Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
9,785
608
124
106
du lịch, các hình thức kinh doanh du lịch tạo ra các sản phẩm có chất lượng
cao để thu hút các đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước có khả năng
chi trả cao, lưu trú dài ngày và thu hút khách trở lại địa phương nhiều lần là
rất cần thiết. Gồm:
- Về dịch vụ du lịch lữ hành: Xu hướng tiêu dùng sản phẩm chất lượng
ngày càng cao của khách du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành cần từng
bước giảm cung cấp sản phẩm du lịch cấp thấp cho khách du lịch. Để thu hút
du khách thì việc tạo ra sản phẩm mới lạ là rất quan trọng. Khách du lịch
thường có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới lạ, khác với nơi cư trú thường
xuyên của họ, do đó các doanh nghiệp du lịch Ninh Bình cần coi trọng phát
triển các loại hình du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du
lịch
mạo hiểm...là những thế mạnh của du lịch Ninh Bình. Hướng phát triển này
cũng phù hợp với xu hướng phát triển du lịch thế giới.
Hoạt động lữ hành của Ninh Bình đang hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy,
các doanh nghiệp lữ hành Ninh Bình cần tích cực và chủ động trong việc ký
kết các hợp đồng du lịch với các doanh nghiệp lữ hành của các địa phương
khác của nước ngoài. Phải chủ động xây dựng các mối liên hệ giữa các doanh
nghiệp với nhau thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển sản
phẩm du lịch trong hệ thống tour, tuyến du lịch...
- Về các dịch vụ lưu trú và ăn uống:
Dịch vụ lưu trú: Để phù hợp với nhu cầu hiện nay của cung và cầu, vấn
đề đặt đối với các doanh nghiệp du lịch ở Ninh Bình là phải nâng cao chất
lượng phục vụ. Ngành du lịch cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại chất lượng
kinh doanh của các khách sạn theo thứ hạng đã được công nhận định kỳ hàng
107
năm. Điều đó đảm bảo cho các khách sạn kinh doanh với chất lượng ổn định
hơn, đồng thời cũng khuyến khích các khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ
cung ứng, đảm bảo tiện nghi, hiện đại và đồng bộ.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch cũng cần đầu tư phát triển đa dạng
các loại hình cơ sở lưu trú như phát triển các căn hộ cho thuê độc lập, các biệt
thự nhỏ phù hợp với qui mô 1 gia đình...giá cả phải chăng và cũng cần bố trí
các cơ sở này gần các điểm du lịch để tạo sự thuận lợi cho du khách.
Các du khách luôn có mong muốn khác nhau về tiêu chuẩn và loại chỗ ở.
Một số đòi hỏi khách sạn tiêu chuẩn quốc tế, một số khác thì hài lòng với chỗ
ở đơn giản, đặc biệt là họ có thể tiếp xúc với cuộc sống của dân bản địa. Vì
vậy, đối với kinh doanh du lịch, không chỉ đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
mà đối với từng loại hình kinh doanh ấy cũng cần phải phong phú và đa dạng
các sản phẩm dịch vụ để có thể thu hút khách và đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách. Chẳng hạn, đến Vườn quốc gia Cúc Phương, du khách có thể qua đêm
ở một phòng tập thể đơn giản hoặc một nhà sàn dành cho 30 -40 người với giá
hợp lý. Họ có thể đi mua vải thổ cẩm hay các hàng lưu niệm do người dân bản
địa tạo ra và thưởng thức các món ăn dân tộc.
Dịch vụ ăn uống: Các doanh nghiệp du lịch cần phát triển các sản phẩm
ăn uống phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu của
nhiều đối tượng khách tuỳ theo tập quán tiêu dùng, đặc điểm nhân khẩu học
và khả năng thanh toán của khách. Việc phát triển các sản phẩm ăn uống khai
thác được nguồn thực phẩm độc đáo của tỉnh, đưa các giá trị nghệ thuật ẩm
thực gắn kết với du lịch.
108
Với những khách sạn nhà hàng cần làm phong phú những sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm đối với cả những sản phẩm đặc sản và bình dân
với mức giá hợp lý với từng đối tượng khách và từng loại sản phẩm.
