Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thơ Trần Nhuận Minh
514
375
129
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
89
Chặt lau, làm cái cột đình, đƣợc chƣa?
(Châu chấu sang hỏi…)
Bộc lộ cảm xúc da diết về kiếp người lao động lam lũ, cực nhọc, tác giả
cũng sử dụng các biện pháp tu từ thơ ca dân gian như phép ẩn dụ;
Anh nhìn gió động bờ tre
Thƣơng con cò trắng bay về, bơ vơ
(Sáng qua anh đến…)
Cũng có khi dùng cách nói phiếm chỉ thời gian, tạo cảm giác nửa thực,
nửa mơ hồ, chuyện xẩy ra thời nào cũng được, mà ca dao, truyện cổ tích hay
dùng:
Ngày này, tháng nọ, năm kia
Tình cờ vào một quán bia, gặp nàng
(Ngày này tháng nọ…)
Sử dụng thành ngữ, trích dẫn ca dao, tục ngữ, Trần Nhuận Minh rất linh
hoạt và khéo léo. Từ những thành ngữ có trong tiếng phổ thông đến việc vận
dụng ca dao, tục ngữ đều súc tích, dễ hiểu, tạo màu sắc bình dị, gần gũi trên
từng trang sách của nhà thơ. Chính những yếu tố đó đã tạo nên ngôn ngữ mang
tính dân gian trong thơ Trần Nhuận Minh.
3.1.1.2. Sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng
Thông thường, người ta hay thấy lớp ngôn từ này trong truyện ngắn,
trong tiểu thuyết và rất ít khi thấy đề cập nó trong thơ. Nhưng Trần Nhuận Minh
có điểm khác, nhà thơ chú ý đến những góc cạnh rất đời thường của cuộc sống
hiện tại, lớp ngôn từ nhà thơ sử dụng không đơn giản chỉ ra thực tại ngoài nó mà
tái hiện thực tại ấy vào trong nó. Có thể nói một phần thành công ở mảng thơ thế
sự đời tư là do nhà thơ biết chắt lọc ngôn từ đời thường giản dị, thời sự để đưa
vào thơ.
Có thể kể đến các từ ngữ “đường phố” trong Nhà thơ áp tải:
Đã từng cho một “chƣởng”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
90
Những thằng đến “mổ” hàng
(…)Thả phanh nhai thịt gà
(…)Bạn “choảng liền một mạch”
Với cách dùng từ như thế, Trần Nhuận Minh khắc họa bức chân dung
người bạn thơ rất đời thường của mình, đằng sau đó thấp thoáng nụ cười hóm
hỉnh của nhà thơ. Hay trong Thoáng là hình ảnh những con người tha hóa đạo
đức, lối sống:
Đàn bà khoác bị cói, đeo kính cơn, mặc quần soóc ra phố
Gã chốn tù, tội đánh ngƣời và khoét gạch
Vào quán ghểnh chân làm choác bia hơi
Các từ ngữ này có khả năng đặc tả chân dung, tính cách nhân vật, thường
đi với lối “hành thơ kể chuyện” đặc biệt xuất hiện trong các bài thơ chân dung:
Mợ Hữu, Thím Hai Vui, Phúc, Tú Lão…
Hay sử dụng ngôn ngữ nói tạo tính đối thoại trực tiếp cho lời thơ
Ta giơ hai nắm tay hoan hô ông Giời
Đùa một tí mà thành muôn vẻ đẹp
(Chơi thuyền trên vịnh Hạ Long)
Em đứng lặng úp mặt vào bóng tối
Khổ thân em có nói đƣợc gì đâu
(Thơ tình ngày không em)
Mặt trời trắng và lành nhƣ một đồng xu nhỏ
Ta chẳng thèm tiêu
(Trong sương mù Cao Bằng)
Có khi là ngôn ngữ suồng sã, mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt
được sử dụng trong lời đối thoại trực tiếp của một câu chuyện:
Hỏi vợ: “Vợ bỏ tớ”
Hỏi con: “Nó vƣợt biên”
Hỏi nhà: “Nhà tớ bán”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
91
Hỏi thơ: “Đếch ai in…”
(Bạn cũ)
Bỗng hôm nay
Nhìn ảnh hắn đăng trên báo
Họ mỉm cƣời và bảo
- Cái thằng đến là trẻ lâu!
