Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay
3,085
295
126
- 98 -
Hoàn thiện hệ thống kho ngoại quan, kho chuyên dụng; nâng cấp các kho đã
xuống cấp và xây dựng những kho mới. Trang bị các phương tiện vận tải, nâng cao
sức chứa của kho hàng và thiết lập một hệ thống kết nối với máy tính của khách
hàng để thống kê và theo dõi sự luân chuyển hàng hoá. Thêm vào đó, phải chú ý
đến các dịch vụ kho bãi, kho ngoại quan để thu hút hàng quá cảnh, lưu giữ các
hàng
hoá chờ nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ Việt Nam mà không phải chịu thuế.
Những kho này sẽ tạo điều kiện phát triển thương mại của Việt Nam, thúc đẩy xuất
nhập khẩu và tạo doanh thu cho ngân sách Nhà nước.
- Tăng cường hoạt động marketing:
Chính phủ nên tận dụng tối đa các quan hệ ngoại giao với các nước, ký kết các
hiệp định về hợp tác kinh tế với mục đích tăng cường giao lưu buôn bán và bằng
cách đó đẩy mạnh nhu cầu về giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Bên cạnh đó,
Chính phủ nên thông qua các công ước quốc tế về vận tải, đàm phán và ký kết các
Hiệp định về vận tải đường biển và đường hàng không với các nước Bắc Mỹ để tạo
điều kiện thuận lợi cho các tuyến vận tải trực tiếp tới các nước này.
- Đa dạng dịch vụ cung cấp cho khách hàng:
Các doanh nghiệp giao nhận của Việt Nam hiện nay vì nhiều lý do khác nhau
như quy mô nhỏ, hệ thống đại lý chưa mở rộng... nên rất ít doanh nghiệp có thể
cung cấp cho khách hàng những dịch vụ trọn gói như giao hàng từ cửa đến cửa
“door to door”, dịch vụ lưu kho lạnh, kho chuyên dụng, dịch vụ tư vấn... Do đó,
để
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp nên đầu tư về cơ sở vật
chất để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng như dịch vụ gom
hàng, dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ trọn gói “door to door”, cung cấp
thông tin thị trường...
- Chuẩn hoá chứng từ trong giao nhận
Ngày nay, người giao nhận hoạt động chủ yếu với vai trò của một người vận
tải thực thụ, nghĩa là họ cam kết giao hàng tại nơi đến thông qua việc cấp cho
người
gửi hàng chứng từ vận tải của riêng họ. Chứng từ đó là vận tải đơn thứ cấp
(House
Bill of Lading hoặc House Airway Bill) hoặc vận tải đơn (FB/L) của Liên đoàn các
- 99 -
Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế (FIATA), mặc dù trong thực tế một phần hoặc
toàn bộ quá trình vận chuyển được họ thuê lại từ một hoặc nhiều người vận tải
hoặc
người cung cấp dịch vụ khác. Các chứng từ này nhất thiết phải được chuẩn hoá để
tránh những sai sót không đáng có, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của
các
doanh nghiệp giao nhận được thuận lợi, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và uy
tín của các doanh nghiệp Việt Nam đối với bạn hàng quốc tế.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nói cho cùng thì yếu tố con người là quan trọng nhất trong bất kỳ sự phát triển
nào. Do đó cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ nhân viên sao cho vừa lĩnh hội
những kinh nghiệm của những người đi trước, vừa theo kịp và nắm bắt được những
xu hướng phát triển tiên tiến của ngành mà trước hết là dịch vụ logistics. Cần
chú ý
đến việc đào tạo để có được những nhân viên có kỹ năng nghề nghiệp trong ngành
giao nhận vận chuyển hàng hoá, không chỉ đào tạo trong quá trình làm việc mà còn
phải đào tạo từ trường đại học và các trường dạy nghề. Học viên cần được trang
bị
những kiến thức về địa lý, luật pháp của các nước có quan hệ về vận tải với Việt
Nam. Các công ty nên hiểu rằng thành công của họ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
lực con người.
Đối với ngành giao nhận kho vận, mặc dù không cần phải có một số vốn lớn
song lại rất cần một đội ngũ cán bộ có chất xám, có kinh nghiệm trong công tác.
Do
đó phải đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
Bên cạnh các khoá học cơ bản về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương và giao nhận vận
tải, cần phải đào tạo để nhân viên nắm vững kiến thức và có các chứng chỉ về
nghề
nghiệp như các khoá học về hàng hoá cơ bản (Basic cargo) hay hàng nguy hiểm
(dangerous goods) do IATA tổ chức.
