Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố Hồ Chí Minh - Vietinbank
8,764
306
99
46
một tỷ lệ quá thấp như trên, đã cho thấy công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm
dịch vụ
của CN 11 TPHCM – Veitinbank không đạt hiệu quả, không truyền tải được thông tin
về sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng.
+ Chưa đa dạng hóa phương thức TTQT:
Phương thức thanh toán XNK nói chung, và phương thức TDCT trong TTQT nói
riêng do CN 11 TPHCM – Vietinbank cung cấp không đáp ứng đuợc nhu cầu đa dạng
của thị trường. Thông qua việc thu thập nhận xét của 74 khách hàng, thì chỉ có
27% ý
kiến cho rằng phương thức thanh toán XNK tại CN 11 TPHCM – Vietinbank là đa
dạng và rất đa dạng; trong khi có đến 73% khách hàng nên nhận xét trung bình, ít
và
rất ít. Đã cho thấy, công tác đa dạng hóa phương thức TTQT tại chi nhánh còn
nhiều
khuyết điểm, CN 11 TPHCM – Vietinbank chưa đa dạng hóa được các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu đa đạng của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh với các NHTM khác.
Hiên nay hầu hết các TDCT nhập khẩu mở tại chi nhánh đều là TDCT trả ngay, các
loại TDCT khác ít (hầu như là không có). Một phần là do khách hàng chưa hiểu hết
được tiện ích của các loại TDCT khác. Một phần cũng là do CN 11 TPHCM -
Vietinbank chưa triển khai hết được nguồn nhân lực cho công tác TTQT, với 06
thanh
toán viên, khó có thể nào đa dạng một cách tốt nhất các sản phẩm dịch vụ.
+ Mức phí phát hành cũng như thanh toán TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank còn cao:
Một vấn đề nữa trong quá trình cung cấp phương thức TDCT gây ảnh hưởng nhiều
đến khả năng cạnh tranh của CN 11 TPHCM – Vietinbank là mức phí phát hành cũng
như thanh toán TDCT của chi nhánh còn khá cao so với các NHTM khác. Ta có thể so
sánh thông qua biểu phí dưới đây giữa Vietinbank và Vietcombank
47
Bảng 2.2: So sánh biểu phí TDCT trong thanh toán XNK giữa
Vietinbank và Vietcombank
Nghiệp vụ Vietinbank Vietcombank
I. TDCT nhập khẩu
1. Phát hành TDCT
0.15% giá trị TDCT
min 50USD
min 50USD-max 2.000USD
-
Ký quỹ 100%: 0.05%
-
Ký quỹ <100%:
+ Số tiền ký quỹ: 0.05%
+Số tiền không ký quỹ: 0.05%/tháng
2
. Thanh toán 1 bộ
ch
ứng từ
0.2%/ lần thanh toán
min 30 USD
0.2%/lần thanh toán
min 20 USD max 500 USD
II. TDCT xuất khẩu
1. Thanh toán b
ộ
ch
ứng từ xuất khẩu
0.18%
min 20 USD
0.15%
min 20USD-max 200USD
(Nguồn: Vietinbank và Vietcombank)
Với mức phí như trên, khách hàng đến với ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp
nhà nước và các doanh nghiệp XNK có tài khoản tại ngân hàng, rất khó để có thể
thu
hút được các khách hàng mới. Điều này làm hạn chế số lượng khách hàng mới đến
với
ngân hàng trong những năm qua.
− Thiếu nguồn ngoại tệ cung ứng
Với các mối quan hệ đại lý của mình, cùng với việc trở thành đại lý chính thức
của
Western Union, đã phần nào cải thiện được nguồn cung ngoại tệ tại CN 11 TPHCM –
Veitinbank. Tuy nhiên, lượng ngoại tệ này vẫn còn khá khiêm tốn nên nguồn ngoại
tệ
đáp ứng cho phương thức thanh toán TDCT chủ yếu được hỗ trợ từ Hội sở chính.
Sự bất ổn của tỷ giá trong thời gian gần đây cùng với giá ngoại tệ liên tục tăng
cao,
nguồn ngoại tệ có lúc rơi vào tình trạng khan hiếm, gây khó khăn cho hoạt động
XNK
của các doanh nghiệp lẫn hoạt động kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank. Có
48
thời điểm, chi nhánh đành để các khách hàng sang giao dịch tại các ngân hàng
khác vì
không thể đảm bảo đáp ứng được nguồn ngoại tệ bán cho khách hàng khi đến hạn
thanh toán TDCT.
