Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay
3,017
295
126
- 68 -
Theo SMGS, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đường sắt đối với
hàng hoá bị mất mát là 6,0795 Swiss franc/kg hàng bị mất. Với hàng hoá bị hư
hỏng thì bồi thường tương ứng giá trị bị giảm vì hư hỏng. 2 , 3 , 5
* Vận tải đa phương thức:
- Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức
(UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents), số xuất bản 481, có
hiệu lực từ ngày 01/01/1992. Đây là một quy phạm pháp luật tuỳ ý nên khi muốn áp
dụng các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng. Giới hạn trách nhiệm của MTO theo
Bản Quy tắc là 666,67 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2 SDR cho mỗi kg hàng
hoá cả bì bị mất hay hư hỏng. Nếu hành trình vận tải đa phương thức không bao
gồm vận tải biển hay nội thuỷ thì giới hạn trách nhiệm của MTO là 8,33 SDR cho
mỗi kg hàng hoá cả bì bị mất hoặc hư hỏng. Trách nhiệm của MTO về thiệt hại do
chậm giao hàng hoặc thiệt hại mang tính hậu quả không vượt quá tổng tiền cước
theo hợp đồng vận tải đa phương thức. Hiện nay vận đơn FBL của FIATA được
phát hành dựa trên các quy định của bản Quy tắc này.
- Công ước của Liên Hợp Quốc về vận tải đa phương thức quốc tế (The UN
Convention on International Multimodal Transport) ký năm 1980 song đến nay vẫn
chưa có hiệu lực (Công ước chỉ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi có đủ 30 quốc
gia
phê chuẩn). Giới hạn trách nhiệm của MTO theo Công ước cao hơn so với theo bản
Quy tắc. Theo Công ước thì giới hạn trách nhiệm của MTO là 920 SDR/kiện hay
đơn vị hoặc 2,75 SDR/kg hàng hoá cả bì bị mất hoặc hư hỏng. Nếu hành trình vận
tải đa phương thức không bao gồm vận tải biển hay nội thuỷ thì giới hạn trách
nhiệm của MTO là 8,33 SDR/kg hàng hoá cả bì bị mất hoặc hư hỏng. Với các nước
không thuộc IMF thì đổi ra franc vàng với các mức tương ứng là 13750, 41,25 và
124 franc vàng. Còn đối với việc giao chậm hàng thì giới hạn trách nhiệm của MTO
là số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt
quá tổng số tiền cước của hợp đồng vận tải đa phương thức.
Trong điều kiện hiện nay khi Công ước của Liên Hợp Quốc về vận tải đa
phương thức chưa có hiệu lực thì vận tải đa phương thức được tiến hành trên cơ
sở
- 69 -
chế độ trách nhiệm thống nhất theo bản Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ
vận tải đa phương thức hoặc trên cơ sở chế độ trách nhiệm từng chặng. Nếu áp
dụng chế độ trách nhiệm từng chặng thì sẽ áp dụng chế độ trách nhiệm của phương
thức vận tải tương ứng với chặng vận chuyển xảy ra tổn thất hoặc theo thoả thuận
trong hợp đồng vận tải đa phương thức. Các chế độ trách nhiệm này đã được điểm
qua ở trên khi nói về từng phương thức vận tải riêng rẽ. Ngoài ra, trong bất kỳ
một
phương thức vận tải nào (đơn phương thức, đứt đoạn hay đa phương thức) cũng có
thể phải áp dụng luật quốc gia nếu điều đó là bắt buộc 2 , 3 , 5 .
2.2.2. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam và công tác quản lý hoạt động
giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
2.2.2.1. Những nét chung về Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam:
Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (Vietnam Freight Forwarders
Association - VIFFAS) là một tổ chức tự nguyện liên kết nghề nghiệp của các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao hàng, nhận hàng, kho hàng và tổ chức
chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu, không phân biệt thành phần kinh tế, tự
nguyện để cùng hợp tác, liên kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc phát
triền
nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các
hội viên trong các hoạt động giao nhận kho vận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam, trên cơ sở đó hội nhập với các hoạt động cùng loại của các đồng nghiệp trên
thế giới.
Sau khi chính thức thành lập, Hiệp hội là tổ chức đại diện duy nhất của Việt
Nam trở thành hội viên đầy đủ và chính thức (ordinary member) của Liên đoàn các
Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế FIATA (International Federation of Freight
Forwarder association) cũng như các tổ chức giao nhận kho vận khác.
