Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
6,807
603
113
53
Hình 3.4. Biến động đất đai giai đoạn 2010-2015 của thị xã An Nhơn
Qua Bảng 3.9 và Hình 3.4 cho thấy, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 đất đai
có nhiều biến động. Nguyên nhân do biến động của nhu cầu sử dụng đất, quá trình
thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, thực
hiện
quá trình cải tạo và chỉnh trang thị xã An Nhơn kể từ nghị quyết 101/NQ-CP ngày
28
tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc thành lập thị xã An Nhơn. Biến động lớn
nhất là đất chưa sử dụng giảm mạnh do đưa vào sử dụng cho mục đích trồng rừng
sản
xuất tại xã Nhơn Thọ, xã Nhơn Tân, phường Nhơn Hòa và xây dựng khu công nghiệp
Nhơn Hòa, khu công nghiệp Gò Đá Trắng đã làm cho đất nông nghiệp và đất phi nông
nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển của thị xã và thực hiện
Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhiều diện tích đất công ích
được
chuyển sang đất phi nông nghiệp, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất để xây
dựng
các công trình công cộng của các địa phương trên địa bàn thị xã.
3.3. Thực trạng sử dụng và quản lý quỹ đất công ích tại thị xã An Nhơn
3.3.1. Thực trạng quỹ đất công ích tại thị xã An Nhơn
Thực hiện quyết định số 1084/QĐ-UB ngày 26/3/1993 của UBND tỉnh Bình
Định về ban hành quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các xã
điểm
trong tỉnh Bình Định. Trong đó, cho phép mỗi xã được trích 15% đất nông nghiệp
để
làm đất dự phòng (đất công ích). Sau khi thực hiện Luật đất đai năm 1993, Nghị
định
số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về Ban hành bảng quy định về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất
nông nghiệp. UBND thị xã An Nhơn đã chỉ đạo các xã, phường trên địa bàn thị xã
xây
dựng phương án cân đối giao quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định, trong
đó
có trích lại quỹ đất công ích 5% để UBND các xã, phường cho các hộ gia đình, cá
Diện tích (ha)
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
54
nhân đấu thầu. Kể từ thời điểm đó, qua các thời kỳ Luật đất đai quy định mỗi địa
phương chỉ được để lại không quá 5% diện tích đất nông nghiệp; thời điểm thực
hiện
Luật đất đai 2003 đến nay là không quá 5% đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu
năm và đất nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra tổng hợp của
tôi tại
các xã, phường trên địa bàn thị xã cho thấy hầu hết các địa phương chưa điều
chỉnh lại
quỹ đất công ích để đảm bảo theo quy định của Luật đất đai.
Tổng diện tích đất công ích của toàn thị xã An Nhơn hiện nay là 1.787,70 ha,
chiếm 15,79% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất
nuôi
trồng thủy sản và chiếm 10,28% đất nông nghiệp. Địa phương có tỷ lệ đất công ích
thấp nhất và đảm bảo theo đúng quy định là phường Đập Đá (4,67%), các địa phương
còn lại đều vượt tỷ lệ so với quy định và tất cả đều nằm ở mức cao (trên
10,00%). Xã
có đất công ích lớn nhất là Nhơn Thọ, diện tích 390,13 ha (chiếm 36,52%). Cụ thể
được thể hiện tại Bảng 3.10 và Hình 3.5.
