Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
6,733
603
113
23
Và theo chính sách này, nhiều địa phương trong miền Nam không còn quỹ đất nông
nghiệp để làm công ích. Do vậy, hầu hết các xã, phường, thị trấn của các tỉnh ở
miền
Nam không có khái niệm về đất công ích, không có chủ trương và không để lại quỹ
đất
công ích. Vì vậy, các công trình công ích, xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn
chủ yếu
được thực hiện trên cơ sở huy động nguồn lực đóng góp của người dân.
Đối với miền Bắc và duyên hải miền Trung, tập thể hóa dưới hình thức hợp tác
hóa đã diễn ra một cách mạnh mẽ thông qua việc đổi mới kinh tế với nội dung
chuyển
đổi HTX và xác lập hộ gia đình thành đơn vị kinh tế độc lập tự chủ. Do chuyển
đổi
hợp tác nông nghiệp diễn ra không triệt để nên bên cạnh những hộ nông dân với
tính
cách là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ vẫn còn quan hệ khoán, quản của HTX nông
nghiệp đối với các hộ dân. Mối quan hệ trong nông thôn lúc này là hộ gia đình -
thôn -
xã. Điều luật về ĐCI 5% thực chất là luật hóa quỹ đất vòng II, là đất dự phòng
hình
thành trong việc giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài
trong
các HTX nông nghiệp trước đây. Như vậy, chỉ nơi nào tồn tại HTX nông nghiệp với
quan hệ giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài cụ thể là
miền
Bắc và duyên hải miền Trung mới có quỹ đất vòng II do đó quỹ ĐCI mới được xác
định. Sự tồn tại của quỹ ĐCI gần như đồng thời với sự tồn tại của các HTX nông
nghiệp. Thực tế, quỹ ĐCI đã thực sự trở thành nguồn lực đáp ứng cho việc xây
dựng
hạ tầng cơ sở nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam trong
nhiều năm qua.
Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của từng địa phương, một số tỉnh ở miền núi và
trung du Bắc bộ có diện tích đất tự nhiên lớn, mật độ dân số thưa nên chưa khai
thác
hết quỹ đất nông, lâm nghiệp để đưa vào sử dụng, tình trạng du canh, du cư, di
dân tự
do diễn ra phổ biến. Mặt khác, do tập quán trước đây để lại, khái niệm HTX với
đồng
bào dân tộc rất đơn giản nên việc hình thành HTX ở miền núi đã khó thì việc giữ
cho
HTX tồn tại càng khó khăn hơn, tình trạng xã viên hôm nay xin vào, ngày mai xin
ra
khỏi HTX là việc diễn ra hàng ngày của đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao. Vì
vậy,
đa số các HTX ở miền núi đã tự giải thể nên việc để lại quỹ ĐCI ở các xã miền
núi,
vùng cao là rất ít, nhiều địa phương không có chủ trương để lại quỹ đất này,
nhưng lại
có nhiều địa phương để lại quỹ ĐCI vượt quá nhiều (trên 10%) so với quy định của
pháp luật đất đai như ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nội. Tại các tỉnh Miền
Trung nhiều địa phương cũng để lại ĐCI có tỷ lệ cao hơn quy định như Đà Nẵng:
15,46%; Thừa Thiên - Huế: 11,7%,..... Đặc biệt trước Luật đất đai năm 2003, quỹ
đất
công ích không được thi hành ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ
và Tây Nguyên. Trong quản lý đất đai các vùng này hầu như không có khái niệm về
quỹ đất công ích. Vì vậy, các tỉnh này gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai
đất đai
để phục vụ cho các mục đích công cộng.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
24
Tổng quát chung về quỹ đất công ích, tính từ những năm trước trở lại đây cho
thấy, nếu năm 1997 cả nước để lại quỹ ĐCI bằng 5,33% tổng diện tích đất nông
nghiệp (cao hơn quy định của Luật đất đai 1993 là 0,33%) thì đến nay, đất công
ích
giao cho UBND cấp xã quản lý và sử dụng trong tổng diện tích đất nông nghiệp của
cả
nước là 364.336 ha tương đương 3,9%. Mặc dù diện tích ĐCI của cả nước có xu
hướng bị giảm dần so với những năm trước đó nhưng ở đồng bằng Bắc Bộ có tỷ lệ
tăng cao, nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng: Năm 1994 có 42.400 ha ĐCI, chiếm
6,76% tổng diện tích đất nông nghiệp. Năm 1997 diện tích ĐCI tăng lên 70.300 ha,
chiếm 9,75% và đến đầu năm 2003, diện tích ĐCI lại giảm xuống còn 57.968 ha
tương
đương với 6,76%.