(Anvơret)
Tuy nhiên có nhiều độc giả cho rằng cách sử dụng từ ngữ như vậy sẽ
làm mất đi chất thơ của thơ. Cần thấy rằng chất thơ không có nghĩa là sự mượt
mà bay bổng của từ ngữ, hình ảnh, hiện thực gai góc cũng tạo nên chất thơ vì
khi tái hiện hiện thực, chất thơ toát lên từ những gì gần gũi đời thường, sinh
động. Nói cách khác việc đưa những từ ngữ này vào trong thơ Trần Nhuận Minh
đã bổ khuyết cho “chất thơ đang thiếu”.
3.1.2. Ngôn ngữ mang tính triết lí sâu sắc
Đọc thơ Trần Nhuận Minh, ta thấy ngôn ngữ thơ ông không chỉ dung dị,
thể hiện đậm nét ở tính dân gian và tính đời thường, mà ngôn ngữ thơ ông còn
mang tính triết lí sâu sắc. Triết lí lặn sâu vào trong ngôn từ, có ở trong câu
chữ,
mỗi đoạn thơ, mỗi bài thơ. Trong tất cả các tập thơ, từ “những điều trông thấy”,
Trần Nhuận Minh đã trải lòng mình ra để chiêm nghiệm, để thâu về những ngôn
ngữ đắc dụng, thâm trầm, ẩn chứa tính triết lí về cõi đời, cõi người trong cái
hữu
hạn và trước cái vô cùng.
3.1.2.1. Sử dụng lập luận mang tính triết lí
Lập luận là đưa ra lí lẽ hoặc dẫn chứng để dẫn dắt người đọc, người
nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó.
Trần Nhuận Minh thường sử dụng những từ ngữ tạo lên hình ảnh tương
phản nhưng có thực của đời thường để lập luận cho chân lí cuộc đời. Để khẳng
định quy luật sinh tồn cho tất cả mọi người, nhà thơ dùng cặp từ đối lập để làm
luận cứ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
92
Sống úp mặt xuống đất
Chết ngửa mặt lên trời
Giàu nghèo hay vinh nhục
Và kết luận bằng kết cục giống nhau: “Cũng trong vòng ấy thôi”.
Có khi dựa vào quy luật nhân - quả để lập luận cho hành động có mục
đích hay vô tình của con người qua những cặp quan hệ từ: “và – thì”, “nếu –
thì”:
Và ngƣời trồng Cây Phúc
Thì Quả Phúc đầy vƣờn
Nếu vô tình xéo vào lƣng con rắn độc
Thì con rắn độc sẽ biến thành sợi dây…
(Bản Xô nát hoang dã)
Sức nặng thơ Trần Nhuận Minh chính là ở chỗ, niềm ưu ái với cuộc sống,
đối với con người, chất đời thường được lồng trong triết lí nhân sinh. Chuyện
thời sự mà mang theo nỗi niềm thế sự. Nhà thơ đã vận dụng quy luật lịch sử để
lập luận cho lẽ thịnh suy của các triều đại vua chúa:
Khi Vƣơng triều không còn hợp lòng dân
Thì thành đá cũng chỉ là bùn nhão
Ngai vàng không đổ không mùa mƣa bão
Mặt xâm lăng lố nhố khắp kinh thành
(Đứng trên thành nhà Hồ ở Thanh Hóa…)
Nhìn vào sự suy vong thảm hại của nhà Tần ở Trung Quốc thời phong
kiến, nhà thơ đúc kết một triết lí cho mọi thời đại bằng ngôn ngữ khẳng định:
Bức trƣờng thành bền vững nhất của
mọi quốc gia chính là lòng Dân
(Vạn Lí Trường Thành ca)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
93
Cũng với cách sử dụng ngôn ngữ khẳng định, chúng ta có thể nhận ra một
chân lí đơn giản, thế mà nhiều dân tộc đã phải trả giá quá đắt trong từng giai
đoạn lịch sử:
Có lắm anh hùng, đất nƣớc bình yên là một điều vĩ đại
Không cần có lắm anh hùng,
Đất nƣớc vẫn bình yên, còn vĩ đại hơn nhiều
(Năm khúc hát bên bờ Trường Giang)
Trần Nhuận Minh cũng đi vào giải thích những hiện tượng có vẻ trái
chiều, phi lí trong xã hội, nhưng thực chất vấn đề đó lại rất hợp lí trong từng
hoàn cảnh. Nhà thơ vận dụng các liên từ “thế - mà” để diễn đạt:
Ông chủ và kẻ mƣớn
Có bao giờ ngang nhau
Lẽ đời đơn giản thế
Mà nhầm đến bạc đầu
(Họp phố)
Những lập luận có căn cứ nhờ sử dụng những cặp từ tương phản, đối lập
đã tạo được hiệu quả cao trong cách diễn đạt ngôn ngữ mang tính triết lí sâu
sắc.
3.1.2.2. Dùng ngôn ngữ hàm ẩn để triết lí
Chủ thể trữ tình ham triết luận đã huy động tối đa thứ ngôn ngữ hàm ẩn
mang tính triết lí trong toàn bộ sáng tác của mình. Bằng sự trải nghiệm dày dặn
kết hợp với cảm quan hiện thực và lối tư duy biện chứng, nhà thơ đã đứng cạnh
số phận nhân dân mà quằn quại trút vào ngôn từ hàm ẩn những triết lí nhân sinh
ngậm ngùi:
Con ngƣời lớn lên từ các cuộc tranh giành
Và cái ác thấm dần vào trong máu
Những hận thù hôn nhân, điền thổ
Vẫn ngắm ngầm sau bao lũy tre xanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
94
Có cơn mƣa chết cả lúa đồng
Lời ngon ngọt mà thêm ngƣời đổ gãy
Để đưa ra một nhận thức về sức mạnh của trí tuệ mạnh hơn sức mạnh vật
lí, nhà thơ đã cũng sử dụng ngôn ngữ hàm ẩn::
Kẻ giỏi hạ cây đâu cần đến sức rìu
Và biểu đạt sự đối lập giữa ý nghĩ bên trong và hành động bên ngoài trong
một con người trước cuộc sống, Trần Nhuận Minh đưa ra triết lí theo lối nói
hàm ẩn. Nhờ hoàn cảnh và ngôn từ được dùng, người đọc có thể suy ra hàm ý
mà nhà thơ truyển tải:
Kẻ khôn ngoan thƣờng dấu điều mình biết
Ý nghĩ ở đằng đông. Miệng nói ở đằng tây
Chân trong ngõ quê. Tay đã ra ngoài phố
Giấu mƣu toan dƣới những cốc rƣợu đầy
(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)
Trần Nhuận Minh rút ra một nhận định ẩn dụ, hàm ý phê phán mang tính
triết lí sâu sắc:
Khi anh đứng quay lƣng về phía mặt trời
Bóng tối của chính anh sẽ ngả dài trƣớc mặt…
(Khi anh đứng…)
Cảm hứng thế sự được nẩy sinh từ những đúc kết, chiêm nghiện về hiện
thực cuộc sống đa tầng ở mọi góc độ, trên mọi bình diện xã hội. Để hàm ý về sự
thăng – giáng trong cuộc đời con người, tác giả sử dụng các từ ngữ nghi vấn:
“thế nào, làm sao, là bao”:
Đây là khúc một con sông
Rồi sau khúc đục khúc trong thế nào
Sự đời biết tính làm sao
Nắm tay nhau đƣợc là bao…sẽ rời
(Tiệc đêm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
95
Với việc sử dụng ngôn ngữ hàm ẩn đắc dụng, giúp người đọc rút ra chân
lí từ cách mô tả các hiện tượng mà nhà thơ đúc kết. Điều đó còn tạo ra sự tự
nhiên, dung dị cho các câu thơ triết luận.