Bên cạnh đó, cần phải khuyến khích tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp. Muốn vậy, các biện pháp thưởng, phạt, kỷ luật
phải rõ ràng, công bằng để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân
viên.
Nên đề bạt cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp trưởng thành từ chuyên môn, có năng lực.
- 100 -
Có như vậy mới tạo được sự nể phục của nhân viên cấp dưới, khuyến khích họ làm
việc gắn bó với doanh nghiệp.
- Mở rộng mạng lưới đại lý giao nhận ở nước ngoài
Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là mạng lưới đại lý giao nhận ở
nước ngoài còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hầu hết các
công ty giao nhận lớn trên thế giới đều có các chi nhánh ở các nước để phục vụ
cho
việc vận chuyển hàng hoá được dễ dàng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, do các
doanh nghiệp giao nhận chưa đủ mạnh nên rất ít doanh nghiệp có chi nhánh ở nước
ngoài, nếu có cũng chỉ một vài chi nhánh mà chưa có được một hệ thống các chi
nhánh ở khắp các châu lục. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo dựng
cho mình một mạng lưới đại lý giao nhận ở nước ngoài bằng cách hợp tác với các
công ty giao nhận ở các nước. Đây là một công việc hết sức quan trọng vì nếu
không có đại lý ở nước ngoài, các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam sẽ không thể
yên tâm gửi hàng tới nước người mua vì không có đại lý đứng ra thu tiền cước nếu
người gửi hàng yêu cầu cước trả sau, không biết luật pháp và quy định của nước
người mua hàng... Nói chung sẽ là rất rủi ro nếu gửi hàng tới một nước mà mình
không có đại lý. Chính vì lẽ đó mà việc tạo dựng một mạng lưới đại lý rộng khắp
trên khắp các châu lục là việc làm cần thiết để có thể phát triển hoạt động giao
nhận
của nước nhà.
- Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận
Hoạt động của người giao nhận kho vận là một chuỗi các hoạt động rất phong
phú, đa dạng và phức tạp nên khi nhận vận chuyển một lô hàng, người giao nhận
phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến lô hàng đó. Trách nhiệm này rất
nặng nề và không thể lường trước mức độ cho đến khi khiếu nại phát sinh. Tuy
nhiên, không phải người giao nhận kho vận nào cũng đủ khả năng tài chính để bồi
thường cho các trách nhiệm về tổn thất và thiệt hại này, vì đôi khi các trách
nhiệm
đó có thể lên đến hàng triệu USD. Do vậy, khi có các dịch vụ vận chuyển hàng hoá
có giá trị lớn, hoặc đòi hỏi khắt khe đối với thời gian giao hàng (ví dụ như
hàng dự
- 101 -
án) sẽ làm cho các nhà giao nhận thiếu khả năng tài chính không dám nhận dịch vụ
này, hoặc nhận với một nguy cơ phá sản có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Để chuẩn hoá hoạt động và kiện toàn tổ chức của ngành giao nhận kho vận,
Nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 đã bắt buộc các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận kho vận phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Và
gần đây, Nghị định 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 quy định về vận tải đa
phương thức quốc tế, có hiệu lực từ 01/01/2004 do Chính phủ ban hành, theo đó
một trong các thủ tục quan trọng và bắt buộc để các công ty giao nhận hoàn tất
thủ
tục đăng ký phát hành vận đơn vận tải đa phương thức là tham gia bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp.
Từ năm 1999, công ty bảo hiểm Bảo Minh đã triển khai lần đầu tiên tại thị
trường Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới - Bảo hiểm trách nhiệm Người giao
nhận kho vận (Intergrated Transport Liability), sau này được đổi tên thành Bảo
hiểm trách nhiệm vận chuyển tổng hợp (TransAssurance) để phục vụ nhu cầu của
các công ty giao nhận kho vận Việt Nam và cũng để hoà nhập chung với hoạt động
giao nhận kho vận của các nước trong khu vực và thế giới. Trong gần 6 năm triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm này, Bảo Minh đã nhận bảo hiểm cho nhiều công ty giao
nhận kho vận, trong đó chủ yếu là các công ty thành viên của VIFFAS. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn còn một số công ty chưa tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp. Do vậy, các công ty bảo hiểm cần đề ra một chương trình giới thiệu và tư
vấn đặc biệt đối với sản phẩm bảo hiểm, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo
về
sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau, gặp gỡ và tư vấn trực tiếp cho khách
hàng nhằm khuyến khích các công ty giao nhận tham gia bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp, tạo điều kiện cho các công ty giao nhận có điều kiện phát triển,
phòng
tránh rủi ro trong kinh doanh.
