Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thơ Trần Nhuận Minh
516
375
129
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
99
Bằng sự liên tưởng và tưởng tượng phong phú, Trần Nhuận Minh đã
đem đến cho thế giới sự vật thơ ông sức sống nội tại qua những biện pháp nhân
hóa tài tình. Cảm nhận về không gian thật độc đáo:
Giữa khoảng ngập ngừng của vũ trụ
Từ láy “ngập ngừng” là từ láy tượng hình gợi cảm xúc, tái hiện được
một cách sinh động, độc đáo khoảng không gian nơi giao hòa của hai thế giới,
nửa vươn tới cõi tiên giới, nửa vương bụi trần. Đây là một động từ trạng thái
được sử dụng như một tính từ theo phương thức chuyển loại từ làm tăng giá trị
biểu đạt, sức khơi mở của hình ảnh thơ.
Trong không gian giăng mắc những sợi tơ tình, vạn vật như đã phải lòng
nhau:
Hàng cây lơ mơ thức ngủ
Trong tấm áo choàng cô dâu
Đến nỗi những ngôi nhà cổ
Đêm nào cũng phải lòng nhau
(Đêm trắng)
Nhân hóa đem đến sự lạ hóa cho hình ảnh thơ quen thuộc. Không còn là
trăng soi dưới dòng sông mà là “Đánh đắm cả trời sao” bằng sự im lặng không
tiếng của mình. Dường như sông và trăng là một “cặp tình nhân” của đêm vắng.
Cảnh mang chứa tình bởi mọi cảnh vật đều đón nhận bằng con người
tinh thần của nhà thơ. Ta bắt gặp ở thế giới ấy một “vầng trăng gầy, ngẫm ngĩ
khuyết đêm khuya”, một “áng mây trinh nữ”, “chập chờn thức ngủ giữa rừng
thông”, “ngơ ngác” giữa cơn mưa…, một “giọt mƣa buồn gõ xám mái nhà
Vua”, âm thanh tiếng “ngẹn ngào của những ngôi sao”, âm thanh “tiếng hạc
thảng thốt” vọng về…Con người tinh thần đã thổi linh hồn vào cho vạn vật
trong thế giới mà nó chiếm lĩnh. Ngay cả thời gian cũng được hữu hình hóa nhờ
nhân hóa: “một nửa mùa thu nghiêng bóng xuống khoang thuyền”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
100
Biện pháp nhân hóa là tu từ tất yếu nhà thơ phải sử dụng. Hình tượng
nghệ thuật trong thơ ông phong phú, con ve với lí lẽ thời gian mùa hè, con chim
từ bỏ tự do vì nếp quen, một con chó trung thành đến hơi thở cuối cùng…Khi
vươn tới tầm cao triết luận, các hình ảnh thơ của ông có ý nghĩa biểu tượng sâu
sắc, ví như các tác giả miêu tả “cỏ” bằng các tính từ chỉ định tính con người
“bao dung”, “dịu dàng”, “long đong”, “dầu dãi”…Có thể nói nhân hóa tạo sự
sống cho thế giới thơ Trần Nhuận Minh, là một phương thức hiệu quả thể hiện
hình tượng nghệ thuật.
* Biện pháp so sánh: So sánh là biện pháp tu từ quen thuộc trong văn học
Việt Nam, đặc biệt là xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca dân gian, là biểu
hiện
của lối tư duy hình tượng. Trên cơ sở đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực
tế khách quan không hoàn toàn đồng nhất mà chỉ chung nhau một nét nghĩa nào
đó để diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. So sánh cũng
là một nghệ thuật tu từ quen thuộc trong thơ Trần Nhuận Minh.
