Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thơ Trần Nhuận Minh
515
375
129
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
69
vào cuộc chiến đấu mới để giữ trọn vẹn thành quả mà nhân dân ta phải đổ biết
bao xương máu mới giành lại được:
Những chiến sĩ ngày đêm giữ chốt
Xẻ dọc chiến hào
Lại thấy hàng cột mốc
Của ông cha
Dƣới hàng cọc biên thùy…
(Thành phố bên này sông)
Nhưng chiến tranh đâu chỉ có những bản anh hùng ca thắng trận, ngay cả
trong ánh hào quang chiến thắng, còn có nhiều mất mát, hy sinh. Những người
lính còn trẻ tuổi, đương độ căng trào sức sống, nhưng vì non sông chìm trong bể
máu, cho nên các anh ngã xuống mà “chẳng tiếc đời xanh”:
Nấm mồ ngƣời lính trẻ
Hiện ra bên chiến hào
(Hoành Mô mấy trắng)
Người đọc nhận ra sau mỗi dấu chấm kết thúc của mỗi câu thơ ấy là sự
cảm thương của tác giả giành cho những người lính phải từ giã cuộc đời khi còn
quá trẻ. Nhưng đối với người lính:“Chết vì tổ quốc/Chết ấy vinh quang/Lòng ta
sung sƣớng/Trí ta nhẹ nhàng” (Nguyễn Thái Học).
Đất nước được hồi sinh, bất tử, vĩnh hằng, nhưng lại phải đánh đổi bằng
cuộc sinh li tử biệt giữa người lính với người thân và gia đình. Các anh hy sinh
trong những trận đánh mang tính quyết định cho sự sống còn của dân tộc ở
những thời điểm lịch sử cam go và quyết liệt nhất. Có người đã ngã xuống ở tiền
tiêu khi hành trình đến ngày đại thắng chỉ còn tính bằng giây phút đồng hồ:
Con cả mất khi chiếm hầm Đờ Cát
Con thứ hi sinh lúc giành lại Sài Gòn
(Bá Kim)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
70
Người lính ngã xuống, đất nước ru họ trong giấc ngủ bình yên, quê
hương xứ sở đã ôm ấp hình hài của họ vào lòng:
Thời gian đắp cho anh tấm chăn màu hoa cỏ
Anh ngủ giữa trời sao đâu có cạnh đƣờng mòn
(Tiễn vợ một người lính)
Sự hi sinh của người lính không còn là sự mất mát hay tan biến vào cõi
hư vô mà được hóa thân, thăng hoa thành những biểu tượng cho sự sống tinh
thần bất diệt, cho khát vọng tự do hòa bình:
Sẽ bay lên nhƣ cánh chim
Sẽ bay lên…
bay lên…
bay lên…
nhƣ cánh chim
Nhƣ – cánh – chim…
(100 bước cuối cùng)
Họ đời thường “sống cùng dân”, “mặc quần đùi khiêng pháo lội qua
sông” (Thanh Thảo) mà lại rất đỗi anh hùng, trước cái chết họ thấy mình “tinh
khôi vừa đƣợc sinh ra”, hóa thân mình trong hình ảnh mùa xuân đất nước:
Trên mộ anh, gió lúc nào cũng mát
Xanh biếc bốn mùa đều là cỏ Mùa Xuân
(Trên mộ người cộng sản)
Những nấm mồ vô danh
Tạc lên hình đất nƣớc
(Bạn thơ mời rượu bên sông Tiền)
Những câu thơ viết về người lính trong chiến tranh của Trần Nhuận
Minh đã làm thổn thức lòng người đọc bởi những suy ngẫm sống sao cho xứng
đáng với thế hệ cha anh, với Tổ quốc, và càng thêm yêu quý non sông đất nước
này. Viết về số phận người lính trong chiến tranh không phải là đề tài mới,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
71
nhưng Trần Nhuận Minh viết với thái độ và cách nhìn mới có sự hòa trộn giữa
hai điểm nhìn lí tưởng hóa và hiện thực. Trần Nhuận Minh trong tư cách là
người nhập cuộc, người tham gia vào lịch sử cất lên khúc sử thi hào hùng của
một thế hệ dám sống, dám chiến đấu và hi sinh cho lí tưởng, cho mùa xuân bất
diệt của đất nước.
