Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán chi Ngân sách nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Kiểm toán nhà nước
3,995
709
95
3
chất lượng và hiệu quả kiểm toán chi NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, đáp ứng công tác quản lý, điều hành NSNN.
Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách cấp Bộ” của Tiến
sỹ Mai Vinh (2000) đã có nhiều thành công trong việc nghiên cứu khái
quát về tổ chức ngân sách của cấp Bộ với vấn đề kiểm toán báo cáo quyết
toán của cấp Bộ và chỉ rõ những nội dung cụ thể khi kiểm toán tại các cơ
quan quản lý tổng hợp. Qua đó, luận án xây dựng quy trình kiểm toán đối
với kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp Bộ. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn là kiểm toán báo cáo quyết toán
NSNN cấp bộ được triển khai khi Luật NSNN chưa được sửa đổi và hoàn
thành trước khi có Luật KTNN.
Đề tài “Tổ chức kiểm toán NSNN do KTNN Việt Nam thực hiện”
của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Phúc (2009) đã tập trung vào đánh giá thực
trạng tổ chức kiểm toán NSNN do KTNN thực hiện; nghiên cứu lý luận,
kinh nghiệm tổ chức kiểm toán NSNN trên thế giới và nghiên cứu khả
năng vận dụng vào Việt Nam để đưa ra các giải pháp hoàn thiện bộ máy
và tổ chức kiểm toán NSNN tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài này không đi
sâu nghiên cứu các vấn đề về quy trình và nghiệp vụ kiểm toán liên quan
đến việc kiểm toán các đơn vị kiểm toán cụ thể và kiểm toán các khoản
mục thu, chi của NSNN.
Một số đề tài cấp Bộ nghiên cứu về “Xây dựng quy trình và phương
pháp kiểm toán hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp có thu” (PGS.TS Đinh
Trọng Hanh – 2003) và “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với
các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi” (Trịnh Ngọc Sơn -
2003). Cả hai đề tài này đã nghiên cứu, đưa ra những hướng dẫn về kiểm toán
hoạt động đối với các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí là đơn vị sự nghiệp có
4
thu và đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi. Tuy nhiên phạm vi
nghiên cứu của các đề tài này chỉ giới hạn trong kiểm toán chi tiết NSNN mà
chưa mở rộng nghiên cứu đến các loại hình đơn vị như các Viện nghiên cứu,
doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ...
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán
chi thường xuyên trong kiểm toán chi ngân sách địa phương tại KTNN Khu
vực III” của Phạm Huỳnh (2012), chủ yếu tập trung vào nội dung, tổ chức,
thực trạng hoạt động kiểm toán các khoản chi thường xuyên của một cấp
NSNN (cấp địa phương), không đề cập đến chi thường xuyên của các Bộ,
Ngành (cấp Trung ương).
Điều quan trọng nhất, các đề tài, luận văn nêu trên chưa đi sâu vào
đánh giá việc thực hiện quy trình kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại
một Bộ, Ngành cụ thể trong điều kiện Luật Kiểm toán nhà nước mới và
các Chuẩn mực kiểm toán nhà nước được ban hành.
Vì vậy, Luận văn này tập trung vào việc đánh giá thực trạng thực
hiện quy trình kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; thông qua việc đánh giá thực trạng, chỉ ra những tồn
tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán chi ngân sách nhà
nước, làm giảm chất lượng kiểm toán nhằm đưa ra các giải pháp hoàn
thiện quy trình kiểm toán chi NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn của KTNN.
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là hệ thống hoá, phân tích làm rõ
những lý luận chung về hoạt động kiểm toán NSNN, đánh giá thực trạng
kiểm toán chi Ngân sách nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn của KTNN. Trên cơ sở đó tìm ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
5
của những tồn tại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chi ngân
sách nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của KTNN.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Một là, Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kiểm toán chi Ngân
sách nhà nước tại các Bộ, ngành;
Hai là, Đánh giá thực trạng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của KTNN trong thời gian qua,
từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế làm cơ sở cho việc đưa ra các giải
pháp hoàn thiện;
Ba là, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chi Ngân sách
nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Từ mục tiêu trên, câu hỏi tổng quát được đặt ra là vận dụng lý luận
chung về hoạt động kiểm toán NSNN Bộ, Ngành? Cụ thể:
Một là, Đặc trưng của kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành là gì? Kiểm
toán chi ngân sách nhà nước của các Bộ, Ngành có tầm quan trong như
thế nào?
