Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố Hồ Chí Minh - Vietinbank
8,772
306
99
36
− Ðịa điểm và ngày mở TDCT
Ðịa điểm mở TDCT: nơi ngân hàng phát hành TDCT để cam kết trả tiền cho người
hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham
chiếu
luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có).
Ngày mở TDCT: ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng
phát hành TDCT đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng phát hành chính thức
chấp nhận đơn xin mở TDCT của nhà nhập khẩu; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu
lực
của TDCT, và là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra nhà nhập khẩu có mở TDCT đúng
thời hạn không.
− Loại TDCT
Khách hàng yêu cầu cung cấp TDCT phải xác định cụ thể loại TDCT phù hợp với
yêu cầu và khả năng. Mỗi loại TDCT có những quy định quyền lợi và nghĩa vụ những
người liên quan tới TDCT khác nhau.
− Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức TDCT
+ Người yêu cầu mở TDCT
+ Người thụ hưởng
+ Ngân hàng phát hành TDCT
+ Ngân hàng thông báo
+ Ngân hàng trả tiền (nếu có)
+ Ngân hàng xác nhận (nếu có)
− Số tiền của TDCT
Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên
đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác.
− Thời hạn hiệu lực của TDCT
Là thời hạn mà ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu
người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với
quy
định trong TDCT.
37
− Thời hạn trả tiền của TDCT
Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của TDCT (TDCT trả tiền
ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (TDCT trả chậm).
− Thời hạn giao hàng
Ðược ghi trong TDCT và do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời
hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi TDCT có
hiệu lực.
Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của TDCT. Nếu hai
bên
thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng thì thời hạn hiệu lực của TDCT cũng được
kéo
dài tương ứng.
− Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá
cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu hàng hóa.
− Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao
hàng (FOB, CIF…), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng được thể hiện
đầy
đủ và cụ thể trong nội dung TDCT.
− Bộ chứng từ yêu cầu người thụ hưởng cung cấp
Ðây là nội dung rất quan trọng của TDCT, là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ
hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu, và thanh toán cho
người thụ hưởng. Thông thường một bộ chứng từ gồm có:
+ Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)
+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)
+ Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)
+ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
+ Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality)
+ Danh sách đóng gói (Packing list)
+ Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)
38
+ Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại
+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ
− Sự cam kết của ngân hàng phát hành TDCT: Ðây là nội dung ràng buộc
trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng phát hành TDCT đối với TDCT mình
phát hành.
2.3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức ký quỹ TDCT.
Trong tình hình cạnh trạnh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, mức ký quỹ
thấp cho nhà nhập khẩu luôn được ngân hàng xem xét. Tuy nhiên, mức ký quỹ thấp
có
thể không đảm bảo an toàn tối đa cho ngân hàng, vì nếu xảy ra những giai đoạn
bất ổn
hoặc khó khăn về mặt tài chính sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách
hàng.
Thông thường, một khách hàng mới, ít giao dịch với ngân hàng sẽ có một mức ký
quỹ
cao hơn so với các khách hàng lớn và thường xuyên giao dịch. Điều này có thể
giảm
thiểu phần nào rủi ro về khả năng tín nhiệm của khách hàng lần đầu giao dịch và
cũng
là ưu tiên cho khách hàng thân thiết.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức ký quỹ TDCT:
− Chủng loại hàng hóa nhập khẩu, và khả năng tiêu thụ: Hàng hóa đặc chủng,
khó tiêu thụ trên thị trường; hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn thường được áp
dụng
mức ký quỹ cao hơn hàng hóa phổ biến, dễ tiêu thụ.
− Hình thức TDCT (trả chậm hoặc trả ngay): TDCT trả chậm sẽ có mức ký
quỹ cao hơn TDCT trả ngay, vì tính rủi ro trong thanh toán của TDCT trả chậm cao
hơn.
− Đối tượng khách hàng: Mức ký quỹ thấp hơn sẽ được ưu tiên cho khách
hàng lớn và thường xuyên giao dịch với ngân hàng.
− Khả năng thanh toán của khách hàng: Khách hàng có kết quả thẩm định tốt
và có thiện chí trong thanh toán sẽ được áp dụng mức ký quỹ hấp dẫn.
2.3.2. Tình hình hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại Chi
nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam.
