Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thơ Trần Nhuận Minh
519
375
129
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
bằng mắt, bằng tai…mà còn được thẩm thấu bằng cả tâm hồn, bằng cả đáy tâm
linh sâu thẳm, hư ảo, huyễn hoặc…Thật đúng như tác giả của “Ba lần định vị
cho thơ” đã viết: Cảm rõ vị đời, anh đã có một chỗ đứng cho câu hỏi: Ta vì ai?
Ta thuộc về ai? Rồi sẽ đến với anh câu hỏi: Ta là ai?...sẽ đến với những bức
tranh nhân thế, không còn là tả thực mà hòa trộn với tâm linh, là sự cộng cảm
giữa cảnh đời và cảm nhận về đời, để đem lại cho thơ anh một sắc diện mới với
rất nhiều bâng khuâng”[6.32].
Cuộc sống hiện đại với bao sục sôi, cuộn chảy tới chóng mặt, nên nhiều
khi đã lướt qua cả những mảnh đời, những số phận nhỏ bé đầy thua thiệt của con
người. Trần Nhuận Minh thở dài khi nhận ra những vấn đề phức tạp, đầy sự đối
lập, đầy mâu thuẫn luôn tồn tại bên nhau, luôn lấn át nhau…trong cuộc sống
hôm nay:
Khi hai bờ xa nối đƣợc với nhau bằng một cây cầu
Thì hồn vía con sông hoàn toàn đổi khác
Tiếng giận hờn bên này
Sự lạnh lùng bên kia
Đều lấn sang nhau
Con sông mất giới tính
Chảy miên man về phía cuối chân trời…
(Bản Xô nát hoang dã)
Nhưng ông vẫn thành tâm:
Ta giáng sinh vào tâm hồn của Cây
Cho mùa thu hiu hiu buồn trong lá
Ta giáng sinh vào trí tuệ của Đất
Để đêm xuân râm ran tiếng côn trùng.
(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)
Với một trái tim nhạy cảm, đặc biệt là trước những nỗi buồn, bất hạnh
của con người, thơ Trần Nhuận Minh vẫn ánh lên niềm tin vào những điều tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
đẹp và cất lên lời tâm sự mang tính khuyên răn nhân thế, hãy biết yêu thương,
giúp đỡ, trân trọng con người:
Tiền giúp ngƣời nghèo là tiền Ông Trời vay
Ông sẽ trả con ta gấp đôi, cháu ta gấp ba khi ta nằm dƣới mộ
(Miền dân gian mây trắng)
Và ngƣời trồng cây phúc
Thì quả phúc đầy vƣờn
(Bản Xô nát hoang dã)
Đó là một điều đáng quý, đáng trân trọng ở nhà thơ “dân gian” mà “bác
học” này.
Từ Trình bày rồi Đá cháy, đến Bừng thức, Vô thức, Tự thuật, Trần
Nhuận Minh đã ba lần định vị cho thơ – hay nói cách khác đi là 3 lần tự nhận
thức về vai trò, chức năng của thơ, của nhà thơ trong cuộc sống thời kì hiện
đại.
Có thể thấy rằng ở mỗi chặng đường sáng tác, Trần Nhuận Minh đều rất
có ý thức tự đổi mới mình, tự đổi mới sự nhận thức của mình về thơ, về nhà thơ,
với khát vọng là: góp thêm tiếng nói của mình vào công cuộc đổi mới văn
chương, góp thêm một tiếng thơ để phản ánh hiện thực cuộc sống với tính chất
phức tạp, đa chiều của nó, với sự vận động không ngừng của nó ở cả hai phía:
tích cực và tiêu cực, tươi sáng và ẩn khuất.
Như vậy trong nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Trần Nhuận Minh đã tạo
dựng cho mình cả một hành trình thơ, trong đó có những tập thơ bề thế, nhiều
tầng, nhiều vỉa trên cả phương diên nội dung và nghệ thuật. Mỗi một giai đoạn
sáng tác, là một lần Trần Nhuận Minh tự đổi mới tư duy nghệ thuật của mình.
