Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
9,833
608
124
16
thuế liên quan tới du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này
cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một
cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong
thế kỷ XXI" [9 Tr 51].
Trước hết, Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc
dân ( sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật
chất kỹ thuật...) làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Du lịch mang lại thu
nhập ngày một lớn cho xã hội và tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại
thu nhập quốc dân. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần
kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không chỉ cho những đối
tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà còn gián tiếp đối với các ngành liên
quan, tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng nhanh về
thu nhập có thể thấy rõ là năm 1990 thu nhập xã hội của cả nước từ du lịch
mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004 con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp
20 lần.
Du lịch phát triển góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong
khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Ở đâu du lịch phát triển, ở
đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt, củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và do vậy
góp phần làm tăng năng suất lao động như SaPa ( Lào Cai), Hạ Long( Quảng
Ninh), Cát Bà( Hải Phòng), Sầm Sơn ( Thanh Hoá), Cửa Lò( Nghệ An), Huế,
Hội An(Quảng Nam)...và ở một số địa phương đồng bằng Sông Cửu Long.
Du lịch còn có tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân
thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế. Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu
biển, bưu điện quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng
năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là vai trò trực tiếp nhất của
17
du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu
hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.
Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh
tế. Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du
lịch là một ngành " xuất khẩu tại chỗ " những hàng hoá công nghiệp, hàng
tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, lâm sản....theo giá bán lẻ cao
hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông
qua con đường du lịch các hàng hoá xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào
thuế quan mậu dịch quốc tế. Du lịch còn là ngành "xuất khẩu vô hình" hàng
hoá du lịch. Hai hình thức xuất khẩu này đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn rất
nhiều, do tiết kiệm được đáng kể chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế
xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du
lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.
Du lịch còn có vai trò khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế
giới hiện nay, là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng
sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy các nhà kinh doanh đi
tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so
với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu
tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải
mà khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp.
1.2.2 Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp các sản phẩm du lịch được tạo ra
không đơn thuần là của ngành du lịch mà còn là sự kết hợp của các ngành
khác. Chẳng hạn, muốn có các cơ sở lưu trú thì phải có ngành xây dựng; có
được các bữa ăn cung cấp cho du khách là phải có ngành nông nghiệp, ngành
18
công nghiệp chế biến...Do đó, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ
liên ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác (như
giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan,
hàng không....) phát triển, đối với nền sản xuất xã hội du lịch mở ra một thị
trường tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện
để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh
trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như
mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông
tin đại chúng...Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu
cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc...của khách du lịch, cũng như những
điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này
phát triển. Tuy nhiên, khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trước đó và
sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó ngành giao
thông vận tải phát triển.
Hoạt động du lịch còn tạo thêm nguồn thu để tôn tạo trùng tu các di tích,
di sản và nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị
văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế....tạo thêm sức hấp dẫn
thu hút khách du lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế - xã hội khác phát
triển, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác,
thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất
khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông,
xây dựng, viễn thông nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm
động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng
lên trình độ cao hơn.
1.2.3 Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
19
Du lịch là ngành kinh tế góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người
lao động. Do đặc trưng của ngành du lịch là ngành phục vụ và không thể cơ
giới hoá được nên đòi hỏi nhiều lao động sống. Do vậy, phát triển du lịch sẽ
tạo thêm nhiều việc làm mới và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa
phương.Theo thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm
quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm
10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc
làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du
lịch, so với tỷ lệ hiện nay là 1/9. Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế
giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng
5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động dịch vụ bổ sung có thể tăng
lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú
về chủng loại. Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo khoảng
150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng đã giải quyết một phần không nhỏ công
ăn việc làm cho người lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Năm 1990 toàn
ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có trên 23 vạn lao
động trực tiếp ( tăng gần 10 lần so với 30 năm trước, phần đông từ các ngành
khác chuyển sang) và trên 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2,5% lao động
toàn quốc, phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bố trên phạm vi cả nước
( Miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%). Lao động quản lý chiếm
tỷ trọng khá cao (25%); lao động trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu
chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ bàn, bar
là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là
4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là các lao động
làm nghề khác. Có 32% lao động phục vụ trực tiếp bằng tiếng Anh; 3,2% biết
tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau. Qua số liệu
20
thống kê ở trên càng thấy rõ vai trò to lớn của du lịch trong nền kinh tế quốc
dân, nó như một đòn bẩy trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
1.2.4 Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế qu ốc tế.