Ngoài ra, cũng cần khuyến khích đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ có chất lượng cao, mang đậm dấu ấn quê hương Ninh Bình để
phục vụ du khách.
- Đối với dịch vụ vận chuyển du lịch:
Đầu tư các phương tiện vận chuyển mới, hiện đại kể cả các phương tiện
vận chuyển thô sơ như xe trâu, xe bò, thuyền...
Thường xuyên bồi dưỡng cho nhân viên lái xe về quan điểm thái độ giao
tiếp ứng xử phục vụ khách hàng.
Các doanh nghiệp cần thường xuyên giám sát kiểm tra đột xuất việc phục
vụ khách và có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với nhân viên.
3.2.2.2 Đẩy mạnh liên kết và hợp tác trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Để hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Bình phát triển mạnh thì việc
nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Ninh Bình và việc liên
kết với các tỉnh lân cận là rất quan trọng. Cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Hình thành một chiến lược chung phát triển du lịch lâu dài giữa Ninh
Bình với các tỉnh lân cận trên nhiều lĩnh vực.
- Tích cực trao đổi thông tin hợp tác giữa du lịch Ninh Bình và du lịch
các tỉnh lân cận.Thống nhất chính sách giá (giá phân biệt, giá chiết khấu, giá
trọn gói) đối với các đối tượng khách. Tạo mức giá mềm dẻo linh hoạt phù
hợp với sự chấp nhận của khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, biện pháp
109
hữu hiệu để nâng cao cạnh tranh là giảm giá các chương trình du lịch Ninh
Bình, đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm
du lịch.
- Thiết lập các mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp du lịch Ninh
Bình và phụ cận với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác. Việc thiết lập
các mối quan hệ này tạo nên lợi ích cho các bên tham gia. Du lịch Ninh Bình
cũng cần cố gắng hơn trong việc hợp tác giữa các tổ chức có lợi ích khác nhau
trong vùng: các tổ chức Chính phủ có thể khuyến khích phát triển du lịch
bằng việc khuyến khích tài chính và có thể dẫn đầu trong nỗ lực tiếp thị quốc
gia; chính quyền địa phương quản lý cơ sở hạ tầng như đường xá, cung cấp
nước…đó là những yếu tố rất cần cho du lịch; khu vực doanh nghiệp tư nhân
cung cấp các dịch vụ như chỗ ở và các dịch vụ khác cho du khách; cộng đồng
địa phương có thể hoạt động kinh doanh và cung cấp các sản phẩm nông thôn
cho du khách.
Doanh nghiệp du lịch cần mở rộng các mối quan hệ này trên các mặt: tạo
sản phẩm trọn gói cho du khách; cung cấp dịch vụ hậu cần cho sản phẩm của
nhau: quảng cáo, khuyến mại cho sản phẩm của doanh nghiệp khác, sản phẩm
trọn gói tạo điều kiện cho khách hàng tiêu dùng nhiều hơn với giá thấp hơn,
khách hàng thuận lợi, yên tâm trong suốt hành trình của mình. Cần tích cực
liên kết tạo các chương trình du lịch trọn gói từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới
Ninh Bình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì bản thân các doanh nghiệp
Ninh Bình hoàn toàn có khả năng thiết kế và thực hiện các tour du lịch trọn
gói, song nếu có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch của tỉnh lân
cận sẽ tạo điều kiện cung ứng sản phẩm với chất lượng cao nhất, chi phí thấp
nhất và tạo sự thoả mãn của khách là lớn nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp
110
du lịch Ninh Bình và phụ cận cần ký kết hợp đồng thoả thuận rõ ràng, qui
định rõ quyền hạn, trách nhiệm lợi ích của mỗi bên, đảm bảo mối quan hệ lâu
dài, lợi ích bền vững.
3.2.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng cáo cho các hoạt động du lịch.
Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập
và nâng cao hình ảnh du lịch Ninh Bình cả trong và ngoài nước, nhằm thu hút
khách, giáo dục du lịch toàn dân góp phần thực hiện tuyên truyền đối nội, đối
ngoại, cần được chú trọng trong thời gian tới, tập trung vào các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh quảng bá về du lịch Ninh Bình nói chung, về các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng,
đài báo, tạp chí, Internet, ấn phẩm du lịch, hội thảo, hội chợ để thu hút khách,
tiếp tục kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch Ninh
Bình.
- Ngành du lịch Ninh Bình cần xây dựng cho mình một "hình ảnh" để
phát triển thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Các cơ quan du lịch Ninh
Bình cần tuyên truyền rộng rãi để người dân có thể tiếp cận thông tin về các
hoạt động của du lịch Ninh Bình, các chương trình du lịch và các sự kiện lớn
liên quan đến du lịch. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của
người dân về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế
-
xã hội của tỉnh, giúp người dân có thái độ, có cách ứng xử phù hợp.
- Tạo chiến dịch quảng bá sâu rộng, có trọng điểm, đặc biệt là các thị
trường trọng điểm như: Nhật, Trung Quốc, Tây ÂU, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á,
ASEAN và Úc. Từ việc nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch Ninh Bình
111
cần hoạch định chính xác thị trường truyền thống, thị trường mục tiêu, thị
trường tiềm năng để có biện pháp tuyên truyền quảng bá phù hợp.
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xây dựng các sản phẩm
tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Ninh Bình. Nội dung, quy cách trình bày
các sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu các chương trình du lịch phù hợp với từng
thị trường đảm bảo kỹ, mỹ thuật và tính xác thực, hữu dụng của thông tin
cung cấp.
- Hợp tác chặt chẽ trong công tác quảng bá giữa các doanh nghiệp du
lịch trên địa bàn tỉnh. Du lịch Ninh Bình cũng cần có sự hợp tác phối hợp
nhịp nhàng với các tỉnh khác để sâu chuỗi các sự kiện du lịch, tăng tính độc
đáo và hấp dẫn, nhằm lưu chân khách, kéo dài thời gian và chi tiêu của khách.
Hợp tác quảng bá du lịch Ninh Bình và các tỉnh lân cận sẽ tăng cường thu hút
khách và tiết kiệm được chi phí.
Chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể phát triển một nguồn du
khách mới đến thăm một địa điểm nào đó ở Ninh Bình, do đó phải đầu tư thoả
đáng cho các hoạt động kinh doanh. Ngoài việc cung cấp các loại hình dịch
vụ khác nhau như: nhà ở, phương tiện đi lại, hoạt động vui chơi, giải trí, tham
quan, hàng hoá…cần đầu tư thêm vào tiếp thị quảng cáo. Một doanh nghiệp
riêng lẻ như một khách sạn hay một trung tâm lữ hành khó có thể thực hiện
được một mình nếu không có mối quan hệ với các ngành nghề khác.
- Tích cực tham gia hội chợ, triển lãm hội nghị, hội thảo về du lịch ở
nước ngoài và các tỉnh thành trong nước
112
KẾT LUẬN
Tiềm năng du lịch Ninh Bình rất lớn, không chỉ về tài nguyên thiên
nhiên, mà còn về tài nguyên văn hoá với các danh lam thắng cảnh, các điểm
du lịch nổi tiếng như: Tam Cốc - Bích Động, Khu bảo tồn ngập nước Vân
Long, Suối nước nóng Kênh Gà, vườn quốc gia Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư,
Chùa Bích Động...Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, hơn
10 năm qua, Du lịch Ninh Bình đang từng bước khởi sắc, khẳng định vai trò
của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngày càng thể hiện
như một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ việc phân
tích một cách hệ thống toàn diện thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh
Bình cho thấy ngành kinh tế du lịch của tỉnh đã đạt được những thành tựu
đáng kể: tỷ trọng GDP do ngành đóng góp ngày càng nhiều trong tổng GDP
của tỉnh; lượng khách du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên; doanh
thu từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế của địa phương; giải quyết việc làm cho hàng ngàn
lao động nông thôn ở các khu du lịch góp phần vào công tác xoá đói giảm
nghèo của tỉnh. Vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật du lịch, đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật ngày càng tăng lên; công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới
thiệu về quê hương và con người Ninh Bình cũng được chú trọng; Các hoạt
động kinh doanh du lịch ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của du khách.