39
Giai đoạn từ năm 2007-2011, là những năm đầu CN 11 TPHCM – Vietinbank mở
rộng triển khai nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức TDCT ra thị trường,
cùng
với tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế
Viêt Nam có phần chậm lại, đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động cung ứng TDCT
nên số lượng và giá trị TDCT giao dịch còn thấp.
Năm 2008, CN 11 TPHCM - Vietinbank đã phát hành 11 bộ TDCT, tăng 175% so
với năm 2007; và số lượng bộ TDCT được thực hiện thanh toán tăng 60% so với năm
2007, đạt 8 bộ. Tuy nhiên, số lượng TDCT phát hành, thực hiện thanh toán như
trên
khá là khiêm tốn.
Nguyên nhân được nhìn nhận là do khách hàng vẫn còn khá thận trọng trong việc sử
dụng phương thức TDCT để thanh toán XNK. Các hình thức thanh toán TT, D/P hoặc
98
107
97
4
11
108
103
90
5
8
0
20
40
60
80
100
120
2007 2008 2009 2010 2011
TDCT được phát hành TDCT được thực hiện than h toán
Hình 2.3: Số lượng bộ hồ sơ TDCT được phát hành, thực hiện tại
CN 11 TPHCM – Vietinbank
Đvt: bộ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank)
40
D/A vẫn được tin dùng, chiếm tỷ lệ 79% trong tổng doanh thu thanh toán XNK tại
CN
11 TPHCM – Vietinbank.
Mặt khác, thời kì này trở về trước việc triển khai nghiệp vụ TDCT tại CN 11
TPHCM – Vietinbank còn rất chậm và hầu như chưa được chú trọng. Đến cuối năm
2008, với sự thay đổi trong tổ chức bộ máy quản lý, nghiệp vụ thanh toán mới
từng
bước được triển khai và phát triển, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Điều
này
được thể hiện ở thực tế là trị giá phát hành TDCT năm 2008 đạt 491.07 ngàn USD,
tăng đến 207% so với năm 2007; trị giá thanh toán TDCT trong năm 2008 đạt 407.29
ngàn USD, tăng 255% so với năm 2007.
491.07
159.87
3,416.60
3,784.16
3,542.33
407.29
159.12
3,209.78
3,609.15
3,754.81
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
2007 2008 2009 2010 2011
TDCT được phát hành TDCT được thực hiện thanh toán
Hình 2.4: Giá trị hồ sơ TDCT được phát hành, thực hiện tại CN 11
TPHCM – Vietinbank
Đvt: ngàn USD
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank)
41
Bước sang năm 2009, đây là năm mà dịch vụ thanh toán XNK theo phương thức
TDCT bước đầu hoạt động mạnh. Nếu như năm 2008 chỉ có 11 bộ TDCT được phát
hành thì năm 2009, số TDCT được phát hành là 97 bộ, tăng 782%, một sự tăng
trưởng
vượt bậc. Bên cạnh đó, số lượng bộ TDCT được thực hiện thanh toán cũng gia tăng
mạnh gấp 11 lần so với năm 2008, đạt 90 bộ. Trị giá phát hành TDCT trong năm đạt
tới 3,416.60 ngàn USD tăng 596% so với năm 2008, và trị giá thanh toán TDCT là
3,209.78 ngàn USD tăng 688% so với năm 2008, những con số gia tăng ấn tượng.
Sự tăng vọt cả về số lượng và giá trị phát hành, cũng như thực hiện thanh toán
TDCT so với những năm trước, đã cho thấy hiệu quả việc thực thi cơ chế quản lý
tập
trung trong quy trình cấp và xử lý TDCT; hiệu quả của việc sắp xếp, đào tạo nhân
lực
phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế tại CN 11 TPHCM – Vietinbank.
Trên nền tảng thàng công đó, cùng những ưu điểm trong cơ chế quản lý mới đã
được CN 11 TPHCM – Vietinabank tiếp tục phát huy bên cạnh việc hoàn thiện hệ
thống phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại; đồng thời thực
hiện
tìm kiếm, khai thác nguồn vốn ngoại tệ thông qua quá trình mở rộng hợp tác với
các tổ
chức, đặc biệt là các định chế tài chính. Và một kết quả khả quan trong hoạt
động
thanh toán XNK bằng phương thức TDCT vẫn được quy trì trong năm 2010. Tuy
nhiên, do hạn chế về nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động thanh toán XNK
bằng
phương thức TDCT, nên trong năm 2010, CN 11 TPHCM – Vietinbank chỉ phát hành
được 98 bộ TDCT, tăng 1% so với năm 2009, và thực hiện thanh toán 103 bộ TDCT
tăng 14% so với năm 2009. Giá trị TDCT phát hành năm 2010 đạt 3,542.33 ngàn USD
tăng 4% so với năm 2009, và giá trị TDCT được thực hiện thanh toán tăng 12% so
với
năm 2009, với 3,609.15 ngàn USD.