Tóm lại, các công ty giao nhận trong nước nên chuẩn bị để tìm được một chỗ
đứng vững chắc ở thị trường nước ngoài. Họ cần phải dần dần nâng cao vị trí của
họ để trong tương lai, họ có đủ sức để cạnh tranh với các công ty giao nhận lớn
trên
thế giới.
- 102 -
3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động giao nhận
- Cải thiện môi trường cạnh tranh
Nhà nước cần sớm có luật cạnh tranh nhằm khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh
lành mạnh, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hoặc những
nguy cơ kiềm chế, bóp méo cạnh tranh của các doanh nghiệp khống chế thị trường,
bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
Việc ban hành luật cạnh tranh là rất cần thiết hiện nay. Vì chúng ta đã chuyển
sang cơ chế thị trường, Nhà nước cần phải tạo sân chơi bình đẳng, tạo sự cạnh
tranh
lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Mặt khác, hiện nay
chúng ta đang hội nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp trong nước sẽ vươn
ra làm ăn ở các thị trường nước ngoài, chúng ta đòi hỏi các nước phải tạo sân
chơi
bình đẳng cho các doanh nghiệp của họ như các doanh nghiệp của ta, ngược lại các
doanh nghiệp nước ngoài cũng đòi hỏi chúng ta phải có sân chơi bình đẳng, môi
trường pháp lý thuận lợi cho công việc kinh doanh của họ.
Ngoài ra, luật cạnh tranh sẽ là những quy định pháp luật quan trọng trong hệ
thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho
quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự
quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của
các
thương nhân. Tuy nhiên, xây dựng luật cạnh tranh phải đi đôi với nhiệm vụ đảm
bảo điều kiện để thực hiện những nguyên tắc của cạnh tranh.
Tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là tạo sự thu hút đầu tư trong
và ngoài nước, hỗ trợ tích cực cho quá trình hội nhập kinh tế cũng như quá trình
cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận cho phù hợp với pháp luật
quốc tế là việc nhiệm vụ vô cùng cấp bách đối với ngành giao nhận Việt Nam hiện
nay.
Thật vậy, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng song hệ thống
văn bản pháp luật liên quan đến giao nhận vẫn còn nhiều điều bất cập, vừa thiếu,
- 103 -
vừa chưa đồng bộ. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật đã gây không ít khó
khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với dịch vụ giao nhận hàng hoá
trước hết phải có hệ thống pháp luật tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các
doanh nghiệp kinh doanh, giao dịch. Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản dưới
luật hướng vào các vấn đề cụ thể cùng với luật làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể
tiến hành hoạt động và giải quyết các vấn đề phát sinh, đồng thời sửa đổi những
văn
bản đã có nhưng gây những bất cập trong quá trình áp dụng hoặc điều chỉnh không
đầy đủ hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà
nước cần phải tìm hiểu thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành để
biết
được những vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải để kịp thời có những giải
pháp kịp thời và hữu hiệu.
Nhà nước cần tiếp tục tập hợp và công bố các loại giấy phép cần thiết, các
ngành nghề kinh doanh, tiến hành rà soát lại toàn bộ thị trường giao nhận và
đánh
giá tổng thể thực tế áp dụng. Trước mắt, Chính phủ cần sớm cho ban hành Nghị
định về điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hành không,
đường sắt, đường bộ và đường thuỷ nội địa tương tự như Nghị định 10/2001 NĐ-
CP tạo cơ sở hoạt động cho các doanh nghiệp. Yêu cầu các cơ quan quản lý phải có
chương trình cụ thể để tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước nhằm
đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Công tác xây dựng pháp luật phải được thay đổi theo hướng nâng cao chất
lượng của luật pháp nhằm tạo ra hệ thống văn bản đồng bộ, có tính ổn định, có
tính
khả thi. Nhà nước cần nghiên cứu kỹ luật pháp quốc tế, vận dụng vào thực tế Việt
Nam nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó, trước khi ban
hành văn bản hướng dẫn thi hành, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự trao đổi
với doanh nghiệp, Hiệp hội đại diện để đảm bảo tính khả thi sau khi ban hành.
- Đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ
máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.
- 104 -
Bộ máy kiểm tra, kiểm soát phải năng động, hoạt động có hiệu quả, không bị
vô hiệu hoá bởi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Nhân sự làm việc trong các cơ
quan Nhà nước phải được chọn lựa qua các hình thức thi tuyển nghiêm ngặt.
