Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
2,052
563
155
36
thông tin này trong công tác quản lý, giám sát và ra quyết định. Chính vì vậy,
tình trạng bất cân xứng về thông tin trong Nhà nước ta hiện nay đang trở nên
ngày càng phổ biến. Chi phí đại diện tăng cao không có nghĩa là sẽ giảm thiểu
tình trạng này mà cần có cơ chế thích hợp để cải thiện toàn diện hệ thống hành
chính, nâng cao khả năng giám sát, trách nhiệm trong thực thi công vụ, cung cấp
thông tin hữu ích, công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình.
Một cơ chế ủy quyền, đại diện vận hành hiệu quả nhất là cơ chế giảm chi
phí đại diện xuống mức thấp nhất trong các điều kiện ràng buộc cho trước. Bên
ủy quyền phải tìm ra các giải pháp để bên đại diện thực hiện nhiều nhất các hoạt
động phù hợp với mong muốn hoặc yêu cầu định trước của bên ủy quyền và lợi
ích của bên đại diện không phải hình thành từ thiệt hại của bên ủy quyền. Như
vậy, Quốc hội, Chính phủ phải ban hành CMKT công, Luật và các văn bản pháp
lý liên quan đến việc quản lý thu và chi ngân sách… yêu cầu các cơ quan quản lý
nhà nước tuân thủ. Tức là tác động vào các nhân tố Hệ thống pháp lý để nâng cao
chất lượng BCTC làm giảm chi phí đại diện trong lý thuyết đại diện.
2.4.3. Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision Usefulness Theory)
Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng
như là một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay
của chuẩn mực BCTC quốc tế và CMKT nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn
mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho
các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu
ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích - chi phí, là một khía cạnh quan
trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfre et al, 2003).
Theo lý thuyết này, rõ ràng luôn có sự mất cân đối về mặt thông tin giữa
đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức. Xem xét dưới góc độ khu vực công
Việt Nam, luôn tồn tại nhu cầu thông tin từ Quốc hội, Chính phủ cơ quan quản lý
và người dân, trong khi đó, các cơ quan nhà nước lại không thể cung cấp được
các thông tin như yêu cầu hoặc có khi thông tin không chính xác, sai lệch, ảnh
hưởng đến công tác giám sát, quản lý và ra quyết định của Quốc hội, Chính phủ.
Chính điều này đặt ra vấn đề là làm sao để các thông tin cung cấp ra bên ngoài
37
vừa có tính chuẩn xác vừa phải hữu ích trong việc đưa ra các quyết định chính
xác và thích hợp.
Áp dụng lý thuyết này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng
thông tin mà các cơ quan nhà nước công bố và giải trình. Do đó, ngoài những
thông tin bắt buộc, các nhà quản lý phải cung cấp thêm những thông tin cần thiết
đáp ứng nhu cầu của đối tượng tiếp nhận thông tin.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN
Trong chương 1, tác giả đã liệt kê một số bài nghiên cứu trong nước và
nước ngoài về chất lượng BCTC và các nhân tố liên quan đến chất lượng BCTC.
Vì vậy, nghiên cứu này tiếp tục kế thừa kết quả các nghiên cứu trước kết hợp với
việc tổng hợp ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực kế toán để đưa vào nghiên cứu
trong bài luận văn của mình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại đơn
vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ như sau:
2.5.1. Môi trường pháp lý:
Chủ yếu các nghiên cứu trước đây đã xác định nhân tố môi trường pháp lý
có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN, tức là các quy
định pháp lý về kế toán càng rõ ràng, thống nhất thì chất lượng BCTC càng cao.
Theo Nistor,C.S. et al (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
phát triển kế toán khu vực công trong đó có nhân tố môi trường pháp lý.
Ngoài ra, theo Trần Thị Tùng (2015), Diệp Tiên (2016), Phạm Kim Ánh
(2017) cho rằng môi trường pháp lý ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng BCTC;
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) cho rằng môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC.
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng thì việc quản lý, kiểm soát bằng các
văn bản pháp luật, chất lượng thông tin trên BCTC sẽ được minh bạch hơn, góp
phần giảm thiểu các rủi ro.
Như vậy, môi trường pháp lý có tác động cùng chiều đến chất lượng
BCTC.
38
2.5.2. Môi trường chính trị:
Theo nghiên cứu của Nistor,C.S. et al (2013) cho rằng nhân tố môi trường
chính trị là nhân tố quan trọng nhất cho việc phát triển kế toán khu vực công.
Ngoài ra, theo Trần Thị Tùng (2015), Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016),
Phạm Thị Kim Ánh (2017) cho rằng môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN.
Theo lý thuyết đại diện thì để chi phí đại diện xuống mức thấp nhất đòi hỏi
Quốc hội, Chính phủ phải thiết lập các chuẩn mực yêu cầu các cơ quan chính
quyền các cấp tuân thủ.
Như vậy, môi trường chính trị có tác động cùng chiều đến chất lượng
BCTC.