Hiệp hội có trụ sở chính ở Hà Nội và cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí
Minh. Khi có yêu cầu và được Đại hội toàn thể hội viên nhất trí, Hiệp hội có thể
mở
cơ quan đại diện tại một số nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam. Khi có yêu cầu và
được đại hội toàn thể hội viên nhất trí, và được sự chấp thuận của Liên đoàn các
- 70 -
Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) cũng như của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, Hiệp hội có thể đặt đại diện thường trú bên cạnh FIATA.
Hiệp hội có tài khoản riêng, con dấu riêng. Hiệp hội có cờ và biểu tượng riêng.
Hiệp hội định kỳ phát hành bản tin nghiệp vụ nội bộ “Thông tin giao nhận kho
vận”.
Hiệp hội hoạt động theo luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và theo Điều lệ của Hiệp hội do đại hội toàn thể hội viên nhất trí thông qua và
được
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải phê chuẩn. Trong hoạt động nghiệp vụ của mình,
Hiệp hội áp dụng các khuyến nghị các mẫu chứng từ, hợp đồng, giấy tờ phổ biến
rộng rãi và lưu hành trong các nước hội viên của FIATA và các tổ chức quốc tế
khác.
2.2.2.2. Mục tiêu hoạt động:
Hiệp hội phối hợp hoạt động của các hội viên nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế,
chính trị và nâng cao địa vị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động giao nhận quốc tế cũng như các quyền lợi
của các hội viên; kiến tạo mối quan hệ hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau
giữa
các đơn vị hội viên thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kho
vận;
góp phần nâng cao trình độ tác nghiệp, hình thức hoạt động nghiệp vụ, cải tiến
chất
lượng hoạt động kinh doanh để góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động
xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Hiệp hội đại diện cho quyền lợi của cộng đồng các doanh nghiệp về các lĩnh
vực giao nhận kho vận trong các quan hệ kinh doanh và hợp tác quốc tế. Hiệp hội
tận dụng mọi điều kiện, phương tiện, tổ chức để bảo vệ và giúp hội viên nâng cao
và cải tiến chất lượng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận nhằm đáp ứng
kịp thời các yêu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực này của các khách hàng trong
và
ngoài nước.
Hiệp hội giúp đỡ hội viên trong quá trình đào tạo, bổ túc, nâng cao trình độ
nghiệp vụ của các nhân viên, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho
vận để đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ của các đồng nghiệp trên thế giới.
- 71 -
2.2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Kiến nghị với Nhà nước, các ngành hữu quan và các địa phương về các chủ
trương, chính sách, biện pháp phát triển cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động
giao
nhận kho vận phục vụ đẩy mạnh trao đổi hàng hoá với nước ngoài góp phần tăng
nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ tiên
tiến.
- Hướng dẫn, tư vấn cho các hội viên về những vấn đề thương mại, pháp lý và
nghiệp vụ giao nhận kho vận trong quá trình chuẩn bị cho các hoạt động kinh
doanh
ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
- Kiến nghị với cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành các văn bản pháp
luật về hoạt động giao nhận kho vận ở Việt Nam.
- Điều hoà và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động giao
nhận kho vận giữa các hội viên.
- Tạo điều kiện phát huy sức mạnh của các hội viên, bổ sung và hoàn thiện các
điều kiện cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các nghiệp vụ trong lĩnh vực
này.
- Thu thập và cung cấp cho các hội viên các thông tin đầy đủ của các tổ chức
nghề nghiệp quốc tế liên quan, kịp thời thông báo các khuyến nghị, thông tin,
mẫu
biểu chứng từ, hợp đồng và các công ước quốc tế đã được phổ biến và lưu hành
rộng rãi trên thế giới, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về các chủ đề pháp lý, nghiệp vụ
kỹ thuật giao nhận kho vận để các bên Việt Nam và cơ quan nước ngoài liên quan
trao đổi ý kiến và quan điểm về những vấn đề cùng quan tâm.
- Giúp đỡ các hội viên tiếp cận, gia nhập, tham gia các hoạt động của các tổ
chức nghề nghiệp quốc tế liên quan cũng như thiết lập và phát triển quan hệ với
các
bạn hàng trong, ngoài nước và trao đổi thông tin nghề nghiệp với các đồng nghiệp
ở các nước trên thế giới.
- 72 -
- Phát biểu và trình bày dưới dạng khuyến nghị các quan điểm của những
người làm công tác giao nhận kho vận Việt Nam với các tổ chức nghề nghiệp quốc
tế về các công ước, các luật lệ quốc tế có liên quan tới những vấn đề nói trên.
- Tổ chức quản lý, sử dụng điều hành các loại quỹ của Hiệp hội.
- Tư vấn cho các cơ quan Nhà nước trong việc phê chuẩn, gia nhập hoặc ký
kết các Công ước quốc tế có liên quan tới hoạt động giao nhận kho vận do các tổ
chức quốc tế dự thảo.
- Tham gia các hoạt động của FIATA và các tổ chức quốc tế khác có liên
quan.
2.2.2.4. Hội viên:
- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt
cấp quản lý, được thành lập theo đúng luật pháp và đăng ký hoạt động trong lĩnh
vực giao nhận kho vận, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp
hội
và đóng hội phí đầy đủ có thể được xét để công nhận làm hội viên.
- Hiệp hội có hai loại hội viên:
+ Hội viên chính thức: Là các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực
giao nhận kho vận tại Việt Nam và có số vốn đăng ký không thấp hơn mức giới hạn
trách nhiệm của người giao nhận vận tải được qui định tại Điều 35 (a) (iii) của
“Các
Điều kiện kinh doanh chuẩn” của Hiệp hội và phải có ít nhất 2 năm (kể từ ngày
thành lập doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận.
+ Hội viên liên kết: Là các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực
giao nhận kho vận tại Việt Nam nhưng có số vốn thấp hơn như đã nêu ở trên. Các
tổ chức và các chuyên gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này có khả năng đóng
góp vào thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Hiệp hội cũng có thể được xét công nhận
là hội viên liên liên kết của Hiệp hội. 6
2.2.2.5. Tác dụng của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam:
Kể từ khi ra đời cho đến nay, VIFFAS đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm
phát huy vai trò của tổ chức đại diện cho quyền lợi chung của các nhà giao nhận
Việt Nam, thực hiện những mục tiêu đã đề ra khi thành lập Hiệp hội. Với chức
- 73 -
năng tập hợp và bảo vệ quyền lợi của các hội viên và tư vấn cho Nhà nước ban
hành các chính sách liên quan đến ngành nghề nên vai trò của Hiệp hội ngày
càng được nâng cao. Cụ thể:
- Tạo lập những cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận ở Việt Nam, giúp Nhà nước quản lý tốt hơn thị trường giao nhận.
Tình hình phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ở Việt Nam
những năm đầu thập niên 90 là một trong những nguyên nhân chủ yếu đòi hỏi sự
cần thiết phải thành lập VIFFAS: sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, giá cả và chất lượng dịch vụ rất khác
nhau,
sự cạnh tranh lẫn nhau gay gắt thậm chí thiếu lành mạnh, nhiều tổ chức kinh
doanh
phi pháp,... VIFFAS ra đời trong nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà
nước nhằm đưa hoạt động giao nhận ở Việt Nam đi vào kỷ cương nề nếp. Sau khi
thành lập, VIFFAS đã xây dựng và công bố “Các Điều kiện kinh doanh chuẩn của
Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam” dành cho những người giao nhận Việt
Nam. Các Điều kiện kinh doanh chuẩn của VIFFAS quy định những nguyên tắc
hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những doanh nghiệp giao nhận vận
tải là thành viên của VIFFAS khi hoạt động cung cấp các dịch vụ giao nhận. Đây
là
cơ sở cho các công ty giao nhận ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng
trong và ngoài nước.
Tuy nhiên các Điều kiện kinh doanh chuẩn chỉ áp dụng bắt buộc đối với các
doanh nghiệp giao nhận - vận tải là hội viên của VIFFAS. Để những nguyên tắc,
quy định này có thể áp dụng đối với tất cả những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động
kinh doanh trên thị trường dịch vụ giao nhận ở Việt Nam, những nguyên tắc, quy
định đó phải được thể hiện dưới dạng luật pháp.
- Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh giao nhận kho vận phát triển.