Bảng 3.10. Hiện trạng quỹ đất công ích năm 2015 của thị xã An Nhơn
TT
Xã, phường
Diện
tích
đất công
ích
(ha)
Diện tích
đất
CHN,
CLN, NTS
(ha)
Tỷ lệ ĐCI
so với đất
CHN,
CLN, NTS
(%)
Diện tích
đất nông
nghiệp
(ha)
Tỷ lệ
ĐCI so
với đất
nông
nghiệp
(%)
1
Phường Bình Định
60,19
324,55
18,55
324,56
18,55
2
Phường Đập Đá
12,82
274,24
4,67
274,24
4,67
3
Phường Nhơn Hòa
141,58
1.160,61
12,20
1.433,93
9,87
4
Phường Nhơn Thành
114,09
704,82
16,19
846,74
13,47
5
Phường Nhơn Hưng
88,56
575,96
15,38
585,05
15,14
6
Xã Nhơn Hậu
97,34
790,09
12,32
800,39
12,16
7
Xã Nhơn Phong
87,6
638,66
13,72
644,10
13,60
8
Xã Nhơn An
74,77
680,17
10,99
680,17
10,99
9
Xã Nhơn Phúc
71,64
680,21
10,53
686,69
10,43
10
Xã Nhơn Mỹ
134,07
1.022,29
13,11
1.048,45
12,79
11
Xã Nhơn Khánh
88,95
602,61
14,76
604,48
14,72
12
Xã Nhơn Lộc
158,37
811,74
19,51
846,45
18,71
13
Xã Nhơn Hạnh
124,21
871,13
14,26
871,14
14,26
14
Xã Nhơn Tân
143,38
1.117,23
12,83
5.125,09
2,80
15
Xã Nhơn Thọ
390,13
1.068,28
36,52
2.616,53
14,91
Tổng số
1.787,70
11.322,59
15,79
17.388,01
10,28
(Nguồn: Điều tra, tổng hợp và xử lý)
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
55
Hình 3.5. Tỷ lệ quỹ đất công ích trên địa bàn thị xã An Nhơn năm 2015
Có thể thấy rằng, mặc dù quy định quỹ đất công ích được để lại không quá 5,0%
đất nông nghiệp kể từ Luật đất đai năm 1993 nhưng cho đến nay hầu hết các xã
trên
địa bàn thị xã An Nhơn đều vượt ở mức rất cao, đây là việc làm không theo quy
định
của Luật đất đai. Trong thời gian đến, UBND thị xã An Nhơn cần chỉ đạo các địa
phương rà soát, điều chỉnh tỷ lệ diện tích quỹ đất công ích để đảm bảo thực hiện
đúng
theo quy định của Luật đất đai. Những địa phương đã có quỹ đất công ích vượt quá
5%
cần chú trọng sử dụng phần diện tích vượt quá 5% cho các mục đích như xây dựng
hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của
địa
phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy
sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
3.3.2. Thực trạng sử dụng quỹ đất công ích tại thị xã An Nhơn
Diện tích đất công ích hiện nay của toàn thị xã là 1.787,7 ha, được phân bố rải
rác tại tất cả 15 xã, phường, được thể hiện tại Hình 3.6. Mặc dù, đất công ích
hầu hết
là đất có chất lượng thấp, diện tích thửa đất nhỏ, nằm phân tán và nhiều diện
tích
nằm xen kẹt trong khu dân cư gây khó khăn cho sản xuất, nhưng bằng sự nỗ lực của
chính quyền UBND thị xã An Nhơn, chính quyền của các địa phương và nhu cầu sử
dụng đất ngày càng cao nên hầu hết diện tích đất công ích của thị xã đều được
đưa
vào sử dụng.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
56
Hình 3.6. Sơ đồ phân bố đất công ích trên địa bàn thị xã An Nhơn
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
57
Bảng 3.11. Hiện trạng sử dụng đất công ích của thị xã An Nhơn
Xã, phường
Tổng diện
tích ĐCI
(ha)
Diện tích đã sử dụng cho các mục đích (ha)
Diện tích
chưa sử
dụng
(ha)
Tỷ lệ sử
dụng
(%)
Tỷ lệ chưa
sử dụng
(%)
Tổng số
LUA
HNK
NST
CSK
Phường Bình Định
60,19
57,00
41,88
15,12
3,19
94,70
5,30
Phường Đập Đá
12,82
11,50
7,68
3,82
1,32
89,70
10,30
Phường Nhơn Hòa
141,58
124,64
84,25
40,39
16,94
88,04
11,96
Phường Nhơn Thành
114,09
96,28
65,66
30,62
17,81
84,39
15,61
Phường Nhơn Hưng
88,56
84,23
56,31
26,12
1,80
4,33
95,11
4,89
Xã Nhơn Hậu
97,34
86,80
59,30
27,50
10,54
89,17
10,83
Xã Nhơn Phong
87,60
74,80
52,74
19,66
2,40
