảo vệ và phát triển quyền lợi của các thành viên và đại
diện
cho họ, chẳng hạn nhƣ trong các cuộc thƣơng lƣợng với chính quyền hay với các
nghiệp đoàn hay với các Hiệp hội ngành hàng khác.
Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chƣa có một tài liệu nào hay một nguồn luật
nào đƣa ra khái niệm cụ thể về Hiệp hội ngành hàng cho dù trong Nghị định
57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998 có điểm qua thuật ngữ này: “ Thƣơng nhân kinh
doanh cùng ngành hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, đƣợc phép thành lập
Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện để phối hợp hoạt
động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của các hội viên, đồng thời bảo đảm lợi ích quốc gia”.
Bản thân từng Hiệp hội ngành hàng cũng đƣa ra các định nghĩa riêng cho
mình nhƣ:
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep): là tổ chức tự
nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp và các nhà quản lý hoạt động
trong lĩnh vực chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
- Hiệp hội Cà phê- cacao Việt Nam : là tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận,
tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và thể nhân sản xuất,
chế
biến, kinh doanh dịch vụ cung ứng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học – công nghệ và
đào tạo thuộc ngành cà phê đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm phối hợp có
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài
nƣớc, thống nhất nhận thức và hành động.
Từ các khái niệm trên cho thấy tất cả các khái niệm đó cho dù đƣợc trình bày
nhƣ thế nào đều thì đều thống nhất ở một số điểm và có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
Hiệp hội ngành hàng là một tổ chức tập hợp và đại diện cho các cá nhân hay các
8
tổ chức kinh tế cùng kinh doanh một hoặc một số mặt hàng nhất định hoạt động
theo nguyên tắc tự nguyện tự quản dựa trên các quy tắc chung đã thoả thuận
phù hợp các quy định của pháp luật và không vì mục tiêu lợi nhuận.
1.1.1.3 Sự cần thiết phải phát huy khả năng liên kết thông qua Hiệp hội ngành
hàng
Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc
tế, những năm gần đây chúng ta chứng kiến rất nhiều hình thức liên kết đa dạng
của
các doanh nghiệp nhằm phát huy thế mạnh cộng đồng, nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các hình thức liên kết trên, dù tạo lên một
thực
thể kinh doanh mới hay không nhƣng đều làm phát sinh các quan hệ kinh tế, hình
thành các hành vi thƣơng mại và do đó nó chịu sự tác động của quan hệ lợi ích
một
cách rõ rệt. Nhƣ vậy, trong những hoàn cảnh nhất định khi “cơm chẳng lành, canh
chẳng ngọt” thì việc chia tay xảy ra, tính chất ổn định lâu dài không lớn.
Có hình thức tập hợp và liên kết các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trƣờng
và nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá nhƣ Câu lạc bộ doanh nghiệp. Câu lạc
bộ này không chỉ là nơi để các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, phƣơng thức
làm ăn mà còn tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát thị trƣờng, tăng cƣờng
phát
triển thƣơng hiệu.
Có hình thức liên kết nhằm nâng cao khả năng cung ứng hàng hoá nhƣ hiện
tƣợng các hợp tác xã thƣơng mại liên kết với nhau để hình thành Liên hiệp Hợp
tác
xã kiểu mới hay Liên minh hợp tác xã. Hay nhƣ hiện nay các doanh nghiệp bắt đầu
hợp tác với nhau trong việc thành lập các Tổng công ty, hay các tập đoàn thƣơng
mại, các liên doanh đấu thầu xây dựng, các Ngân hàng thực hiện phƣơng thức đồng
tài trợ các dự án lớn.
Có hình thức liên kết các doanh nghiệp thông qua mạng Internet, trên cơ sở
một hoặc một vài thành viên nòng cốt nhằm tập hợp, lựa chọn và cung cấp thông
tin, trao đổi ý tƣởng giữa các thành viên thông qua phƣơng tiện chủ yếu là
email.
Còn có thể kể ra rất nhiều những hình thức liên kết đa dạng với nhiều cấp độ
khác nhau của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó hình thức chủ đạo
trong
mối liên kết của các doanh nghiệp đang đƣợc khẳng định chính là các Hiệp hội
9
ngành hàng, các Hiệp hội ngành hàng không chỉ là khung khổ cho các mối quan hệ
liên
kết tự nguyện của các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng đó mà còn là cầu nối
của
quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp, một xu thế và yêu
cầu
của nền kinh tế thị trƣờng hiện đại.
Ƣu thế của việc liên kết doanh nghiệp thông qua các Hiệp hội ngành hàng
thể hiện ở những điểm sau:
- Hiệp hội ngành hàng có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tƣ cách pháp nhân,
có tính độc lập tƣơng đối với các doanh nghiệp và với cơ quan chính quyền, có bộ
máy nhân viên thƣờng trực bảo đảm sự vận hành thƣờng xuyên, có nguồn ngân sách
hoạt động dựa vào nguyên tắc cùng chia sẻ chi phí từ đóng góp của các hội viên
nên
hoạt động của Hiệp hội có tính ổn định cao hơn các hình thức liên kết khác. Vì
vậy,
nếu có chính sách tạo thuận lợi và tổ chức tốt, các Hiệp hội ngành hàng thực sự
có
thể trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình liên kết các doanh
nghiệp
và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa chính quyền và doanh nghiệp.
- Do Hiệp hội tập hợp doanh nghiệp theo từng ngành hàng và là một tổ chức
có bộ máy thƣờng trực ổn định nên việc tổng kết thực tiễn, tiến hành các hoạt
động
nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị với cơ quan chức năng thể hiện đƣợc tính chất
đại
diện cho ngành hàng đó của cả khu vực doanh nghiệp cao hơn so với từng doanh
nghiệp đơn lẻ.
- Do Hiệp hội ngành hàng là một pháp nhân độc lập, cơ chế quyết định của
Hiệp hội dựa trên nguyên tắc tập thể nên ít nhiều hạn chế đƣợc khả năng độc
quyền,
khả năng chi phối của các doanh nghiệp lớn mà các hình thức liên kết khác khó
tránh đƣợc.
- Do Hiệp hội là diễn đàn tại đó các doanh nghiệp có thể giúp đỡ vật chất lẫn
nhau, kể cả hỗ trợ kinh tế và tài chính, thoả thuận hợp tác xử lý bất đồng tranh
chấp
nội bộ. Đồng thời Hiệp hội cũng là nơi có các biện pháp mà các hội viên phối hợp
hành động trừng phạt khi có một đối tác nào đó vi phạm quy chế, tiến hành những
hoạt động cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hƣởng đến lợi ích của các doanh