Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố Hồ Chí Minh - Vietinbank
8,761
306
99
6
từ chối thanh toán. Còn nhà xuất khẩu cũng có thể làm giả bộ chứng từ xuất trình
phù
hợp để nhận thanh toán cho dù hàng hóa không được giao hoặc giao không đúng hợp
đồng.
1.1.3. Lợi ích của các bên tham gia
1.1.3.1. Các lợi ích đối với nhà xuất khẩu
− Khả năng thanh toán được bảo đảm bởi NHPH, do đó nhà xuất khẩu có thể
an tâm thực hiện hợp đồng. Từ đó tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại quốc
tế.
− Nhà xuất khẩu được đảm bảo nhận được thanh toán khi xuất trình bộ chứng
từ phù hợp, không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Do đó không phải lo lắng về uy
tín và
khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.
− Có thể nói L/C là công cụ thanh toán đồng thời cũng là công cụ tài trợ. Với
những trường hợp nhà xuất khẩu cần ứng trước để có vốn thực hiện hợp đồng xuất
khẩu của mình, họ có thể nhận được tài trợ từ ngân hàng phục vụ mình. Cụ thể
trong
trường hợp thiếu vốn, ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng các khoản tín
dụng
hoặc các khoản cho vay trên cơ sở hàng xuất; hay có thể nhà xuất khẩu chiết khẩu
bộ
chứng từ để nhận thanh toán trước. Bên cạnh đó nhà xuất khẩu cũng có thể yêu cầu
ngân hàng cung cấp các loại bảo lãnh thích hợp nhằm khẳng định uy tín kinh doanh
trong thị trường XNK.
− Ngoài ra nhà xuất khẩu còn được ngân hàng phục vụ mình cung cấp nhiều
các dịch vụ tư vấn tài chính, trợ giúp về các thủ tục trong mua bán quốc tế,
hoạt động
ngoại hối.
1.1.3.2. Các lợi ích đối với nhà nhập khẩu
− Ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà xuất khẩu, vì nhà xuất
khẩu phải làm đúng theo những yêu cầu trong L/C thì mới được thanh toán.
− Vì NHPH nhận trách nhiệm thanh toán, nên nhà nhập khẩu được ngân hàng
đảm bảo kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao.
7
− Được cung cấp nhiều dịch vụ: tư vấn và trợ giúp về các thủ tục của thương
mại, hoạt động ngoại hối.
− Có thể tận dụng được hạn mức tín dụng của ngân hàng trong trường hợp
ngân hàng cho phép kí quỹ dưới 100%. Lúc này, nhà nhập khẩu chỉ phải thực sự
thanh
toán tiền hàng khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa, giảm áp lực vế vốn.
− Nhà nhập khẩu cũng có thể nhận được các khoản vay để tài trợ cho tiền hàng
nhập khẩu. Khoản vay này nằm trong hạn mức tín dụng nhập khẩu do lãnh đạo ngận
hàng cấp cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài trợ
như :
các loại tài trợ phát hành thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vận đơn.
− Do có cam kết thanh toán từ phía ngân hàng, nhà nhập khẩu có thể thương
lượng để đạt được mức giá tốt hơn, đồng thời mở rộng được quy mô kinh doanh,
giảm
thiểu tranh chấp có thể xảy ra giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
1.1.3.3. Các lợi ích đối với ngân hàng
− TDCT là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao với độ rủi ro thấp, tăng nguồn vốn
do khách hàng mở tài khoản hay kí quỹ để mở L/C.
− Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng thu tiền lời từ khoảng
chênh lệch.
− Ngân hàng thực hiện thu phí toàn bộ những dịch vụ trong quy trình thanh
toán theo TDCT như phát hành L/C, tu chỉnh L/C, thông báo L/C, kí hậu vận đơn,…
− Ngân hàng thu lãi từ các khoản cho vay nhập khẩu, cho vay sản xuất hàng
nhập khẩu…
− Nghiệp vụ TDCT kéo theo các nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển như
kinh doanh ngoại hối, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh… đồng thời giúp ngân hàng
mở
rộng phạm vi hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín trong nước và thế
giới.
− Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh giữa các ngân hàng trên phạm vi quốc tế.
1.2. Rủi ro khi phát triển phương thức tín dụng chứng từ.
8
− Rủi ro quốc gia: khả năng một quốc gia không muốn hoặc không thể
trả/thanh toán một món nợ/số tiền ngoại tệ cho nước ngoài.