Mô hình phép so sánh trong thơ ông rất đa dạng. Nhà thơ lấy cái cụ thể
đối chiếu cái cụ thể tạo sự gần gũi cho hình ảnh:
- Núi sông nhƣ chiếc quạt xòe trong tay
- Những câu thơ mỏng tựa cánh chuồn
Ngàn năm bay ngƣợc bão
Hoặc lấy cái cụ thể làm rõ cái trừu tượng:
- Giao thừa đi nhƣ cô gái chƣa chồng
Đẹp nức nở những muộn màng đắng chát
- Cái lạnh nhƣ lƣỡi cƣa
Xẻ chéo tầng đá xám
Để mờ hóa cảm xúc của chủ thể trữ tình về thế giới, Trần Nhuận Minh
còn lấy cái trừu tượng để soi chiếu cái cụ thể:
- Tiếng chuông nhƣ hồn ngƣời
Cô đơn và thăm thẳm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
101
Có khi nhà thơ lấy cái trừu tượng so sánh với cái trừu tượng, nhưng lại
có khă năng tạo hình khối cho cảm xúc:
Nỗi gì khắc khoải không yên
Đập nhƣ giọt đắng trong tim thế này
Thậm chí trong một câu thơ, nhà thơ có thể sử dụng chuỗi so sánh tạo
chuỗi hình ảnh liên tưởng:
- Đất đã tự quên dấu tích oai hùng để tiếng chim nhƣ chuỗi bạc
long lanh, rập rờn sông núi
- Núi nhƣ ngƣời đàn bà đang yêu
Và sông bằng nhƣ một mảnh thƣ tình bị bóc trộm
Nhờ so sánh hình ảnh mà trong thơ Trần Nhuận Minh có sự kết nối độc
đáo, mới lạ:
- Mặt trời trắng và lành nhƣ một đồng xu nhỏ
Sáng thinh không, chiếc lá nhƣ giọt lửa
Nhờ có so sánh, Trần Nhuận Minh nắm bắt được hồn cảnh và hồn người
trong sự giao hòa làm một trong không gian tâm linh vùng đất Yên Tử:
Chợt ngân một tiếng chuông
Sắc cỏ bỗng hoe vàng
Nhƣ có ai lững thững
Trong bóng chiều lang thang
(Chiều Yên Tử)
* Biện pháp Ẩn dụ: Ẩn dụ là sự định danh thứ hai cho sự vật, mang ý
nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa các khách thể.
Biện pháp ẩn dụ được Trần Nhuận Minh sử dụng như một công cụ nghệ thuật
đắc lực trong xây dựng các hình ảnh biểu tượng như hoa cỏ, gió heo may, mây,
Đấng Mê Tơi, Đấng Âm U…
Ngoài ra ẩn dụ còn được ông sử dụng như một công cụ quan trọng trong
quá trình làm lạ hóa hình ảnh cũ. Nói cách khác, nhờ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
102
sự vật vốn cảm nhận bằng giác quan này được chuyển sang cảm nhận bằng giác
quan khác. Thời gian nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh được cảm nhận có
đường nét: “Năm tháng cuộn trên sừng bò khắc khoải”, có màu sắc: “Ta ở đâu
giữa mùa xƣa xanh ngát”. Sự vật vô hình được hình khối hóa thành từng giọt:
“Giọt trăng cũ tan trong hồn cúc dại”, “Lá phong buồn ven sông/Khẽ rơi một
giọt vàng”, “Tiếng chim rơi ngƣợc bóng núi sông Đà”, “tiếng sếu rơi vào vạt
áo khuya”…Trần Nhuận Minh đã “cởi trói giác quan” để đón nhận sự tác động
của hiện thực. Trong cơn gió nồm thấy được mùi vị mặn nồng của biển: “Biển
ập vào cơn gió nồng mặn chát”, trong mái phố thấy nỗi buồn của mùa đông còn
sót lại: “Mái phố sẵm nỗi buồn mùa đông rớt/Chân ta vấp bóng chiều ẩm ƣớt”,
lắng nghe âm thanh tiếng thở dài của núi trong cái trong cái ướt lạnh của buổi
sương chiều: “Tiếng thở dài của núi Tản viên/Làm ƣớt đẫm sƣơng chiều”…Như
vậy, từ sự kết hợp và chuyển đổi các yếu tố cảm giác khác nhau: màu sắc trở nên
có đường nét, hình khối; âm thanh thành màu sắc; cái vô hình thành vật thể hữu
hình…,Trần Nhuận Minh đã đem đến những hình ảnh thơ độc đáo, tạo khả năng
liên tưởng phong phú, là sự thể hiện cho những khám phá thế giới bằng cộng
hưởng nhiều giác quan của nhà thơ.