Một đời thơ ba lần định vị và mỗi lần đều có những sáng tạo đáng được
trân trọng, được ghi nhận trong cuộc sống thơ ca Việt Nam, đặc biệt là trong đời
sống văn học Quảng Ninh. Trần Nhuận Minh xứng đáng là cánh chim đầu đàn
trong lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật, trở thành nhà thơ tiêu biểu của
vùng công nghiệp mỏ than Đông Bắc của Tổ Quốc. Có thể lấy lời đánh giá của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi ( Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXBGD, 2005) về
tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ để khẳng định vị trí của Trần Nhuận Minh trong nền
thi ca hiện đại Việt Nam như sau: “Trần Nhuận Minh không hề né tránh một sự
thật nào, dù là đau đớn kinh hoàng đến đâu. Tập thơ đã đƣợc tái bản (…) lần
đƣa Trần Nhuận Minh lên vị trí hàng đầu trong số những nhà thơ thời chống Mĩ
cứu nƣớc”.
1.3. Quan niệm về nghệ thuật của nhà thơ Trần Nhuận Minh
1.3.1. Quan niệm của Trần Nhuận Minh về sứ mệnh của thi ca với hiện
thực cuộc sống
Trong 50 năm cầm bút, thơ Trần Nhuận Minh luôn đồng hành cùng dân
tộc trên những chặng đường đầy cam go và thử thách. Ông luôn “áp mặt vào đời
để gợi thức và đánh động lƣơng tâm” nhằm phản ánh một cách trung thực hiện
thực cuộc sống. Theo ông, “Văn học có chức năng phản ánh hiện thực, điều ấy
không có gì phải bàn. Cái có điều để bàn là hiện thực là gì, hiện thực đó đƣợc
nhìn bằng con mắt mở hay con mắt khép, thậm chí không nhìn bằng mắt. Rồi
hiện thực đó đƣợc phản ánh qua thể loại nào, ở đây hiện thực của thơ không
giống với hiện thực của tiểu thuyết, không phải ở dung lƣợng mà ở bản chất của
nó, dù cùng một tác giả viết cùng một phƣơng pháp sáng tác”[2.2]. Đối với Trần
Nhuận Minh, hiện thực cuộc sống cần phải được nhìn nhận bằng con mắt đa
chiều, cho nên những va đập của cuộc đời, những đổi thay theo guồng xoáy của
thời cuộc đều được ông nắm bắt bằng cảm quan hiện thực nhạy bén. Sự thật với
khuôn mặt đích thực của nó, đang là mục tiêu kiếm tìm của văn học và không
thể đổ lỗi cho sự thật nếu cuộc sống đang ẩn chứa và hiện hữu những sự thực đó.
Chỉ có thể đổ lỗi cho văn học nếu sự thật trong tác phẩm là nhạt nhẽo, gầy guộc,
hoặc chỉ là sự vờn quanh, là nửa vời, hoặc không đầy đủ. Nếu như trước đây,
người viết còn phải đắn đo trước việc phản ánh hiện thực với những sự thật chưa
đầy đủ, chưa đa chiều vì một lí do khách quan hoặc chủ quan nào đó, thì bây giờ
sự đắn đo, tránh né hiện thực với những sự thật đa chiều phong phú, phức tạp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
của nó lại là một sự thiếu bản lĩnh hoặc vô trách nhiệm của nhà văn. Và, Trần
Nhuận Minh đã không đắn đo, ngại ngần khi đưa ra một tuyên ngôn trong sáng
tác của mình là: “Hãy áp tải sự thật – Đến những bến cuối cùng” (Nhà thơ áp
tải). Đây chính là một thái độ dứt khoát đầy trách nhiệm của nhà thơ đất mỏ này
đối với hiện thực xã hội.