2.5.3. Môi trường kinh tế:
Theo Nistor,C.S. et al (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
phát triển kế toán khu vực công trong đó có nhân tố môi trường kinh tế.
Ngoài ra, theo Trần Thị Tùng (2015), Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016),
Phạm Thị Kim Ánh (2017) cho rằng môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC tại đơn vị HCSN.
Theo lý thuyết đại diện thì để chi phí đại diện xuống mức thấp nhất đòi hỏi
Quốc hội, Chính phủ phải thiết lập các chuẩn mực yêu cầu các cơ quan chính
quyền các cấp tuân thủ.
Như vậy, môi trường kinh tế có tác động cùng chiều đến chất lượng
BCTC.
2.5.4. Môi trường giáo dục:
Trình độ chuyên môn của chuyên gia, chuyên viên kế toán giúp họ có
những quyết định hợp lý về phương pháp, kỹ thuật hạch toán, tổ chức, vận dụng
đúng và hiệu quả các văn bản, chế độ kế toán ban hành. Chuyên viên kế toán
trong đơn vị đóng vai trò quan trọng vì họ chính là người tham gia trực tiếp vào
công tác tổ chức, vận hành hệ thống kế toán của đơn vị đó.
Theo Nistor,C.S. et al (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
phát triển kế toán khu vực công trong đó có nhân tố môi trường giáo dục.
39
Theo Trần Thị Tùng (2015), Phạm Thị Kim Ánh (2017) thì môi trường
giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN.
Theo lý thuyết thông tin hữu ích thì luôn có sự mất cân đối về mặt thông
tin giữa đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức. Do đó, cần phải cung cấp
thông tin ra bên ngoài vừa có tính chuẩn xác vừa phải hữu ích trong việc đưa ra
các quyết định.
Như vậy, môi trường giáo dục có tác động cùng chiều đến chất lượng
BCTC.
2.5.5. Môi trường văn hóa:
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức công tác kế toán
tại đơn vị. Một đơn vị tổ chức công tác kế toán có hiệu quả hay không còn phụ
thuộc vào văn hóa của nhà lãnh đạo, của CBCCVC.
Theo Nistor,C.S. et al (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
phát triển kế toán khu vực công trong đó có nhân tố môi trường văn hóa.
Theo Trần Thị Tùng (2015), Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016), Phạm Thị
Kim Ánh (2017) thì môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại
đơn vị HCSN.
Theo lý thuyết thông tin hữu ích thì luôn có sự mất cân đối về mặt thông
tin giữa đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức. Do đó, cần phải cung cấp
thông tin ra bên ngoài vừa có tính chuẩn xác vừa phải hữu ích trong việc đưa ra
các quyết định.
Như vậy, môi trường văn hóa có tác động cùng chiều đến chất lượng
BCTC.
2.5.6. Đào tạo bồi dưỡng CBCCVC:
Theo ý kiến phỏng vấn chuyên gia thì đội ngũ CBCCVC kế toán có trình
độ chuyên môn về kế toán, thường xuyên được bồi dưỡng cập nhập những kiến
thức về kế toán giúp BCTC của đơn vị ngày càng được cải thiện.
Theo Diệp Tiên (2016) cho rằng nhân tố Đào tạo - đãi ngộ có ảnh hưởng
đến chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN.
40
Như vậy, đào tạo bồi dưỡng CBCCVC có tác động cùng chiều đến chất
lượng BCTC.
2.5.7. Hệ thống TTKT của đơn vị:
Theo Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) thì hệ thống TTKT của đơn vị là
nhân tố trực tiếp tác động đến chất lượng TTKT tại đơn vị đó.
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng thì một hệ thống TTKT tốt sẽ mang
lại một chất lượng TTKT tốt hơn sẽ làm giảm bớt sự chênh lệch thông tin giữa
bên ngoài với bên trong đơn vị HCSN.
Như vậy, hệ thống TTKT của đơn vị có tác động cùng chiều đến chất
lượng BCTC.
