Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
9,839
608
124
6
Chương 1: Du lịch ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân- Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành kinh tế du lịch
Ninh Bình.
CHƢƠNG 1: DU LỊCH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG
TRONG NỀN KTQD- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Khái quát chung về hoạt động du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch và lịch sử ngành kinh doanh du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã
trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá của các
nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng hàng đầu của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi
là một ngành công nghiệp – “công nghiệp du lịch” và hiện nay ngành “công
nghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang
phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của
quốc gia.
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. Trong qúa trình phát triển, nội
dung hoạt động của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Tuy
nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta, khái niệm “du lịch” vẫn chưa thống
nhất. Do hoàn cảnh( thời gian, khu vực) khác nhau dưới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch cũng khác nhau. Đúng
như giáo sư, Tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế
7
giới đã nhận định: “ Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có
bấy nhiêu định nghĩa" [9 Tr 9]. Tuy chưa có một nhận thức thống nhất về khái
niệm “du lịch”, song thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế xã hội
cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống
nhất khái niệm “du lịch” giống như một số khái niệm cơ bản khác về du lịch
là một đòi hỏi cần thiết.
Khái niệm “du lịch” đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi
hành với nhiều lý do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung
quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, vì để học ngoại ngữ. Mầm mống đầu tiên của
hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu xuất hiện từ cuộc phân chia lao động xã
hội lần thứ hai( lúc ngành thủ công nghiệp xuất hiện) và sau đó tách ra khỏi
ngành Nông nghiệp truyền thống. Biểu hiện của hoạt động kinh doanh du lịch
trở nên rõ hơn khi ngành thương nghiệp xuất hiện vào thời đại chiếm hữu nô
lệ, tức là vào giai đoạn có sự phân chia lao động lần thứ 3 của xã hội loài
người. Vào đầu thế kỷ 17, bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng về giao thông trên
thế giới - đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặt
nhiều hơn trong ngành đường sắt, đóng tàu và công nghiệp sản xuất ô tô. Chỉ
sau một thời gian ngắn ở Châu Âu và Châu Mỹ mạng lưới đường sắt đã được
hình thành. Nhiều tàu lớn nhỏ, hiện đại đi lại khắp các biển và vịnh trên thế
giới. Giao thông trở thành nguyên nhân chính và điều kiện vật chất quan trọng
giúp cho việc phát triển các cuộc khởi hành của con người. Đến thế kỷ 19
khách du lịch chủ yếu đi lại tự túc, ít gây phiền hà cho dân bản xứ. Muộn hơn,
khi du lịch trở thành hiện tượng đại chúng, bắt đầu nảy sinh ra hàng loạt vấn
đề về việc đảm bảo chỗ ăn, ở, chỗ ngủ cho những người tạm sống ở ngoài nơi
cư trú thường xuyên của họ. Lúc này bắt đầu xuất hiện nghề mới trong dân
chúng tại các vùng du lịch như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi giới,
8
hướng dẫn du lịch….Hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách
sạn, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát… cùng các tổ chức du lịch và đội ngũ
phục vụ du lịch lần lượt ra đời. Từ giữa thế kỷ 19 du lịch mới thực sự trở
thành một hiện tượng đại chúng và lặp đi lặp lại đều đặn. Đó là lý do giải
thích tại sao khoa học du lịch ra đời muộn hơn một số ngành khoa học khác.
Như vậy, Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến, đã có
rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch.
Trong số những học giả đưa định nghĩa nhắn gọn nhất (tuy không phải
là đơn giản nhất) phải kể đến Ausher và Nguyễn Khắc Viện. Theo Ausher thì
"du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân", còn viện sỹ Nguyễn Khắc
Viện lại quan niệm rằng "du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con
người" [31 Tr8]. Trong các từ điển Tiếng Việt, du lịch được giải thích là đi
chơi cho biết xứ người.
Trong cuốn du lịch và kinh doanh du lịch của PTS Trần Nhạn thì "du lịch
là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác
với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần
đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được
tính bằng đồng tiền" [16].
Tiếp cận trên giác độ người kinh doanh du lịch thì du lịch là qúa trình tổ
chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu
cầu của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ
hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thoả mãn các nhu cầu của
khách, đồng thời qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hoá lợi
nhuận.
Định nghĩa về du lịch trong từ điển Bách khoa quốc tế về du lịch do viện
Hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “ Du lịch là tập hợp các hoạt
9
động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công
nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch”.
Định nghĩa của hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Otawa, Canada
diễn ra vào tháng 6/1991: “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng
thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi
không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới
thăm.” [9 Tr19]
Để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch,
khoa du lịch và Khách sạn ( trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội ) đã đưa
ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du
lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây: " Du lịch là
một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản
xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng
các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu
cầu khác của khách du lịch.”
Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “Du lịch”
được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”...
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch có
đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá xã hội. Trên
thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, mà
còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội…Ở nhiều nước trên thế giới, ngành du
lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong
10
nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.
1.1.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch
Du lịch là một ngành đặc biệt từ sản phẩm đến phương thức kinh doanh
và tính chất hoạt động. Do đó, khi tìm hiểu các khái niệm chung về du lịch
chúng ta cũng phải tìm hiểu sản phẩm của du lịch và những nét đặc trưng cơ
bản của nó.
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách được
tạo nên bởi sự kết hợp của viêc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó.
Như vậy, Sản phẩm du lịch bao gồm:
+ Dịch vụ du lịch là một phần của lao động sống trong ngành du lịch để
phục vụ khách như: hướng dẫn tham quan, lưu trú, vận chuyển, chăm lo sức
khoẻ, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác…
+ Các hàng hoá trong du lịch: là nhưng hàng hoá thông thường, tặng
phẩm, đồ lưu niệm, và các đặc sản...
+ Tiện nghi du lịch: là tổng thể các điều kiện thuận tiện phục vụ cho
khách. Gồm: tiện nghi trong phòng, phương tiện thông tin liên lạc, chất lượng
vận chuyển, thủ tục Hải Quan…Đó là kết hợp cộng đồng trách nhiệm của
nhiều cơ quan thuộc các lĩnh vực khác nhau.
+ Tài nguyên du lịch: là nhân tố hàng đầu có liên quan sức hấp dẫn với
du khách và là điều kiện cần để có hoạt động trong du lịch, gồm: cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình
lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du
lịch.
11
Với cấu thành sản phẩm rất đặc biệt như vậy, sản phẩm du lịch cũng có
những đặc điểm khác với các sản phẩm vật chất hay dịch vụ khác, cụ thể:
+ Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi sự tổng hợp các nguồn kinh doanh
khác nhau: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ…
+ Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện đồng thời,
tại chỗ, không mang đi trưng bày hoặc tiêu thụ ở nơi khác được.
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng trừu tượng, không lưu
kho lưu bãi được(1 đêm ngủ, 1 chỗ ngồi…). Giống như các sản phẩm dịch vụ
khác, sản phẩm du lịch không bán được thì mất giá trị chứ không để dành
trong kho hoặc cất giữ được. Chính đặc điểm này làm cho tính thời vụ trong
hoạt động kinh doanh du lịch càng đậm nét.
Sản phẩm du lịch thường được bán trọn gói với các loại hình, các tuyến
điểm với các tiện nghi khác nhau.
+ Sản phẩm hàng hoá trên thị trường du lịch khá đa dạng và vượt khỏi
khuôn khổ khái niệm hàng hoá. Đây là đặc điểm rất đặc biệt của sản phẩm
hàng hoá du lịch. Ngoài đặc điểm hàng hoá thông thường, còn có cả những
thành phần mà bản thân nó không có tính chất hàng hoá hay dịch vụ ( như
cảnh quan thiên nhiên, bầu không khí, môi trường…); những hàng hoá này
bán rồi mà vẫn còn nguyên giá trị sử dụng hoặc chỉ hao tổn ít; những hàng
hoá này nếu không được tiêu dùng thì sẽ không có giá trị, tiêu dùng càng
nhiều càng có giá trị.
Do vậy để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn.
Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng
quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du
lịch thường diễn ra không đều đặn, mà chỉ tập trung vào những thời gian nhất
định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần, trong
12
năm. Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính thời
vụ. Sự dao động ( về thời gian ) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc
tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong du lịch luôn là vấn
đề bức xúc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
1.1.3 Các loại hình du lich:
Ngành kinh tế du lịch được hình thành và phát triển khi nghề tiểu thủ
công được tách khỏi sản xuất nông nghiệp. Ở thời Cổ Đại loại hình du lịch
phổ biến là du lịch tôn giáo với nhu cầu tín ngưỡng, hàng ngàn người đã hành
hương tới các đền chùa, nhà thờ, thánh địa. Đến thời Trung Đại xuất hiện các
hình thức du lịch công vụ, du lịch tham quan của các tầng lớp quí tộc, các
chính khách, thương gia. Sang thời kỳ Cận Đại khoa học kỹ thuật đã có
những bước phát triển đáng kể thì du lịch cũng phát triển nhanh chóng. Song
phần lớn du khách mới chỉ là tầng lớp thượng lưu và trung lưu.
Đến thời kỳ khoa học công nghệ phát triển cao, đặc biệt từ sau chiến
tranh thế giới thứ 2 đến nay đã thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển nhanh
chóng. Du lịch đã trở thành phổ biến trong đời sống của con người và ngày
càng phát triển đa dang phong phú. Tuy nhiên để có thể đưa ra các định
hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về
du lịch cũng như các nhà quản trị Doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch
thành các loại hình du lịch khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân chia các loại
hình du lịch.