12,80
85,39
14,61
Xã Nhơn An
74,77
68,60
53,23
15,37
6,17
91,75
8,25
Xã Nhơn Phúc
71,64
63,49
47,82
15,67
8,15
88,62
11,38
Xã Nhơn Mỹ
134,07
109,79
85,74
24,05
24,28
81,89
18,11
Xã Nhơn Khánh
88,95
80,81
50,24
26,81
3,76
8,14
90,85
9,15
Xã Nhơn Lộc
158,37
145,08
100,24
44,84
13,29
91,61
8,39
Xã Nhơn Hạnh
124,21
110,22
97,82
12,40
13,99
88,74
11,26
Xã Nhơn Tân
143,38
133,57
86,36
47,21
9,81
93,16
6,84
Xã Nhơn Thọ
390,13
351,48
224,00
127,48
38,65
90,09
9,91
Tổng cộng
1.787,70
1.598,29
1.113,27
477,06
3,76
4,20
189,41
89,40
10,60
(Nguồn: Tổng hợp từ HSĐC các xã, phường)
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
58
Số liệu thể hiện tại Bảng 3.11 cho thấy, đến nay tổng diện tích đất công ích đã
được sử dụng cho các mục đích là 1.598,29 ha, đạt 89,40% tổng diện tích đất công
ích
của thị xã, tỷ lệ này đạt được rất cao so với nhiều địa phương khác trong tỉnh
Bình
Định (huyện Tuy Phước đạt 82,6%, Vân Canh đạt 71,40%,....) [32]. Diện tích chưa
sử
dụng 189,41 ha (chiếm 10,60%), đây chủ yếu là các diện tích đất nằm ven các xóm
làng, xen kẽ trong các khu dân cư, đất nương mạ cũ, đất sân kho đội sản xuất cũ,
đất
có nguồn gốc đất thổ cư khó khăn nguồn nước tưới, mặt bằng chưa ổn định cho sản
xuất nông nghiệp, ruộng sâu trũng không có người thuê, mặc dù chính quyền nhiều
địa
phương của thị xã đã vận động, xem xét miễn tiền thuê đất trong một số năm
đầu,….
Diện tích đã sử dụng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, được thể hiện tại Hình 3.7. Trong đó:
- Đất trồng lúa (LUA): 1.113,27 ha (chiếm 62,27% diện tích đất công ích).
- Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): 477,06 ha (chiếm 26,69% diện tích đất
công ích).
- Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): 3,76 ha (chiếm 0,21% diện tích đất công ích).
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (CSK): 4,2 ha (chiếm 0,23% diện
tích đất công ích).
Hình 3.7. Hiện trạng sử dụng đất công ích cho các mục đích của thị xã An Nhơn
Đồng thời, qua điều tra khảo sát từ thực địa và tổng hợp từ hồ sơ địa chính của
tôi tại các địa phương cho thấy, trong 1.113,27 ha đất trồng lúa có 796,87 ha
sản xuất
2 vụ lúa/năm (chiếm 71,58 %) và 316,40 ha sản xuất được 1 vụ lúa/năm (chiếm
28,42
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
59
%) và vụ còn lại do điều kiện thiếu nước được các hộ gia đình, cá nhân trồng các
loại
cây ngắn ngày. Đất trồng cây hàng năm khác được sản xuất 2 vụ/năm với các loại
cây
trồng như lạc, ớt, bắp, mè,…. Đất nuôi trồng thủy sản được các hộ gia đình nuôi
các
loại cá nước ngọt. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp do một số tổ chức
kinh tế
thuê để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (xưởng may, xưởng chế biến nước
mắm,…), sản xuất giống lúa,…. trên địa bàn phường Nhơn Hưng 1,8 ha và xã Nhơn
Phong 2,4 ha.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 132, Luật đất đai năm 2013 quy định “Đối với
diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích thì UBND cấp xã cho hộ gia đình, cá
nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình
thức
đấu giá để cho thuê”. Như vậy, diện tích đất công ích được các địa phương cho
các tổ
chức kinh tế thuê để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là vi phạm về đối tượng
được thuê và sử dụng sai mục đích đất công ích theo quy định của Luật đất đai
2013.