2.2.2. Người lính trong thời bình đối mặt với những thách thức đầy bất ổn
Sau năm 1975, Đất nước sạch bóng quân thù. Những người lính anh hùng
bước ra từ cuộc chiến để trở về với cuộc sống đời thường. Trước mắt là cả một
quãng đường dài không ít những khó khăn, trở ngại mà họ cần phải vượt qua để
tồn tại. Nhưng cuộc sống thời bình không hoàn toàn làm cho người lính ung
dung, thanh thản. Xây dựng hình tượng người lính trong đời thường, Trần
Nhuận Minh đã đạt tới chiều sâu trong việc khám phá tâm lí nhân vật. Nhà thơ
đi vào từng cảnh ngộ cụ thể của người lính để nắm bắt lấy những biểu hiện,
phản ứng tâm lí của họ trước một hoàn cảnh xã hội đầy sự biến động và phát
triển.
Hình ảnh một Đại tá quân đội về hưu với đồng lương ít ỏi phải làm nghề
bơm xe đạp; một người bạn từng có mặt trong khắp các trận đánh cho đến ngày
đất nước thống nhất vẹn tròn, khi giải ngũ về quê, vẫn khoác trên mình bộ quân
phục giản dị, bắt đầu bước vào cuộc sống của một lão nông tri điền:
Đứa thì đánh giặc liên miên
Về quê vẫn chú lính quèn vậy thôi
(Bạn chơi từ thời quàng khăn đỏ)
Còn rất nhiều người lính bước ra từ cuộc sống binh nghiệp đầy gian khó.
Họ phải đối mặt với một cuộc sống mới mà mọi giá trị đang biến đổi từng ngày.
Họ khó hòa nhập với cuộc sống thị trường đầy bon chen, với những quan hệ xô
bồ, và vì thế, cứ ngơ ngác giữa dòng đời và người thân. Một người lính già lúc
trẻ lập nhiều chiến công hiển hách, huân chương treo đầy trên tường, bây giờ
bỗng thấy mình lạc lõng giữa cuộc sống đang đổi thay một cách nhanh chóng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
72
nên chỉ còn biết sống với hoài niệm của một thời chiến tranh ác liệt nhưng hào
hùng:
Chẳng ai cƣời ngƣời già lão
Ơn Giời, Giời để tuổi cho
Chiến công còn ghi sử sách
Huân chƣơng để trên bàn thờ
Mai ngày về cùng các cụ
Nhớ thuê hai đội kèn đồng
Thổi toàn bài ca chiến trận
Đã từng vang dội núi sông.
(Quê ta)
Con người là nguyên khối nhưng cũng là con người của phân thân và
đối lập, người lính luôn mang trong mình một nỗi lo lớn cho sự tồn tại của cuộc
đời, vốn bao giờ cũng là sự song hành giữa hai bờ buồn – vui, được – mất, bi
quan – lạc quan, thất vọng và hy vọng. Số phận người lính luôn được Trần
Nhuận Minh đặt trong một sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, giữa thời chiến
và đời thường. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, hình tượng người lính hiện lên
dũng cảm, mưu chí và phi thường:
Thân qua trăm tầm đạn
Không hề có vết thƣơng
Chiến tranh lùi xa vào kí ức, người chiến binh trở về đã và đang phải đối
diện với cuộc sống ngổn ngang thách thức của thời bình. Cuộc sống hiện đại với
trăm ngàn biến ảo thì có trăm ngàn lí do đẩy người lính vào trạng thái cô đơn
khiến họ như rơi vào thảm cảnh hoang vắng, trống trải trong tâm hồn và luôn
cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Họ phải đối mặt với những bi kịch,
những cảnh ngộ buồn đau: “vợ bỏ”, “con vƣợt biên”, “nhà bán”, “thơ đếch ai
in”. Lúc phải đối mặt với chiến tranh ác liệt, người lính đã dũng cảm vượt qua
để có thể tự hào, ngẩng cao đầu trong tư thế của người chiến thắng, nhưng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
73
cuộc sống đời thường, đầy sự biến động, vận động không ngừng, khiến họ ngơ