Du lịch là một ngành mang yếu tố đối ngoại, không chỉ đơn thuần liên
quan đến yếu tố khách quốc tế mà còn là mối quan hệ hợp tác giữa các nước,
các tổ chức về lĩnh vực phát triển du lịch. Các tổ chức quốc tế mang tính
chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành
các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát
triển đường lối thông thương quốc tế, tranh thủ được nguồn vốn, kinh nghiệm,
công nghệ và nguồn khách...Du lịch quốc tế như một đầu mối "xuất- nhập
khẩu" ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI xu hướng toàn cầu hoá kinh tế tạo
ra cơ hội phát triển cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, và du lịch
cũng
không nằm ngoài phạm vi đó. Trong xu hướng chung đó, du lịch Việt Nam
cũng đã chủ động hội nhập và hợp tác với các quốc gia, các tổ chức du lịch
trên thế giới. Du lịch Việt Nam đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du
lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm
giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác. Ký hiệp định
hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác
du lịch với các nước khác; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu
vùng Mê Kông - sông Hằng, hợp tác ASEAN, ASEM, APEC, hiệp tác trong
Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương; có quan hệ bạn hàng với 1000
hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ. Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế giới ( WTO). Sự kiện lớn đó
mở ra cơ hội lớn đối với ngành du lịch Việt Nam, khẳng định vai trò vị thế
của du lịch Việt Nam thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
21
Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách,
đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn hoạt
động du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và trên thế giới. Một số chính phủ
và tổ chức quốc tế như Luxembourg, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Cu Ba
cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, EU, WTO... cam kết và viện trợ không
hoàn lại gần 40 triệu USD về đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật cho du lịch
Việt Nam; thu hút 6,112 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
239 dự án. Ngành du lịch đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức
liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, chủ yếu là kinh doanh ăn uống với các
nước láng giềng, Nhật Bản, Hoa Kỳ...
Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với
chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế
khách du lịch có thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với
tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách
thương nhân được trú trọng. Từ đó, du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc
tế...Trong điều kiện lạc hậu, nghèo nàn, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại
hoá nền kinh tế Việt Nam điều đó có ý nghĩa to lớn. Bản thân hoạt động kinh
doanh du lịch cũng phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường
đến nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Và hình thức liên
doanh, liên kết ở phạm vị quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương thức
kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hoạt động kinh doanh du lịch với
lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch và
tăng cường chính sách mở cửa.
Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế đa phương và song phương
trong du lịch; việc đón tiếp gần 3 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm và đẩy
mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ra nước ngoài đã đóng góp tích cực vào
việc tuyên truyền về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tranh thủ được
22
sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất
nước, tăng cường ngoại giao nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước.
1.3 Khái quát tình hình phát triển của du lịch Việt Nam.
1.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành du lịch
.
Có thể nói, hơn 45 năm hình thành và phát triển, ngành Du lịch luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du
lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu
cầu cách mạng. Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước,
ngành Du lịch đã khởi sắc vươn lên đổi mới quản lý và phát triển, đạt được
những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả qui mô và chất lượng
dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban bí thư
trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định " Phát triển du
lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã
hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Cơ
chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng
các văn bản qui phạm pháp luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng
cao hiệu lực quản lý.
Ngành Du lịch đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là " Một ngành
kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"
với mục tiêu: " Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung
tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực". Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong
thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII và đến Đại hội nhiệm kỳ lần thứ IX được nâng lên: " Phát
triển nhanh du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn". Nhiều tỉnh,
thành phố, tỉnh uỷ, thành uỷ đã có kế hoạch và nghị quyết phát triển du lịch,
23
xác định vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và
chỉ
đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch của địa phương. Việc nâng cao nhận
thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hoá thành hành động cụ thể, để
huy động ngày càng tăng các nguồn lực, khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch
của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của du lịch, trên cơ sở Nghị
quyết của Quốc hội, ngày 17/10/1992, Chính phủ đã có Nghị định số 05/CP
thành lập Tổng cục du lịch; tiếp đó là nghị định số 20-CP, ngày 27/12/1992 và
Nghị định số 53-CP, Ngày 7/8/1995, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục du lịch. Theo đó Tổng cục Du lịch có 5
vụ, thanh tra, văn phòng tổng cục du lịch, 4 đơn vị sự nghiệp và các doanh
nghiệp trực thuộc. Nhờ có bộ máy tổ chức ổn định, du lịch nước ta đã khởi
sắc và phát triển.