Ở từng thời kì sáng tác, Trần Nhuận Minh luôn có ý thức cố gắng làm
mới mình trong nghệ thuật để khỏi bị trùng lặp với người khác hay khỏi trùng
lặp với chính mình. Ông luôn đặt ra cho mình một nguyên tắc đó là lấy hiện
thực cuộc sống làm trung tâm để làm đối tượng phản ánh trong thơ. Tuy nhiên
đó là hiện thực gì? Phản ánh như thế nào – nhằm mục đích gì? Thì lại luôn là
vấn đề mà ông luôn trăn trở, kiếm tìm câu trả lời thích đáng.
Như đã biết, mục đích quan trọng nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh
nhận thức, khám phá hiện thực đời sống con người theo quy luật vận hành của
xã hội để có thể phản ánh được những điều cơ bản nhất của thời đại. Muốn vậy,
thơ ca phải bám sát vào hiện thực phản ánh được những vấn đề thuộc về bản
chất của hiện thực, của thời đại. Thơ Trần Nhuận Minh đã minh chứng cho loại
thơ ca bám sát vào từng chặng đường lịch sử của đất nước, cho nên thơ ông
“không bao giờ né tránh một sự thật nào, cho dù sự thật đó có đau đớn đến kinh
hoàng” [25.218]. Tuy nhiên, trong cả một thời gian dài trước Đổi mới (1986)
với cơ chế bao cấp (trong đó có cả bao cấp trong tư tưởng, trong đời sống văn
học nghệ thuật) - thơ Trần Nhuận Minh cũng như thơ của các tác giả khác đã
chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự “bao cấp” trong sáng tạo nghệ thuật. Ông cũng
bám rất chắc vào hiện thực cuộc sống, cũng đã phản ánh một cách chân thực
cuộc sống – nhưng đó mới chỉ là một mặt của hiện thực chứ chưa phải là tất cả
các mặt của nó, nhất là các góc khuất tối sau lưng nó. Vì vậy sau năm 1986, với
sự đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật, Trần Nhuận Minh đã mau chóng
phát hiện ra điều đó ở mình trong các sáng tác thuộc thời gian trước đây. Ông đã
nhận ra và dũng cảm quyết tự đổi mới mình, đã vượt qua chính mình để tiếp tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
sáng tạo nghệ thuật dưới một cách nhìn nhận, cách phản ánh mới đa chiều,
phong phú hơn, và vì thế mà chiều sâu hiện thực cũng được phản ánh sinh động,
cụ thể hơn. Ông đã từng tâm sự: “Hiện thực đất nƣớc hôm nay là những biểu
hiện của một xã hội đang vận hành trong cơ chế thị trƣờng, từng bƣớc hội nhập
với thế giới, với tất cả những mảng sáng, tối của nó. Nói thật gọn, tôi rất quan
tâm tới mảng hiện thực này. Vì nó đang tác động rất ráo riết đến đời sống của
cả xã hội và của tất cả mọi ngƣời”[34.2]. Xét trong cả quá trình, hiện thực
trong
sáng tác của Trần Nhuận Minh được phản ánh như sau:
Thời kì trước 1986: đó là hiện thực cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là
của công nhân (vùng mỏ) trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đấu tranh giải
phóng miền Nam. Thế giới nhân vật của ông là những chàng trai, cô gái trẻ
trung, phới phới, yêu đời, hăng say lao động, hi sinh tất cả vì vùng mỏ thân
yêu,
vì tương lai đất nước; cuộc sống thường ngày của họ tuy còn vất vả, thiếu thốn
nhưng tràn đầy niềm vui, đầy sự yêu thương, xẻ chia của cộng đồng. Trần