ngác, không theo kịp, không thích ứng kịp, nên nhiều khi lại muốn được quay lại
nơi chiến trường máu lửa để được hi sinh anh dũng qua những trận đánh:
Tớ muốn làm liệt sĩ
Đất nƣớc không chiến trƣờng
Hi sinh đâu phải dễ
(Bạn cũ)
Chiến tranh đã đem lại bao đau thương, mất mát cho con người, và chiến
tranh cũng làm cho người lính tỏa sáng hào quang bởi những chiến công vang
dội. Thời thế tạo nên những người lính anh hùng, nhưng chính thời thế cũng làm
nẩy sinh thói công thần trong người lính. Rất nhiều người lính sống sót trở về
sau chiến tranh để trở thành người chồng thủy chung, người cha mẫu mực và
người công dân tốt, nhưng trong bài thơ Thím Hai Vui, có những người lính
từng bạo lực với kẻ thù trong chiến tranh chuyển sang bạo lực trong gia đình
thời bình. Bản tính đó như một hội chứng hậu chiến trút lên đầu thím Hai Vui:
Thế rồi…biết vì đâu
Yên lành không chịu đƣợc
Vợ con chú đánh trƣớc
Xóm giềng chú đánh sau
Chớ dại mà can chú
Chú nhất cả huyện rồi
Người lính đó từng góp công để kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc, nhưng
lại đem đến cuộc chiến tranh cho gia đình: “Chú đòi phải li dị/Mỗi con về một
nơi”. Người lính đã tự đánh mất đi hạnh phúc của mình, gây nên tình cảm li tán,
và đã tạo nên một vết thương lòng vĩnh viễn không thể hàn gắn trong sự đổ nát
tình cảm vợ chồng, dẫn đến bi kịch gia đình người lính là những mảnh vỡ không
hoàn nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
74
Hình tượng người lính trong thơ Trần Nhuận Minh được phác họa trong sự
đối lập. Trong chiến tranh, người lính lấp lánh phẩm chất anh hùng, với bản lĩnh
dũng cảm, yêu nước, thương dân. Sự hi sinh của họ không thể nào đo đếm được,
không thể gọi tên. Nhưng trong đời thường, nhà thơ lại phát hiện ra một thực tế
xót xa trước số phận của người lính, đầy bất trắc, và thương cảm. Vì thế số phận
người lính, như một minh chứng cho những nghịch lí đau buồn trước cuộc sống
đầy biến động và phát triển. Sự mãnh liệt của cảm xúc ngợi ca song hành với
một lí trí tỉnh táo trong cảm hứng thế sự, giúp Trần Nhuận Minh tái hiện sinh
động và chân thực về hiện thực ở góc nhìn số phận người lính cả trong thời
chiến và trong thời bình.
2.3. Hình tƣợng Mẹ - vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Việt Nam truyền thống
Trong thơ ca, số bài thơ viết về tình mẫu tử chiếm một lượng không
nhỏ. Số lượng thi phẩm này có sức thuyết phục lòng người, kể cả những độc giả
khó tính nhất. Bởi nó vượt qua những tiêu chí về nghệ thuật mà để lại cái tình
trong thơ, khiến người đọc xúc động và không thể quên.
Trần Nuận Minh viết về mẹ bằng tất cả tình yêu thương, sự thành kính và
lòng biết ơn vô hạn. Người mẹ trong thơ ông là người phụ nữ nông thôn hiền từ,
chất phác, sống ở nơi đồng quê bên kia con sông Kinh Thầy giáp với vùng đất
mỏ. Cũng như biết bao hình tượng người phụ nữ khác, hình tượng người mẹ ở
đây mang một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: đảm đang, tháo
vát, nhân hậu, bao dung, giàu đức vị tha, hết lòng yêu chồng thương con. Trong
kháng chiến, mẹ từng nuôi dấu cán bộ cách mạng và tiếp tế cho bộ đội, khi hòa
bình lập lại, mẹ là trụ cột của gia đình, phải gồng mình trong lao động: “mẹ tôi
vào phƣờng cấy thuê” và ngược xôi “trên chuyến đò đầy” để nuôi dưỡng những
tài thơ lớn lên từ mái nhà tranh vách nứa.