Đơn giản hoá thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Hiện nay
nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Việt
Nam đã là thành viên của APEC, ASEAN, tham gia AFTA và chuẩn bị gia nhập
WTO. Vì vậy, chúng ta phải có nghĩa vụ của một thành viên tham gia vào các tổ
chức chuyên ngành, tham gia các công ước, hiệp định của tổ chức đã và sẽ ký kết
như Hiệp định về vận tải đa phương thức giữa các nước ASEAN. Hiệp định tạo
điều kiện thuận lợi cho hàng hoá và người di chuyển qua lại biên giới giữa các
nước
trong khu vực. Do vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải đơn giản hoá các thủ
tục
hải quan, cải tiến thủ tục quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ,
các
công ước quốc tế, góp phần thúc đẩy giao lưu quốc tế và văn hoá giữa nước ta với
các nước thành viên, giảm bớt những thách thức và nguy cơ tụt hậu với các nước
trong khu vực và thế giới. Được biết việc đổi mới cải tiến thủ tục hải quan đang
được đưa ra áp dụng thử nghiệm nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc về phía quản lý
hàng hoá của các cán bộ ngành hải quan và một số khó khăn phát sinh từ phía các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một bước tiến bộ trong công tác cải tiến
thủ tục của nước ta.
Điều đáng lưu ý là cơ chế quản lý gọn nhẹ nhưng cần nâng cao hiệu lực, vận
động sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành với
quản lý trên vùng lãnh thổ trong việc hướng dẫn, kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo sự
nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong kinh doanh. Cùng với chương trình
hiện đại hoá của mỗi doanh nghiệp, các cơ quan quản lý trực tiếp nên xem xét sắp
xếp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Thêm vào đó là các hoạt động đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu và tham
nhũng. Các hoạt động buôn lậu cần được kịp thời xử lý và kiên quyết ngăn chặn tệ
nạn tham nhũng làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, nhân viên các ngành hải quan, biên
phòng, thanh tra, công an,... để tạo môi trường bình đẳng và trong sạch cho các
- 105 -
doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế cạnh tranh lành mạnh. Nếu không
các doanh nghiệp khó có thể phát triển và khó hy vọng có thể góp phần phát triển
kinh tế đất nước và địa phương.
- Định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế
Nhu cầu phát triển vận tải quốc tế là hết sức cần thiết, nhất là từ khi nước ta
chuyển đổi cơ chế quản lý, các hoạt động giao nhận vận tải đã phải đối mặt trước
những trở ngại và khó khăn to lớn do sức ép cạnh tranh và trong điều kiện khối
lượng hàng uỷ thác giao nhận giảm mạnh. Vấn đề đặt ra đầu tiên cho ngành giao
nhận vận tải quốc tế là phải có một chiến lược phát triển đúng đắn, tìm ra hướng
đi
chính xác cho mình. Một chiến lược phát triển đúng đắn, có cơ sở khoa học sẽ đảm
bảo cho ngành, doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá phát triển ổn định và
vững
chắc.
Chính vì thế Nhà nước phải định hướng cho sự phát triển, tiến hành xây dựng
chiến lược và vận hành cơ chế quản lý các doanh nghiệp giao nhận phù hợp với quy
luật nội tại và những đặc điểm đặc thù của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực
cụ
thể cũng như toàn bộ nền kinh tế đất nước. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới các
công
cụ như thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu, quản lý ngoại tệ, chính
sách
tỷ giá hối đoái, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giao nhận. Nhà nước
nhanh chóng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như coi trọng việc đào tạo cán
bộ nhân viên, trang bị kiến thức về nhiều mặt để phục vụ cho ngành giao nhận vận
tải phát triển.
Chính phủ nên hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh giá và phí, cước vận
chuyển và các phí dịch vụ khác, ví dụ như phí dỡ hàng hoá, phí CFS, phí liên
quan
đến chứng từ xuất nhập khẩu trong giao nhận vận tải hàng hoá; kiểm soát việc
thuê
tàu và vận chuyển đường biển; giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, mua các phương tiện vận tải mới và miễn thuế cho các tuyến vận tải quốc tế
ngắn. Do việc cạnh tranh gay gắt nên các hãng tàu nước ngoài mở các dịch vụ để
gom các hàng hoá riêng lẻ ở CY và người gửi không phải trả phí như khi đóng hàng
ở CFS. Những dịch vụ này nên được chấm dứt và hàng hoá phải được tập trung tại
- 106 -
CFS để tránh tình trạng tắc nghẽn container, tăng hiệu suất sử dụng CFS và tăng
doanh thu cho ngân sách Nhà nước.