− Rủi ro về việc thanh toán của nhà nhập khẩu: khi ngân hàng tiến hành mở tín
dụng thư cho nhà nhập khẩu, tức ngân hàng đã đứng ra cam kết thanh toán cho nhà
xuất khẩu. Vì vậy, thiện chí và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu là rất
quan
trọng..
− Rủi ro hối đoái: tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng do nhiều yếu tố
tác động. Do có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại ngoại tệ phát sinh khi ngân
hàng cho
tổ chức xuất khẩu vay ngoại tệ để nhập nguyên liệu của từ nước ngoài và vì thế
làm
cho ngân hàng có thể gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.
− Rủi ro quan hệ đại lý: ngân hàng giữ tài khoản Nostro của một ngân hàng bị
phá sản, đóng cửa sẽ là một rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với hoạt động của
ngân
hàng, thậm chí có thể dẫn tới phá sản theo.
− Rủi ro tác nghiệp: là rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh
toán do cán bộ ngân hàng sơ suất, yếu nghiệp vụ chuyên môn…
− Rủi ro do hoạt động: gồm toàn bộ rủi ro có thể phát sinh từ cách thức ngân
hàng điều hành các hoạt động của mình như quản trị kém các quy trình thanh toán
quốc
tế, thiếu kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
− Rủi ro pháp lý: ngoài ra ngân hàng còn gặp rủi ro do sự can thiệp của chính
phủ thay đổi đột ngột chính sách tiền tệ, cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên… điều
này có
thể dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng. Các ngân hàng tiến hành tài trợ xuất nhập
khẩu cho
một lô hàng mà thời điểm đã quyết định tài trợ lại có sự thay đổi pháp lý hoặc
nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu không nắm được các quy định pháp lý về xuất, nhập khẩu.
− Rủi ro chiến lược: phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của
Ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về kinh doanh và tài chính, việc xâm nhập lĩnh
vực
mới mà thiếu nghiên cứu đầy đủ và thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị
trường này có thể làm cho ngân hàng phải khó khăn và dẫn đến thua lỗ.
9
− Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng gây khó khăn cho
vấn đề tìm kiếm khách hàng hoặc thậm chí khách hàng rời bỏ ngân hàng.
− Rủi ro đạo đức: cán bộ ngân hàng làm sai quy định, tham ô, tiếp tay với
khách hàng để lừa đảo ngân hàng…
1.2.1. Các yếu tố để phát triển phương thức tín dụng chứng từ
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể
thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thương phải thông qua ngân hàng
thương
mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rông khắp toàn cầu. Khi
thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối
trung
gian giữa hai bên mua bán.
Bên cạnh đó, hoạt động TTQT nói chung và thanh toán bằng phương thức TDCT
nói riêng đã trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, nó đem lại
nguồn
thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. Đồng thời, nó
còn là
một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động
kinh
doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…
Việc hoàn thiện và phát triển phương thức TDCT có vai trò hết sức qua trọng đối
với hoạt độnng ngân hàng, nó không chỉ là một hoạt độnng thanh toán thuần túy,
mà
còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ
sung
và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển phương thức tín dụng chừng từ đối với
ngân hàng thương mại
− Thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó,
ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh
tranh trong cơ chế thị trường.
− Ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng
được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ
chức, cá nhân có quan hệ với ngân hàng..
10
− Tạo tiền đề cho ngân hàng có thể phát triển tốt các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối, bảo lãnh và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
− Giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thong qua lượng tiền ký quỹ. Mức ký
quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, xét
về
tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và ổn định. Vì
vậy,
trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ
trợ
thanh toán khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư ngắn hạn
để
kiếm lời.
− Giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao
uy tín của ngân hàng.
1.2.3. Các yếu tố để phát triển phương thức TDCT:
− Yếu tố từ phía khách hàng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả
năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng.
Như
đã phân tích, so với các phương thức thanh toán khác, phương thức TDCT phức tạp
hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về ngoại
thương, về thông lệ quốc tế. Từ khi ký kết hợp đồng, khách hàng phải có sự hiểu
biết
nhất định để không đưa vào hợp đồng các điều khoản trái với thông lệ quốc tế,
tạo điều
kiện cho ngân hàng thực hiện trôi chảy quá trình thanh toán. Trong phương thức
thanh
toán này, cam kết thanh toán của ngân hàng được đưa ra trên cơ sở khách hàng
xuất
khẩu xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng
mà
không có sự ràng buộc nào về hàng hoá. Việc khách hàng giả mạo chứng từ đòi tiền
là
hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy yếu tố hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phương thức thanh toán này.
− Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là chất lượng của các nghiệp vụ khác liên quan
như ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…. Phương thức thanh toán TDCT là một trong
những phương thức TTQT, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán trong ngoại
thương. Để khâu cuối cùng này diễn ra được suôn sẻ thì các khâu đầu phải trôi
chảy.
11
Một khách hàng muốn mở thư tín dụng nhập khẩu sẽ có thể được ngân hàng cấp tín
dụng, bán ngoại tệ để ký quỹ hay thanh toán và được ngân hàng đứng ra bảo lãnh
khi
cần thiết. Ngược lại khách hàng xuất khẩu lại muốn được ngân hàng tài trợ thông
qua
việc chiết khấu bộ chứng từ hoặc cho vay ứng trước, nên một trong những khâu này
ách tắc sẽ dẫn đến cả quá trình cùng ách tắc và không thể thực hiện được việc
thanh
toán. Do vậy sự phối kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động liên quan là nhân tố
quan
trọng góp phần phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
− Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng lớn tới nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói
chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng là công nghệ ngân hàng. Ngày nay, hoạt động
ngân hàng luôn đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, tiện lợi, vì vậy sự hỗ trợ
của
công nghệ thông tin là hết sức quan trọng. Công nghệ ngân hàng liên quan đến
toàn bộ
cơ sở vật chất và mạng lưới truyền thông, thanh toán. Hệ thống mạng máy tính và
các
chương trình ứng dụng của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động
thanh
toán và phương thức TDCT. Hệ thống công nghệ thanh toán hiện đại sẽ giúp cho
việc
thanh toán qua ngân hàng được thực hiện trôi chảy và nhanh chóng, đảm bảo an
toàn
và tiết kiệm chi phí. Việc nối mạng thông tin cũng giúp cho ngân hàng quảng bá
hoạt
động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng, thu hút thêm nhiều khách
hàng
đến với ngân hàng.
− Ngoài ra giá cả dịch vụ cũng ánh hưởng đến phát triển phương thức TDCT:
cùng với một mức phí hợp lý sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng với
các
ngân hàng khác.
1.3. Các văn bản pháp lý quốc tế áp dụng trong phương thức TDCT
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn
luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia như:
− Luật thống nhất về hối phiếu và kỳ phiếu Công ước Geneve 1930.
12
− Pháp lệnh số 17/1999/PL-UBTVQH của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội ngày
24 tháng 12 năm 1999 và Nghị Định số 159/2003/NĐ-CP về cung ứng và sử dụng Séc
của Chính phủ ngày 10 tháng 12 năm 2003.
Đồng thời nó cũng chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc
tế
như:
− Quy tắc và thực hàng thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs
and Practice for Documentary Credit - UCP). UCP500 áp dụng từ ngày 01/01/1994 và
được sửa đổi thành UCP 600 đã được áp dụng chính thức vào ngày 01/07/2007, đóng
vai trò là hành lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc tế của Ngân hàng và nền
thương
mại thế giới.
− Tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard
Banking Practice under Documentary Credit – ISBP)
− Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement to the
Uniform Customs and Practice for Documentary Credit for Electronic Presentation
–
eUCP).
− Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền hàng theo L/C (Uniform Rules for Bank
– To – Bank Reimbursements under Documentary Credit – URR) bản 525 áp dụng từ
01/07/1996.
1.4. Kinh nghiệm phát triển phương thức TDCT tại Viêt Nam và trên thế
giới
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại Nhật Bản:
Nhằm hạn chế nhưng rủi ro trong thanh toán TDCT, các ngân hàng thực hiện tài trợ
thương mại cho các đối tượng tham gia thanh toán xuất nhập khẩu. Bao gồm tài trợ
thương mại truyền thống và tài trợ thương mại đặc thù.
1.4.1.1. Tài trợ thương mại truyền thống:
− Cho người xuất khẩu:
13
+ Xác nhận L/C confirmation: hạn chế rủi ro thanh toán và rủi ro quốc gia
đối với L/C.
