Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố Hồ Chí Minh - Vietinbank
8,707
306
99
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
KÝ
HIỆU
TÊN HÌNH
TRANG
1
2
3
4
5
6
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Doanh thu dịch vụ thanh toán tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank
Quy trình nghiệp vụ TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank
Số lượng bộ hồ sơ TDCT được phát hành, thực hiện
tại CN 11 TPHCM – Vietinbank
Giá trị hồ sơ TDCT được phát hành, thực hiện tại CN
11 TPHCM – Vietinbank
Tình hình kim ngạch XNK của Việt Nam
Tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán quốc tế tại
CN 11 TPHCM – Vietinbank
25
29
39
40
44
48
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT
KÝ
HIỆU
TÊN HÌNH
TRANG
1
2
3
4
5
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Tóm tắt rủi ro của các phương thức TDCT
Hệ số rủi ro đối với một số sản phẩm hỗ trợ
Kết quả hoạt động kinh doanh của CN 11 TPHCM –
Vietinbank
So sánh biểu phí TDCT trong thanh toán XNK giữa
Vietinbank và Vietcombank
Bảng phân công trách nhiêm các bộ phận có liên quan
trong mô hình quản lý rủi ro tại CN 11 TPHCM -
Vietinbank
2
14
22
47
63
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của
nền
kinh tế, trở thành bộ phận quan trọng trong cơ chế vận hành nền kinh tế quốc
gia. Việt
Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, tăng cường hoạt động ngoại thương và hội
nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị
trường, rủi ro
trong kinh doanh là điều không tránh khỏi, nhất là đối với dịch vụ ngân hàng.
Nhằm
hạn chế rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán quốc tế, các
phương thức
thanh toán quốc tế lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh
tế.
Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng
rộng rãi và thuận tiện nhất bởi vì nó bảo vệ quyền lợi cho cả người nhập khẩu và
người
xuất khẩu. Cho nên, thông qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động thanh
toán
XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại CN 11 TPHCM - Vietinbank, nhằm đưa
ra đánh giá về những thành tựu đạt được, những thuận lợi và hạn chế, tạo tiền đề
để
đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức
TDCT tại chi nhánh. Đây chính là lý do để lựa chọn đề tài "Hoàn thiện phương
thức
tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại CN 11 TPHCM -
Vietinbank" làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Nghiên cứu các lý luận cơ bản về phát triển phương thức tín dụng chứng từ
tại các NHTM.
− Từ số liệu hoạt động thực tiễn trong giai đoạn từ năm 2007-2011, đề tại đánh
giá thực trạng về thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM -
Vietinbank nhằm tìm ra những nguyên nhân tồn tại, những khó khăn vướng mắc cần
giải quyết, và nêu lên những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn
thiện
phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM – Vietinbank.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: phương thức TDCT trong thanh toán XNK.
− Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2007-2011 tại CN 11 TPHCM– Vietinbank.
4. 4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn
nhằm giải
quyết và làm sáng tỏ mục tiêu đặt ra trong luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
− Hệ thống những lý luận về phương thức TDCT.
− Phân tích hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại CN 11
TPHCM – Vietinbank.
− Góp phần hoàn thiện và phát triển phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank
6. Những điểm nổi bật của luận văn
− Luận văn đã tổng kết và phân tích một cách khái quát nhất về tình hình
thanh toán XNK nói chung, và thanh toán XNK bằng phương thức TDCT nói riêng tại
CN 11 TPHCM – Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011, nêu được điểm
thuận lợi và khó khăn, những rủi ro trong phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank.
− Luận văn nêu ra những giải biện pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện
phương thức TDCT của CN 11 TPHCM – Vietinbank.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Chi nhánh 11 TPHCM – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động
thanh toán quốc tế tại Chi nhánh 11 TPHCM- Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam.
1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng
chứng từ (TDCT)
1.1.1. Lý luận chung về thanh toán quốc tế:
1.1.1.1. Khái niệm:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở
các
hoạt động kinh tế và phi kinh tế, giữa các tổ chức hay cá nhân nước khác; hoặc
giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên
hệ.
1.1.1.2. Các phương thức thanh toán cơ bản được sử dụng trong
thương mại quốc tế:
Quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán là một yếu tố rất quan trọng trong các điều kiện về thanh
toán
thương mại quốc tế. Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ
thương mại và thanh toán quốc tế, người ta đã thiết lập những phương thức thanh
toán
khác nhau.