Hai là, Thực trạng kiểm toán chi Ngân sách nhà nước hiện nay ra sao,
việc áp dụng Quy trình khi thực hiện kiểm toán chi Ngân sách nhà nước tại
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Kiểm toán nhà nước thực hiện
như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của Kiểm toán nhà nước là gì?
Ba là, giải pháp nào để hoàn thiện kiểm toán chi Ngân sách nhà
nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của đơn vị?
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là lý luận về kiểm toán NSNN
về thực trạng kiểm toán chi NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn do Kiểm toán nhà nước thực hiện.
6
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là lĩnh vực kiểm toán chi thường
xuyên NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể hơn là
kiểm toán chi thường xuyên trong cuộc kiểm toán ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trọng tâm
khảo sát, nghiên cứu thực trạng kiểm toán tại Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn từ năm 2010 đến năm 2015. Đề xuất các giải pháp hoàn
thiện kiểm toán chi thường xuyên NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn do Kiểm toán nhà nước thực hiện.
6
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nghiên cứu lý luận
và khảo sát thực tiễn; đồng thời sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích
và tổng hợp, đánh giá và phỏng vấn chuyên gia.
7
Hình 1. Quy trình phân tích ca Lu
Tổng hợp và xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến kiểm toán chi
NSNN
Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chi NSNN tại Bộ
Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng thuật tài liệu trong và
ngoài nước
Phỏng vấn các chuyên
gia
Phân tích các nguyên nhân dẫn
đến các hạn chế trong quá trình
kiểm toán chi NSNN
8
6.1. Nghiên cứu tài liệu tại bàn
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả tìm kiếm và tổng
hợp các nghiên cứu có liên quan đã được công bố sau đó chọn lọc lấy các
nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung mà tác giả muốn nghiên
cứu. Từ những nghiên cứu đã được chọn lọc này, tác giả sẽ nghiên cứu và
phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý
luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu qua đó góp phần làm sáng tỏ
vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu tại bàn sẽ giúp tác giả kế thừa
được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đồng thời giúp tác
giả xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu
của tác giả.
Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp cần được thu thập và phân tích là
dữ liệu về hoạt động kiểm toán chi NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành đá nh
giá quy trình kiểm toán chi NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn của KTNN trong giai đoạn 2009 - 2014.
6.2. Phương pháp chuyên gia
Nhằm đánh giá chất lượng kiểm toán chi NSNN tại Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia
trong lĩnh vực kiểm toán NSNN, lãnh đạo các đơn vị được kiểm toán. Số
lượng chuyên gia được phỏng vấn là 50 người, trong đó các cá nhân thuộc
nội bộ KTNN là 25 người, các cá nhân bên ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là 25 người, cụ thể như sau:
Các chuyên gia trong nội bộ KTNN, gồm: Kiểm toán trưởng KTNN
chuyên ngành, Lãnh đạo các Vụ tham mưu, chức năng thuộc KTNN (đây là
những đơn vị thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của các
cuộc kiểm toán và đánh giá chất lượng BCKT của Đoàn kiểm toán, gồm: Vụ
9
Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán),
Trưởng đoàn kiểm toán, các Tổ trưởng Tổ kiểm toán.
Các chuyên gia bên ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn, gồm: Lãnh đạo Vụ Tài chính (đơn vị thường được giao đầu mối làm
việc với Đoàn KTNN), Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Hợp tác
quốc tế, Vụ Pháp chế và lãnh đạo một số đơn vị được kiểm toán chi tiết để
chỉnh sửa mô hình nghiên cứu cũng như xây dựng các công cụ thu thập số
liệu sơ cấp.
Bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia được thiết kế gồm 2 mẫu sau:
Mẫu 1. Bảng hỏi dành cho chuyên gia thuộc nội bộ KTNN (Phụ lục số 01).
Mẫu 2. Bảng hỏi dành cho các chuyên gia thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Phụ lục số 02).
Trên cơ sở nghiên cứu tại bàn và phương pháp chuyên gia, phân tích
các nguyên nhân cụ thể dẫn đến hạn chế trong các khâu của quá trình kiểm
toán, từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi NSNN
tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7
- Về mặt lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm
lý luận về kiểm toán chi thường xuyên NSNN do KTNN thực hiện.
- Về giá trị thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho thực
tế hoạt động kiểm toán trong cuộc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản Nhà
nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần nâng cao chất
lượng kiểm toán chi Ngân sách nhà nước. Luận văn có thể là tài liệu tham
khảo cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và các thành viên của Đoàn
kiểm toán khi tổ chức công việc kiểm toán NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn nói riêng và tại các Bộ, ngành nói chung.
8
10
Luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm toán chi Ngân sách nhà
nước tại các Bộ, Ngành;
Chương 2. Thực trạng kiểm toán chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chương 3. Hoàn thiện kiểm toán chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Kiểm toán nhà nước.
11
1.1.
1.1.1. Khái niệm, loại hình kiểm toán
1.1.1.1. Khái niệm
Cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau về kiểm toán, quan niệm về kiểm toán cũng đã có sự biến đổi
cùng với sự phát triển của Kiểm toán. Thuật ngữ “kiểm toán” thực sự mới
xuất hiện và sử dụng nhiều ở Việt Nam hơn 20 năm, nên các khái niệm chung
về kiểm toán cũng mới được đề cập ở mức độ nhất định, sau đây là một số
quan điểm chính:
Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (International
Federation of Accountants-IFAC) thì “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên
độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính”
Quan điểm của Vương quốc Anh trong Lời mở đầu “Giải thích các
chuẩn mực kiểm toán” cho rằng: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và sự bày
tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán
viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ
nghĩa vụ pháp định có liên quan”
Quan điểm của các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ cho rằng: “Kiểm toán
là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh
giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh
tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông
tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết lập”
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam thì “Kiểm toán (audit) là quá trình
xem xét và thẩm tra các bảng kế toán của những tổ chức sản xuất kinh doanh
12
và quản lý nhà nước về kinh tế, do các nhân viên gọi là kiểm toán viên
(auditor) có đủ trình độ, có đủ nghề nghiệp chuyên môn giỏi thực hiện. Các
báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp, tổ chức xã hội...được kiểm
toán kỹ lưỡng để xét xem báo cáo quyết toán đó được lập ra có đúng với các
chuẩn mực nguyên lý kế toán và quy tắc thông dụng đã được quy định không,
số liệu có phản ánh trung thực và chính xác tình hình tài chính của doanh
nghiệp”
Theo giáo trình Lý thuyết kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế quốc
dân thì “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được
kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và
ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực
hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”
Theo giáo trình Lý thuyết Kiểm toán của Học viện Tài chính thì “Kiểm
toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập
và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận
và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã
được thiết lập".
Các quan điểm nêu trên về cơ bản đều đã khái quát 5 yếu tố cơ bản về
kiểm toán, đó là: Chức năng của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến; Đối
tượng của hoạt động kiểm toán là các thông tin được kiểm toán, có thể là
những thông tin được lượng hóa hoặc những thông tin có thể so sánh, đối
chiếu, có thể là những thông tin tài chính hoặc thông tin phi tài chính; Khách
thể kiểm toán được xác định là thực thể kinh tế hoặc một tổ chức; Chủ thể
kiểm toán là những kiểm toán viên độc lập, có nghiệp vụ và cơ sở thực hiện
kiểm toán là những luật định, tiêu chuẩn hay chuẩn mực nói chung.
Qua nghiên cứu các khái niệm và quan điểm, tác giả cho rằng khái
niệm sau được chấp nhận phổ biến “Kiểm toán là quá trình các cá nhân độc