+ Chiết khấu L/C.
+ Bao thanh toán tuyệt đối.
+ Mua lại các khoản phải thu.
+ Bao thanh toán.
+ Bão lãnh thanh toán.
− Cho người nhập khẩu:
+ L/C, L/C dự phòng, bảo lãnh.
+ Tài trợ khoản nợ chiết khấu, biên lai tín thác.
− Cho ngân hàng:
+ Tái tài trợ L/C, hối phiếu trả chậm theo L/C: Hỗ trợ các ngân haàn trong
việc tài trợ các giao dịch thương mại.
+ Trả chậm ngân hàng nước ngoài, bao thanh toán tuyệt đối.
+ Phát hành lại L/C.
+ Bảo lãnh đối ứng.
1.4.1.2. Tài trợ thương mại đặc thù:
− Cho nhà sản xuất:
+ Tài trợ trước xuất khẩu.
+ Tài trợ sau giao hàng.
+ Tài trợ của tổ chức tín dụng xuất khẩu (Tín dụng cho nhà cung cấp hoặc
người mua).
+ Tài trợ đảm bảo bằng hợp đồng phân phối.
+ Tài trợ kho vận, tài trợ hàng tồn kho.
+ Tài trợ vay cơ bản.
− Cho bên trung gian:
14
+ L/C giáp lưng.
+ Front to Back L/C.
+ Tài trợ phần giữ lại.
+ Tài trợ đảm bảo bằng khoản phải thu.
+ L/C chuyển nhượng.
Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ không những hạn chế được rủi ro trong
thanh toán TDCT đồng thời còn gia tăng tỷ suất lợi nhuận của các nhân hàng do hệ
số
rủi ro của các sản phẩm hỗ trợ giảm dần khi đối tượng được tài trợ là các ngân
hàng và
thời hạn tài trợ ngắn.
Hệ số rủi ro %
Các
sản phẩm
Các loại hình – Các sản phẩm hỗ trợ
Doanh
nghiệp
Ngân hàng
(thời hạn
<1 năm)
Phát hành L/C nhập khẩu trả ngay 20 4
Phát hành L/C trả chậm/chấp nhận 100 N/A
Tài trợ L/C nhập khẩu/ Khoản ứng trưởc
thương mại
100 20
Tín dụng cho người mua 100 20
Khoản vay thương mại doanh nghiệp 100 N/A
Nhập khẩu
Tài trợ hối phiếu chấp nhận 100 20
Xác nhận L/C xuất khẩu 20 4
Chấp nhận L/C xuất khẩu N/A 20
Tài trợ trước giao hàng 100 N/A
Xuất khẩu
Chiết khấu hối phiếuxuất khẩu 100 20
Bảng 1.2: Hệ số rủi ro đối với một số sản phẩm hỗ trợ
15
Chiết khấu hối phiếu các khoản phải thu 100 20
Tín dụng cho nhà cung cấp N/A 20
Chia sẻ rủi ro tài trợ 100 20
Chia sẻ rủi ro không tài rợ 20 4
SBL/C- Tái phát hành/ tài trợ công ty con ở
nước ngoài
100/50 20/10
Bảo lãnh – Phi tài chính 50 10
Thư tín
dụng dự
phòng
(SBL/C) /
Bảo lãnh
Bảo lãnh – Tài chính 100 20
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngày 01/04/1963, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam với tên giao dịch quốc
tế là Bank for foreign trade of Việt Nam, tên viết tắt là Vietcombank, chính
thức đi vào
hoạt động với tư cách là một pháp nhân NHTM giao dịch trên thương trường quốc tế
và trong nước.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank hiện nay đã đóng một
vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được nhà nước xếp hạng là một
trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, đồng thời là thành viên của hiệp hội ngân hàng
Việt
nam và Thế giới
Kinh nghiệm phát triển phương thức TDCT của Vietcombank:
− Phát triển mạng lưới
Trong những năm qua, Vietcombank không ngừng khẳng định sự lớn mạnh của
mình qua việc liên tục mở rộng mạng lưới của mình ra hầu hết các tính thành phố
lớn
trên cả nước. Tính đến nay, Vietcombank đã có 25 chi nhánh cấp I, 26 chi nhánh
cấp
hai và 35 phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngoài mạng lưới chi nhánh trên,
(Nguồn: Tổng hợp từ JP Morgan Chase)