Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
9,800
38
115
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
70
Quản lý chất lượng sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có khả năng kiểm soát
các chi phí liên quan đến chất lượng. Theo tiêu chuẩn TCVN 8402-1994, những chi
phí liên quan đến chất lượng là "các chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo
chất
lượng được thỏa mãn, cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa
mãn". Như vậy có thể nói chi phí liên quan đến chất lượng bao gồm hai bộ phận
lớn
là Chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu và Chi phí do không đáp ứng được yêu cầu.
Các chi phí này không tạo ra giá trị gia tăng vào giá trị của sản phẩm và dịch
vụ. Nhưng nếu tiến hành thống kê một cách đầy đủ và có hệ thống thì các doanh
nghiệp có thể tránh được một phần đáng kể các chi phí không cần thiết, từ đó làm
cho giá trị của hàng hóa và dịch vụ được gia tăng. Sự hài lòng của khách hàng,
thị
phần và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng nhờ đó mà được tăng lên. Dễ nhận thấy
rằng chi phí và tính kinh tế của các hoạt động liên quan đến chất lượng, bao gồm
các khoản đầu tư vào hoạt động phòng ngừa và thẩm định còn chưa được biết đến
nhiều. Cụ thể là không đến 40% các công ty biết được chi phí chất lượng của họ
là
bao nhiêu.
Các doanh nghiệp tham gia đợt khảo sát này đã lựa chọn 11 loại chi phí theo
mức độ quan trọng khi phân bổ chi phí chất lượng. Xếp vị trí đầu tiên là chi phí
sửa
chữa làm lại và kiểm tra đánh giá. Điều này không có gì ngạc nhiên vì hai hoạt
động
này luôn được sử dụng đối với bất cứ sản phẩm của doanh nghiệp nào. Tuy nhiên,
tất cả các chi phí khác đều có vị trí quan trọng tương đương khi thống kê tổng
thể
về chi phí chất lượng của doanh nghiệp.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
71
Hình 5: Các chi phí được xếp hạng trong khi phân bổ
chi phí chất lượng
4.55
4.33
4.28
4.22
4.17
4.09
4.05
3.87
3.67
3.45
2.98
0 1 2 3 4 5
Kiểm tra đánh giá
Sửa chữa làm lại
Giải quyết khiếu nại
Thử nghiệm
Đào tạo học tập
HĐ phòng ngừa
Phát triển thủ tục
Giảm giá
Do mất khách hàng
Tồn kho quá nhiều
Phế phẩm
Trong bảng xếp hạng thì thang điểm là từ 0 đến 5, 1 là mức ít quan trọng nhất, 5
là
mức quan trọng nhất.
Có 87% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát cho rằng chi phí chất lượng
chiếm không quá 20% doanh thu của doanh nghiệp hàng năm. Theo tôi như thế là
chưa đầy đủ, do trong các loại chi phí chất lượng thì có chi phí do các sản phẩm
hư
hỏng trước khi phân phối (bao gồm việc tái chế lại một sản phẩm, tổ chức lại một
dịch vụ, sản xuất lại, sửa chữa lại, thử nghiệm lại, phế phẩm ...) và chi phí do
các
sản phẩm hư hỏng sau khi phân phối (bao gồm chi phí bảo quản, sửa chữa, bảo
hành và trả lại ...) phải tăng thêm khi có các trục trặc về chất lượng, cũng như
sự hài
lòng của khách hàng bị giảm sút, mất khách hàng ... phát sinh là do sự không phù
hợp của sản phẩm, tình trạng không ổn định về chất lượng và quá trình quản lý –
điều hành tổ chức không hiệu quả. Nhưng các chi phí này thường không được
không được chỉ ra bằng phương pháp kế toán truyền thống. Chính vì vậy mà việc
quản lý các loại chi phí này chưa được quan tâm đúng mức.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
72
Theo thống kê đầy đủ của một số doanh nghiệp lớn thì các chi phí liên quan
đến chất lượng là rất lớn. Nó có thể vượt quá 20% doanh thu của cac công ty sản
xuất, và khoảng trên 35% doanh thu đối với các công ty cung cấp dịch vụ.
“Quản lý bằng dữ liệu”, “quản lý dựa trên thực tế” được xem như kỹ thuật
quản lý quan trọng của quản lý thường ngày. Kiểm soát chất lượng thống kê (SQC)
được xem là công cụ để nắm bắt thực tế tạo trên cơ sở các dữ liệu số.
SQC là việc áp dụng các phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân
tích dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát,
cải
tiến quá trình hoạt động của tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó.
Chừng nào sản xuất còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào, máy móc
thiết bị và con người thì chắc chắn sẽ còn xảy ra biến động giữa thực tế và kế
hoạch, các biến động này có thể là tự nhiên vốn có của quá trình và không cần
điều
chỉnh. Các biến động cũng có thể là bất thờng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
thì nhất thiết phải kiểm soát và điều chỉnh kịp thời.