3.2. Một tiếng thơ đa giọng điệu
Theo từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ tình cảm, lập
trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách
cảm thụ, xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm”[48.112].
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là yếu tố
hàng đầu tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhau giữa
các nhà văn và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Giọng điệu là yếu tố đặc trưng của
hình tượng tác giả. Giọng điệu của của tác phẩm ở mức độ nào đó phụ thuộc vào
đặc điểm miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng. Chỉ có những nhà văn thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
103
sự có tài năng mới có giọng điệu riêng. “Đó chính là đặc điểm chủ yếu của một
tài năng sống độc đáo” (M.B.Khrapchencô).
Nhà văn tài năng phải có giọng điệu riêng và được thể hiện trong toàn bộ
sự nghiệp sáng tác. Nhưng giọng điệu biểu hiện như thế nào? Căn cứ vào đâu để
có thể nhận diện được chính xác giọng điệu của một tác phẩm, một tác
giả?...Vấn đề này không đơn giản bởi trong tác phẩm, giọng điệu không phải là
phép cộng của câu chữ mà nó được tạo thành do sự cộng hưởng, kết hợp hài hòa
của nhiều yếu tố ngôn ngữ cùng sự thăng hoa cảm xúc của chủ thể.
Là một nhà thơ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mĩ và
sáng tác đến tận bây giờ, cho nên Trần Nhuận Minh đã tạo cho mình một tiếng
thơ đa giọng điệu: có giọng ngợi ca, khẳng định; có giọng day dứt, hoài nghi; có
giọng xót xa, thương cảm; có giọng hài hước, mỉa mai, châm biếm. Tất nhiên,
trong từng giai đoạn lịch sử, từng tác phẩm cụ thể, nó có những biểu hiện khác
nhau, gắn với những cung bậc cụ thể của tình cảm, những tình điệu thẩm mĩ
khác nhau. Người đọc có thể nhận ra chất giọng chủ yếu qua từng cấp độ khác
nhau của văn bản nghệ thuật ngôn từ. Có khi nó thấm sâu vào từng câu chữ và
lan tỏa khắp bài thơ, có lúc lại ngân vang qua những lời đề từ, cũng có khi nó
lại
toát lên từ âm hưởng chung của những cuộc đời, những số phận cụ thể được
phản ánh trong tác phẩm. Những biểu hiện sinh động của chất giọng ấy có thể
tìm thấy trong hầu hết các tập thơ của Trần Nhuận Minh.
3.2.1. Giọng ngợi ca, khẳng định
Trong những năm của thập kỉ sáu mươi, bẩy mươi, cả miền Bắc vừa
chiến đấu vừa bước vào thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội với tất cả vẻ
đẹp quyến rũ, với những hy vọng tràn trề về một tương lai rực rỡ, sán lạn. Phần
lớn các tác phẩm ra đời thời kì này đều miêu tả những bức tranh hiện thực đẹp
đẽ và tươi tắn với chỉ một sắc hồng. Tinh thần quyết tâm đánh giặc, không khí
hồ hởi của con người và cuộc sống tạo nên giọng điệu ngợi ca, khẳng định. Và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
104
giọng điệu thơ Trần Nhuận Minh cũng nằm trong âm hưởng chung của dàn đồng
ca đó.
Chất giọng ngợi ca, khẳng định được vận dụng, sử dụng phổ biến như
một phương tiện chủ đạo nhằm tôn vinh đất nước, nhân dân anh hùng, ngợi ca
những con người lao động mới, cuộc sống mới:
Tôi sống trong thành phố của tôi
Thành phố một ngàn năm gan góc
Kiên trì giữ gìn những tinh hoa dân tộc
Đây là Việt Nam
Việt Nam đến tận cùng
(Thành phố bên này sông)
Trong Mùa xuân thứ nhất, mùa xuân đầu tiên của đất nước thống nhất
vẹn tròn, Trần Nhuận Minh đã ghi lại được suy nghĩ của một người cha trên
đường đánh giặc nói với con bằng một giọng lạc quan tin tưởng:
Con ơi, cha đâu phải là ngƣời thơ mộng
Lòng vẫn rƣng rƣng khi nghĩ đến mai sau
Của con, dải than đen dài rộng dƣới đất sâu
Của con chín khúc sông Hồng phù sa cuộn đỏ
Của con, ba ngàn cây số biển khơi trắng trời sóng gió…
Giọng ngợi ca thấm đẫm tinh thần nhân đạo cộng sản quả có sức cổ vũ,
động viên con người vươn lên chủ động giành lấy thành quả bằng chính bàn tay
lao động sáng tạo của mình:
Tổ quốc mình bát ngát cánh đồng xƣa
Đang nuôi lớn những vùng công nghiệp
Làm thật nhiều than, đấy là điều tâm huyết
Đang gọi trong tim tôi hôm nay
(Trên tầng cao 380)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
105
Đậm đà và sâu sắc trong chất giọng ngợi ca, đằm thắm, ân tình vẫn là
những bài thơ viết về vùng đất bên bờ Vịnh Hạ Long:
Đất sẽ lên dần vị ngọt
Và một phần Hạ Long sẽ hóa thành đồng
Màu đẹp nhất vẫn là màu lúa chín
Có đảo xa sắc chiều buông tím
Có cánh buồm hồng mặt trời lên
(Làm thủy lợi ở giáp khẩu)
Hát nữa em, giữa bốn bề tiếng sóng
Cánh buồm ra khơi, mái chèo vào lộng
Đêm nay em có buông lƣới chi đâu
Anh ngồi nghe nhƣ con cá mắc câu
(Nghe hát dân trài trên biển đảo Quan Lạn)
Cũng là giọng ngợi ca, khẳng định về con người mới, cuộc sống mới,
nhưng Trần Nhuận Minh không chạy theo các sự việc, không lấy các biến cố,
các sự kiện cách mạng làm mục đích phản ánh. Hiện thực cuộc sống lao động,
xây dựng trong thế đi lên với không khí sôi nổi, khẩn trương, với sự đổi mới
từng ngày, từng giờ trên gương mặt đất nước, quả có chất men say là ngòi bút
của Trần Nhuận Minh rung động một niềm say mê tha thiết với cảnh vật và
con người lao động:
Những buổi tối ở đây
Nhà sáng xanh đèn mỏ
Ngƣời chồng lo cho vợ
Chọn giống, bón đòng đòng
Ngƣời vợ lo cho chồng
Bữa ngon ngày mở vỉa
Niềm vui và gian khổ
Chia đều cho hai nơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
106
(Làng ven mỏ)
Có khi cần khẳng định, giọng độc thoại cũng được cất lên một cách vững
vàng, mạnh mẽ. Nhà thơ độc thoại mà như đối thoại với tất cả những người thợ.
Lời nói với mình song cũng là lời nói với đời:
Tôi sống ở đây sẽ chết ở đây nhƣ một Ngƣời Thợ
Ngày đêm trút linh hồn vào chữ…
Từng giọt mồ hôi đều dâng hiến cho Đời
Từng chữ trong câu đều vang động hồn Ngƣời
(Đá cháy)
Thơ Trần Nhuận Minh còn có cả chất giọng đanh thép, hào sảng, sắc
mạnh, làm cho tiếng thơ như có sức mạnh hơn trước sức mạnh của kẻ thù:
Đêm nay anh đánh đâu những ngƣời dũng sĩ
Diệt viện An Viên hay phá bốt Châu Thành
Đất nƣớc này quyết không dung giặc Mĩ
Hàng loạt đồn nát vụn dƣới chân anh
(Gửi Rạch Giá)
Có lúc tự nhủ mình, giọng độc thoại lại trở về những lời thủ thỉ, tâm
tình:
Có hạnh phúc nào bằng về cùng đồng đội
Đêm chờ thù, nghe gió thổi bờ tre…
(Gửi Rạch Giá)
Nhìn chung, giọng điệu ngợi ca, khẳng định trong thơ Trần Nhuận Minh
mang âm hưởng sử thi, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống đang trên đà canh tân đất
nước, ca ngợi những con người lao động ngày đêm cống hiến sức lực cho đời và
khẳng định một niềm tin bất diệt vào sự trường tồn của dân tộc. Có thể nói, đấy
là giọng điệu chủ đạo của thơ ông trước năm 1975
3.2.2. Giọng day dứt, hoài nghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
107
Sau năm 1975, đời sống thế sự thời hậu chiến và những biến động to
lớn của đời sống kinh tế chính trị trong nước và trên thế giới đã có những tác
động trực tiếp đến thơ Trần Nhuận Minh. Đối mặt với hiện thực mới, thơ Trần
Nhuận Minh có nhiều thay đổi. Hình ảnh về đời sống, con người trong các mối
quan hệ xã hội được nhìn nhận thực tế hơn, thô ráp và trần trụi như chính sự tồn
tại của nó. Sự đảo lộn, lung lay của những giá trị tinh thần cũng được nhà thơ
đề
cập…Hợp với nội dung này là giọng điệu trăn trở, suy tư, day dứt, hoài nghi…
Nhà thơ luôn trăn trở, lo lắng khi quan sát thấy sự bất bình đẳng phân
hóa giàu nghèo vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại, và suy ngẫm về tiền đồ
tương lai của đất nước bằng giọng day dứt, hoài nghi:
Lí do nào, để giận
Nỗi niềm gì để thƣơng
Một mai nƣớc có giặc
Biết ai ra chiến trƣờng…
(Họp phố)
Và có một cái nhìn chân thật, từng trải về sự bất bình thường, ẩn chứa
mâu thuẫn có ngay trong những cảnh huống đời thường, thực trạng xã hội không
lí tưởng, đầy khiếm khuyết:
Trời ơi! vàng đến thế này
Mà sao đen bạc vẫn đầy thế gian…
(Trong đồng cỏ hoa vàng)
Nhà thơ lo âu thấy “cái tập thể đẻ non biến thành cái cá nhân còi cọc”.
“Trai làng phóng @ nhƣ điên, đầu cạo trọc” không thể là biểu hiện của sự giàu
sang, thịnh vượng. Cái hiện thực hôm nay, nhiều điều phấn chấn, nhưng đôi khi
sao lại có tiếng khóc ở bên trong:
Tổ tiên đã chết ở đây
Những gò đống cỏ xanh, nay đã ủi đi rồi
San sát vũ trƣờng, sân gôn, quán nhậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
108
Còn sót lại một cách cò trắng mong manh
Thấp thoáng bay
Trong ráng đỏ chiều hôm, không tìm ra chỗ đậu…
Song hành với nhận thức về sự mong manh, hư ảo của thế giới lí tưởng,
nhà thơ cảm thấy mất chỗ đứng, mất niềm tin, thậm chí luôn lo âu, bất ổn trước
dự cảm về tương lai:
Sự đời bao rắc rối
Phải trái tính sau đây
Lòng mình thì nhàu nát
Kinh sách thì thơ ngây
(Gửi bác Vương Liên)
Cuộc sống đời thường luôn chứa đựng những tình huống có vấn đề mà
mọi biểu hiện bề ngoài chỉ là hình thức, là lớp vỏ bọc che đậy bên trong:
Bạn nói rồi cƣời ngơ ngác
Bâng khuâng gƣơng mặt hao gầy
Giọt lệ của ngƣời đứng tuổi
Biết rơi vào cõi nào đây…
(Lời một người bạn có cợ được chọn đi làm ô sin)
Chủ thể trữ tình cũng mong muốn đạt tới chân lí theo tinh thần hướng đạo
tích cực để cải thiện bản thân và cải thiện thế giới nhân sinh nhưng lại có cảm
giác bất lực:
Ta bàng hoàng trƣớc Cái Không Thể Biết
Đang nhào nặn ta trong cõi vô cùng
Chả nhẽ mỗi chấm ngƣời mong manh trên trái đất
Lại là biểu hiện mơ hồ huyền bí của không trung…
(Vô thức)