Diện tích chưa cho thuê (189,41 ha, chiếm 10,60% đất công ích của thị xã) hàng
năm được các địa phương tổ chức thực hiện đấu giá để cho thuê sử dụng nhưng hầu
như không có người tham gia đấu giá. Qua khảo sát diện tích đất công ích chưa
cho
thuê tôi nhận thấy, trên thực tế có nhiều diện tích đã bị các hộ gia đình, cá
nhân lấn
chiếm, khai hoang sử dụng trong nhiều năm nhưng khi tổ chức đấu giá những người
đang sử dụng này vẫn không tham gia, mặc dù đã được UBND các xã, phường yêu cầu
thực hiện đấu giá để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều này đã
làm
giảm nguồn thu từ đất công ích của các địa phương.
3.3.3. Thực trạng quản lý quỹ đất công ích tại thị xã An Nhơn
3.3.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng đất công ích
Quản lý và sử dụng đất công ích qua các thời kỳ chỉ được Nhà nước quy định tại
Điều 45 - Luật Đất đai 1993, Điều 14 - Nghị định 64 ngày 27/9/1993, Điều 72 -
Luật
Đất đai 2003, Điều 74 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP và hiện nay tại Điều 132 - Luật
đất đai 2013. Có thể thấy rằng, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và
hướng dẫn thực hiện riêng đối với công tác quản lý và sử dụng đất công ích từ
Trung
ương đến địa phương hầu như chưa có (chỉ dừng lại tại một số ít điều khoản của
Luật
đất đai và Nghị định) nên việc trích, lập, quản lý sử dụng quỹ đất công ích ở
mỗi tỉnh,
mỗi huyện và mỗi xã trên địa bàn toàn quốc có sự khác nhau. Chính công tác ban
hành
văn bản các cấp chưa được chú trọng và trong đó, chính quyền thị xã An Nhơn cũng
chưa quan tâm xây dựng, ban hành các văn bản để quản lý quỹ đất công ích. Điều
này
đã dẫn đến nhiều địa phương trong cả nước nói chung và thị xã An Nhơn nói riêng
buông lỏng công tác quản lý. Hiện tượng người dân tự ý bao chiếm, cho thuê đất
công
ích sai quy định,... thường xuyên xảy ra.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
60
Đứng trước thực trạng trên, để nắm được hiện trạng quản lý và sử dụng quỹ đất
công ích, dần đưa công tác quản lý và sử dụng đất công ích đi vào nề nếp, ngày
12
tháng 12 năm 2013 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản số
5119/BTNMT-TCQLĐĐ về việc kiểm tra, rà soát, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng
đất công ích ở các địa phương. Thực hiện văn bản trên, ngày 23 tháng 01 năm
2014,
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản số 111/STNMT-
CCQLĐĐ để chỉ đạo các địa phương trong tỉnh báo cáo theo quy định. Đối với An
Nhơn, để chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, báo cáo
tình
hình quản lý và sử dụng đất công ích theo quy định, ngày 24 tháng 02 năm 2014
UBND thị xã đã ban hành văn bản số 92/UBND-TNMT.