Hình tượng người mẹ trong thơ Trần Nhuận Minh được khắc họa bởi một
cảm xúc chân thành, sâu sắc. Mẹ đã phải trải qua bao nỗi nhọc nhằn, cay đắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
75
“Chiếc đòn gánh cong” ngày nào đè nặng trên đôi vai của bà, giờ đây lại vít trĩu
lên đôi vai của mẹ:
Mẹ tôi lại gánh chiếc đòn cong
Lại đi gánh mƣớn lại long đong
Cuộc đời vít trĩu đôi đầu gánh
Lƣng mẹ già nua còng lại còng
(Chiếc đòn gánh cong)
Bởi lẽ đối với Trần Nhuận Minh, chỉ có một người mẹ vất vả, cơ hàn mới
được khắc sâu trong tâm khảm của thi nhân bởi một nét “long đong” và một
hình ảnh “già nua còng lại còng”. Cái dáng còng của mẹ ở chốn làng quê nghèo
lại hiện lên trong tâm thức của người con:
Dáng mẹ hao gầy
Còng lƣng sách nƣớc
Cái cầu ao
Gióng tre ngà thân thuộc
(100 bước cuối cùng)
Hình bóng mẹ có ý nghĩa biểu tượng cho những con người lao động lam
lũ, cần cù, chịu biết bao lao khổ dưới gánh nặng cuộc đời:
Bóng tối nặng trùm lên vai mẹ
Mẹ còn gánh cát chạy đƣờng đê.
(Chiếc đong gánh cong)
Trong sự sống bộn bề, náo nhiệt của đời thường, người con đã gợi lại kí
ức ở những giây phút tĩnh lặng, thảng thốt, xót xa trước hình ảnh mẹ:
Mƣời mấy năm rồi tôi vẫn nhớ
Có lần mẹ gánh gãy xƣơng lƣng
Mẹ dúi cho tôi vài củ lạc
Nhìn tôi mà nƣớc mắt rƣng rƣng
(Chiếc đòn gánh cong)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
76
Người đọc cảm nhận ra giọt “nƣớc mắt rƣng rƣng”, mặn mòi của mẹ rơi
xuống để tưới mát sự khôn lớn cho đời con.
Hành trình của mẹ đi từ đói nghèo, cơ cực rồi cũng có ngày đến được
chân trời của cuộc sống mới. Ta nhận ra nét cười rạng rỡ mà dịu hiền bên giọt
nước mắt tràn ngập niềm vui, làm sáng cả không gian, làm đẹp cảnh vật thuở ấu
thơ thời xa vắng:
Mẹ cƣời, lệ bỗng lăn trên má
Hợp tác đời vui mái ngói hồng
(Chiếc đòn gánh cong)
Bằng suy luận, Trần Nhuận Minh đã nhận ra một sự đối lập. Đó là sự
đối lập giữa cuộc sống bên ngoài với lời kể của mẹ trong những câu chuyện cổ
tích, giữa hiện thực đắng chát và cảm xúc ân tình mẹ dành cho con:
Con dần hiểu vì sao mẹ cực khổ thế
Mà chuyện kể, lời ru chỉ có ngọt ngào
(Mẹ)
Lời ru của mẹ đã sinh ra từ trái tim ăm ắp tình yêu thương và vòng tay
êm ấm. Lời mẹ chở đầy hương vị cuộc đời. Cuộc đời được chắt ra từ những giọt
buồn, niềm vui, sự ngọt ngào và cả cay đắng.