Nhìn chung có các phương thức cơ bản được sử dụng để thanh toán các giao dịch
quốc tế như sau, mỗi phương thức mang lại cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu
những
rủi ro khác nhau:
2
Phương
thức
Thời gian
thanh toán
thông
thường
Hàng
hóa có
sẵn
cho
người
mua
Rủi ro đối với
nhà xuất khẩu
Rủi ro đối với
nhà nhập khẩu
Trả trước Trước khi
gửi hàng
Sau khi
thanh
toán
Không có Phụ thuộc hoàn
toàn vào nhà
xuất khẩu để vận
chuyển hàng hóa
đã đặt mua
Thư tín
dụng
Khi việc gửi
hàng được
thực hiện
Sau khi
thanh
toán
Rất ít hoặc
không có, tùy
thuộc vào điều
kiện tín dụng
Việc gửi hàng đã
được cam kết thực
hiện nhưng còn tùy
thuộc vào nhà xuất
khẩu có giao hàng
theo đúng mô tả
trong bộ chứng từ
hay không
Bảng 1.1: Tóm tắt rủi ro của các phương thức TDCT
3
Hối phiếu
trả ngay
Vào lúc xuất
trình hối phiếu
cho người mua
Sau khi
thanh
toán
Nếu hối phiếu
không được
thanh toán thì bị
mất hàng
Giống như trên trừ
việc nhà nhập khẩu
có thể kiểm tra
hàng hóa trước khi
thanh toán
Hối phiếu
trả chậm
Khi đến hạn
thanh toán hối
phiếu
Trước
khi
thanh
toán
Phụ thuộc vào
người mua thanh
toán hối phiếu
Tương tự như trên
Ký gửi Lúc người
mua bán được
hàng hóa
Trước
khi
thanh
toán
Cho phép nhà
nhập khẩu bán
hàng trước khi
thanh toán cho
nhà xuất khẩu
Không có, cải
thiện được dòng
tiền của người mua
Bán chịu Theo thỏa
thuận
Trước
khi
thanh
toán
Phụ thuộc hoàn
toàn vào người
mua trả tiền như
đã thỏa thuận
Không có
1.1.2. Lý luận chung về phương thức TDCT
1.1.2.1. Khái niệm
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và
người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn. Như
vậy, tín
dụng có thể hiểu một cách giản đơn là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể,
trong đó
một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức: cho vay,
bán
4
chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử dụng trong một thời gian nhất định
và
theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thoả thuận.
Tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C) là một công cụ được ngân hàng phát
hành nhân danh nhà nhập khẩu (người trả tiền), hứa chi trả cho nhà xuất khẩu
(người
nhận tiền) theo các chứng từ đúng với những điều khoản đã quy định trong đó.
Ngân
hàng phát hành sẽ thay mặt cho người nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ tín dụng. Nó
cần
đảm bảo việc thanh toán cho người xuất khẩu và thông báo đến người xuất khẩu
những
điều khoản và điều kiện của TDCT.
Phương thức TDCT là phương thức thanh toán, theo yêu cầu của khách hàng, một
ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of credit – L/C), trong
đó
NHPH cam kết trả một số tiền nhất định cho một bên thứ ba, hoặc chấp nhận hối
phiếu
do bên thứ ba kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NHPH
bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản và điều kiện quy định trong
L/C.
L/C là một phương tiện rất quan trọng của phương thức thanh toán TDCT. Nếu
không mở được thư tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xác lập được
và
người xuất khẩu sẽ không thể giao hàng cho người nhập khẩu.
Từ khái niệm trên, ta có thể chỉ ra bản chất của nó:
− L/C chính là 1 cam kết thanh toán do NHPH lập ra và đảm bảo thực hiện.
− Cam kết được lập bởi sự đề nghị của nhà nhập khẩu.
− Người nhận cam kết là bên thứ 3 (nhà xuất khẩu).
− Đây là cam kết có điều kiện. Nó phụ thuộc vào bên thứ 3 có đáp ứng được
những điều kiện quy định trong L/C hay không.
1.1.2.2. Đặc điểm
Trong phương thức thanh toán TDCT, các ngân hàng tham gia chủ động và tích cực
vào quá trình thanh toán. Vai trò ngân hàng trong phương thức thanh toán này là
rất
quan trọng. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu chính là lúc ngân hàng
phát sinh cam kết thanh toán cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu).
5
Trong TTQT, phương thức TDCT có các đặc điểm sau:
− Độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:
Trong phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng phát
hành không bị ràng buộc vào hợp đồng ngoại thương ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn
chiếu nào đến hợp đồng này.
− Giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:
Dựa trên các yêu cầu về chứng từ thể hiện trong L/C, các ngân hàng sẽ chỉ dựa
trên
cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình có phù hợp hay không. Khi chứng từ xuất
trình
là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, cho dù là
trên
thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc tình trạng hàng hóa được giao không
hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ. Như vậy việc thanh toán không hề căn cứ
vào
tình hình thực tế của hàng hóa. Nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai
bên
mua bán sẽ phải trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng ngoại thương,
không
liên quan đến ngân hàng.
− Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:
Vì phương thức TDCT chỉ thông qua bộ chứng từ và thanh toán cũng chỉ căn cứ
vào bộ chứng từ nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ (phải phù hợp với
điều
kiện của L/C về số loại, số lượng, nội dung chứng từ…) là nguyên tắc cơ bản của
việc
thanh toán theo phương thức TDCT.
− Công cụ thanh toán hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán và lừa
đảo:
Trong các phương thức thanh toán thì thanh toán bằng phương thức TDCT có ưu
điểm vượt trội về sự an toàn cho các bên tham gia. Chính vì vậy mà phương thức
này
đã tồn tại và phát triển mạnh như ngày nay. Tuy nhiên, phương thức này cũng tồn
tại
nhược điểm đó là việc thanh toán chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không phụ thuộc
vào
thực tế hàng hóa do đó có thể bị lợi dụng trở thành phương tiện lừa đảo. Nhà
nhập
khẩu có thể dựa vào lý do bộ chứng từ xuất trình không phù hợp để từ chối nhận
hàng,