− Thủ tục còn phức tạp, tiến trình thẩm định và tốc độ thanh toán chậm.
Mặc dù việc áp dụng quy trình tập trung tất cả hồ sơ TDCT về SGD Vietinbank
trong việc xử lý và cấp TDCT góp phần cải thiện tình hình hoạt động thanh toán
XNH
bằng phương thức TDCT, thu hút khách hàng sử dụng phương thức TDCT trong thanh
toán XNK, và góp phần tăng tỷ lệ doanh thu từ phương thức TDCT trong tổng doanh
thu thanh toán XNK từ 16% năm 2007, và 21% năm 2008 lên trên 50% cho các năm
2009, 2010, và 2011. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì có 32.4% khách hàng
cho
rằng thủ tục, tiến trình giải quyết hồ sơ cấp TDCT tại CN 11 TPHCM – Vietinbank
còn
16
21
59
56
58
84
79
41
44
42
0
20
40
60
80
100
2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức khác
Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT
Hình 2.6: Tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán quốc tế tại CN 11
TPHCM – Vietinbank
Đvt: %
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank)
49
phức tạp; 27% khách hàng cho rằng hồ sơ phương thức thanh toán này nhiều; 31.1%
khách hàng than phiền thời gian thẩm định giải quyết hồ sơ lâu; đã phần nào làm
nản
lòng khách hàng trong việc tiếp cận phương thức TDCT.
− Nguồn nhân sự hạn chế:
Bộ phận TTQT của cCN 11 TPHCM – Vietinbank trực thuộc phòng khách hàng,
quản lý chung mảng TTQT, tín dụng và bảo lãnh cho cả 4 phòng giao dịch nhưng chỉ
có 06 thanh toán viên kiêm nhiệm nhiều nghiệp vụ trong đó chỉ có 01 cán bộ trực
thuộc
phòng TTQT trước khi sáp nhập với phòng tín dụng thành phòng khách hàng như hiện
nay, nên khó có thể quán xuyến được. Sự quá tải trong việc quản lý kiểm tra,
theo dõi
hồ sơ TDCT là khó tránh khỏi. Trong khi, nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng
TDCT
luôn đòi hỏi sự cẩn trọng, hợp lý của cán bộ thanh toán quốc tế.
− Thiếu quy trình thực hiện:
Quy chế tài trợ thương mại có định nghĩa các dịch vụ "Bao thanh toán
(Factoring)",
"Biên lai tín thác (Trust Receipt)", … nhưng Vietinbank chưa ban hành quy trình
nghiệp vụ cho các sản phẩm trên cũng như chưa cho cài đặt chương trình quản lý
các
sản phẩm dịch vụ kể trên trên Module Trade Finance. Cho nên các nghệip vụ này
nếu
có phát sinh sẽ gây lúng túng trong việc thực hiện, kéo theo sẽ có một số rủi ro
nhất
định.
− Trang thiết bị công nghệ thông tin lạc hậu và yếu: Hệ thống máy móc thiết
bị phục vụ cho hoạt động TTQT tại CN 11 TPHCM - Vietinbank hiện nay vẫn chưa thể
đảm bảo phục vụ tốt nhất và kịp thời cho thanh toán TDCT, cấu hình máy chậm,
công
tác quản trị mạng còn nhiều bất cập.
− Công tác phòng ngừa rủi ro trong phát hành TDCT còn nhiều hạn chế
Mặc dù, theo quy trình hoạt động của phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM -
Vietinbank, để tránh sai sót, nhầm lẫn dẫn đến việc cấp TDCT bỏ sót hoặc sai chỉ
thị
yêu cầu của khách hàng, cán bộ thanh toán quốc tế phải rà soát rất kĩ nội dung
chỉ thị
trên hồ sơ yêu cầu mở TDCT của khách hàng. Tuy nhiên, do quá trình đánh máy hoặc
50
in ấn, do sự thiếu kinh nghiệm hoặc không cẩn thận của cán bộ thanh toán quốc
tế,
trong thời gian qua tình trạng bỏ sót hoặc sai các chỉ thị yêu cầu của khách
hàng vẫn
xảy ra, gây phiền hà và tạo ấn tượng không tốt cho khách hàng.