Nhuận Minh đã từng phát biểu về hiện thực cuộc sống mà tác giả phản ánh trong
giai đoạn này cụ thể: “Giai đoạn này, tôi viết để phục vụ nhiệm vụ chính trị
trƣớc mắt. Nghĩa là viết về cái mà cuộc sống cần mình. Chủ đề tƣ tƣởng là cái
nhiệm vụ chính trị cần phải đạt đến. Nội dung hiện thực là thực tế nó cần phải
xẩy ra, còn nó có xẩy ra thật hay không, điều đó không quan trọng. Tôi nghĩ cả
một nền thơ của một giai đoạn lịch sử đã đƣợc viết trong quan điểm đó, rất
trong sáng và chân thành. Chính vì thế mà “Toàn đất nƣớc có chung tâm hồn,
có chung gƣơng mặt”(Chế Lan Viên)[4.18]. Nhưng đó là hiện thực của những
năm trước 1975. Sau chiến thắng năm 1975, trong niềm vui lướn lao của dân
tộc, Trần Nhuận Minh cùng một số các nhà thơ, nhà văn khác đã có một sự linh
cảm về những khó khăn, gian lao mới, cam go và ác liệt mới…mà nhân dân sẽ
phải gánh chịu, bởi sau sự tàn phá của chiến tranh với bao hậu quả ghê gớm của
nó để lại cho dân tộc; bởi sự thay đổi cơ chế quản lí, từ cách quản lí xã hội
trong
thời chiến, sang quản lí xã hội thời bình với bao sự mới mẻ, lạ lẫm, đầy khó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
khăn, thử thách! Do đó, hiện thực được phản ánh trong thơ ông không chỉ còn là
một chiều (trong sáng, ngợi ca), mà là một hiện thực đa chiều hơn, nhiều mảng
hiện thực trong vùng khuất tối đã được phản ánh; nhiều số phận bất hạnh, nhiều
tình huống trớ trêu của kiếp người đã được mô tả với nỗi niềm xót xa, đau dớn
của nhà thơ. Đến thời kì 15 năm cuối của thế kỉ XX (1986 – 2000) – giai đoạn
đầu của thời kì đổi mới, hiện thực trong sáng tác của ông là một hiện thực đa
chiều, trong đó có số phận của nhiều tầng lớp nhân dân với những va đập của
cuộc sống thời kì mở cửa với bao sự phức tạp, bao sự mâu thuẫn (ở cả trong
nước và nước ngoài). Trong thơ Trần Nhuận Minh ở thời kì này có đủ các loại
người trong xã hội: “từ nhà lãnh đạo đầu tỉnh (nhƣ nhà khoán hộ Kim Ngọc)
đến một tên tƣớng cƣớp ở sân bay nƣớc Nga, nếu có thiếu thì, có lẽ chỉ thiếu
một loại ngƣời nhiễm HIV”[20.3]. Hiện thực đó được phản ánh một cách sinh
động trong hai tập thơ: Nhà thơ và hoa cỏ (1993) và Giọt phù sa vạn dặm
(2000). Ông đã nêu rõ quan điểm khi cầm bút của mình giai đoạn này là:“Giai
đoạn hai, từ năm 1986, tôi viết về cái mà mình cần phải có ở tác phẩm của
mình, nỗi ám ảnh của cá nhân mình trƣớc mọi cái mắt thấy tai nghe, cùng với
những tổng kết, trải nghiệm của cuộc sống mà mình tích tụ đƣợc đến lúc đó, qua
lăng kính của chủ nghĩa nhân văn. Không viết đƣợc nhƣ thế mình mình không
sống đƣợc bình thƣờng nhƣ mọi ngƣời”[15.18]. Rồi tiếp theo 10 năm đầu thế kỉ
XXI, hiện thực trong sáng tác của Trần Nhuận Minh là: hiện thực về “cõi
Ngƣời” nói chung, với mọi nỗi niềm của CON NGƯỜI, kể cả nỗi niềm của
CON NGƯỜI trước cõi “Vô Cùng” của vũ trụ, trước sự huyền bí của tâm linh
đã được phản ánh sâu sắc, thâm trầm trong ba tập thơ: Bản xô nát hoang dã
(2003), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007) và Miền dân gian mây trắng
(2008).
