Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố Hồ Chí Minh - Vietinbank
8,773
306
99
16
Vietcombank còn có 1 công ty tài chính, 3 văn phòng đại diện nước ngoài, 3 công
ty
trực thuộc.
Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Vietcombank được đánh giá là ngân
hàng uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán
xuất
nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Tính đến
nayVietcombank
có quan hệ đại lý với hơn 1200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới,
đảm bảo phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài
vai
trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá hoạt động thanh toán sử dụng
mạng
SWIFT, Vietcombank có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam
− Phát triển sản phẩm, dịch vụ liên quan
Với những sản phẩm tài trợ XNK tiện lợi, trong đó có tài trợ theo hình thức TDCT
trả ngay, bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm và chiết khấu chứng từ xuất khẩu đã
góp
phần giải quyết những khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh
nghiệp theo đuổi các mục tiêu kinh doanh của mình, tạo thêm công ăn việc làm,
tăng
thu nhập cho người lao động, giảm thất nghiệp, góp phần vào công cuộc công
nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Đặc biệt là hình thức chiết khấu truy đòi chứng từ hàng xuất. Đây là hình thức
tín
dụng của ngân hàng trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh
toán.
Với nghiệp vụ này, ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi
vốn
tiếp tục quay vòng sản xuất bằng khoản tín dụng mà ngân hàng cung ứng. Và để
theo
kịp với các chuẩn mực trong thanh toán quốc tế, hiện Vietcombank còn tiến hành
thực
hiện chiết khấu miễn truy đòi. Điều này đã tạo ra một phong cách làm việc chuẩn
mực
giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể yên tâm khi chứng từ của họ đã được
chiết
khấu.
− Nguồn nhân lực chất lượng cao
Vietcombank luôn có một nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao. Các chế độ ưu
đãi cũng như các chương trình tuyển chọn nhân sự tốt đã giúp Vietcombank luôn
thu
17
hút được nhiều nhân tài. Do có được những nhân sự xuất sắc nên công tác quản lý
điều
hành luôn ổn định. Ngoài ra Vietcombank có chế độ đào tạo nghiệp vụ và chế độ
phúc
lợi cho nhân viên tốt giúp cho chất lượng phục vụ khách hàng cao.
− Chất lượng dịch vụ
Vietcombank có dịch vụ TTQT được xem là tốt nhất hiện nay trong các ngân hàng
thương mại trong nước, Vietcombank luôn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng.
Các
giao dịch TTQT được thực hiện nhanh chóng và chính xác, tạo được sự tin tưởng
tuyệt
đối với khách hàng.
− Chính sách khách hàng
Ngoài những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng hiện hữu và có quan hệ
lâu dài, Vietcombank còn có những chính sách rất hấp dẫn đối với những khách
hàng
tiềm năng. Vietcombank có những cách thức tiếp cận khách hàng mới rất chu đáo
được
thể hiện qua việc tìm hiểu đầy đủ thông tin khách hàng trước khi tiếp thị và đưa
ra
những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công
Thương Việt Nam.
− Mạng lưới hoạt động
Vietinbank là một trong những ngân hàng có mạng lưới giao dịch trải dài trên
toàn
quốc và là một trong những ngân hàng Việt Nam có chi nhánh ở nước ngoài. Tuy
nhiên, hiệu quả hoạt động của CN 11 TPHCM – Vietinbank về dịch vụ TTQT bằng
phương thức TDCT chưa cao. Do đó, CN 11 TPHCM - Vietinbank cần phải phát triển
hệ thống giao dịch ở những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam và những có quan
hệ
ngoại thương lớn với Việt Nam.
− Phát triển sản phẩm, dịch vụ liên quan
CN 11 TPHCM - Vietinbank cần phải phát triển các sản phẩm TTQT truyền thống
nói chung và phương thức TDCT nói riêng phù hợp với tình hình hoạt động kinh
doanh
18
và tập quán thương mại của các doanh nghiệp trên địa bàn nhưng phù hợp với thông
lệ
thương mại quốc tế.