Sau khi thành lập, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam đã không ngừng
phối hợp với các cơ quan hữu quan để xây dựng tiêu chuẩn trong từng loại hình
dịch vụ giao nhận nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng
- 74 -
dịch vụ giao nhận ở Việt Nam. Trong 10 năm qua, bằng nỗ lực mình, Hiệp hội đã
lớn mạnh và đã thực hiện vai trò của Hiệp hội là cầu nối giữa doanh nghiệp giao
nhận với cơ quan quản lý Nhà nước. Hiệp hội đã tích cực và khẩn trương tổng hợp
được những yêu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp hội viên, kịp thời kiến nghị
với cơ quan quản lý Nhà nước để tháo gỡ những ách tắc trong hoạt động của doanh
nghiệp, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho doanh nghiệp như kiến nghị
Bộ Tài chính chưa thực hiện thu thuế thu nhập 5% đánh vào tiền cước vận tải hàng
xuất khẩu từ Việt Nam do các công ty dịch vụ vận tải nước ngoài kinh doanh thông
qua đại lý ở Việt Nam vì không có cơ sở thực thi, đã kiến nghị Thủ tướng về cách
thức quản lý dịch vụ vận tải. Hiệp hội đã kiến nghị Nhà nước chỉ nên quản lý
định
hướng về giá dịch vụ, còn giá cụ thể nên để các Hiệp hội tự quyết định. Trên cơ
sở
ý kiến các Hiệp hội, ngày 25/12/2003, tại quyết định số 170/2003/NĐ-CP đã quy
định không can thiệp vào các dịch vụ cảng biển...
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, uy tín kinh doanh của người giao nhận.
Ngành giao nhận đòi hỏi đội ngũ nhân sự có kỹ năng chuyên môn trong nhiều
lĩnh vực, từ vận chuyển, lưu kho bãi và phân phối hàng hoá cho tới những công
việc
có liên quan phục vụ cho các công đoạn này. Nếu đội ngũ nhân sự không được đào
tạo tốt để đảm bảo năng suất và hoạt động hiệu quả thì sẽ tác động tiêu cực đến
thương mại, thị trường dịch vụ giao nhận sẽ bị thu hẹp và đặt những doanh nghiệp
giao nhận vào tình thế khó khăn. Hiểu rõ điều này, VIFFAS đã thường xuyên tổ
chức các hội thảo về những vấn đề then chốt của hoạt động giao nhận và vận tải
đa
phương thức. Các cuộc hội thảo đã góp phần nâng cao trình đô nghiệp vụ cho
những người kinh doanh giao nhận, cung cấp những thông tin kịp thời về tình hình
phát triển của hoạt động giao nhận trong khu vực cũng như trên thế giới. Các hội
viên của VIFFAS cũng được khuyến khích chú ý đến chiến lược phát triển con
người, thực hiện cơ chế dân chủ tạo điều kiện cho người lao động phát huy quyền
làm chủ, chủ động và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
- 75 -
- Tăng cường hợp tác trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là trong ASEAN, góp
phần phát triển kinh tế đối ngoại.
VIFFAS hiện nay là thành viên của các tổ chức giao nhận quốc tế như Hiệp
hội giao nhận vận tải ASEAN, FIATA, do đó có điều kiện mở rộng quan hệ với các
Hiệp hội giao nhận quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đã thu thập và trao
đổi
nhiều thông tin giao nhận vận tải bổ ích, học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động
giao nhận của các Hiệp hội quốc gia khác, đặc biệt là trong khu vực ASEAN như
IFF (Indonesian Freight Forwarders) của Indonesia, IFFA (International Freight
Forwarders Association) của Malaysia, TIFFA (Thai International Freight
Forwarders Association), TAFA (Thai Airfreight Forwarders Association) của Thái
Lan... Rất nhiều hội viên của VIFFAS là thành viên liên kết của FIATA. Các hội
viên này cũng rất tích cực chú trọng mở rộng quan hệ làm ăn với nước ngoài, lựa
chọn đối tác kinh doanh là những công ty lớn ở những nước phát triển có uy tín
quốc tế cao.
Ngoài ra, VIFFAS còn nhận được sự trợ giúp nhiệt tình của FIATA, IATA,
ESCAP, UNDP... trong việc tổ chức các hội thảo bàn về sự phát triển của dịch vụ
giao nhận vận tải ở Việt Nam, các khoá học cho các hội viên của VIFFAS nhằm bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp cận những kĩ thuật, thành tựu mới nhất
trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội đã tranh thủ
được sự tài trợ của Uỷ ban Châu Âu tổ chức thành công hai khoá học tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo được 85 cán bộ để làm giảng viên hướng dẫn về
vận tải đa phương thức và quản lý logistics.
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC và đang trong tiến
trình đàm phán gia nhập WTO. Sắp tới AFTA sẽ có hiệu lực ở Việt Nam và do đó
lượng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và các nước ASEAN sẽ tăng lên và hoạt
động giao nhận vận tải tất cũng phải mở rộng hơn. VIFFAS đã tích cực đóng góp ý
kiến cho Chính phủ, Bộ GTVT và các cơ quan Nhà nước hữu quan trong việc đàm
phán, ký kết, phê chuẩn hay tham gia các Hiệp định, dự án tăng cường hợp tác
giao
thông vận tải trong ASEAN.