Nhà thơ Trần Nhuận Minh đã suy nghĩ rất nhiều về cái gọi là hiện thực
và sự thật trong thơ. Ông cho rằng: Bây giờ là lúc toàn bộ sự thật phải được
nhìn
nhận lại, cố nhiên trên lập trường và lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Sự thật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
và trách nhiệm phải nói thật, cùng với quyền được nói thật như chính Đảng yêu
cầu. Không được giả dối, che đậy, xuyên tạc; không nên “uốn cong ngòi bút” và
“viết theo kiểu tùy thời” mà sự thật phải được phản ánh như chính nó đang tồn
tại. Hầu hết các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu thơ Trần Nhuận Minh đều cho
rằng: thơ Trần Nhuận Minh là thơ thế sự. Nghĩa là thơ hiện thực chủ nghĩa. Cảm
hứng của nó thường là những vấn đề thuộc về những mặt trái của xã hội, những
biểu hiện tiêu cực của xã hội với mục đích là phê phán. Vì thế giọng điệu thơ ở
đây thường nhuốm vị đắng cay, chua chát, xót xa.. Trần Nhuận Minh cũng đã
từng nói về thơ thế sự của mình như sau: “Tôi xin nói thêm, viết về mặt trái của
đời sống và cơ chế xã hội, nhƣng tôi viết với sự chia sẻ từ trong gan ruột là
nỗi
đau của chính mình”[8.213]. Nhà thơ Bằng Việt trong lời giới thiệu thơ Trần
Nhuận Minh đăng trên Tạp chí Hội nhà văn, có nhận xét rất đúng rằng: “Anh chỉ
đau niềm đau duy nhất “đau đời”. Nỗi đau nhân sinh đó, trong anh, vừa ở góc
độ cá thể hóa, vừa ở tầm phổ quát”. Đó là một điều đáng quý ở nhà thơ hiền
lành nhưng sâu sắc này. Ông không như một vài cây bút khác: viết về những
điều tiêu cực với giọng hằn học để thỏa mãn sự bức xúc cá nhân của chính mình.
Ông viết về mặt trái của xã hội như sự kiếm tìm những non yếu, thiếu sót để đấu
tranh, để loại bỏ, hoặc ít nhất là để cảnh báo cho tất cả mọi người! Bởi nói
theo
cách nói của nhà nghiên cứu, phê bình nổi tiếng Biêlinski thì: “Một dân tộc
càng mạnh, càng vƣơn cao về mặt đạo đức bao nhiêu, thì nó càng dũng cảm
nhìn vào mặt non yếu và những thiếu sót của mình bấy nhiêu. Một dân tộc yếu
hèn hoặc già cỗi, tàn tạ đến mức không thể tiến lên đƣợc nữa thì chỉ thích ca
tụng mình…Một dân tộc vĩ đại, đầy sức sống không nhƣ vậy đƣợc” (dẫn theo Lê
Sơn: Tiếng cười của một trái tim nổi giận; Tạp chí văn học số 3/1976). Trong
tương quan với hiện thực, và đối chiếu với sự thật, nhà thơ Trần Nhuận Minh có
một sứ mệnh rất lớn: “sứ mệnh tìm kiếm. Một sự tìm kiếm không dễ dàng, có lúc
đầy vất vả, gian truân. Không hiếm những dằn vặt, khổ đau, những hi sinh trong
sự truy tìm hoặc kiên trì một chân lí”. Cái cụ thể và xác định trong thơ Trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Nhuận Minh không có gì khác mà chính đó là cái cụ thể và xác định của những
chất liệu trực tiếp trong đời sống hiện thực, từ: một cảnh ngộ, một tâm trạng,
một hình ảnh, một con người cụ thể,v.v…tất cả đều từ trong hiện thực cuộc sống
mà ra. Và Trần Nhuận Minh đã tự khái quát về bút pháp hiện thực trong sáng tác
của mình: “Nhƣ vậy là tôi đã đi bằng đôi chân hiện thực để đi từ sông ra biển,
từ công nhân đến với nhân dân và từ nhân dân đến với con ngƣời”[30.3].