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng quỹ đất công ích cả nước năm 2015
Loại đất
Tổng diện tích
trong địa giới
hành chính
(ha)
UBND
xã quản lý,
sử dụng
ha)
Tỷ lệ
(%)
Đất nông nghiệp
9.345.346
364.336
3,90
1. Đất trồng cây hàng năm
6.129.518
254.494
4,15
1.1. Đất trồng lúa
4.267.849
143.738
3,37
1.2. Đất nương rẫy
644.443
36.269
5,63
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác
1.217.226
74.487
6,12
2. Đất vườn tạp
628.464
4.276
0,68
3. Đất trồng cây lâu năm
2.181.943
30.379
1,39
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
37.575
28.640
76,22
5. Đất có mặt nước NTS
367.846
46.547
12,65
(Nguồn: [1])
Nếu xét theo miền và theo địa phương, tình hình để lại quỹ ĐCI theo quy định
của Nghị định 64/CP như sau: Ngoài 78% diện tích đất nông nghiệp đã được giao
cho
các hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài theo quy định của pháp luật đất đai, cả
nước
vẫn còn khoảng trên dưới 22% diện tích đất nông nghiệp do UBND xã, HTX và nông
trường quốc doanh quản lý, sử dụng. Như vậy, tỷ lệ quỹ đất do UBND cấp xã quản
lý
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
25
trong cả nước tại thời điểm này là 3,90% tổng diện tích đất nông nghiệp tương
đương
với 364.336 ha, trong đó có khoảng 269.609 ha (tương đương 76%) được cấp xã cho
các hộ nông dân thuê để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
còn
lại 26% số quỹ ĐCI do xã hoặc HTX nông nghiệp trực tiếp sử dụng dưới nhiều hình
thức khác nhau.
Tổng diện tích quỹ đất công ích cả nước là 364.336 ha, trong đó miền Nam có
54.004 ha (chiếm 14,82%). Có thể thấy, rằng tỷ lệ ĐCI ở các tỉnh miền Nam rất
nhỏ,
chủ yếu là diện tích của các loại đất vô chủ, đất của những người chuyển đi nơi
khác
giao lại cho xã quản lý hoặc là đất hoang được phục hóa, đất do xã thu hồi.
1.2.2.2. Thực trạng trong quản lý, sử dụng đất công ích
Cùng với việc để lại đất, việc quản lý, sử dụng đất vào thực tế cũng là khâu
quan
trọng nhằm phát huy hết hiệu quả và ý nghĩa của quỹ đất được để lại. Nhìn vào
thực
trạng quản lý, sử dụng đất công ích từ khi được tồn tại cho đến nay có một số
vấn đề
đáng quan tâm như sau:
* Về quản lý đất công ích
Thứ nhất, quản lý đất công ích kém hiệu quả: đất công ích được hình thành từ khi
thực hiện chủ trương giao ruộng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, xã viên hợp
tác
xã nông nghiệp. Diện tích được giao đến từng hộ gia đình sử dụng phân tán ở
nhiều
thửa đất thuộc các xứ đồng khác nhau. Sau khi thực hiện chủ trương dồn điền, đổi
thửa
trong nông nghiệp, một số nơi quy hoạch lại đồng ruộng, đưa quỹ đất công ích tập
trung trong từng khu vực để phát triển các công trình công cộng và hạ tầng kinh
tế ở
các vùng nông thôn. Song ở các nơi khác, diện tích đất công ích hiện diện lại
không rõ
ràng và bị phân tán nhỏ lẻ. Cụ thể hơn, qua khảo sát, kiểm tra tại các xã,
phường, thị
trấn thì hầu hết cho thấy diện tích đất công ích phần lớn do các thôn quản lý,
không có
hồ sơ quản lý, không được thể hiện trong hồ sơ địa chính xã, phường, thị trấn.
Hiện
trạng trong sử dụng đất công ích cho thấy hầu hết các ô, thửa đất công ích nằm
rải rác,
manh mún, đan xen với nhiều loại đất khác nhau, đất công ích chưa được các địa
phương khoanh vùng tập trung khi lập quy hoạch, cũng có trường hợp do chưa nắm
rõ
vai trò, vị trí và tác dụng của đất công ích mà một số địa phương vẫn chưa hoặc
không
để lại quỹ đất công ích, gây nên sự phát triển thiếu cân đối ở các địa phương.
Thứ hai, công tác quản lý lỏng lẻo: Ngoài các yếu tố về đất đã được nhìn nhận,
những năm gần đây tình trạng ở nhiều địa phương công tác quản lý đất đai nói
chung
và đất công ích nói riêng bị buông lỏng. Một số cán bộ chính quyền cấp huyện, xã
để
thất thoát, sử dụng lãng phí nguồn thu tài chính từ đất công ích làm cho hiệu
quả sử
dụng đất công ích bị hạn chế, mất lòng tin trong nhân dân. Các trường hợp vi
phạm
không được phát hiện kịp thời hoặc khi đã xác định được hành vi trái pháp luật
nhưng
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
26
hình thức xử phạt vẫn còn là một thực trạng có nhiều bức xúc, có thể lấy trường
hợp
làm ví dụ điển hình sau:
- Bài báo “Thanh tra việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích trên
địa bàn Thành phố Hà Nội” được đăng trên báo tin tức ngày 31/12/2012:
“Qua kết quả kiểm tra tại các quận huyện đã cho thấy những bất cập, tồn tại
trong quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Đó là
việc
giao khoán, cho thuê đất không thực hiện đấu thầu, đấu giá đất; không có bản đồ,
hồ
sơ, sổ sách quản lý theo quy định. Đáng chú ý, nhiều nơi cho thuê đất không đúng
đối
tượng, thời gian thuê đất vi phạm khoản 2 Điều 72 và khoản 5 Điều 67 Luật Đất
đai
2003; sử dụng đất công ích trên 10% tổng quỹ đất nông nghiệp, vi phạm khoản 1
Điều
14 Nghị định 64/NĐ-CP, khoản 1 Điều 72 Luật đất đai 2003. Một số diện tích tự ý
chuyển đổi mục đích kéo dài nhiều năm nhưng chưa được UBND các xã, phường, thị
trấn và thanh tra xây dựng quận, huyện xử lý kiên quyết, triệt để; một số diện
tích khác
để hoang hóa, không sử dụng, bị lấn chiếm, gây lãng phí, vi phạm Luật Đất đai”.
- Bài báo “thực hiện quản lý đất đai cần được làm tốt hơn ở cơ sở” được đăng
trên cổng thông tin điện tử của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
“Qua kiểm tra các xã vẫn còn tình trạng hợp đồng cho thuê đất công ích được ký
quá thời hạn cho thuê đất, theo quy định của Luật đất đai năm 2003. Một số xã ký
hợp
đồng cho thuê đất công ích, sử dụng không đúng mục đích. Nội dung hợp đồng vi
phạm các quy định của pháp luật đất đai, có trường hợp ký kết hợp đồng không
đúng
với chức năng và thẩm quyền,…”
Bên cạnh đó, đất công ích không thuộc loại đất được Nhà nước giao cho các hộ
gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, không cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng
đất cho các loại đất này. Nó chỉ được quản lý trong hồ sơ địa chính thông qua
hợp
đồng giao thầu, khoán thầu, cho thuê đất công ích. Trên thực tế, quỹ đất công
ích được
thể hiện lẫn trong các loại đất nông nghiệp, chưa được thể hiện rõ ràng trên bản
đồ địa
chính. Đồng thời, khả năng về tổ chức và trình độ quản lý của cán bộ ở nhiều địa
phương còn yếu kém. Vì vậy, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, các cơ quan
quản
lý khó kiểm soát các hoạt động sử dụng đất. Tất cả các nguyên nhân trên đã dẫn
đến
nhiều thiếu sót và sai phạm trong quản lý và sử dụng đất công ích.