− Nguồn nhân lực
CN 11 TPHCM - Vietinbank cần tận dụng nguồn nhân lực từ các trường đại học
trong cả nước, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại chi nhánh từ đó đánh giá
năng
lực và tiến hành tuyển dụng. Bên cạnh đó, CN 11 TPHCM - Vietinbank cần có những
chính sách và phúc lợi ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
− Chất lượng dịch vụ
Cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, nhằm nâng cao sức cạnh
tranh với các NHTM trong tình hình cạnh trang ngày càng gay gắt như hiện nay, và
trong tương lai.
− Chính sách khách hàng
CN 11 TPHCM – Vietinbank cần tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng
thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và xây dựng các chính sách
khách
hàng hợp lý. Có chính sách gìn giữ khách hàng hiện tại, khai thác và tìm kiếm
khách
hàng tiềm năng, khách hàng mới, nhằm mở rộng thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, với chính sách mở cửa hội
nhập quốc tế và khu vực, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động
thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang
ngày
càng mở rộng và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó, đòi hỏi hoạt động thanh toán
XNK
của các NHTM cần phải được mở rộng và phát triển. Trong tất cả các phương thức
thanh toán XNK, phương thức thanh toán TDCT đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu
cao nhất.
Tuy nhiên, TDCT không phải là phương thức tuyệt đối an toàn cho tất cả các bên
tham gia. Phương thức thanh toán TDCT còn chứa đựng nhiều rủi roc ho cả nhà xuất
khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng tham gia. Để có thể đánh giá một cách toàn
diện
19
hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức TDCT của các NHTM, đòi hỏi chúng ta
phải nhìn nhận từ cơ sở lý luận.
Trong chương 1, luận văn đã tập trung phản ánh các vấn đề sau:
− Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế:
Khái niệm, đặc điểm của phương thức TDCT
− Đồng thời nêu lên ý nghĩa của việc phát triển phương thức tin dụng chứng
từ, cùng với việc giới thiệu một số yếu tố để phát triển phương thức tín dụng
chứng từ.
− Với những nội dung trình bày đã tạo tiền đề cho việc đánh giá phân tích tình
hình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại CN 11 TPHCM- Vietinbank trong
chương 2, qua đó đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những mặt hạn chế
của
hoạt động dịch vụ này tại chi nhánh.
20
CHƯƠNG 2. THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK BẰNG
PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CHI NHÁNH 11 TPHCM – NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Chi nhánh 11 Tp.HCM - NH TMCP Công Thương Việt
Nam.
2.1.1. Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam
Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương VN có trụ sở hoạt động tại địa chi
1447-1449, phường 16, quận 11, TPHCM.
Các mốc lịch sử quan trọng:
− Từ tháng 08/1988 - 1992:
Trên cơ sở chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận 11, CN 11 TPHCM – Vietinbank
được thành lập và chính thức hoạt động vào tháng 08/1988. Đây là thời kì khó
khăn
của chi nhánh, với những hạn chế về trình độ nhân sự, cơ sở vật chất nghèo nàn,
công
nghệ lạc hậu, huy động vốn tăng trưởng chậm, chủ yếu là cho vay ngắn hạn trung
và
dài hạn.
− Từ năm 1993 - 1998:
Trước những tồn tại trên, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quã hơn, chi nhánh đã
tiến hành tổ chức lại bộ máy các phòng ban, chuyển dịch cơ cấu cho vay, mở rộng
cho
vay đối với các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, thực hiện cho vay ủy thác
bằng
nguồn vốn EC nên đã góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều kiều bào hồi hương.
Bên cạnh đó, với tiềm năng từ thị trường thuốc tây của quận 11 và TPHCM, chi
nhánh đã mở thêm phòng giao dịch Phú Thọ, nhằm phục vụ tốt hơn cho khu vực này.