Theo Trần Nhuận Minh, sứ mệnh của thi ca còn phải thực hiện chức năng
nhân đạo hóa con người, thanh lọc tâm hồn con người để ngày càng hoàn thiện
hơn, để có thể vươn tới những tình cảm lớn lao hơn. Nhưng cách giáo dục của
thơ là phải thông qua những rung cảm nghệ thuật để nâng cao những năng lực
thẩm mĩ cho độc giả. Thơ ca không phản ánh cuộc sống một cách lạnh lùng, mà
trải qua sự trăn trở, đau đớn, hi vọng với những xúc cảm thật mãnh liệt. Trong
tác phẩm văn học đằng sau bức tranh hiện thực đời sống bao giờ cũng chứa
đựng những khát vọng thiết tha muốn thể hiện một tư tưởng, một quan niệm
riêng của người sáng tác về chân lí đời sống, về cái thiện, về cái ác, về cái
tốt
đẹp cũng như cái xấu xa trong quan hệ giữa con người với con người. Ngòi bút
của ông lúc nào cũng bám sát vào cuộc sống con người và đi tới tận cùng với
từng số phận riêng của họ. Ông đã từng phát biểu: “Tôi viết về nỗi đau của con
ngƣời”, nên khi đọc thơ Trần Nhuận Minh, ta thấy hiện lên những con người có
tên cụ thể, bên cạnh những con người vô danh như: Mợ Hữu, thím Hai Vui, Bá
Kim, cháu Thủy, ông Hủi, gã đánh giậm, con đĩ… ,“tên tất cả các nhân vật của
thơ tôi đều không phải là tên thật ở ngoài đời, dù bài thơ nào cũng xuất phát từ
một ngƣời có thật, hoặc đƣợc gợi ý từ một việc có thật. Tôi đã sử dụng phƣơng
pháp “xây dựng nhân vật điển hình” của chủ nghĩa hiện thực, để tạo dựng các
chân dung thơ của mình để ngƣời đó vừa là “ngƣời đó”, với tƣ cách là một cá
thể riêng lẻ, nhƣ tôi đã gặp hoặc sống cùng với họ, nhƣng đồng thời còn là
“loại ngƣời đó” với tƣ cách là một khái quát nghệ thuật mang tính cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
đồng”[22.217]. Tất cả đều thể hiện sự phản ánh về “số phận nhân dân có những
bi kịch lạ lùng”.
Là người tham gia vào lịch sử và có một phần trách nhiệm trước lịch sử,
Trần Nhuận Minh có niềm tin vào chính mình, niềm tin vào nhân dân mình, cho
dù có phải trải qua đắng cay trong cuộc đời dâu bể thì nhà thơ vẫn tỉnh táo nhận
ra rằng: “Anh hãy cạn đến tận cùng cái chén cay đắng của cuộc đời, ở đáy cốc
nhất định sẽ có vị ngọt, nhƣng vấn đề là anh có uống cạn cái cốc đời ấy không?
Và anh có khả năng nhận ra cái vị ngọt ấy không? Sau những rủi ro, vận may
thế nào cũng rụt rè gõ cửa, cái chính là tai ta phải tinh tế nhận ra tiếng gõ
cửa
nhẹ nhàng đó. Cũng nhƣ sau bão, thƣờng có mƣa đền cây. “Không phải là niềm
vui mà chính là nỗi khổ/Đã dạy tôi thành ngƣời…”[31.325]. Cho nên Trần
Nhuận Minh viết về nỗi đau con người như một niềm hạnh phúc: “Tôi muốn
ngƣời đọc nhận ra nụ cƣời sau những giọt nƣớc mắt và theo tôi, chỉ có những ai
thẩm thấu đƣợc vị mặn chát của những giọt nƣớc mắt mới hiểu đƣợc hạnh phúc
thực sự là thế nào. Đấy cũng là một cách để tiếp cận hạnh phúc”[38.2].