Bảng 2.1. Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại
đơn vị HCSN
STT
Nhân tố
Cơ sở lý thuyết
Chiều tác động
1
Môi trường pháp lý
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Nistor, C.S. et al (2013)
Trần Thị Tùng (2015)
Diệp Tiên (2016)
Phạm Thị Kim Ánh (2017)
Cùng chiều
2
Môi trường chính trị
Lý thuyết đại diện
Nistor, C.S. et al (2013)
Trần Thị Tùng (2015)
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
Phạm Thị Kim Ánh (2017)
Cùng chiều
3
Môi trường kinh tế
Lý thuyết đại diện
Nistor, C.S. et al (2013)
Trần Thị Tùng (2015)
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
Phạm Thị Kim Ánh (2017)
Cùng chiều
4
Môi trường giáo dục
Lý thuyết thông tin hữu ích
Cùng chiều
41
Nistor, C.S. et al (2013)
Trần Thị Tùng (2015)
Phạm Thị Kim Ánh (2017)
5
Môi trường văn hóa
Lý thuyết thông tin hữu ích
Nistor, C.S. et al (2013)
Trần Thị Tùng (2015)
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
Phạm Thị Kim Ánh (2017)
Cùng chiều
6
Đào tạo bồi dưỡng
CBCCVC
Phỏng vấn chuyên gia
Diệp Tiên (2016)
Cùng chiều
7
Hệ thống TTKT của
đơn vị
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
Cùng chiều
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước và các tài liệu liên
quan, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý thuyết để làm rõ các nội dung về đơn vị
HCSN, BCTC đơn vị HCSN theo chế độ kế toán HCSN, đặc điểm chất lượng
của BCTC. Ngoài ra, tác giả đã phân tích 3 lý thuyết quan trọng làm nền tảng cho
luận văn nghiên cứu gồm lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết đại diện, lý
thuyết thông tin hữu ích. Trên cơ sở các lý thuyết nền tảng, tác giả đã xác định
được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đơn vị HCSN trên địa bàn
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An bao gồm 7 nhân tố: Môi trường pháp lý; Môi
trường chính trị; Môi trường kinh tế; Môi trường giáo dục; Môi trường văn hóa;
Đào tạo bồi dưỡng CBCCVC; Hệ thống TTKT của đơn vị.
Tiếp theo trong Chương 3, tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu liên
quan đến đề tài.
43
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC tại các đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Tác giả
thực hiện tổng hợp, phân tích cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước
đây
trong chương tổng quan và xác định khoảng trống nghiên cứu để hình thành mục
tiêu nghiên cứu. Tiếp theo tác giả phân tích và khảo sát ý kiến của chuyên gia
để
xác định các nhân tố tác động chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN và xây dựng
mô hình nghiên cứu. Tác giả giả thực hiện khảo sát tại các đơn vị HCSN gồm 12
đơn vị hành chính và 34 đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Đức Huệ,
tỉnh Long An, sau đó tiến hành xử lý thống kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach
Alpha, phân tích nhân tố khám phá, chạy mô hình hồi quy. Từ đó, tác giả phân
tích kết quả xử lý và đưa ra kiến nghị phù hợp.
44
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp nghiên cứu định tính để tổng hợp cơ sở lý thuyết về đơn vị
HCSN, hệ thống BCTC và chất lượng BCTC trong các đơn vị HCSN, đánh giá
thực trạng, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC
Mục tiêu nghiên cứu
(Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại
đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
Tổng hợp các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về đơn vị
HCSN, BCTC, chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN
Nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC tại đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An
Nghiên cứu định lượng
Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20
Mô hình nghiên cứu
(Xây dựng mô hình đo lường các nhân tố)
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
(Tổng hợp kết quả nghiên cứu, phân tích và bàn luận)
Kết luận và hàm ý quản trị
Mục tiêu nghiên cứu
(Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại
đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
Tổng hợp các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về đơn vị
HCSN, BCTC, chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN
Nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC tại đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An
Nghiên cứu định lượng
Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20
Mô hình nghiên cứu
(Xây dựng mô hình đo lường các nhân tố)
45
tại các đơn vị HCSN. Để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC tại các đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, tác giả
thực hiện tìm hiểu, tiếp cận các nghiên cứu ngoài nước và trong nước trước đây
và kết hợp các lý thuyết nền có liên quan. Thông qua số liệu và khảo sát thực
tế,
luận văn đưa ra những giải pháp giúp cho các đơn vị HCSN trên địa bàn huyện
Đức Huệ, tỉnh Long An nâng cao chất lượng BCTC của đơn vị.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Từ những kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp
định lượng dùng để kiểm định giả thuyết và đo lường mức độ tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN trên địa bàn huyện
Đức Huệ, tỉnh Long An. Nghiên cứu định lượng sẽ giúp tìm ra mối tương quan
giữa các nhân tố và từ đó giúp tác giả rút ra kết luận và giải pháp khả thi tác
động
vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại đơn vị HCSN trên địa bàn
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Luận văn sử dụng phầm mềm SPSS để thực hiện kiểm định độ tin cậy,
phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để tìm ra mối tương quan giữa các
nhân tố. Các công cụ thống kê mô tả gồm có: công cụ thống kê mô tả thực hiện
đặc điểm của những đối tượng khảo sát; công cụ Cronbach’s Alpha đánh giá độ
tin cậy thang đo, loại bỏ các biến không phù hợp và tiến hành phân tích nhân tố
khám phá đối với các biến tốt, các biến này nếu đạt sẽ đưa vào phân tích hồi quy
để kiểm định tương quan giữa các biến với nhau và sự phù hợp của mô hình.
3.3. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại đơn
vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Để xây dựng mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại
đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, tác giả dựa trên những
cơ sở là từ những nhân tố tác giả đúc kết, lựa chọn, tổng hợp từ các nghiên cứu
trong nước và ngoài nước, tác giả xem xét và điều chỉnh các nhân tố phù hợp với
đặc điểm hoạt động và phạm vi khảo sát là đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Đức
Huệ, tỉnh Long An. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện khảo sát lấy 7 ý kiến chuyên