Trong năm 2011, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam, đã tác
động không tốt cho hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại CN 11
TPHCM – Vietinbank, và một tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ đã không xảy ra. Tuy nhiên,
với những chính sách được đưa ra kịp thời từ ban lãnh đạo, và nổ lực của mình,
CN 11
42
TPHCM – Vietinbank vẫn phát hành được 107 bộ TDCT tăng 9% so với năm 2010, đạt
tổng giá trị là 3,784.16 ngàn USD tăng 7% ; và 108 bộ TDCT được thực hiện thanh
toán, tăng 5% với tổng giá trị đạt được 3,754.81 ngàn USD, tăng 4% so với năm
2010.
Qua phân tích trên cho thấy số lượng cũng như giá trị TDCT được phát hành và
thực hiện thanh toán tại CN 11 TPHCM – Vietinbank đã có sự tăng trưởng rất nhanh
trong những năm từ 2007-2011, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kết quả hoạt động
thanh toán XNK tại chi nhánh. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn.
Trong tương lai, CN 11 TPHCM - Vietinbank cần đề ra các chiến lược giải pháp
nhằm
hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức TDCT, nhằm
nâng cao được tỷ lệ đóng góp vào thu nhập của chi nhánh từ hoạt động này.
2.3.3. Những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động thanh toán XNK bằng
phương thức TDCT tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt
Nam.
2.3.3.1. Những thuận lợi.
− Vietinbank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại
hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; thiết lập được nhiều kênh
chuyển
tiền trực tiếp về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao
động Việt
Nam như Malaysia, Hàn Quốc, đài Loan, Trung đông, Mỹ, Australia...với sản phẩm
chuyển tiền kiều hối online Vietinbank eRemit. Ngoài ra, Vietinbank cũng đã ký
hợp
đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của Western Union, góp phần tạo
điều
kiện cho CN 11 TPHCM – Vietinbank đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua
được từ dịch vụ này, tạo nguồn ngoại tệ dồi dào cung cấp cho hoạt động thanh
toán
quốc tế.
− Vietinbank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001:2000, gián tiếp góp phần chuẩn hóa hoạt động thanh toán XNK nói chung và
bằng phương thức TDCT nói riêng cho CN 11 TPHCM – Vietinbank, cũng như tạo
được lòng tin từ khách hàng và giúp nâng cao hình ảnh của chi nhánh trên thị
trường.
43
− Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, nên hồ sơ TDCT do
CN 11 TPHCM – Vietinbank có uy tín và dễ được chấp thuận.
− Sử dụng mô hình quản lý tập trung đối với thanh toán quốc tế nhằm giảm
thời gian xử lý trên hệ thống, hạn chế tình trạng quá tải, làm chậm đường
truyền. Đồng
thời, mổi bộ hồ sơ ngoài được kiểm duyệt tại chi nhánh còn phải thông qua trụ sở
chính
làm giảm thiểu được phần nào rủi ro, sai sót.
− Ngoài ra, CN 11 TPHCM – Vietinbank thực hiện đa dạng hóa dịch vụ cung
cấp cho khách hàng sử dụng phương thức TDCT trong thanh toán XNK như:
+ Ngân hàng thông báo TDCT (Advising Bank): sẽ thông báo TDCT đã
được mở cho khách hàng biết hoặc sửa đổi khi nhận được TDCT sửa đổi từ ngân hàng
nước ngoài, chiết khấu bộ chứng từ có quyền truy đòi.
+ Giúp khách hàng kiểm tra tính hợp lệ của TDCT, kiểm tra những sai sót
trong TDCT để kịp thời yêu cầu ngân hàng nước ngoài tu chỉnh TDCT.
+ Hỗ trợ khách hàng kiểm tra bộ chứng từ có đúng như quy định trong
TDCT hay không, có hợp lệ hay không, để tránh rủi ro cho tổ chức xuất khẩu bị tổ
chức nhập khẩu dựa vào sai sót đó để trì hoãn thậm chí từ chối thanh toán và
cũng
không bị mất phí do bộ chứng từ có sai sót, giúp khách hàng hoàn chỉnh bộ chứng
từ
một cách nhanh chóng và chính xác tránh tình trạng trễ thời hạn hiệu lực quy
định
trong TDCT.