* Về sử dụng đất công ích
Song song với những nhân tố về tổ chức, quản lý tác động đến thực trạng áp
dụng pháp luật về đất công ích, thì việc sai phạm trong sử dụng cũng phổ biến
xảy ra.
Thứ nhất, việc lấn chiếm, sử dụng trái phép đất công ích diễn ra rộng rãi trên
nhiều địa phương, lợi dụng sự buông lỏng trong công tác quản lý của chính quyền
địa
phương, nhiều đối tượng đã chiếm dụng đất công ích, sang nhượng trái quy định.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
27
Thứ hai, được xem như là phần đất công của riêng địa bàn cấp xã, đất công ích
cũng được xếp vào nhóm những thống kê báo động trong quản lý đất công, diện tích
đất đai hoang hóa và sử dụng sai mục đích ở mức cao. So với chỉ tiêu KHSDĐ đến
năm 2010, với 28.530 ha được Quốc hội khóa XI thông qua, quỹ đất công xây dựng
trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp hiện đã vượt 121,865%. Trong đó, rất
nhiều đất
công ích đang bị hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích. Tại Hà Nội, qua rà soát
bước
đầu 2.248 địa điểm tài sản nhà, đất công do các cơ quan hành chính sự nghiệp và
doanh nghiệp quản lý, đã phát hiện 360 ha đất bị sử dụng sai mục đích. Trong 802
địa
điểm nhà, đất do Trung ương quản lý có tới 172 địa điểm bị sử dụng sai mục đích
với
tổng diện tích lên đến 72,8 ha. Tại thành phố Hồ Chí Minh, con số đất hoang hóa
đã
lên tới 200 ha trong tổng số 2000 ha nhà, đất công đang giao cho các cơ quan
quản lý
Nhà nước quản lý. Nhiều diện tích đất công ích bị bỏ hoang đã tạo điều kiện cho
các tổ
chức, đơn vị sử dụng đất chuyển nhượng trái phép [2].
Có thể tham khảo một số địa phương về thực trạng quản lý, sử dụng đất công ích
ở huyện Giồng Trôm của tỉnh Bến Tre [1]: Thực hiện Chỉ thị 04/2009 của UBND
tỉnh,
huyện đã thống kê, rà soát đất công không có nhu cầu sử dụng. Huyện đã rà soát
gần
4,6 ha đất công, đất công ích không có nhu cầu sử dụng và đang đề nghị thanh lý
ở các
xã Châu Bình, Phong Nẫm,.... Các thông tin, quảng cáo rao bán đất công ích rầm
rộ
trên Internet... cũng là căn cứ để nhìn nhận rằng các nhận thức, cũng như sự
tuân thủ
của các cơ quan quản lý đất đai, các đối tượng sử dụng đất là không triệt để,
nhiều
thiếu sót và sai phạm. Khi pháp luật quy định một hướng thì thực tế lại áp dụng
và đi
theo một hướng khác hơn. Tiêu chí chung cho quỹ đất công ích là không được giao
dịch ngoại trừ cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất nông nghiệp, vậy mà các
quảng cáo các diện tích đất mặt tiền, giá cả hợp lý,... diễn ra công khai, thể
hiện công
tác quản lý đất công ích kém hiệu quả.
Kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2010 cho thấy, có nhiều bất cập trong
quản lý và sử dụng đất trên cả nước. Tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái
phép
rất phổ biến. Nhiều tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm sử
dụng
(540.276 ha). Việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân
tán,
tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp bị xen giữa các khu đô thị, phải bỏ hoang từ
nhiều
năm nay, điển hình tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
1.2.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất công ích ở tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên 607.133,29 ha. Trong đó đất nông nghiệp 512.830,68 ha (chiếm 84,47%), đất
phi nông nghiệp 71.198,01 ha (chiếm 11,73%) và đất chưa sử dụng 23.104,60 ha
(chiếm 3,81%) [30].
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
28
Tổng diện tích đất công ích toàn tỉnh năm 2015 là 19.562,22 ha, chiếm 13,80%
tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng
thủy
sản được thể hiện tại bảng 1.2, nếu so với tổng diện tích đất nông nghiệp thì
diện tích
đất công ích chiếm 3,81%. Như vậy, tỷ lệ đất công ích để lại không đúng với quy
định
của Luật đất đai.
Bảng 1.2. Hiện trạng đất công ích năm 2015 của tỉnh Bình Định
Thứ
tự
Loại đất
Mã
Tổng
diện tích
(ha)
Diện tích
ĐCI
(ha)
Tỷ lệ
ĐCI
(%)
1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
103.682,31
9.530,50
9,19
1.1
Đất trồng lúa
LUA
55.466,95
5.011,67
9,04
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
48.215,34
4.518,83
9,37
2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
35.287,69
9.915,55
28,10
3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
2.795,03
116,17
4,16
Tổng cộng
141.765,03
19.562,22
13,80
(Nguồn: [30])
Trong công tác quản lý đất đai nói chung và đất công ích nói riêng UBND tỉnh đã
chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, lập hồ sơ quản lý
theo
quy định, cho các hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy
sản. Tuy nhiên, công tác lập hồ sơ quản lý chưa đảm bảo theo yêu cầu, chỉ mới
hoàn
thành tại 5 huyện có thực hiện dự án Vlap; bên cạnh đó nhiều diện tích nằm phân
tán,
nhỏ lẻ, chất lượng đất thấp nên một số diện tích không có người thuê và đất bị
bỏ
hoang; công tác thanh, kiểm tra chưa được chú trọng. Chính những nguyên nhân đó
đã
dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất công ích. Tiêu biểu cho
những
sai phạm trong quản lý và sử dụng đất công ích thời gian qua trên địa bàn tỉnh
là vụ
lấn chiếm hơn 7,2 ha đất công ích ở phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn nhằm thu
lợi bất chính. Theo kết luận của thanh tra do Chủ tịch UBND tỉnh ký ngày
25/9/2008,
có 67 trường hợp sai phạm. Trong đó có 8 cá nhân lấn chiếm 6.889,4 m
2
đất để bán, 19
cá nhân lấn chiếm và xây dựng trái phép với 2,5 ha, UBND phường cho 8 cá nhân
thuê
đất công ích không đúng đối tượng và thuê sử dụng sai mục đích 6.767 m
2
, 8 cá nhân
tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở để mua bán thu tiền
bất
chính diện tích hơn 1,2 ha [2].
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
29
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Đất công ích được chính thức đưa vào quy định lần đầu tiên trong Luật đất đai
năm 1993, từ đó đến nay quỹ đất này được tồn tại ở hầu hết các địa phương trên
toàn
quốc. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng quỹ đất công ích trong thời gian qua thể
hiện
nhiều bất cập, hạn chế, kém hiệu quả. Do đó, có nhiều trung tâm nghiên cứu, các
nhà
khoa học và các bài báo viết về các vấn đề xung quanh việc quản lý sử dụng quỹ
đất
công ích của các địa phương như:
- Bài báo của tác giả Nguyên Mai, đăng ngày 12 tháng 10 năm 2010 trên báo
điện tử thành phố Hải Phòng “Sử dụng đất công ích của UBND xã, thị trấn: Quản lý
kém, hiệu quả thấp”. Bài viết đề cập đến việc đất nông nghiệp công ích sử dụng
kém
hiệu quả, nguồn thu thấp ở một số xã phường như phường Hòa Nghĩa (quận Dương
Kinh), xã Trường Thọ (huyện An Lão); đồng thời chứng minh xã Tân Viên (huyện An
Lão) có quy hoạch, kế hoạch quản lý sử dụng đất nông nghiệp công ích nên hiệu
quả
tăng cao đáng kể.