Ngôn ngữ thơ Trần Nhuận Minh đậm chất triết lí, nhưng đấy không phải
là thứ ngôn ngữ biểu đạt tư tưởng đầy màu xám, mà thông qua nghệ thuật ngôn
từ, tác phẩm của ông đã trở thành “cây đời mãi mãi xanh tƣơi” trong nền thơ ca
dân tộc. Qua thứ ngôn ngữ mang tính triết lí, cuộc sống con người đã được khúc
xạ bởi tâm hồn yêu đời đến khổ lụy của Trần Nhuận Minh, nên thơ ông mới máu
thịt và mặn mòi vị nước mắt của đời.
3.1.3. Sử dụng các cặp từ trái nghĩa
Trần Nhuận Minh là nhà thơ ham triết luận, các triết luận được đưa ra
thường là kết quả của cách nhìn đa chiều về hiện thực. Một trong những phương
thức được sử dụng nhiều là luận giải vấn đề bằng hệ thống các cặp từ trái nghĩa.
Trong Bản Xô nát hoang dã, để hiểu về “tự do”, tác giả cắt nghĩa về từ
“cầm tù”:
Đức vua rất khổ
Vì bị cầm tù trên ngai vàng
Kẻ Hành Khất rất khổ
Vì đƣợc tự do đói rét
Để hiểu về “sống” đặt trong tương quan với “chết”:
Tôi Thứ nhất đã chết
Nằm duỗi thẳng trong quan tài
Tôi Thứ Hai vẫn sống
Là linh hồn
Mà chẳng phải linh hồn…
(Bản Xô nát hoang dã)
Để hiểu về “cái ác” tác giả đặt song hành với “cái thiện”: “Kẻ ác đôi khi
làm việc thiện/Đánh thuốc độc cả tiếng cƣời” (45 khúc đàn bầu của kẻ vô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
96
danh), sự “sinh thành” trong sự “hủy diệt” (Bản Xônat hoang dã); để hiểu về
“chiến tranh”, tác giả đặt nó bên cạnh “hòa bình” (Thím Hai Vui); để hiểu về
“tốt” thì lí giải về “xấu”: “Cuộc đời toàn ngƣời tốt cả/Không ai xấu với ai đâu”
(Với chị Hồng Tâm)…
Bên cạnh đó, Trần Nhuận Minh đặt quan hệ trái ngược cho các từ vốn
không có ý nghĩa trái ngược:
Trời ơi! Vàng đến thế này
Mà sao đen bạc vẫn đầy thế gian
(Trong đồng cỏ hoa vàng)
Cái giả dối, hào hoa của Ánh Trăng
Đâu có bị cái thuần phác
của Mặt Đất
Xua đuổi
Và
Cái Màn Đêm phản trắc đầy cạm bẫy
Đâu có bị cái Ánh Ngày chính trực anh minh ruồng bỏ…
(Bản Xônát hoang dã)
Các từ “Ánh Trăng”, “Mặt Đất”, “Màn Đêm”, “Ánh Ngày” được sử
dụng như danh từ riêng, đặt trong thế đối lập. Cuộc sống bao giờ cũng có hai
mặt của nó. Có cái giả dối song hành với cái thuần phác. Cái phản trắc đi cùng
cái chính trực anh minh…như “Đêm” và “Ngày”, như “Ánh Trăng” và “Mặt
Đất”…Nhận thức này, bắt nguồn từ cách nhìn vấn đề mang tính biện chứng cao.
Hay trong trường hợp khác:
Không gian đằm thắm
Huyền ảo mong manh
Là lúc sinh ra
Thiên Thần và Quỷ Sứ
Là lúc Nhà Thơ và Kẻ Trộm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
97
Cùng hào hứng bƣớc ra ngoài
(Bản Xô nát hoang dã)
Những từ “Thiên Thần” và “Quỷ Sứ”; “Nhà Thơ” và “Kẻ Trộm” là
những căp từ biểu hiện những mặt của xã hội được tác giả đặt trong mối quan hệ
đối lập, trong sự thống nhất lịch sử.