113
Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành kinh tế du lịch Ninh Bình
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phong phú về du lịch của tỉnh, chưa thực
sự trở thành 1 ngành "kinh tế mũi nhọn". Chi tiêu của khách du lịch còn thấp;
việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn dàn trải; chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch
mới độc đáo; Cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chưa hoàn chỉnh; Các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch quy mô nhỏ; công tác lữ hành thiếu tính chủ
động sáng tạo; Công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh...Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng
có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển mạnh kinh tế du lịch Ninh Bình
trong những năm tới.
Trên cơ sở dự báo sự phát triển du lịch Ninh Bình và những quan điểm,
mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành du lịch Ninh Bình, luận văn đã
đề xuất một hệ thống các giải pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ thúc đẩy sự
phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh. Hệ thống giải pháp được trình bày
dưới hai giác độ. Về phía Nhà nước: Làm tốt công tác quản lý theo quy hoạch
các hoạt động du lịch; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật cho các hoạt động kinh doanh du lịch; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng
nguồn nhân lực; Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch Ninh Bình.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Đa dạng hoá và nâng cao chất
lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch; đẩy mạnh liên kết và hợp tác
trong hoạt động kinh doanh du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền và
quảng cáo cho các hoạt động du lịch.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy cô góp ý để luận văn của em được
hoàn chỉnh. Em xin trân trọng cảm ơn.
114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Ngọc Bảo ( 2006), " Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động: thành công
nhờ mô hình mới", Báo Du lịch, ( số 16), Tr 3
2. Thái Bình ( 2006), " Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hội
nhập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO", Tạp chí du lịch Việt Nam, (số
7), Tr 10-11.
3.Câu lạc bộ cán bộ hưu trí du lịch thành phố Hải Phòng (2005), "50
năm du lịch Hải Phòng", Nhà xuất bản Hải Phòng.
4. Cục thống kê Ninh Bình (2000) " Nông nghiệp nông thôn Ninh Bình
trong thời kỳ đổi mới".
5. Cục thống kê Ninh Bình (2005), “ Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh
Bình năm 2005”
6. Cục thống kê Ninh Bình (2007), " Niên giám thống kê năm 2006"
7. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, " Quản trị kinh doanh lữ
hành", NXB Thống kê, Hà Nội 2000.
8.Trịnh Xuân Dũng (1991), " Quản trị kinh doanh khách sạn", NXB
Đại học quốc Gia Hà Nội
115
9. Nguyễn Văn Đính ( 2006 ), "Giáo trình Kinh tế du lịch"( Nhà xuất
bản lao động xã hội ).
10. Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, " Kinh tế du lịch và Du lịch
học", Nhà XB trẻ, TP. Hồ Chí Minh 2001.
11. Nguyễn Hồng Giáp, "Kinh tế du lịch", NXB trẻ, Hà Nội 2002
12. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Nguyên Hồng ( 2004), " Giải pháp
cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du
lịch Hà Nội đến năm 2010"
13. Luận án tiến sĩ của Lê Thị Lan Hương(2004), "Một số giải pháp
nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách quốc tế đến Hà Nội của
các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội"
14. Lê Thị Lan Hương (2002), " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch chất lượng cao, trình độ cao phục vụ hội
nhập quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, của Thành phố Hà
Nội.
15. Trần Ngọc Nam (2000), " Maketting du lịch", NXB Tổng hợp Đồng
Nai
16. Trần Nhạn ( 1995), " Du lịch và kinh doanh du lịch", NXB văn hoá
thông tin.
17. Nghị quyết số 03/NQ-TU của ban thường vụ Tỉnh ủy về "phát triển
du lịch từ nay đến năm 2010".
18. Vũ Mạnh Hà, Tạ Đức Khánh (2004), " Cơ sở kinh tế du lịch", Khoa
du lịch học, Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn.
19. Đinh Trung Kiên ( 2004), " Một số vấn đề về du lịch Việt Nam",
Đại học quốc gia Hà Nội.
20. Phương Lâm ( 2006), " Những giải pháp phát triển du lịch Việt
Nam hậu WTO",Tạp chí du lịch Việt Nam ( Số 8), Tr 8-9
116
21. Nguyễn Văn Lưu (1998), " Thị trường du lịch", NXB Đại học quốc
gia Hà Nội,
22. Vũ Đức Minh ( 1999),"Tổng quan du lịch Hà Nội", NXB giáo dục.
23. Sở du lịch Ninh Bình (2006): “Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020
24. Sở du lịch Ninh Bình, "Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh
doanh của ngành Du lịch Ninh Bình giai đoạn 1995-2004".
25. Sở du lịch Ninh Bình ( 2002 - 2006), "Báo cáo tổng kết kết quả
kinh doanh du lịch qua các năm 2002 -2006".
26. Sở du lịch Ninh Bình, Báo cáo tổng kết tình hình cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ ngành du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, năm 2005.
27. Sở du lịch Ninh Bình (2006) ,"Báo cáo tóm tắt dự án bổ sung qui
hoạch khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020".
28. Sở du lịch Ninh Bình (2006), Thông tin du lịch Ninh Bình, số
01/2006, Nhà xuất bản thế giới.
29. Trần Thị Thuý Lan, Nguyễn Đình Quang ( 2006), " Giáo trình tổng
quan về du lịch", NXB Hà Nội.
30. Vũ Văn Tám, "Báo cáo tình hình tiến độ nghiên cứu - Phát triển đa
dạng các loại hình kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh Ninh Bình", Hà Nội
năm 2005.
31. Trần Đức Thanh (1999) " Nhập môn khoa học du lịch", Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội
32. Nguyễn Văn Thành ( 2006), " Du lịch Quảng Ninh trong thế kỷ
mới", Báo Du lịch, (số 17, ngày 23/4/2007), Tr C
33.Vũ Trung Tạng (2004), "Đất ngập nước Vân Long - Đa dạng sinh
học vấn đề khai thác và quản lý cho phát triển bền vững, NXB Nông nghiệp".
117
34. Võ Thị Thắng ( 2006), " Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển
du lịch sau khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO", ( Số 4), Tạp chí du lịch,
Tr 3-30-31.
35. Tổng cục du lịch ( 2006) "Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây
dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam".
36. Tổng cục du lịch: " Bước phát triển của du lịch Việt Nam ", Báo
nhân dân, ngày 21-4-2006.
37. Vũ Tấn Cảnh - Lê Thông, "Một số vấn đề về phương pháp luận và
phương pháp qui hoạch du lịch", Tổng cục du lịch, 1995
38.Trần Thị Kim Thu (2005) " Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động
kinh doanh du lịch", Đại học kinh tế quốc dân
39.Ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Bình (2005), Nghị quyết số
1806/2005/QĐ-UBND V/v "Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức và biên chế của Sở Du lịch Ninh Bình".
40. UBTV Quốc hội ( 1999), "Pháp lệnh Du lịch", NXB chính trị Quốc
gia Hà Nội.
41. Lê Thị Vân ( 2006), " Giáo trình văn hoá du lịch", NXB Hà Nội.
42. Văn kiện đại hội Đảng IX, X, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm
2000, 2006.
43. Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV.
44. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch ( 2005), Dự án qui hoạch
tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình ( 1995 - 2010), Ninh Bình 2005.
45. Robert Lanqua ( 1993) "Kinh tế du lịch" - NXB Thế giới - Hà Nội.
46. Các trang Web:
http: wwwvietnamtourism.gov.vn
http: wwwvietnamtourism-info.com
http: wwwdulichvietnam.com.vn
118
http: NinhBinhtourism.com.vn
Tài liệu nƣớc ngòai
47. Dao Thuy Phi, Orientation on development of tourism from 1996 to
2000, Viẹt nam Economic Review, No.5, 1996.
48. Peter Burns and Andreus Holden, Tourism - A New Perspetive,
Prentice Hall 1995.
49. Robert W.McIntosh, Charles R. Goeldner, J.R.Brent Ritchie-
Tourism: Principles, Practices, Philosophies - John Wiley & Sons, New
Yourrk 1995.
PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge
Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
AnyBizSoft