Và kết quả thu được là, đến cuối năm 1998 tổng dư nợ đã tăng 2,2 lần so với năm
1993 đạt 135 tỷ đồng.
− Từ năm 1999 đến nay:
21
Với yêu cầu để đổi mới, tăng trưởng và an toàn, chi nhánh đã tiến hành triển
khai cơ
chế mới với hoạt động tín dụng phải tính đến yếu tố cân đối nguồn vốn và sử dụng
vốn,
mở rộng tín dụng trên cơ sở các mục tiêu kinh tế và chương trình phát triển.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ mới vào công tác quản trị kinh doanh cũng được
triển khai như chương trình hệ thống thanh toán SWIFT (Hiệp hội tài chính viễn
thông
liên ngân hàng toàn cầu) và thanh toán bù trừ, tham gia chương trình quản lí
MiSac.
Công tác đa dạng hóa sản phẩm cung ứng ra thị trường được triển khai mạnh mẽ với
những sản phẩm như: cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo
lãnh,
kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành
và thanh
toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán,
bảo
hiểm, cho thuê tài chính… đã được chi nhánh nghiên cứu và phát hành. Thực hiện
trang bị máy rút tiền tự động ATM và tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động thông
qua
việc thành lập phòng giao dịch Nguyễn Kim với mục tiêu phục vụ khách hàng tốt
hơn.
Do đó, với những hoạt động trên đã góp phần thúc đẩy lợi nhuận của chi nhánh qua
các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Và thu nhập của cán bộ công nhân
viên
chức ngày càng được cải thiện đáng kể, gián tiếp ổn định và tạo điều kiện phát
triển
nguồn nhân lực, tạo nền tảng vững chắc trong quá trình hội nhập và vượt qua
những
khó khăn trong quá trình hoạt động.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 11 TPHCM – NH TMCP
Công thương Việt Nam
Trong điều kiện ngày càng khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới,
đã gây không ít trở ngại cho CN 11 TPHCM – Vietinbank trong việc lập và thực
hiện
kế hoạch hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với những nỗ lực của mình trong việc
theo
sát những diễn biến của thị trường, kịp thời có những chiến lược và đối sách
kinh
doanh thích hợp nên hoạt động huy động và cho vay vẫn duy trì mức tăng trưởng
cao,
góp phần tạo nên kết quả hoạt động kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank rất
khả quan với lợi nhuận sau thuế năm sau tăng cao hơn năm trước.
22
Trong giai đoạn 2007 – 2011, với bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, CN 11
TPHCM – Vietinbank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn huy động với những
con số rất ấn tượng trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 là 1,150 tỷ
đồng,
1,260 tỷ đồng, 1,329 tỷ đồng, 1,521 tỷ đồng và 2,850 tỷ đồng, góp phần tạo nguồn
vốn
dồi dào cho hoạt động cung cấp tín dụng đến khách hàng. Do đó, dư nợ cho vay của
CN 11 TPHCM – Vietinbank được ghi nhận cho các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và
2011 là 1,129 tỷ đồng, 1,250 tỷ đồng, 1,584 tỷ đồng, 1,850 tỷ đồng và 3,221 tỷ
đồng.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Vốn huy động từ các tổ chức và dân cư
1,150
1,260
1,329
1,521
2,850
Dư nợ cho vay 1,129
1,250
1,584
1,850
3,221
Lợi nhuận sau thuế 25.4
29.1
38.2
42.4
83.2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank)
Với những kết quả đạt được trong hoạt động huy động và cho vay, là điều kiện
tiền
đề giúp CN 11 TPHCM – Vietinbank thành công trong hoạt động kinh doanh. Và, năm
2007, lợi nhuận sau thuế của CN 11 TPHCM – Vietinbank đạt được 25.4 tỷ đồng.