Ngày 18/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2003NĐ-CP về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục du lịch.Theo
nghị định này, Tổng cục du lịch là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vị cả
nước... Từ chức năng đó, Tổng cục du lịch có 20 nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức
gồm 6 vụ, Thanh tra, Cục xúc tiến, văn phòng tổng cục, 8 đơn vị sự nghiệp và
15 doanh nghiệp trực thuộc. Cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh
và thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về du lịch đã từng
bước được quan tâm thành lập, củng cố và phát triển. Đến nay bộ máy quản lý
nhà nước về du lịch ở trung ương có Tổng cục du lịch, ở địa phương có 15 sở
du lịch, 2 sở du lịch - thương mại, 46 sở Thương mại- du lịch và 1 sở Ngoại
vụ - Du lịch, hình thành một hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch từ
Trung ương đến địa phương. Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ
sung, tạo môi trường cho du lịch phát triển. Quy hoạch tổng thể phát triển Du
24
lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt;
Quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; trên
50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch
đã có quy hoạch du lịch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây
dựng các dự án đầu tư. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch và hàng
chục dự án quy hoạch du lịch khác đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều
kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, góp phần quản lý, khai
thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu quả. Chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam 2001 - 2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 7/ 2002.
Chương trình hành động quốc gia về Du lịch được phê duyệt thực hiện có
hiệu quả trong giai đoạn 2001-2005 và Chương trình hành động quốc gia về
du lịch giai đoạn 2006 - 2010 đang trình Chính phủ phê duyệt.
Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình
thành và đổi mới phù hợp dần với điều kiện và xu hướng phát triển của du
lịch thế giới và trong nước. Pháp lệnh du lịch ra đời năm 1999 là khung pháp
lý cao nhất, là bước ngoặt quan trọng khẳng định được vai trò của Ngành du
lịch và thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tạo
điều kiện cho hoạt động Du lịch phát triển và có định hướng mục tiêu rõ ràng.
Các nghị định thông tư hướng dẫn pháp lệnh Du lịch về các lĩnh vực quản lý
chi nhánh, văn phòng Đại diện du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, lưu trú,
hướng dẫn du lịch, thanh tra du lịch...đã được ban hành và thực hiện có hiệu
quả. Năm 2005, quốc Hội đã thông qua luật du lịch để điều chỉnh các quan hệ
du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định một lần nữa vị thế của ngành du lịch Việt
Nam ngay từ trong đường lối, chính sách.
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh
xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam, người nước ngoài và các
25
văn bản khác đã được bổ sung; thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, hải quan
liên tục được cải tiến thuận tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư.
Như vậy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp
phối hợp với sự hưởng ứng của nhân dân, bạn bè quốc tế ủng hộ...ngành Du
lịch Việt Nam đã có một môi trường phát triển thuận lợi để vững bước tiến
vào thế kỷ XXI với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3.2 Tình hình Phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Trải qua hơn 45 năm phát triển, một quãng thời gian không dài với sự
nghiệp phát triển của một ngành, song có thể thấy được những bước chuyển
biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất của du lịch Việt Nam, là một trong
những ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc; có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, có tốc độ tăng trưởng khá, kể cả
trong điều kiện khủng hoảng kinh tế tại Châu Á, thiên tai dịch bệnh diện rộng,
toàn cầu và chiến tranh xung đột và khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới những
năm gần đây. Theo số liệu thống kê của tổng Cục thống kê, Năm 2006 khách
quốc tế tới Việt Nam đạt 3,585 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005. Khách
du lịch nội địa đạt 17,5 triệu lượt, tăng 6,6% so với năm 2005. Mặc dù số
lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng không cao song doanh thu từ du lịch
vẫn tăng trưởng cao. Năm 2006, doanh thu du lịch đạt 51.000 tỷ đồng, trong
đó doanh thu từ du lịch quốc tế đạt 44.000 tỷ đồng.
Với việc nâng cao nhận thức du lịch và phát triển du lịch, những năm qua
du lịch Việt Nam đã huy động ngày một nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở
vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm. Toàn ngành
và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy
nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật