Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Đào tạo theo vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (nghiên cứu tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa)
4,093
844
115
67
+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 42 người (75%), Bổ túc văn hóa
14 người (25%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 11 người (19.6%); Cao đẳng, trung cấp
45 người (80.4%)
+ Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp 00 người (0,%); trung cấp
56 người (100%).
-
+ Về độ tuổi: từ 40 – 49 tuổi: 13 người (22.4%); từ 50 – 55 tuổi: 35 người
(60.3%); Từ 56 – 60 tuổi: 10 người (17.3%)
+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 42 người (72.4%), Bổ túc văn
hóa 16 người (27.6%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 04 người (6.9%), Cao đẳng, Trung cấp
52 người (89.6%), chưa qua đào tạo 02 người (3.5%)
+ Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp 00 người (0%); trung cấp
53 người (91.4%), chưa qua đào tạo 05 người (8.6%)
-
+ Về độ tuổi: từ 40 – 49 tuổi: 23 người (37.1%); từ 50 – 55 tuổi: 33 người
(53.2%); Từ 56 – 60 tuổi: 6 người (9.7%)
+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 50 người (80.6%), Bổ túc văn
hóa 12 người (19.4%).
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 07 người (11.3%), Cao đẳng 16
người (25.8%), Trung cấp 37 người (59.6%), Chưa qua đào tạo chuyên môn
02 người (3.2%).
+ Về trình độ lý luận: trung cấp 57 người (91.9%), chưa qua đào tạo 5
người (8.1%).
-
68
+ Về độ tuổi: dưới 49 tuổi: 79 người (54.48%); từ 50 – 55 tuổi: 36 người
(24.82%); Từ 56 – 60 tuổi: 30 người (20.7%)
- Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 115 người (79.3%), Bổ túc văn
hóa 17 người (11.72%), Trung học cơ sở 13 người (8.96%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 13 người (8.96%), Cao đẳng 25 người
(17.24%), Trung cấp 76 người (52.41%), Sơ cấp 02 người (1.38%), Chưa qua đào
tạo chuyên môn 30 người (20.69%)
+ Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp 01 người (0.69%), trung cấp 125
người (86.2%), sơ cấp 4 người (2.76%), chưa qua đào tạo 15 người (10.34%)
Như vậy, về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã huyện Yên Định tương
đối cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương phát triển. Tuy nhiên,
về độ tuổi của cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện còn cao, số cán bộ cấp xã có
đội tuổi từ 56 đến 60 tuổi chiếm trên 20%. Đây là đội ngũ có thâm niên công
tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong công tác. Tuy nhiên, đối với các
đối tượng nằm trong độ tuổi này, họ không còn quan tâm nhiều đến việc
tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, hầu hết có tâm lý an phận để
chuẩn bị về nghỉ hưu. Do đó, khi xây dựng kế hoạch đào tạo, các nhà quản
lý cần chú trọng đến tâm tư, tình cảm cũng như độ tuổi của các đối tượng để
có những biện pháp cụ thể. Thay vì đào tạo chuyên sâu, dài ngày thì có thể
lựa chọn những khóa đào tạo ngắn hạn đối với những đối tượng này.
-
+ Về độ tuổi: dưới 49 tuổi: 19 người (65.52%); từ 50 tuổi trở lên: 10 người
(34.48%)
+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 24 người (82.76%); Bổ túc văn
hóa 05 người (17.24%).
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 04 người (13.79%); cao đẳng 06 người
(20.69%); trung cấp 11 người (37.93%); chưa qua đào tạo 01 người (3.45%).
+ Về trình độ lý luận chính trị: trung cấp 26 người (89.65%); sơ cấp 01
người (3.45%); chưa qua đào tạo: 02 người (6.90%).
69
-
+ Về độ tuổi: dưới 49 tuổi: 24 người (82.76%); từ 50 tuổi trở lên: 5 người
(17.24%)
+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 24 người (82.76%); Bổ túc
văn hóa 05 người (17.24%).
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 02 người (6.90%); cao đẳng 07 người
(24.14%); Trung cấp 19 người (65.52%); chưa qua đào tạo: 01 người (3.45%)
+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 25 người (86.21%); sơ cấp 01
người (3.45%); chưa qua đào tạo: 03 người (10.34%).
- -
+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 32 người (65.31%); từ 50 tuổi trở lên: 17
người (34.69%)
+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 44 người (89.8%); Bổ túc văn
hóa 04 người (8.16%); chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông 01 người (2.04%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 13 người (26.53%); cao đẳng 02 người
(4.08%); Trung cấp 32 người (65.31%); chưa qua đào tạo: 02 người (4.08%)
+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 20 người (40.82%); sơ cấp 01
người (2.04%); chưa qua đào tạo: 28 người (57.14%).