- Phân cấp quản lý có kiểm tra
Hiện nay, các cấp quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu rất đa
dạng và nhiều khi còn chồng chéo nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp giao nhận nên
tập trung về một đầu mối quản lý. Tuy nhiên, nếu chưa thể tập trung được thì
việc
quản lý cũng cần phải phân cấp một cách rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo gây
khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý
của các cơ quan ban ngành Nhà nước nhất thiết phải có sự kiểm tra, giám sát chặt
chẽ. Đồng thời, cần phải coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các
nghị định, thông tư liên quan đến hoạt động giao nhận của các doanh nghiệp giao
nhận vận tải hàng hoá. Ngoài ra, phải thông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường,
tìm
hiểu những khó khăn vướng mắc trên thực tế nhằm tạo giải pháp thích hợp kịp thời
để quản lý các chủ thể giao dịch. Nâng cao kỷ cương thi hành các văn bản pháp
luật. Tuy nhiên cũng cần tránh tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây khó
khăn, tốn kém và bất ổn đối với các doanh nghiệp.
- Xây dựng tiêu chuẩn cho người kinh doanh dịch vụ giao nhận
Ngành giao nhận kho vận thường được hỗ trợ, đại diện, khuyến khích bởi các
tổ chức quốc gia mà thông thường là các Hiệp hội giao nhận kho vận. Các Hiệp hội
này được thành lập để chuẩn hoá hoạt động dịch vụ của ngành, hỗ trợ thông tin và
đem lại nhiều lợi ích khác cho các thành viên. Một trong các tài liệu quan trọng
và
đem lại lợi ích nhiều nhất cho các Hội viên là các điều kiện kinh doanh chuẩn
của
Hiệp hội, trong đó quy định chi tiết rất nhiều điểm mà luật phát và tập quán
quốc tế
cũng như của nhiều nước không có hoặc quy định không rõ ràng. Tuy nhiên, hiện
nay số thành viên của Hiệp hội chỉ chiếm 10% trong tổng số các doanh nghiệp giao
nhận kho vận đang hoạt động. Vì vậy, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của Hiệp
hội
cần thiết phải được xây dựng thành luật để đảm bảo 100% doanh nghiệp giao nhận
phải tuân thủ.
- 107 -
- Rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp giao nhận, đặc biệt là các doanh nghiệp tư
nhân nhỏ lẻ, manh mún đang dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng, có
những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh gây lũng đoạn thị trường giao nhận.
Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước là phải rà soát lại hoạt
động
của các doanh nghiệp giao nhận nhằm loại bỏ những doanh nghiệp không đủ tư
cách kinh doanh, tạo một môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng cho sự phát
triển của toàn ngành.
- Tham gia phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan tới hoạt động giao
nhận vận tải
Hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá bên cạnh sự chi phối của luật pháp quốc
gia còn chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế do đặc điểm của giao nhận hàng
hoá
xuất nhập khẩu là có sự vận chuyển hàng hoá từ nước người bán sang nước người
mua qua lãnh thổ của nhiều quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần tham gia phê chuẩn các
công ước quốc tế cũng như các Hiệp định đa phương, song phương về giao nhận
vận tải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá.
Hiện nay các nước ASEAN đang đàm phán xây dựng Hiệp định khung
ASEAN về vận tải đa phương thức nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động vận tải
đa phương thức của các doanh nghiệp ASEAN, qua đó thúc đẩy vận tải đa phương
thức trong nội bộ khu vực và với thị trường thế giới. Việc tham gia Hiệp định
khung ASEAN về vận tải đa phương thức là phù hợp với đường lối chính sách đối
ngoại và tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Đảng và Nhà nước
ta.
Nó giúp cho việc kinh doanh bình đẳng, cùng có lợi giữa các nhà kinh doanh vận
tải
đa phương thức của các nước ASEAN khác trên cơ sở khung pháp lý chung cho cả
khu vực. Khi tranh chấp xảy ra trong quá trình kinh doanh thì ngoài cơ sở pháp
lý là
hợp đồng cụ thể còn có cơ chế giải quyết tranh chấp là Hiệp định. Cam kết khu
vực
này sẽ giúp tạo ra sự yên tâm trong quan hệ làm ăn giữa các nhà kinh doanh vận
tải
đa phương thức và các nhà xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nhà kinh doanh
vận tải đa phương thức của các nước ASEAN. Thông qua việc ký kết tham gia các