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này,
du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
- Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
13
- Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến
của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
* Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch thì du lịch được
phân thành những loại sau:
- Du lịch chữa bệnh: Đi du lịch để chữa một căn bệnh nào đó, gắn liền
với nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh bên các nguồn nước khoáng và
khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu thích hợp.
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Xuất phát từ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí để
phục hồi sức khoẻ. Đây là loại hình có tác dụng thư giãn.
- Du lịch thể thao: Xuất phát từ sự ham mê thể thao, gồm du lịch thể thao
chủ động tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao như: leo núi, câu cá,
bơi thuyền, săn bắn...
- Du lịch văn hoá: Đáp ứng nhu cầu hiểu biết thích nâng cao tìm hiểu
nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, danh lam thắng cảnh, chế độ xã hội, kinh tế, văn
hoá, phong tục tập quán...của nơi đến du lịch.
- Du lịch công vụ: Với mục đích chính nhằm thực hiện nhiệm vụ công
tác. Tham gia loại hình này là khách đi dự các hội nghị, hội thảo và dự các lễ
kỷ niệm lớn.
- Du lịch thương gia
- Du lịch tôn giáo
* Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành:
- Du lịch theo đoàn: ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn
và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ
tới thăm, nơi lưu trú và ăn uống.
14
- Du lịch cá nhân: Cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của tổ
chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác. Khách du lịch
không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo những điều kiện đã được thông báo
và chuẩn bị trước. Tuy nhiên, các cá nhân vẫn co thể đi du lịch tự do mà
không cần thông qua tổ chức du lịch nào.
* Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, du lịch được phân
thành:
- Du lịch bằng xe đạp: loại hình này phổ biến ở các nước phát triển và có
địa hình khá bằng phẳng như áo, Hà Lan, Đan Mạch...Du lịch bằng xe đạp
thường tổ chức từ một đến ba ngày, thường tổ chức vào cuối tuần và đến
những điểm du lịch gần.
- Du lịch bằng xe máy
- Du lịch bằng ô tô: Đây là loại hình du lịch phổ biến ở các nước phát
triển, đặc biệt là Châu Âu và được đi bằng ô tô riêng.
- Du lịch bằng tàu thuỷ: Loại hình này đã có từ lâu, tàu thuỷ dùng cho du
lịch thường là một tổ hợp đảm bảo nhiều loại dịch vụ...
- Du lịch bằng tàu hoả: Loại hình này xuất hiện từ giữa thế kỷ trước và
có chi phí giao thông thấp, nên không phù hợp với nhiều tầng lớp xã hội.
- Du lịch bằng máy bay: là một trong những loại hình tiên tiến đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch trong nước, những vùng xa xôi và có mức sống
cao.
Tuy nhiên du lịch máy bay có nhược điểm giá thành cao, nên không phù
hợp với tầng lớp xã hội có thu nhập thấp.
* Căn cứ vào thời gian đi du lịch phân thành:
15
- Du lịch dài ngày: Diễn ra vào các kỳ nghỉ phép năm, nghỉ hè hoặc nghỉ
đông và kéo dài một tuần đến vài tuần thực hiện các chuyến đi thăm những
điểm du lịch ở xa, du lịch nghỉ ngơi hay du lịch văn hoá.
- Du lịch ngắn ngày: Thường kéo dài đến 3 ngày và vào cuối tuần, phát
triển nhiều ở những nước có chế độ làm việc 5 ngày: Anh, Pháp, Mỹ...
* Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch được phân thành:
- Du lịch nghỉ núi
- Du lịch nghỉ biển, sông, hồ
- Du lịch thành phố
- Du lịch đồng quê.
Nhìn chung, các loại hình du lịch thường phối hợp chặt chẽ với nhau,
như đi dự hội nghị, hội thảo kết hợp với tham quan nghỉ mát, vui chơi giải trí;
du lịch nghỉ ngơi giải trí với du lịch nhân văn; du lịch công vụ với du lịch văn
hoá... Do đó, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các tổ chức du
lịch cần nghiên cứu cách thức tổ chức các loại hình du lịch đan xen để đáp
ứng nhu cầu tối đa của khách, tuỳ theo sở thích của từng loại khách.
1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân
1.2.1 Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin,
du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc
gia. Ngày 3 và ngày 5 tháng 11 năm 1994 tại OSAKA Nhật Bản, Hội nghị Bộ
trưởng du lịch thế giới có các đoàn đại biểu của 78 nước và vùng, 18 chính
quyền địa phương và 5 quan sát viên. Điểm 2 phần I của tuyên bố du lịch
OSAKA khẳng định: " Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm thế
giới, chiếm 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