+ Gửi chứng từ đến ngân hàng nước ngoài để được thanh toán.
+ Được tư vấn miễn phí về các quy tắc, tập quán thương mại quốc tế, về
các điều khoản đặc biệt của TDCT nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh trong thanh
toán
ngoại thương.
− Tình hình hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong những năm qua luôn
duy trì ở mức cao.
44
Trong năm 2010 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đạt 1,739
ngàn tỷ đồng tăng 33% so với năm 2009; và 1,536 ngàn tỷ đồng là kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ trong năm 2010, tăng 35% so với năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng được tiếp tục duy trì sang năm 2011 với tỷ lệ tăng 25% trong
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 2,169 ngàn tỷ đồng, và tăng 33% đối
với
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 2,047 ngàn tỷ đồng.
Trong thời gian tới, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
cùng với tình sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều kho khăn, nhưng một tỷ lệ
tăng trưởng trong hoạt động ngoại thương là điều hoàn toàn có thể, và nhu cầu về
hoạt
động thanh toán quốc tế sẽ rất khả quan và tăng lên.
2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
− Thiếu nhu cầu từ khách hàng
2,047
1,536
1,133
1,157
879
1,061
1,383
1,304
1,739
2,169
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
2007 2008 2009 2010 2011
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Hình 2.5: Tình hình kim ngạch XNK của Việt Nam
Đvt: ngàn tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
45
Theo kết quả khảo sát trong 74 khách hàng đã và đang thực hiện thanh toán XNK
tại CN 11 TPHCM - Vietinbank, thì có đến 43.2% khách hàng vẫn chưa sử dụng
phương thức TDCT trong TTQT. Những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cao nhưng trên
được nhìn nhận như sau:
+ Khách hàng thiếu kiến thức và hiểu biết về TDCT:
∗ Kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng còn rất là
hạn chế, kinh nghiệm buôn bán trên thương trường quốc tế còn sơ khai. Đội ngũ
các
chuyên viên giỏi nghiệp vụ, hiểu biết về các luật quốc tế còn khá ít. Điều này
có lẽ một
phần là xuất phát từ việc chúng ta mở cửa nền kinh tế chậm, các doanh nghiệp
kinh
doanh XNK vẫn chưa có nhiều điều kiện thuân lợi cho việc tham gia trên thị
trường
thương mại thế giới; chưa nắm bắt được nhiều thông tin về đối tác nước ngoài, dễ
dẫn
đến tình trạng bị đối tác nước ngoài lừa đảo.
∗ Không nắm bắt được các thông lệ quốc tế, các tập quán thương mại quốc
tế áp dụng trong XNK gây khó khăn trong đàm phán, thực hiên hợp đồng. Đặc biệt
là
về nhận thức sai lệch của các khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu về UCP. Điều này
rất bất lợi cho nhà nhập khẩu trong việc ràng buộc trách nhiệm giao hàng theo
đúng
thông lệ quốc tế đối với nhà xuất khẩu. Do đó, một khi xảy ra tranh chấp, nhà
nhập
khẩu chúng ta luôn vấp phải rất nhiều khó khăn.
∗ Tâm lý của các nhà nhập khẩu Việt Nam luôn mong muốn nhận hàng nên
rất hay bỏ qua những lỗi xuất trình chứng từ mà không để ý, làm mất quyền khiếu
nại
về sau, chấp nhận mở TDCT dựa trên hợp đồng không rõ ràng, không mua bảo hiểm để
bảo vệ lô hàng nhập khẩu vì sợ tốn phí, chấp nhận thanh toán một chứng từ không
đầy
đủ, sơ sài mà không yêu cầu tu chỉnh ngay từ đầu, tìm hiểu đối tác không kỹ.
+ Khách hàng thiếu thông tin về sản phẩm dịch vụ TTQT:
Trong tổng số 74 khách hàng đã và đang thực hiện giao dịch TTQT với CN 11
TPHCM – Vietinbank tham gia khảo sát, thì có đến 41.9% phải tự tìm kiếm và liên
hệ
với chi nhánh để thực hiện giao dịch TTQT; chỉ có 10.8% là do ngân hàng tiếp
thị. Với