Bước sang năm 2008, với tỷ lệ tăng trưởng 15% đã giúp lợi nhuận sau thuế của đơn
vị
đạt 29.1 tỷ đồng. Từ năm 2009 cho đến 2011, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau
thuế tại CN 11 TPHCM - Vietinbank vẫn được duy trì với tỷ lệ tăng 31%, 11% và
96%
tương ứng cho các năm 2009, 2010 và 2011.
2.1.3. Phương hướng, mục tiêu hoạt động và chiến lược thực hiện mục tiêu
của Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam.
23
Trong điều kiện tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, cùng nhiệm
vụ trọng tâm, cấp bách mà Chính phủ và Quốc hội đề ra là tập trung kiềm chế lạm
phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở phân tích các bối cảnh
kinh
tế và lợi thế so sánh của ngân hàng, ban lãnh đạo Vietinbank đã thống nhất xác
định
phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:
− Tiếp tục đẩy nhanh các công việc sau cổ phần hoá, tăng cường năng lực
cạnh tranh và hội nhập.
− Tăng vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh.
− Đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, chuẩn hóa toàn diện hoạt động
quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế quy chế, từng bước hội nhập quốc tế
để
giá trị thương hiệu Vietinbank được nâng cao trên cả thị trường trong nước và
quốc tế.
− Thực hiện mục tiêu tầm nhìn đến năm 2015: Trở thành Tập đoàn tài chính
ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế Việt Nam.
Là đơn vị trực thuộc Vietinbank, CN 11 TPHCM – Vietinbank cũng hòa chung thực
hiện chủ trương, phương hướng hoạt động và mục tiêu đó.
Để thực hiện thành công phương hướng hoạt động và mục tiêu đề ra, trên cơ sở
nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ, kênh phân phối, phát triển sản phẩm
dịch vụ
và quản trị rủi ro. Vietinbank xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể dưới
đây,
cũng là những chiến lược mà CN 11 TPHCM – Vietinbank phải nghiên cứu và triển
khai:
− Chiến lược tài sản và vốn: thực hiện tăng quy mô tài sản hàng năm trung
bình 20 - 22%; tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu,
đảm
bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là
để đảm
bảo tỷ lệ an toàn vốn; đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu
51% trở lên.
− Chiến lược tín dụng và đầu tư: xem tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ
lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường; điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý,
phù hợp
24
với thế mạnh của Vietinbank; tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm
dưới
3%; đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai
trò
định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh
khoản
của ngân hàng.
− Chiến lược đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm
dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển.
− Chiến lược nguồn nhân lực: tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào
tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ; đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng
lao
động và cơ chế trả lương; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.
− Chiến lược phát triển công nghệ.
− Chiến lược tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy tổ chức và điều hành.
2.2. Tình hình hoạt động thanh toán XNK tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH
TMCP Công Thương Việt Nam.
2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều hành hoạt động thanh toán
XNK tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam.
− Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội.
− Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.
− Quyết định số 1211/QĐ-NHCT22 ngày 01/10/2008 của Chủ tịch hội đồng
quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành quy định về nghiệp vụ
chuyển tiền.
− Quyết định số 1964/QĐ-NHCT22 ngày 26/12/2008 của Chủ tịch hội đồng
quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành quy chế tài trợ thương
mại mã số QC.22.1.
25
− Quyết định số 1965/QĐ-NHCT22 ngày 26/12/2008 của Chủ tịch hội đồng
quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành quy chế nhờ thu mã số
QC.22.2.
− Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải
pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
− Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/05/2011 của Thống đốc NHNNVN
về việc Quy định việc mua, bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước.
2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán XNK tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH
TMCP Công thương Việt Nam.
0.90
1.20
1.35
3.00
4.46
0.31
0.42
0.63
1.28
1.95
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu dịch vụ thanh toán Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế
Hình 2.1: Doanh thu dich vụ thanh toán tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank
Đvt: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN 11 TPHCM – Vietinbank)