Sau khi các địa phương thực hiện báo cáo theo công văn số 92/UBND-TNMT
cho thấy, đất công ích ở các địa phương đang bị buông lỏng công tác quản lý. Để
khắc
phục tình trạng trên, ngày 17 tháng 9 năm 2015 UBND thị xã An Nhơn đã ban hành
văn bản số 891/UBND-TN về việc tăng cường quản lý, sử dụng đất công ích để chỉ
đạo các địa phương thực hiện tốt hơn công tác quản lý và sử dụng đất công ích.
Có thể thấy rằng, vấn đề quản lý và sử dụng đất công ích đã được quy định lần
đầu tiên trong Luật đất đai năm 1993, nhưng sau hơn 20 năm thực hiện vẫn chưa có
những văn bản quy định riêng cho quản lý và sử dụng quỹ đất này. Để nâng cao
năng
lực quản lý Nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng đất công ích và dần đưa công
tác
quản lý sử dụng đất công ích đi vào nề nếp, hiệu quả thì cơ quan có thẩm quyền
cần
phải quy định chi tiết trong các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và văn bản riêng
về cơ
chế chính sách quản lý, sử dụng quỹ đất công ích, đảm bảo việc thực hiện quản
lý, sử
dụng đất công ích thống nhất trong phạm vi cả nước, sử dụng nguồn thu từ đất
công
ích có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3.3.3.2. Khảo sát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công ích
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yếu tố tiên quyết, là nền tảng của công tác
quản lý, sử dụng đất đai từ Trung ương xuống địa phương, là cơ sở pháp lý để
thực
hiện thống nhất công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Thực tế nghiên cứu cho
thấy,
trên địa bàn thị xã An Nhơn, quỹ đất công ích không được thể hiện toàn bộ trong
hồ sơ
địa chính của các xã, phường. Qua khảo sát hiện trạng việc sử dụng đất công ích
cho
thấy, hầu hết các ô, thửa đất công ích nằm phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, đan xen
với
nhiều loại đất khác nhau. Vì các ô thửa đất công ích nhỏ lẻ, phân tán nên thực
tế chưa
được các xã, phường quan tâm khoanh vùng tập trung khi lập quy hoạch, kế hoạch
sử
dụng đất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo, tiêu
cực
phát sinh trong quá trình quản lý quỹ đất công ích xảy ra ở một số địa phương.
Luật Đất đai 2003 có những nội dung chặt chẽ hơn và có nhiều nội dung đổi mới
trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nguyên tắc và chất lượng quy
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
61
hoạch được đặt lên hàng đầu. “Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn
được
lập chi tiết gắn với thửa đất... Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn
được lập
chi tiết gắn với thửa đất” (còn được gọi là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi
tiết),
quy định này cũng có nghĩa là dù đất công ích chưa được khoanh vùng tập trung,
manh
mún, nhỏ lẻ thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải điều chỉnh quy
hoạch
chung cũng như điều chỉnh loại đất công ích cho cấp xã đảm bảo chế định về để
lại
quỹ đất công ích đúng quy định của pháp luật.
Luật đất đai năm 2013 không yêu cầu cấp xã xây dựng quy hoạch sử dụng đất
nhưng cấp xã phải xây dựng nhu cầu sử dụng đất khi lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng
đất cấp huyện; đồng thời cấp xã phải xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm
trình
UBND cấp huyện tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt. Như vậy, nhu cầu sử dụng
đất đối với đất công ích cũng cần phải đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Tuy
nhiên, qua khảo sát tại các địa phương cho thấy, diện tích đất công ích chưa cho
thuê
(chưa sử dụng) chưa được các xã, phường quan tâm đưa vào kế hoạch sử dụng cho
các
mục đích phi nông nghiệp, mặc dù hầu hết diện tích đất công ích chưa sử dụng là
đất
khó sản xuất, không có người đấu giá để canh tác.