Có thể thấy, Trần Nhuận Minh có khả năng đổi mới tư duy và thích ứng
với hoàn cảnh mới một cách nhanh chóng. Đối mặt với hiện thực bề bộn, đầy
khó khăn và thách thức của cuộc sống thời kì sau chiến tranh, nhà thơ không
ngơ ngác, không hốt hoảng! Thật bình tĩnh, ông tự cho mình một sự thoải mái
cần thiết để nhập cuộc. Khéo léo, năng động và bén nhạy, ông bám sát vào từng
bước đi của đời sống, tìm kiếm, khám phá, lí giải các vấn đề của đời sống từ
chính cái hôm nay ngổn ngang bề bộn ấy! Bước sang thời kì đổi mới, ông lặng
lẽ và mải mốt kiếm tìm một cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực mới: phong
phú, phức tạp, đa chiều và đầy sự ngang trái, trớ trêu, cũng như biểu hiện của
sự
tiêu cực; Đặt chân sang thế kỉ XXI, ông tỏ ra bình tĩnh hơn, bình tâm hơn để suy
tư, chiêm nghiệm để vươn tới một tầmvóc mới: vấn đề CON NGƯỜI trong thời
kì hiện đại. Có thể khẳng định: Hiện thực nhiều mặt chất chứa nhiều mâu thuẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
và phức tạp ấy đã trở thành “mảnh đất phì nhiêu” cho ngòi bút ưa kiếm tìm mâu
thuẫn và xung đột của Trần Nhuận Minh thả sức tung hoành.
Thông qua những sáng tác cụ thể, thông qua những lời tâm sự, những ý
kiến trực tiếp của nhà thơ về sứ mệnh của thi ca với hiện thực cuộc sống, chúng
ta càng thêm hiểu, thêm kính trọng và yêu mến nhà thơ – cùng với quan niệm
hết sức rõ ràng, triệt để của ông là: Thi ca phải bám sát cuộc sống, phải phản
ánh
thật trung thực bộ mặt và bản chất cuộc sống. Nếu có phê phán hiện thực cuộc
sống, thì sự phê phán ấy cũng chỉ là để tự gột rửa, tự thức tỉnh, là để tự vươn
lên
cái Thiện, cái Mỹ mà thôi – chứ không phải là sự hằn học, phá phách và mất
lòng tin vào những điều tốt đẹp!
1.3.2. Quan niệm của Trần Nhuận Minh về nhà thơ
Trong lần trả lời phỏng vấn Tạp chí Phố Hiến, nhà thơ Trần Nhuận Minh
đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong sáng tác: “Thơ chỉ cần hay. Nhƣng
trong ý nghĩ của tôi, cái hay không tách rời cái mới. Không phải cái mới nào
cũng hay, song bất cứ cái hay nào cũng có cái mới…Vì thế, đổi mới cũng là sự
sống còn của thơ…”. Trần Nhuận Minh nhấn mạnh vào cá tính sáng tạo của nhà
thơ. Lao động của nhà thơ là lao động sáng tạo, nghề văn là nghề sáng tạo.
Không sáng tạo thì không phải là nghệ sĩ đích thực. Nhà thơ đích thực không
chấp nhận cách viết dễ dãi, rập khuôn, không có sự sáng tạo, không có dấu ấn
riêng. Trần Nhuận Minh luôn nghiêm túc, tỉnh táo nhìn lại mình và đi sâu vào
những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình sáng tạo của mình. Ông đã truy
tìm nguyên nhân dẫn đến hậu quả của lối thơ viết không sáng tạo đó là do kiểu
viết theo một công thức đã định sẵn. Kiểu thi sĩ như thế sẽ tạo ra một lối văn
chương minh họa, ít có sự sáng tạo. Sau khi đã truy tìm được nguyên nhân của
sự “dậm chân tại chỗ” trong sáng tác, Trần Nhuận Minh đặt ra vấn đề là phải
thay đổi cách nghĩ, cách viết để tìm hướng đi mới cho mình không xa rời tính
dân tộc, xa rời cái căn cốt của văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế khi
Đảng đưa ra chủ trương: “phải nhì thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, thì ông