- -
+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 60 người (90.9%); từ 50 tuổi trở lên:
6 người (9.1%)
+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 65 người (98.48%); chưa tốt
nghiệp Trung học phổ thông 01 người (1.52%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 30 người (45.45%); cao đẳng 03
người (4.55%); Trung cấp 32 người (48.48%); chưa qua đào tạo: 01 người
(4.55%)
+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 16 người (24.24%); sơ cấp 03
người (4.54%); chưa qua đào tạo: 47 người (71.21%).
- -
70
+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 41 người (82%); từ 50 tuổi trở lên: 9
người (18%)
+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 49 người (98%); Bổ túc văn
hóa 01 người (2%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 23 người (46%); cao đẳng 05 người
(10%); Trung cấp 22 người (44%).
+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 01 người (2%); sơ cấp 03
người (6%); chưa qua đào tạo: 46 người (92%).
- -
+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 41 người (69.49%); từ 50 tuổi trở
lên: 18 người (30.51%)
+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 55 người (93.22%); Bổ túc
văn hóa 04 người (6.78%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 16 người (27.12%); cao đẳng 13
người (22.03%); Trung cấp 28 người (47.46%); chưa qua đào tạo 02 người
(3.39%).
+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 28 người (47.46%); chưa qua
đào tạo 31 người (52.54%).
- - ch
+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 27 người (81.82%); từ 50 tuổi trở
lên: 6 người (18.18%)
+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 29 người (87.88%); Bổ túc
văn hóa 04 người (12.12%)
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 9 người (27.27%); Trung cấp 24
người (72.73%).
+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 4 người (12.12%); sơ cấp 01
người (3.03%); chưa qua đào tạo 28 người (84.85%).
Nhìn chung, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Yên Định có độ tuổi
tương đối trẻ, có trình độ chuyên môn nhất định. Đây là nhóm đối tượng cần
71
chú trọng trong công tác đào tạo. Ở mỗi vị trí công chức xã thì lại có những
yêu cầu nhất định riêng. Vì vậy, hầu hết công chức xã đều phải có trình độ
chuyên môn nhất định về vị trí mà mình đang đảm nhiệm. Tuy nhiên, không
phải công chức nào cũng được đào tạo bàn bản, có chất lượng,… vì vậy, khi
xây dựng khung chương trình đào tạo, các nhà quản lý cần phải phân nhóm
đối tượng để đào tạo. Thêm vào đó, nhóm đối tượng này sẽ là nguồn lực dự bị
cho các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã. Vì thế đây là nhóm đối tượng có
nhu cầu đào tạo tương đối cao.
2.3.4. Hình thức triển khai
Là một khâu trọng yếu trong công tác quản lý cán bộ, công chức, công
tác đào tạo cán bộ, công chức luôn được chú trọng nhằm mục đích tăng cường
năng lực, trình độ, chất lượng công tác cho cán bộ, công chức theo yêu cầu
của nhiệm vụ.
Đối với những cán bộ, công chức có nhu cầu đào tạo để nâng cao trình
độ chuyên môn thì có hai phương án:
- Thứ nhất, cán bộ, công chức có nhu cầu được đào tạo sẽ làm đơn trình
Đảng ủy xem xét. Như vậy, nhu cầu đào tạo được xuất phát từ nhu cầu cá
nhân. Theo đó, cá nhân có nhu cầu đào tạo sẽ phải tự đánh giá trình độ của
mình, sau đó lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với bản thân, hoàn cảnh
gia đình, đặc biệt là phù hợp với vị trí hiện tại (tức công việc đang được phụ
trách).
- Thứ hai, Đảng ủy địa phương hằng năm sẽ tiến hành điều tra, rà soát
lại chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Theo đó, những đối tượng chưa đáp
ứng được về cả trình độ chuyên môn và lý luận sẽ được đưa vào quy hoạch để
cử đi đào tạo.
Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý cán bộ, công chức và xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ
mới là vấn đề vừa có ý nghĩa cấp thiết vừa có ý nghĩa chiến lược đối với sự
72
phát triển của đất nước. Công tác quản lý cán bộ công chức bao quát toàn bộ
quá trình xây dựng, phát triển, sử dụng đội ngũ cán bộ, từ việc quản lý công
tác đào tạo, quản lý công tác luân chuyển, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng đến các
chính sách đãi ngộ, tinh giảm biên chế,… Như vậy, công tác quản lý cán bộ
công chức có phạm vi và nội dung rất rộng và phức tạp.