Thơ Trần Nhuận Minh sử dụng rất nhiều các cặp từ trái nghĩa làm tăng
khả năng diễn đạt, đem lại hiệu quả nhận thức mang tính đa chiều.
3.1.4. Sử dụng các kết từ lạ, độc đáo
Bất cứ thế giới nghệ thuật của một nhà thơ nào cũng đều được tạo
dựng nhờ hệ thống hình ảnh riêng, độc đáo, là kết quả của cách kết hợp từ độc
đáo, mới lạ.
Bằng cách kết hợp sau danh từ là một tính từ chỉ màu sắc, nhà thơ đã
hữu hình hóa sự vật vốn vô hình, trừu tượng:
- Nhớ xƣa gió biếc chân trời mong manh
- Ta ở đâu giữa mùa xưa xanh ngát
- Lá non tỏa màu em biêng biếc sáng
- Em hắt lên anh màu thu biếc ngƣời
- Những bí ẩn xanh rờn/Dào dạt tuôn chảy từ trời cao
Hoặc hư ảo hóa những sự vật cụ thể:
- Giọt mưa xuân xanh quá/Bay ngang trời Hạ Long
- Gió đã xanh thổi lên từ Hoa Cỏ
- Chiều nghiêng một sắc vô tình
- Ngoài làn mây trắng bay ở ngang trời và trái tim xanh
đập trong lồng ngực/Anh chẳng còn gì hết
- Đồng xa, xanh mảnh trăng gầy treo nghiêng
Với cách kết hợp từ này, thế giới hình ảnh trong thơ ông vừa thực vừa hư
ảo, nó không đơn giản là thế giới khách quan mà trở thành thế giới tâm tưởng,
hoài niệm. Vạn vật được nhuộm bởi sắc xanh đến nao lòng: “A ha! Trời xanh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
98
nƣớc xanh, núi xanh, ta xanh”. Màu xanh trở thành màu chủ đạo trong thế giới
nghệ thuật thơ Trần Nhuận Minh, mang ý nghĩa biểu tượng.
Nhà thơ phá vỡ tư duy hình ảnh, ấn tượng quen thuộc bằng cách thay đổi
trật tự từ của lôgíc ngôn ngữ thông thường. Nói cách khác nhà thơ có một
phương pháp chế tác ngôn ngữ rất độc đáo. Chúng ta rất hay bắt gặp cách diễn
đạt đưa thành phần định ngữ lên trước danh từ, hoặc thành phần bổ ngữ lên
trước động từ. Nhà thơ miêu tả hình ảnh khu vườn xưa:
- Buồn xƣa - vàng vạt nắng rơi
Nhớ xƣa - gió biếc chân trời mong manh
- Đồng cỏ xanh non
Run rẩy vài ba hoa lê trắng
Bến Tầm Dƣơng canh khuya
Vàng lá ngô đồng rụng
- Vĩnh biệt nhé, ráng chiều côi cút gió
Ta một mình với Đắng Mê Tơi
Nơi ấy, gió, nắng, hoa, lá…của hiện tại nhưng ẩn chứa một nỗi niềm quá
khứ. Con mắt nhìn nhà thơ không hướng đến sự vật trong thời gian khách quan
mà cảm nhận ở thời gian hồi tưởng, kí ức nhờ kết cấu đảo ngữ. Từ đó có cái
được đặc tả ở đây không phải hình ảnh mà là dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Cách kết cấu câu như vậy tạo nên những phản tiền đề có tính lôgíc cao
khiến người đọc phải suy ngẫm, phải nhận thức lại.
3.1.5. Sử dụng các biện pháp tu từ
* Biện pháp nhân hóa:“Nhân hóa còn gọi là nhân cách hóa, là biện
pháp tu từ trong đó người ta lấy từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu con người
để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải của con người nhằm
làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu, đồng thời làm cho chủ thể
phát ngôn có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình”[35.63].