+ Rủi ro do người thụ hưởng
Trong thanh toán XNK theo phương thức TDCT, việc thanh toán chỉ dựa trên cơ sở
bộ chứng từ xuất trình, hoàn toàn không dựa trên tình trạng thực tế của hàng hóa
và
tính chân thực của bộ chứng từ. Do đó, có không ít những trường hợp thanh toán
rồi
mà hàng hóa nhận được không giống như đã thể hiện trên bộ chứng từ, hoặc tệ hơn
nữa
là tình trạng lừa đảo. Khi thanh toán hàng nhập khẩu, ngân hàng chúng ta trong
vai trò
là người mở TDCT, nhận trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ
xuất trình hoàn hảo, sẽ gặp phải rủi ro rất cao về phía nhà xuất khẩu trong
những tình
huống như trên.
+ Rủi ro mất quyền từ chối chứng từ do không phát hiện hoặc bỏ qua, chấp
nhận các sai sót nghiêm trọng
Với quy trình xử lý tập trung cho nên việc kiểm tra hồ sơ TDCT được SGD thực
hiện rất kĩ trước khi chuyển về lại chi nhánh, và tại chi nhánh nó sẽ được kiểm
tra thêm
một lần nữa. Tuy nhiên cũng có xảy ra một số ít trường hợp sai sót của bộ chứng
từ do
bất cẩn nên không phát hiện ra.
Khách hàng của chi nhánh hầu hết là các doanh nghiệp làm ăn có uy tín, yêu cầu
với đối tác của họ cũng không quá rườm rà, nên không nhiều những trường hợp có
thể
dẫn đến việc gây tranh cãi. Tuy nhiên có một vài trường hợp, do tâm lý quá cần
hàng
của nhà nhập khẩu, hoặc quá tin tưởng phía đối tác nước ngoài nên doanh nghiệp
sẳn
sàng chấp nhận bộ chứng từ sai sót rất nghiêm trọng. Đây là một rủi ro lớn cho
nhà
nhập khẩu, vì nếu những lần sau, nhà xuất khẩu lợi dụng điều này để trục lợi thì
cuối
cùng, người chịu thiệt sẽ là các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam.
+ Rủi ro trong thông báo và gửi chứng từ TDCT xuất
51
Đối với TDCT xuất, ngoài việc thông báo đến nhà xuất khẩu, CN 11 TPHCM -
Vietinbank cần phải tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trên TDCT hàng xuất
khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có chuyên
môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT.
Ngoài ra, CN 11 TPHCM – Vietinbank nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói
chung luôn phải đối đầu với rất nhiều rủi ro khác trong các phương thức TTQT như
rủi
ro tác nghiệp, rủi ro chiến lược, rủi ro từ hệ thống hỗ trợ (công nghệ thông
tin, đường
truyền…).Trong nhập khẩu, các nhà nhập khẩu Việt Nam thường bị ép trong việc mở
TDCT bất lợi cho mình, khiến việc nhận hàng chậm trễ, chứng từ xuất trình sơ
sài;
chấp nhận thanh toán bộ chứng từ không có chứng từ gốc dễ dẫn đến việc đòi tiền
trên
bộ chứng từ khác chứng từ gốc; nhà nhập khẩu nhận hàng dưới bảo lãnh nhận hàng
do
CN 11 TPHCM – Vietinbank phát hành, do chi nhánh không yêu cầu trả lại bảo lãnh
trong thời gian nhất định nên sau khi nhận chứng từ vận tải gốc lại làm thất lạc
bảo
lãnh nhận hàng. CN 11 TPHCM – Vietinbank phải đối mặt với rủi ro về việc mở
TDCT không đúng thời gian quy định trong hợp đồng ngoại đã ký kết do tất cả các
TDCT đều được mở thông qua trụ sở chính. Trong xuất khẩu, thời hạn xuất trình
quá
ngắn, không đảm bảo việc xuất trình dễ bị viện cớ để trả chứng từ không thanh
toán;
chọn phương thức thanh toán không phù hợp gây nhiều rủi ro; không có đầy đủ
phương tiện và thông tin để điều tra kỹ về đối tác; kỹ năng đàm phán yếu kém,
kiến
thức mập mờ nên ký những hợp đồng không rõ ràng và bất lợi…
Bên cạnh đó, một trong những rủi ro được quan tâm hiện nay liên quan đến thanh
toán quốc tế là rủi ro trong kiện tụng thực hiện vi phạm hợp đồng. Biện pháp
khởi kiện
bên vi phạm hợp đồng thực hiện rất khó khăn và tốn kém vì những vấn đề nan giải
như: Khi khởi kiện bên mua hàng (takes a legal action against the buyer) để thu
hồi nợ
chưa được thanh toán thì sẽ áp dụng luật pháp của nước người mua, luật của nước
người bán hay luật của một nước thứ ba? Vụ kiện (legal proceedings) sẽ được xử ở
đâu. Ngay cả khi vụ kiện được xử ở một nước khác không phải tại nước người mua
và
52
người mua bị xử thua kiện thì cũng có khả năng bản án (Judgement) cũng không
được
người mua thi hành. Ngoài ra, việc khởi kiện tại một tòa án ở nước ngoài là một
vấn đề
tốn thời gian (time consuming) và tốn kém (costly) cho bên bán. Vấn đề đặt ra là
cần
có một giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong kiện tụng thực hiện vi phạm hợp
đồng.
− Luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế, gây khó khăn trong việc thi hành, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam
càng bất lợi hơn nếu phải lựa chọn luật áp dụng trong thanh toán quốc tề. Ngày
01/07/2006, luật các công cụ chuyển nhượng chính thức có hiệu lực thi hành tại
Việt
Nam, điều chỉnh các phương tiện thanh toán quốc tế bao gồm Séc, hối phiếu, lệnh
phiếu. Tuy nhiên có lẽ đây là lần đầu tiên luật được ban hành nên không tránh
khỏi
những bất cập, dẫn đến sự lúng túng của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá
trình sử
dụng để điều chỉnh mối quan hệ thương phiếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua việc phân tích số liệu và luận giải những vấn đề thực tế, chương 2 đã
trình bày một cách khái quát nhất về thực trạng hoạt động thanh toán XNK bằng
phương thức TDCT trong giai đoạn từ năm 2007-2011 của CN 11 TPHCM -
Vietinbank.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank đã có được bước tiến đáng kể, từng bước góp phần không nhỏ trong việc
đa
dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đem lại nguồn thu về
ngoại tệ
và phí dịch vụ với chi phí thấp và mức độ rủi ro không cao. Trong 2 năm gần đây,
so
với các hoạt động thanh toán quốc tế khác (chuyển tiền, nhờ thu,…) thanh toán
hàng
nhập khẩu theo phương thức TDCT dần chiếm tỷ trọng cao, đem lại nguồn thu chủ
yếu. Đó cũng là kết quả thực hiện hiệu quả của việc mở rộng tín dụng đối với
ngành
hàng có ưu thế cạnh tranh và khả năng phát triển. Đổi mới cơ cấu đầu tư vào
ngành
nghề có kim ngạch XNK cao. Phát triển khách hàng theo chuỗi ngành hàng, chuỗi
khách hàng, gắn tín dụng với dịch vụ thanh toán XNK và ngược lại. Áp dụng chính
53
sách khách hàng riêng cho từng nhóm khách hàng và chính sách ưu đãi đối với
khách
hàng có kim ngạch thanh toán XNK lớn qua CN 11 TPHCM – Vietinbank về lãi suất
cho vay và phí dịch vụ cạnh tranh để giữ và thu hút khách hàng tập trung hơn nữa
thanh toán qua chi nhánh; khai thác lợi thế của TPHCM trong thu hút nguồn vốn
ngoại
tệ với giá rẻ từ hoạt động đầu tư của nước ngoài chuyển vào, từ dịch vụ du lịch,
từ hoạt
động kiều hối,… để gia tăng hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả phục vụ cho
nhu
cầu thanh toán của khách hàng XNK tại CN 11 TPHCM – Vietinbank.