Công tác đào tạo nhân lực trong các cơ quan hành chính cấp cơ sở đang
ngày càng được quan tâm. Kết quả là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã đang ngày càng được nâng cao, đáp ứng được với yêu cầu của công
việc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo nói
chung và công tác đào tạo theo vị trí việc làm nói riêng cho cán bộ, công chức
cấp xã ở huyện Yên Định vẫn còn có những hạn chế nhất định. Về chuyên
môn, hầu hết các cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo không lựa
chọn chuyên ngành đào tạo theo vị trí công việc đang đảm nhận, việc tham
gia các khóa đào tạo vẫn còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến nội
dung và kết quả thu được sau đào tạo. Về lý luận, hàng năm, dựa vào nhu cầu
của cơ sở, huyện sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo và gửi về cơ sở. Việc đào tạo
lý luận chủ yếu được thực hiện tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện. Chủ
yếu các chương trình về lý luận tập trung bồi dưỡng những kiến thức nền tảng
cho các đối tượng như: đối tượng kết nạp Đảng, đối tượng Đảng viên mới.
2.4. Những hạn chế trong công tác đào tạo theo vị trí việc làm cho
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Định
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo cán bộ công chức
vẫn còn có những hạn chế nhất định.
-
Điều này thể hiện trong chính sách, chế độ chưa đồng bộ, thực sự chưa
mạnh dạn đổi mới về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, giữ chân,… đội ngũ cán bộ,
công chức thực sự có năng lực. Việc lựa chọn (hay còn gọi là tuyển dụng) ngay từ
đầu là một việc rất quan trọng đối với công tác quản lý cán bộ, công chức. Hiện
73
nay, nền hành chính ở nước ta nói chung và ở huyện Yên Định nói riêng vẫn còn
duy trì hình thức xét tuyển chứ chưa áp dụng rộng rãi hình thức thi tuyển. Vì
vậy,
tình trạng “”, “ vẫn diễn ra, hệ quả kéo theo nó sẽ là: những
người thực sự có năng lực sẽ không có được một vị trí trong cơ quan hành chính.
Tiếp đó là công tác sử dụng nguồn nhân lực. Việc sử dụng nguồn nhân
lực như thế nào để phát huy được hết những thế mạnh của họ là một điều
không phải nhà quản lý nào cũng có thể làm tốt. Thực trạng hiện nay vẫn còn
rất nhiều cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện được bố trí, sắp xếp ở
những vị trí không đúng với chuyên môn được đào tạo. Đây vừa là thời cơ
nhưng cũng là thách thức đối với hệ thống chính quyền cấp cơ sở. Bởi, khi sử
dụng cán bộ, công chức ở những vị trí công việc mới có thể sẽ phát huy được
tính sáng tạo, linh động của đội ngũ này. Tuy nhiên, do yêu cầu ngày càng
cao của công việc như hiện nay thì việc tiếp cận công việc không đúng với
chuyên môn được đào tạo là một trong những thách thức đối với chính đội
ngũ cán bộ, công chức cũng như đối với các nhà lãnh đạo, quản lý nhân lực.
Và đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong những năm qua,
công tác đào tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được
lãnh đạo huyện quan tâm và tạo điều kiện. Việc đưa ra những hình thức đào
tạo mới đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
tiếp cận với các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
cũng như trình độ lý luận. Tuy nhiên, công tác đào tạo vẫn còn dàn trải, chưa
tập trung vào trọng tâm dẫn đến hiệu quả không cao. Trong khi công việc cần
giải quyết ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn và phức tạp hơn, áp lực về thời
hạn và chất lượng thực thi công việc ngày càng cao thì năng lực của đội ngũ
cán bộ, công chức lại được tích lũy từ trải nghiệm, kinh nghiệm của bản thân
hơn là thu hoạch được qua quá trình đào tạo. Cán bộ, công chức được cử đi
đào tạo chủ yếu là để đối phó, học cho qua, để chuẩn hóa bằng cấp, chuyên
môn theo tiêu chuẩn chức danh công chức hoặc để được đề bạt, bổ nhiệm,
74
được chuyển ngạch cao hơn,… chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng
cao trình độ, phục vụ cho công việc chuyên môn. Các chương trình đào tạo
còn nặng về lý luận, thiếu sự liên kết, kế thừa, thiếu tính thiết thực, chưa đi
sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ, công chức. Do đó,
một bộ phận cán bộ, công chức dù đã được đào tạo qua nhiều trường lớp
nhưng vẫn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản
lý, điều hành và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế vẫn còn hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
-
Phần lớn cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện vẫn chưa nhận
thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo theo vị trí việc làm và quyền
lợi được đi đào tạo của mình. Mục tiêu đào tạo theo vị trí việc làm chưa được
phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức cấp xã trong huyện. Hầu hết cán bộ,
công chức xã chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc được đi đào tạo
mà chỉ thực hiện theo quyết định của cấp trên.