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi,
do đó các công ty phải không ngừng cải tiến qui trình hoạt động và chất lượng
của
sản phẩm và dịch vụ để tăng lợi nhuận, không chỉ duy trì và kiểm soát chất lượng
hiện thời của sản phẩm trên thị trường mà còn phải duy trì và kiểm soát quá
trình
tạo ra sản phẩm.
Thêm vào đó, ý tưởng này được liên tưởng tới ”Người phù hợp nhất, người
mà có thể theo dõi chất lượng sản phẩm hàng ngày là người gần nhất, người luôn
luôn bên cạnh sản phẩm” Con người ở đây là công nhân, người điều hành phân
xưởng, người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch
vụ.
Nếu những người đó có thể tham gia vào quá trình kiểm soát và quản lý, thì đây
sẽ
là cơ sở để khuyến khích cải tiến hiệu quả nhất và là cách ít tốn kém nhất để
đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Tóm lại, nền tảng của thực hiện kiểm soát chất lượng
dựa
trên dữ liệu thực tế là sự tham gia của tất cả mọi người, đặc biệt là những
những
người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
73
Việc ứng dụng các công cụ thống kê chất lượng đóng vai trò quan trọng
trong quản lý chất lượng và có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động chất
lượng
liên quan. Các yêu cầu về công cụ thống kê và các ứng dụng phụ thuộc vào nhu cầu
cụ thể cũng như năng lực của doanh nghiệp. Khi được yêu cầu lựa chọn các công cụ
thống kê mà doanh nghiệp thường sử dụng thì hệ thống bảng, biểu đồ xương cá
(biểu đồ nhân quả) và biểu đồ Pareto là những công cụ được lựa chọn nhiều nhất.
Hình 6: Các công cụ thống kê chất lượng
đang được ứng dụng
45%
33%
25%
14%
10%
5%
3%
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%
Phiếu kiểm tra
BĐ xương cá
BĐ Pareto
BĐ dòng chảy
BĐ tần suất
BĐ phân tán
BĐ kiểm soát
Việc áp dụng SQC giúp ta:
- Tập hợp số liệu dễ dàng.
- Xác định được vấn đề.
- Phỏng đoán và nhận biêt nguyên nhân.
- Ngăn ngừa sai lỗi.
- Xác định được hiệu quả cải tiến.
Để đảm bảo việc thực hiện tốt SQC, cán bộ công nhân viên cần phải được
đào tạo hợp lý ở các mức độ khác nhau tuỳ mục đích sử dụng. Cụ thể:
- Cán bộ quản lý và các giám sát viên phải quen thuộc với các công cụ kiểm
soát chất lượng và hiểu rõ cơ sở của phương pháp thống kê đựoc sử dụng trong
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
74
quản lý chất lượng. Họ cũng phải được đào tạo đầy đủ để hướng dẫn nhân viên áp
dụng đúng các kỹ thuật thống kê.
- Tổ trưởng tổ dịch vụ hoặc phân xưởng sản xuất phải được đào tạo về các
phương pháp thống kê để có thể áp dụng của 7 công cụ quản lý chất lượng. Họ phải
có khả năng áp dụng các kỹ thuật thống kê để cải tiến việc kiểm soát chất lượng
cũng như các công việc hàng ngày.
II.4.4. Tác dụng tích cực khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào chất
lượng sản phẩm cũng như hoạt động của doanh nghiệp:
Những triết lý cơ bản mà HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế đưa ra là phù hợp
với những đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay. Thể hiện ở những điểm sau:
- Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức. Chỉ có thể tạo ra
một sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ
thống
được tổ chức tốt - đó là sự phối hợp để cải tiến hoàn thiện lề lối làm việc.
- Phải làm đúng, làm tốt ngay từ ban đầu.
- Nêu cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động của tổ chức. Việc
tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của hệ thống
và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với những công cụ
kiểm tra hữu hiệu.
- Thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội là mục đích của
hệ thống đảm bảo chất lượng, do đó vai trò của nghiên cứu và cải tiến sản phẩm
hay
nghiên cứu sản phẩm mới là rất quan trọng.
- Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần mềm
của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán hàng. Việc xây dựng hệ thống phục vụ bán và
sau bán hàng là một phần quan trọng của chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh
tranh của một doanh nghiệp. Thông qua các dịch vụ này uy tín của doanh nghiệp
ngày càng lớn và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng.
- Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về từng người.
Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được thực
hiện
hiệu quả hơn.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
75
- Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu - cụ thể là đối với giá thành.
Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do quá trình
hoạt
động không phù hợp, không chất lượng gây ra, chứ không phải do chi phí đầu vào.
- Điều nổi bật của HTQLCL là các vấn đề liên quan đến con người. Nếu
không tạo điều kiện để tất cả mọi người nhận thức được đúng vai trò và tầm quan
trọng của chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ và không tạo
cho
họ có điều kiện phát huy được mọi khả năng thì hệ thống chất lượng sẽ không đạt
được kết quả như mong đợi.