Bên cạnh đó, với hệ thống tư liệu và số liệu phong phú, chương 2 của luận văn
cũng
đã nêu được những điểm thuận lợi, cũng như những khó khăn và nguyên nhân của
những khó khăn trong hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại chi
nhánh. Trên cơ sở những nguyên nhân này, chương 3 của luận văn sẽ đề cập đến hệ
thống các giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức TDCT trong thanh toán XNK tại CN
11 TPHCM – Vietinbank.
54
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC TDCT TRONG
HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH 11 TPHCM – NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng giải phát triển phương thức TDCT tại Chi nhánh 11
TPHCM – NH TMCP Công Thương Việt Nam.
Những thành quả đạt được trong nghiệp vụ thanh toán XNK nói chung và thanh
toán bằng phương thức TDCT nói riêng đã tạo ra một nền tảng cơ bản, hình thành
các
lợi thế so sánh riêng của CN 11 TPHCM - Vietinbank. Vì vậy, định hướng đối với
nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức TDCT cho những năm tới là tiếp tục đưa
chi nhánh phát triển với phương châm hoạt động của Vietinbank là: "An toàn -
Hiệu
quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững". Mục tiêu là nâng cao thu nhập từ hoạt
động
thanh toán XNK nói chung và bằng phương thức TDCT nói riêng trên tổng thu nhập
của chi nhánh. Cụ thể:
Một, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đẩy mạnh công tác tư vấn để có thể cung
cấp đến khách hàng nhiều loại TDCT hơn, cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn
trong các hình thức TDCT.
− Tiếp tục đưa vào hợp đồng tín dụng các nội dung: cam kết tỷ lệ thanh toán
xuất khấu, thanh toán nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, tỷ lệ chuyển doanh thu qua CN
11
TPHCM – Vietinbank.
− Đối với các doanh nghiệp mới, khi đặt quan hệ chính thức với CN 11
TPHCM – Vietinbank, điều kiện hợp tác là phải quan hệ toàn diện với chi nhánh.
− Tiếp tục vận động các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thực hiện thanh
toán XNK qua CN 11 TPHCM – Vietinbank và tăng doanh số, số dư tiền gửi tại chi
nhánh bằng các chính sách ưu đãi tiền gửi, tiền vay đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
của
khách hàng, đảm bảo giữ được khách hàng truyền thống và thu hút được khách hàng
mới.
55
− Định kỳ tiến hành rà soát các doanh nghiệp có hoạt động thanh toán XNK
lớn, chưa quan hệ toàn diện tại CN 11 TPHCM – Vietinbank để vận động doanh
nghiệp tập trung giao dịch với chi nhánh.
− Phòng khách hàng nghiên cứu trình Vietinbank về những vấn đề còn vướng
mắc trong cơ chế thanh toán XNK như: tỷ lệ ký quỹ, quy trình thực hiện mở TDCT
trả
ngay, trả chậm, quy trình chiết khấu… nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong
quan hệ toàn diện với CN 11 TPHCM – Vietinbank.
− Rà soát doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng, đánh giá mức độ quan hệ toàn
diện để đề xuất ưu đãi hợp lý về lãi suất vay, phí thanh toán, tỷ lệ ký quỹ mở
TDCT…
đối với từng doanh nghiệp.
Hai, tiếp tục củng cố, phát triển, tăng trưởng quy mô, hệ thống mạng lưới phòng
giao dịch trên địa bàn, mở rộng tầm hoạt động của chi nhánh nhằm đưa dịch vụ
ngân
hàng đến với từng doanh nghiệp XNK. Nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả
kinh doanh, tiếp tục khẳng định Vietinbank là ngân hàng thương mại hàng đầu
trong
lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Ba, chuẩn hoá mô hình tổ chức, cơ chế quản trị, điều hành hệ thống phù hợp với
xu hướng phát triển của thị trường và chuẩn mực quốc tế bằng cách lựa chọn và áp
dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về
quản trị,
điều hành kinh doanh, quản lý và kiểm soát rủi ro, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ,
đánh
giá hiệu quả kinh doanh theo thông lệ quản trị hiện đại trong hoạt động thanh
toán quốc
tế của các ngân hàng trên thế giới. Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
ISO,
đảm bảo công khai - tính minh bạch và yêu cầu quản lý tập trung thống nhất trên
phạm
vi toàn hệ thống.
Bốn, tiếp tục cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực. Tổ chức lại bộ phận
thanh toán quốc tế tại CN 11 TPHCM – Vietinbank. Từ nay đến 2015, sẽ tiếp tục cơ
cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và
năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ,
tin