- 76 -
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng mở cửa hội nhập, VIFFAS đã
đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành giao nhận nói riêng và kinh tế đất
nước nói chung. Với sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, VIFFAS
đã tạo lập một môi trường kinh doanh dịch vụ giao nhận ổn định, an toàn, hấp dẫn
và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này làm cho các
khách hàng trong và ngoài nước an tâm khi sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải ở
Việt Nam, tạo nên một ngành nghề kinh doanh hiệu quả mang lại thu nhập không
nhỏ cho những người kinh doanh giao nhận ở Việt Nam và cho cả đất nước.
2.2.3. Kết quả hoạt động quản lý dịch vụ giao nhận ở Việt Nam:
2.2.3.1. Ưu điểm:
- Hoạt động giao nhận hiện nay khá đa dạng, phong phú, đáp ứng một phần
lớn nhu cầu thị trường. Kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đã được thừa nhận
đưa vào thể chế (Luật Thương mại Việt Nam), và đã xác định địa vị pháp lý của
người giao nhận. Hàng loạt nghị định ra đời chú trọng điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến hoạt động giao nhận vận tải. Sự quan tâm của Nhà nước đối với các doanh
nghiệp trong nước nói chung và đối với các doanh nghiệp của ngành giao nhận nói
riêng đã tạo sự thông thoáng trong hoạt động, các doanh nghiệp được hưởng nhiều
ưu đãi từ phía Nhà nước và được đảm bảo lợi ích của mình. Các nghị định của
Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, trong đó quy định dịch vụ
giao nhận hàng hoá bằng đường biển là loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện
và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn góp của bên Việt Nam
không dưới 51% đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường sự lớn
mạnh, đem lại công ăn việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường và chuẩn bị quá trình tích luỹ kinh nghiệm, tài chính
cũng
như uy tín cho việc hội nhập AFTA và việc gia nhập WTO trong tương lai không
xa. Đặc biệt, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã coi trọng và tiếp tục
tạo điều kiện thuận lợi cho các Hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp chủ động hơn
trong hoạt động. Trong lĩnh vực giao nhận kho vận thể hiện rõ ràng nhất là chiến
lược phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại và dịch vụ hàng hải đã
- 77 -
được vạch ra và đề đạt Chính phủ quyết định. Các văn bản pháp quy liên quan đến
hoạt động doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp giao nhận nói riêng được ban
hành như luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật thương mại, luật hàng hải...,
Nghị
định 10/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, Nghị định
125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức quốc tế...
- Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam thành lập với mục đích phát triển
ngành nghề này, quy định ra điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của những người giao
nhận Việt Nam, xây dựng quan hệ gắn bó giữa người giao nhận với khách hàng,
nhất là các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá để cùng nhau phối hợp đẩy
mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiệp hội tạo điều kiện phát huy sức
mạnh
của các hội viên, bổ sung các điều kiện cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho ngành này. Hiệp hội giúp đỡ các hội viên tiếp cận, gia nhập và tham gia các
hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp có liên quan. Các kiến nghị được Hiệp hội
gửi đến Chính phủ góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.
Trong vai trò của cơ quan tư vấn cho Chính phủ về hoạt động giao nhận vận tải,
VIFFAS đã giúp đỡ các cơ quan Nhà nước quản lý tốt hơn về vận tải nói chung và
về lĩnh vực giao nhận nói riêng.
2.2.3.2. Nhược điểm:
Trong thời gian qua, dịch vụ giao nhận kho vận ở Việt Nam đã phát triển với
quy mô đáng kể cả về bề rộng và bề sâu. Do đặc điểm dịch vụ giao nhận không cần
nhiều vốn và khó có thể bị lỗ nên thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp tham
gia. Số doanh nghiệp có trong lĩnh vực này đã lên tới hàng trăm, chỉ riêng thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay có tới gần 400 doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt. Tuy
nhiên, trong công tác quản lý Nhà nước còn thiếu quy chế đầy đủ cho hoạt động
của
doanh nghiệp giao nhận kho vận. Các văn bản pháp quy thiếu đồng bộ, thiếu phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý đã gây khó khăn cho kinh doanh của doanh
nghiệp và tạo kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng kinh doanh lộn xộn dẫn đến những
hậu quả tiêu cực. Cho đến nay, hoạt động kho vận ngoại thương thì do Bộ Thương
mại quản lý, cung ứng tàu biển thì giao cho từng địa phương, giao nhận vận tải
lại