Để tăng cường công tác quản lý sử dụng đất công ích, các xã, phường phải đặc
biệt quan tâm đến việc lồng ghép quy hoạch quỹ đất công ích trong lập quy hoạch
sử
dụng đất của thị xã, kế hoạch sử dụng đất trong các năm, cũng như trong việc
thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm hạn chế việc sử dụng đất công ích
không đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần xây dựng
phương
án dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại khu sản xuất nông nghiệp nhằm tập trung quỹ
đất
công ích thuận thiện cho việc quản lý lâu dài.
Một trong các bước không thể thiếu đối với khoanh vùng đất công ích khi lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế - xã hội - môi
trường,
đánh giá tính thích nghi của đất đai làm cơ sở và căn cứ để xác định tiềm năng
đất đai
theo các mục đích sử dụng. Qua đánh giá sẽ đưa dự báo khoa học về sự thích hợp
của
đất nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử
dụng
đất hợp lý đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường. So sánh dự báo giá
trị sản
lượng của một đơn vị diện tích đất đai theo phương án quy hoạch, cũng như mối
quan
hệ giữa đầu tư và sản lượng đối với sự phát triển bền vững kinh tế. Lợi ích kinh
tế thể
hiện thông qua hiệu quả đầu tư, mức độ tiết kiệm đất đai trong sử dụng, giá
thành, số
lượng, chất lượng sản phẩm và giá trị lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế tại địa bàn
nghiên
cứu, chưa có một đánh giá đầy đủ và tổng hợp nhất về hiệu quả quỹ đất công ích
mang
lại. Do đó, trong thời gian tới cần có sự quan tâm nhất định đối với việc đánh
giá hiệu
quả về kinh tế, xã hội, môi trường cũng như đưa quỹ đất công ích vào kế hoạch sử
dụng
đất của các xã, phường và trong quy hoạch sử dụng đất của toàn thị xã.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
62
3.3.3.3. Quản lý việc cho thuê đất công ích
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 132, Luật đất đai năm 2013, quỹ đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng vào
các
mục đích sau:
- Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình
văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ,
nghĩa trang,
nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh; bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công
cộng;
xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
- Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích trên thì Ủy ban nhân dân
cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp,
nuôi
trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với
mỗi
lần thuê không quá 05 năm.
- Tiền thu được từ cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích phải nộp vào ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và
chỉ
được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp
luật.
Để đánh giá công tác quản lý cho thuê đất công ích, tôi tiến hành đánh giá dựa
trên các chỉ tiêu như: Quy trình tổ chức thực hiện cho thuê, việc thực hiện quy
định đối
tượng được thuê, việc thực hiện thời gian cho thuê và công tác lập hợp đồng cho
thuê
đất công ích.
* Công tác tổ chức thực hiện cho thuê đất công ích:
Hầu hết diện tích được các địa phương cho các hộ gia đình, cá nhân thuê thông
qua phương thức đấu giá để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, do Hội
đồng
quản lý đất công ích trực tiếp tổ chức công tác đấu giá. Công tác tổ chức đấu
giá thực
hiện đúng quy định của Luật đất đai qua các thời kỳ và Quy chế đấu giá quyền sử
dụng
đất để giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Định, như: Quy chế đấu giá
quyền
sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 07/8/2008;
Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 02/4/2009; Quyết định số 10/2011/QĐ-
UBND ngày 18/5/2011; Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 và Quyết
định số 49/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh Bình Định. Trước khi
tiến hành tổ chức đấu giá, Hội đồng quản lý đất công ích các địa phương đã dựa
trên
quy chế tổ chức đấu giá của tỉnh để ban hành kế hoạch, quy chế đấu giá riêng cho
địa
phương mình và được UBND thị xã phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện. Công tác
xây dựng quy chế đấu giá đã đảm bảo đúng quy định theo quy chế của UBND tỉnh.
Đối với đất trồng lúa được các địa phương thực hiện định kỳ 02 năm tiến hành đấu
giá
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark