Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
6,804
973
116
2
thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tạo ra được nhiều nguồn
thu lợi nhuận trong dài hạn ở tương lai. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ hiện
đại
như Internet Banking cũng giúp tiết kiệm chi phí giao dịch, chi phí thời gian
cho
khách hàng, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Do những lý do trên mà việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc
quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking để từ đó có thể đưa ra các giải pháp
cho việc phát triển Internet Banking tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là
thực sự cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước giai đoạn hội nhập sâu
và rộng vào nền kinh tế thế giới việc áp dụng những sản phẩm ứng dụng công nghệ
hiện đại trong ngân hàng là rất quan trọng để ngân hàng trong nước có đủ khả
năng
cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy mà tác giả nhận thấy tính cấp
thiết
và chọn đề tại là “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ
Internet Banking đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu:
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ Internet
Banking của khách hàng cá nhân
- Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet
Banking của khách hàng cá nhân tại Eximbank.
- Dựa trên kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng dịch vụ
Internet Banking để đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ Internet Banking đối
với
khách hàng cá nhân tại Eximbank.
3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng dịch vụ Internet
Banking của khách hàng cá nhân?
+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quyết định sử dụng dịch vụ
Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Eximbank ra sao?
+ Giải pháp phát triển dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng cá nhân
tại Eximbank ra sao?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng dịch
vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Eximbank.
Đối tượng khảo sát: Các cá nhân đã sử dụng dịch vụ Internet Banking tại
Eximbank và đang sử dụng các dịch vụ khác tại Eximbank.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn TP.HCM và
các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu nơi Eximbank có hoạt động tốt ở các
mảng dịch vụ ngân hàng.
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu trong luận văn được tác giả thu thập chủ yếu
trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2011-2015.
Các số liệu nghiên cứu được tổng hợp từ Eximbank, Tổng cục thống kê, các
báo cáo tài chính của ngân hàng và từ các nguồn khác.
1.5 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích thu thập thông tin
số liệu từ các báo cáo hoạt động của Eximbank qua các năm và nguồn số liệu từ
sách, báo, internet, các báo cáo tài chính …
Nghiên cứu sơ bộ: từ cơ sở lý thuyết xây dựng các thang đo sơ bộ. Sau đó sử
dụng kỹ thuật phỏng vấn thử, thảo luận và tham khảo với các chuyên gia. Mục đích
của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến 250 khách hàng để thu thập, phân tích dữ
liệu
4
khảo sát thực tế, đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý số liệu, bao gồm kiểm
định thang đo ( Cronbach’s Alpha), phân tích yếu tố khám phá (EFA), mô hình hồi
quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của luận văn giúp các nhà quản lý dịch vụ ngân hàng tại Eximbank
thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng dịch vụ Internet
Banking tại Eximbank để có thêm các luận chứng từ đó các nhà quản lý xem xét,
tham khảo định hướng thêm trong công tác quản trị …..
Giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng cá nhân tại ngân
hàng Eximbank từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ Internet Banking.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn có khối lượng 75 trang A4, 06 bảng biểu, 09 biểu đồ, 04 sơ đồ.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được bố cục thành 4
chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ
Internet Banking.
Chương 3: Thực trạng dịch vụ Internet Banking tại Eximbank.
Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Eximbank.
Chương 5: Giải pháp phát triển dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng
cá nhân tại Eximbank.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH SỬ DNG DỊCH V INTERNET BANKING
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH V NGÂN HNG ĐIỆN TỬ V
INTERNET BANKING
2.1.1 Dịch vụ ngân hàng
Hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tính đa dạng, phức tạp, vô
hình của các loại hình dịch vụ làm cho việc thống nhất khái niệm dịch vụ trở nên
khó khăn. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới mỗi quốc gia đều có những cách
hiểu về dịch vụ khác nhau. Sau đây là một số quan điểm về dịch vụ ngân hàng trên
thế giới và ở Việt Nam:
Theo nghiên cứu của Gronroos(1990)
“ Dịch vụ là một hoạt động hoặc là chuỗi các hoạt động có tính chất vô hình và
trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên tiếp xúc với
khách
hàng, các nguồn lực vật chất, hàng hóa hay hệ thống giải quyết những vấn đề của
khách hàng”
Theo Kotler và Armstrong (1991)
Dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên
kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao sở hữu nào cả.