- Bài báo của tác giả Minh Nghĩa, được đăng ngày 05 tháng 10 năm 2012 trên
cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Hà Nội quyết tâm thu hồi
đất
công ích vi phạm Luật”. Bài viết phản ảnh kết quả đánh giá hiện trạng quỹ đất
nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5% trên địa bàn thành phố của Sở Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội: Hiện nay công tác quản lý và khai thác quỹ đất này đang
gặp
nhiều khó khăn. Phần lớn quỹ đất nằm rải rác, xen kẽ với các thửa đất khác nên
không
xác định được ranh giới vị trí, không thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp
và
không đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình dân sinh phúc lợi. Trong khi
đó,
tình trạng cho thuê đất công tràn lan, trái quy định của pháp luật, gây lãng phí
tài sản
của Nhà nước đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố.
- Bài báo của tác giả Bá Sơn, đăng ngày 15 tháng 6 năm 2015 trên báo điện tử
tỉnh Quảng Ngãi: “Quản lý quỹ đất công ích: Còn nhiều bất cập”. Bài viết phản
ánh:
việc quản lý đất công ích ở một số địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi thời gian
qua
còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận.
Tình trạng cho thuê đất trái thẩm quyền là câu chuyện không chỉ bây giờ mới
diễn ra mà đã xảy ra khá lâu và vô cùng phức tạp. Việc thu tiền cho thuê cũng
không
rõ ràng, khi phát hiện sai phạm không truy thu và xử lý nghiêm minh những trường
hợp vi phạm.
Để giải quyết những tồn tại trên Ông Phí Quang Hiển - Phó Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trước thực trạng buông lỏng quản
lý
quỹ đất công ích ở các địa phương, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện, thành
phố khẩn trương tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích đất công ích và các hợp
đồng
cho thuê đất công ích trên địa bàn; tổ chức ký hợp đồng cho thuê đất đối với
diện tích
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
30
đất đã giao khoán, nhưng chưa ký hợp đồng và diện tích còn lại chưa thực hiện
giao
khoán cho các hộ gia đình để tăng thu ngân sách. Các trường hợp ký hợp đồng cho
thuê đất công ích không đúng theo quy định cần phải xử lý nghiêm.
- Đề tài nguyên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Đặng Thái Sơn - Viện khoa học
đo đạc và bản đồ, “Nghiên cứu thực trạng quỹ đất công ích và các giải pháp nâng
cao
hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích”. Bài nghiên cứu đã chỉ rõ nhiều tồn tại
trong
công tác quản lý đất công ích thời gian qua và đề xuất được những giải pháp phù
hợp
để quản lý và sử dụng quỹ đất công ích hiệu quả.
Có thể thấy rằng, đất công ích đã được quy định và tồn tại trong một thời gian
dài. Đã có những công trình nghiên cứu, đánh giá, đề xuất được các giải pháp phù
hợp
với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Bình
Định
nói chung và thị xã An Nhơn nói riêng chưa có công trình nghiên cứu nào đối với
đất
công ích để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp cho công
tác
quản lý và sử dụng đất công ích. Vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này tại
thị xã
An Nhơn là rất phù hợp và cần thiết ở thời điểm hiện nay.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NI DUNG
V PHƯƠNG PHP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ quỹ đất công ích trên địa bàn thị xã An Nhơn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Các số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu được thu thập, tổng hợp từ năm
2004 đến năm 2015.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã An Nhơn;
- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã An Nhơn;
- Hiện trạng quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn thị xã An Nhơn;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn thị xã An Nhơn;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công ích
trên địa bàn thị xã An Nhơn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
a. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập thông tin tại các cơ quan cấp tỉnh
Thu thập thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bình Định và một số cơ quan khác về: Các thông tin, số liệu về hiện
trạng
sử dụng đất, thống kê đất đai hàng năm của tỉnh Bình Định; điều kiện tự nhiên,
kinh tế
xã hội, hồ sơ địa chính và hiện trạng sử dụng đất, thống kê đất đai hàng năm của
thị xã
An Nhơn.
- Điều tra, thu thập thông tin tại các cơ quan cấp huyện, xã.
Thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua Phòng Tài Nguyên và Môi
trường, UBND các xã, phường để thu thập số liệu đất công ích của từng xã,
phường.
Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về tình hình ban hành văn bản để quản
lý,
lập hồ sơ địa chính, công tác cho thuê, quản lý tài chính, thanh tra công tác
quản lý và
sử dụng quỹ đất công ích ở địa phương.
b. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
- Khảo sát thực địa: Tham gia quan sát thực trạng sử dụng đất công ích trên một
số diện tích của các địa phương.
- Phỏng vấn 10 người là lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn thuộc Văn phòng
Đăng ký QSDĐ, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã bằng các phiếu phỏng vấn.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark
32
Nội dung chính để phỏng vấn bao gồm: Diện tích đất công ích, thực trạng quản lý,
sử
dụng đất công ích của các địa phương; hiệu quả của việc sử dụng quỹ đất công
ích: về
kinh tế, việc làm và môi trường; những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản
lý đất
công ích; đề xuất giải pháp quản lý đất công ích.
- Phỏng vấn 15 người là lãnh đạo cấp xã; 15 người là cán bộ chuyên môn về đất
đai và tài chính của cấp xã; 75 người thuê đất công ích của các xã, phường. Nội
dung
chính để phỏng vấn bao gồm: thực trạng quản lý, sử dụng đất công ích của địa
phương; phương thức, thời gian cho thuê đất công ích, tiền thuê đất và hiệu quả
về
kinh tế, việc làm; các kiến nghị, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất công
ích.
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tôi đã tiến hành phân nhóm,
thống
kê các tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy về hiện trạng sử dụng, điều
kiện sử
dụng, hiệu quả sử dụng đất công ích,... ; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động
đến
tình hình quản lý, sử dụng đất công ích theo các hình thức định tính và định
lượng, từ
đó xây dựng nội dung của luận văn, như:
- Sử dụng phần mềm Excel để:
+ Tổng hợp, xử lý các nội dung của phiếu điều tra.
+ Xây dựng các trường dữ liệu về diện tích, loại đất, tiền thuê đất.
Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu kèm theo.
2.3.3. Phương pháp bản đồ
Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm Microstation, MapInfo để xử lý, biên tập và
thể hiện bản đồ phân bố quỹ đất công ích trên địa bàn nghiên cứu. Hệ quy chiếu
và hệ
tọa độ sử dụng trong nghiên cứu là VN-2000, múi chiếu 3 độ, elipsoid WGS 84.
2.3.4. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất công ích
- Hiệu quả kinh tế:
+ Tổng diện tích đã cho thuê hàng năm/Tổng diện tích đất công ích hàng năm.
+ Tổng nguồn thu của địa phương từ cho thuê đất công ích hàng năm.
+ Thu nhập của người dân từ thuê đất công ích.
- Hiệu quả xã hội:
+ Giải quyết nhu cầu đất cho các mục đích: xây dựng cơ sở hạ tầng, đền bù,...
- Hiệu quả môi trường:
+ Hệ số sử dụng đất công ích.
+ Diện tích đất công ích có cây trồng lâu năm, có rừng (tỷ lệ che phủ của đất
công ích).
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove
the watermark