Thông qua điều tra khảo sát về mức độ quan tâm đối với các tiêu chí của cán
bộ, công chức cấp xã khi tham gia một chương trình đào tạo thì có kết quả như
sau:
Bảng 2.8: Mức độ quan tâm của cán bộ, công chức xã đối với các
chỉ tiêu khi tham gia một chƣơng trình đào tạo
TT
Tiêu chí
Số ngƣời trả lời
Có
Tỷ lệ
(%)
Không
Tỷ lệ
(%)
1
Chi phí
163
65.2
87
34.8
2
Bằng cấp
40
16
210
84
3
Nội dung đào tạo
103
41.2
147
58.8
4
Thời gian đào tạo
33
13.2
217
86.8
75
Như vậy, tiêu chí về chi phí là tiêu chí được đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã quan tâm nhiều nhất khi tham gia một chương trình đào tạo. Qua đó có
thể thấy rằng, chính sách lương và chế độ đối với cán bộ đi học ở các địa
phương vẫn còn nhiều hạn chế.
-
Việc xác định nhu cầu đào tạo một cách thụ động, chưa có kế hoạch rõ
ràng. Do đó việc đào tạo không theo kịp yêu cầu của vị trí việc làm mà cán
bộ, công chức đó đang đảm nhận. Việc đào tạo hoàn thành chưa đúng kế
hoạch. Việc xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ, công chức chưa phù hợp
với các yêu cầu của vị trí việc làm, cũng như với sự phát triển của cán bộ,
công chức.
-
Hầu hết các xã trên địa bàn huyện chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả của
đào tạo. Nội dung và hình thức đào tạo chưa hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Theo đánh giá của cán bộ, công chức thì nội dung đào tạo là một trong
những yếu tố quan trọng khi tham gia một chương trình đào tạo. Theo điều tra
khảo sát thì có: 103/250 cán bộ, công chức (chiếm 41.2%) cho rằng nội dung
đào tạo là yếu tố quan trọng khi tham gia một chương trình đào tạo. Việc nội
dung đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện tại mà cán bộ, công chức
đang đảm nhiệm sẽ tạo nên tâm lý chán nản, sự tiếp thu của các cán bộ, công
chức khi tham gia các chương trình đào tạo cũng bị hạn chế,… Do đó, việc
đổi mới nội dung đào tạo, gắn chặt chẽ nội dung đào tạo với những yêu cầu
mà công việc hiện tại của cán bộ, công chức đang đảm nhiệm.
-
Chưa thực hiện chương trình đánh giá hiệu quả sau đào tạo, do đó tổ
chức không xác định được các hiệu quả mang lại sau đào tạo, cũng như không
có được kế hoạch đào tạo bổ sung tiếp theo, nhằm phát huy tối đa năng lực
của cán bộ, công chức
-
76
Việc sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo là một trong những yếu tố tác
động lớn đến nhu cầu đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Hầu hết cán
bộ, công chức cấp xã sau khi đi học theo chỉ tiêu về đều làm công việc cũ mà
không có sự thay đổi nào đáng kể. Nhiều trường hợp, các học viên không thể ứng
dụng những kiến thức đã được học vào thực tế do chính quyền địa phương chưa
có kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo một cách cụ thể. Những cán bộ, công
chức này cũng không hề có sự thắc mắc hay yêu cầu cụ thể với các nhà lãnh đạo
quản lý. Việc sử dụng cán bộ, công chức sau khi đào tạo không đúng nơi, đúng
chỗ sẽ không phát huy được năng lực của cán bộ, công chức, làm giảm sự quan
tâm của cán bộ, công chức đến công tác đào tạo sau này.
Hằng năm, các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện có tiến hành rà soát,
xây dựng kế hoạch để quy hoạch những cán bộ, công chức có năng lực, trình
độ. Tuy nhiên, việc xây dựng một chế độ đãi ngộ riêng cho những đối tượng
này là chưa có, công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ, công chức vẫn chưa thực
sự thỏa đáng. Quy hoạch còn mang nặng tính cào bằng, chưa có sự sàng lọc
để quy hoạch những người thực sự xứng đáng. Nên có những người chưa
đóng góp nhiều cho tổ chức, năng lực thực tiễn còn yếu nhưng vẫn được quy
hoạch và sử dụng vào những vị trí chủ chốt.
Việc chọn người vào các vị trí cán bộ chủ chốt vẫn chưa mang tính
cạnh tranh, vẫn duy trì hình thức quy hoạch và bổ nhiệm. Khi có một vị trí
thiếu khuyết có nhu cầu bổ sung người thì cách thức bổ sung là đưa những
người đang thực hiện công việc tương tự lên đảm nhiệm hoặc điều động từ vị
trí khác sang. Ngoài ra, với quan điểm nâng cao tiêu chuẩn chức danh của đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã dẫn đến tình trạng đi học để kiện
toàn bằng cấp mà đánh mất đi mục đích của việc đào tạo là nâng cao trình độ
cho bản thân người tham gia đào tạo.
-