Theo hiệp định chung về thương mại dịch vụ - (GATS) :
“Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung
cấp dịch vụ tài chính của một thành viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm:
mọi
dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và
dịch
vụ tài chính khác”.
Theo Tổ chức thương mai thế giới - (WTO):
“Dịch vụ tài chính bao gồm: Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến
bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác; dịch vụ chứng khoán”.
Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam:
Hiện nay, luật các TCTD số 47/2010/QH12 của Việt Nam chưa đưa ra một khái
niệm cụ thể về dịch vụ ngân hàng mà chỉ nói đến hoạt động ngân hàng. “Hoạt động
6
ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp
vụ sau:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Từ các khái niệm trên có thể tóm tắt về dịch vụ ngân hàng như sau:
Dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính, là những dịch vụ tài
chính liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, được ngân hàng thực hiện
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Các NHTM cung ứng các dịch vụ như tiền gửi, tín dụng, thanh toán qua tài
khoản ngân hàng … v.v. Các dịch vụ này được thể hiện qua các sản phẩm đa dạng
cụ thể liên quan. Nên có thể nói ngân hàng là nơi cung ứng một cách tốt nhất các
sản phẩm dịch vụ này.
Dịch vụ ngân hàng có những đặc điểm:
Tính vô hình: Về bản chất, dịch vụ không có tính hữu hình về vật chất hay
nói cách khác, dịch vụ là một hành động, sự thi hành, một nỗ lực trong khi hàng
hóa
là một vật thể, thiết bị, đồ đạc. Do vậy dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng
tư duy
hay cảm giác chứ ta không thể “sờ nắm” sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không
thể đo lường đường bằng phương pháp thông thường về trọng lượng, thể tích.
Tính không thể tách rời và không lưu giữ được: Khác với sản xuất vật
chất, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn lưu kho sau đó mới đem tiêu thụ, nhu
cầu
dịch vụ thường giao động lớn có thời điểm nhu cầu tăng đột biến, song các NH
cũng không thể sản xuất sẵn rồi đem cất trữ để dùng khi có nhu cầu. Do đó dịch
vụ
ngân hàng trở thành một hành động xảy ra cùng lúc với sự hợp tác giữa người tiêu
dùng và nhà cung cấp – ngân hàng và định chế tài chính. Các dịch vụ ngân hàng
được bán rồi mới được sản xuất và tiêu dùng.
Tính không đồng nhất: Mỗi khách hàng có yêu cầu, đánh giá không giống
nhau về các loại dịch vụ. Điều này buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải đưa ra
cách
7
phục vụ thích hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng một cách cao nhất
nhu cầu của khách hàng.
Tính không có sự chuyển giao quyền sở hữu: Đối với sản phẩm là hàng
hóa, khi mua sản phẩm thì người mua đã được người bán trao quyền sở hữu sản
phẩm đó, nhưng với sản phẩm dịch vụ thì không có sự chuyển giao quyền sở hữu
mà người cung cấp chỉ bán quyền sử dụng sản phẩm đó.
Tính đa dạng phong phú và không ngừng phát triển: Hiện nay trên thế
giới có rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau. Các ngân hàng đang cố gắng
phát triển theo hướng kinh doanh đa năng chứ không chỉ đơn thuần làm những
nghiệp vụ truyền thống như xưa. Các ngân hàng đang ngày càng đa dạng hóa sản
phẩm để cung cấp đến khách hàng. Nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng ra đời được
hỗ trợ đắc lực bởi công nghệ thông tin và các công nghệ mới cho các sản phẩm lần
đầu xuất hiện cũng như các sản phẩm ngân hàng truyền thống.
2.1.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử và Internet Banking
2.1.2.1 Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và Internet Banking
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự phát
triển của công nghệ thông tin dẫn đến thương mại điện tử cũng ra đời và phát
triển
nhanh chóng. Hiện nay thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng trên toàn
thế
giới mà trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của thương mại điện tử góp phần giúp
cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, cắt giảm chi
phí,
nâng cao năng lực cạnh tranh mà trong đó lĩnh vực ngân hàng không phải là ngoại
lệ.
Với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ giúp cho lĩnh vực ngân hàng thu
hút
khách hàng nhiều hơn và đáp ứng được các nhu cầu dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện
đại thuận lợi cho khách hàng trong các giao dịch nhanh chóng và tiện lợi.
Hiện nay trên thế giới dịch vụ ngân hàng điện tử đã khá phổ biến, đa dạng về
loại hình nhưng chủ yếu vẫn là các loại sau : call centre, phone banking, mobile
banking, home banking, internet banking. Trong các loại trên thì Internet
Banking là
một trong những sản phẩm dịch vụ tiện ích nổi bật của ngân hàng điện tử, đây là
một
kênh phân phối sản phẩm mới giúp ngân hàng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và
8
mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Các ngân hàng hiện nay đang coi Internet
Banking như một trong những chiến lược trọng tâm trong việc duy trì và mở rộng
khách hàng. Ban đầu khi các ngân hàng mới triển khai dịch vụ Internet Banking
thì
nó chỉ bao gồm các giao dịch đơn giản như truy vấn số dư (tiền gửi thanh toán,
tiền
gửi có kỳ hạn, tài khoản thẻ ..), truy vấn lịch sử giao dịch đã thực hiện, xem
và in sao
kê tài khoản … nhưng hiện nay khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền, thanh
toán
hóa đơn, nạp tiền điện thoại, chuyển khoản với hạn mức lớn qua Internet Banking
mà
không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại các quầy giao dịch tại ngân hàng.
Thậm chí
ngày nay ngân hàng kết hợp với các máy ATM tự động nhận tiền gửi của khách hàng
vào tài khoản sau đó khách hàng có thể giao dịch gửi tiết kiệm online trực tiếp
trên
Internet Banking, hay khách hàng có thể quản lý tài chính và quản lý các khoản
vay
thông qua dịch vụ Internet Banking của ngân hàng. Do đó mà các ngân hàng ngày
càng tập trung phát triển dịch vụ Internet Banking đa dạng, nhanh chóng và an
toàn
để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
2.1.2.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử và Internet Banking
Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử là những dịch vụ được ngân hàng cung cấp cho
khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại, tức dựa trên công nghệ
điện tử. Dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng có thể truy nhập từ xa
vào
một ngân hàng nhằm nắm bắt các thông tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng,
thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua phương tiện hiện đại mà không
cần
phải đến quầy giao dịch. Nói cách khác, dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ
thống
phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu, nắm bắt thông tin tài chính ngân
hàng, hoặc thực hiện hoặc được cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng có liên
quan, thông qua việc kết nối máy tính của mình với hệ thống mạng máy tính của
ngân hàng, hoặc thông qua phương tiện truyền thông hiện đại kết nối không dây
khác. [13 - Giáo trình nghiệp vụ NHTM - Nguyễn Đăng Dờn, 2009]
Phân loại dịch vụ ngân hàng điện tử
9
Hiện nay ở nhiều nước dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển khá phổ biến,
đa dạng về loại hình sản phẩm và dịch vụ. Nhưng nhìn chung thì có các loại dịch
vụ
cơ bản dưới đây theo phân loại của của tác giả Nguyễn Đăng Dờn (Giáo trình
nghiệp vụ NHTM, 2009).
Home Banking: Với ngân hàng tại nhà (home banking), khách hàng giao dịch
với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng
riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với
hệ
thống máy tính của ngân hàng. Thông qua dịch vụ Home Banking, khách hàng có thể
thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, bái
Nợ, báo Có
… Để sử dụng được dịch vụ Home Banking khách hàng chỉ cần có máy tính ( tại nhà
hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua modem – đường
điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những
số
điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home Banking của ngân hàng.
Phone Banking: Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua
điện thoại hoàn toàn tự động. Do tư động nên các loại thông tin được ấn định
trước,
bao gồm thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá
nhân
cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê 5 giao dịch cuối cùng trên tài
khoản,
các thông báo mới nhất … Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu
cho các loại thông tin nói trên. Hiện nay qua Phone Banking, thông tin được cập
nhật, khác với trước đây khách hàng chỉ có thông tin của cuối ngày hôm trước.
Mobile Banking: là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di
động, song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet ra đời khi mạng
lưới Internet phát triển đủ mạnh vào khoảng thập niên 90. Phương thức này ra đời
nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch
vụ
tự động không có người phục vụ. Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần đăng
ký để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp những
thông
tin cơ bản như: số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán.
Sau
đó, khách hàng được nhà cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng này cung cấp một
mã số định danh (ID). Mà số này không phải số điện thoại và nó sẽ được chuyển
10
thành mã vạch để dán lên điện thoại di động, giúp cho việc cung cấp thông tin
khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn tại các thiết
bị
đầu cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số định danh khách
hàng còn được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch
thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ
tục
cần thiết thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh
toán
qua điện thoại di động.
Call Centre: Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại
bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để
được cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân. Khác với Phone Banking
chỉ cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn, Call centre có thể linh hoạt cung
cấp
thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhược điểm của Call centre
là
phải có người trực 24/24 giờ.
Internet Banking:
Khái niệm
Theo (Frust, Lang and Nolle, 2000) thì Internet Banking dùng để chỉ sử
dụng Internet như một kênh phân phối dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả dịch vụ ngân
hàng truyền thống như kiểm tra số dư, in sao kê tài khoản, chuyển tiền sang tài
khoản khác và thanh toán hóa đơn. Và các dịch vụ ngân hàng mới như thanh toán
điện tử và trả lương trực tiếp vào tài khoản.
Theo sổ tay kiểm soát viên (Comptroller of the Currency ,1999, Internet
Banking, Comptroller’s Handbook, Washington.). “Internet Banking” đề cập đến hệ
thống mà khách hàng của ngân hàng có thể truy cập tài khoản và thông tin chung
về
các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua một máy tính cá nhân hoặc thiết bị
điện tử thông minh khác.
Theo tác giả Nguyễn Đăng Dờn (Giáo trình nghiệp vụ NHTM, 2009) thì
“Dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các
tài
khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách
hàng
truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy cập
thông
11
tin cần thiết. Thông tin rất phong phú, đến từng chi tiết giao dịch của khách
hàng
cũng như thông tin khác về ngân hàng. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các
Website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng. Tuy nghiên, khi
kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với
rủi ro
trên phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn vì đầu tư hệ thống bảo mật rất tốn
kém”.
Nói tóm lại Internet Banking là một dịch vụ của ngân hàng nó có thể
được hiểu là việc khách hàng sử dụng một tên truy cập có mật khẩu đi kèm được
ngân hàng cấp khi khách hàng đăng ký, qua đó mà khách hàng có thể dùng máy
tính cá nhân hoặc các thiết bị điện tử thông minh khác của mình truy cập vào
trang mạng chính thức của ngân hàng để xem tài khoản hay xem thông tin
chung về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cũng như là thực hiện các giao
dịch tài chính mà không cần phải đến trực tiếp các quầy giao dịch của ngân
hàng. Các giao dịch tài chính được thực hiện từ mức độ cơ bản như xem thông
tin tài khoản , liệt kê các giao dịch đã thực hiện cũng như có thể thực hiện các
giao dịch ở mức độ cao hơn như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, theo dõi thực
hiện nghĩa vụ các khoản vay …..
2.1.2.3 Internet Banking đối với khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Internet Banking là những khách hàng
cá nhân đơn lẻ, hộ gia đình chủ yếu sử dụng dịch vụ phục vụ cho công việc cá
nhân,
gia đình. Khách hàng cá nhân ảnh hưởng bởi những quyết định mang tính chủ quan
cá nhân như tiện ích sản phẩm, thao tác sử dụng, hình ảnh ngân hàng … chứ không
giống như khách hàng doanh nghiệp khi bị chi phối bởi nhiều vấn đề phức tạp có
điều kiện như thông qua quy trình lựa chọn, phương thức đấu thầu chọn giá, đặc
điểm của doanh nghiệp …
2.1.2.4 Các cấp độ của Internet Banking
Theo sổ tay kiểm soát viên ( Comptroller of the currency (1999), Internet
Banking, Comptrolller’s Handbook, Washington) các cấp độ phát triển của Internet
Banking có ba loại cơ bản sau:
+ Cung cấp thông tin