Lời ru năm nào của mẹ ru con, giờ đây lại dành để ru cho cháu mà sao
cứ thấy xót xa, nghẹn ngào:
Nghe mẹ lại đang ngọt ngào ru cháu
Chỉ có vậy thôi
Mà sao con thấy nghẹn
Cứ tự nhiên ứa nƣớc mắt ra
(Mẹ)
Lời ru đấy không chỉ ngọt ngào, êm ái trong chiếc nôi đưa, mà còn có
sức tỏa nhiệt trên đầu lưỡi kiếm của những anh hùng ra trận:
Lƣỡi kiếm ra trận của ngƣời anh hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
77
Đã tôi trong lời ru của mẹ
(Đá cháy)
Cũng trong sự đối lập, Trần Nhuận Minh nhận ra một thực tế: cuộc đời
mẹ phải đối mặt với hiện thực đắng cay, nhưng mẹ lại gieo vào tâm hồn con trẻ
một tuổi thơ trong sáng, giầu mơ ước giúp con đi trọn cuộc hành trình vững
bước niềm tin:
Con dần hiểu
Nếu mẹ chỉ dạy con những sự thực cay đắng
Thì chắc con cũng không thành con hôm nay
(Mẹ)
Và Trần Nhuận Minh rất có lí khi chiêm nghiệm rằng:
Ông trời sinh ra Ngƣời Mẹ
Để thay mặt cho mình
Đi hết đời vẫn không hết nỗi lo toan của Mẹ
Và ngẩng lên lúc nào cũng thấy bóng mây xanh
(Đá cháy)
“Nỗi lo toan của Mẹ” rất vô hình nhưng cũng thật vô giá, nó được đặt
trong trong thế đối xứng với cái hữu hình: “đám mây xanh” để nâng hình tượng
người mẹ thêm kì vĩ.
Nhưng hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ vĩ đại là đã sinh ra những
đứa con cứng chắc như “Tảng Đá”, ý chí hừng hực như “Ngọn Lửa”, đặc biệt
hơn là xứng đáng với danh hiệu “Ngƣời”:
Mẹ đã sinh ra con nhƣ một Tảng Đá
…Mẹ đã sinh ra con nhƣ một Ngọn Lửa
…Nhƣng trƣớc hết mẹ đã sinh ra con là Ngƣời.
(Đá cháy)
Tình cảm của người mẹ được ví von với cái vô cùng của thiên nhiên, lấy
thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh như trong câu hát: “Lòng mẹ bao la nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
78
biển Thái Bình hiền hòa/Lòng mẹ tha thiết nhƣ vầng trăng tròn mùa thu” hay
trong câu ca dao: “Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra”, nhưng ở trong thơ
Trần Nhuận Minh có sự ngược lại, tấm lòng người mẹ trở thành nét đẹp chuẩn
mực để so sánh cho bất cứ một đối tượng, sự vật nào trên đời:
Những cổng làng nhƣ lòng mẹ thƣơng con
(Cổng làng)
Và chính tấm lòng đó đã trở thành con đường vô hình nối cuộc sống của
con gói trọn trong vòng tỏa ấm của tình mẹ:
Nơi ở chúng tôi có những con đƣờng vô hình
Dẫn đến tấm lòng ngƣời mẹ
(Nơi ở của chúng tôi)
Viết về hình tượng người mẹ, Trần Nhuận Minh dồn hết cảm xúc yêu
thương vào bút lực để hướng về vùng đất bên kia con sông Kinh Thầy, nơi có
người mẹ già nua vẫn sống gắn bó với hương vị đồng quê, với bề dầy của trầm
tích văn hóa. Trong trường ca Đá cháy, hình tượng mẹ xuất hiện suốt chiều dài
bài thơ.
Có một khoảng không gian sắc màu được pha trộn bởi bước luân chuyển
thời gian, đã nhuộm dáng hình mẹ đang chen chúc trên chuyến đò đầy nguy
hiểm lúc trời chiều trở gió:
Sông Kinh Thầy mùa xuân nƣớc xanh
Sông Kinh Thầy mùa thu nƣớc đỏ
Cánh buồm trắng mong manh chiều trở gió
Mẹ tôi đi chuyến đò đầy
Trần Nhuận Minh có lúc phải thảng thốt, giật mình khi nhận ra “màu
mây” trên mái tóc “Ngƣời” ở cái lúc “chợ chiều bóng xế”, mà cảm thấy trong
lòng rưng rưng:
Mẹ tôi tóc đã bạc trắng
Bạc hơn bất cứ mầu mây nào