Từ các triết lý như trên, việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế mang
lại cho các tổ chức, doanh nghiệp có áp dụng những lợi ích chính như sau:
- Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: “Một hệ thống quản lý tốt sẽ
tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt”. Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp công ty quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một
cách
có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm
tra,
chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu
cầu
của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy, Hệ
thống
chất lượng rất cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng.
- Tăng năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế giúp công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện
công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm tối thiểu
khối lượng công việc làm lại và chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng và giảm được
lãng
phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu công ty
có hệ
thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế sẽ giảm được chi phí kiểm tra,
tiết
kiệm được cho cả công ty và khách hàng.
- Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế
ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh
gay
gắt như hiện nay. Có được một hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ
đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
76
thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế doanh nghiệp sẽ có bằng chứng
đảm bảo với khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ
đã cam kết. Trong thực tế, phong trào áp dụng HTQLCL được định hướng bởi
chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được bảo đảm rằng sản phẩm
mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất đã khẳng định.
Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ
thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ
hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận HTQLCL. Trong giai đoạn hiện nay
có thể nói rằng chứng chỉ HTQLCL không còn là lợi thế cạnh tranh mà đã trở thành
điều kiện tiên quyết mà các doanh nghiệp cần phải có để có thể cạnh tranh, tồn
tại
và phát triển trong thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao.
- Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: áp dụng hệ thống chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh
chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng
các hoạt động của công ty đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng còn cung cấp
những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu quả quá trình, các thông số về
sản
phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thoả
mãn khách hàng.
Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng đa phần các doanh nghiệp phản hồi đều
khá hài lòng với những gì mà việc áp dụng HTQLCL mang lại. Kết quả được thống
kê trong Bảng 2 bên dưới cho thấy tỷ lệ sản phẩm lỗi hỏng trả lại giảm đáng kể,
tăng doanh số và năng suất lao động cũng được cải thiện, công việc được tiến
hành
trôi chảy hơn, nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
trong
và ngoài nước. Ngoài ra việc áp dụng HTQLCL cũng giúp cho các kênh thông tin
truyền đi được rõ ràng và minh bạch hơn.
Bảng 2: Kết quả khi áp dụng HTQLCL
Lĩnh vực Tỷ lệ sp lỗi
hỏng trả lại
Doanh số Năng suất
Sản xuất hàng tiêu dùng Dưới 10% Khoảng 20%
16% - 20%
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
77
Sản xuất hàng công nghiệp Khoảng 10% 16% - 20% 16% - 20%
Xây lắp 11% - 15% 11% - 15% 11% - 15%
Dịch vụ 16% - 20% 16% - 20% 11% - 15%
Khác 16% - 20% 11% - 15% Khoảng 10%
Mặc dù có được một số lợi ích như trên nhưng các doanh nghiệp cũng cho
biết vẫn còn một số khó khăn khi triển khai và duy trì HTQLCL (được tổng hợp
trong hình 7). Đứng đầu là các vấn đề muôn thuở - "chi phí triển khai và duy
trì"
(chiếm 67%), "thiếu hụt nhân sự để duy trì hệ thống" (chiếm 63%) và "Thiếu sự
cải
tiến kiên tục" (chiếm 47%).
Hình 7: Những khó khăn gặp phải khi triển khai
và duy trì HTQLCL
67%
63%
47%
43%
36%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Chi phí tốn kém
Thiếu hụt nhân lực
Thiếu sự cải tiến liên
tục
Hệ thống IT không đạt
yêu cầu
Thiếu kinh nghiệm thực
sự về HT
Tất cả những khó khăn mà doanh nghiệp đã nêu ra ở trên thực sự nguyên
nhân là do:
- Sự cam kết của lãnh đạo: Lãnh đạo không thực sự cam kết hỗ trợ, khuyến
khích, tham gia,... vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ
thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tinh thần tích cực, mong muốn cải tiến của mọi nhân viên: Mọi người
không muốn thay đổi cách làm cũ (không phù hợp) để tiếp nhận cái mới hoàn thiện
hơn, nhìn nhận việc đáp ứng các yêu cầu của HTQLCL như là phần việc phải làm
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
78
thêm, một gánh nặng.... thay vì xem đó là công cụ cải tiến, nhằm nâng cao năng
suất
và chất lượng công việc.
Vậy vấn đề không nằm ở chỗ có bao nhiêu khó khăn, mà ở chỗ làm sao có
thể vượt qua các khó khăn đó một cách dễ dàng. Hãy thực hiện và cảm nhận các vấn
đề sau:
- Bắt đầu từ những việc có thể làm được. Những việc khó, không thể làm
ngay thì thực hiện sau.
- Một khi đã có cải tiến, hãy thực hiện đến khi nào được thì thôi
- Cải tiến là thay đổi cách làm, chứ không phải thay đổi con người
- Hãy làm thử, nếu không được thì cải tiến lại. Nếu làm tốt thì triển khai và
cải tiến tiếp.
- Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn khắc phục
- Suy nghĩ cách giải quyết tốt hơn là chịu đựng
- Cải tiến mang lại lợi ích cho chính bản thân người thực hiện.
II.5. Kết luận về thực trạng áp dụng HTQLCL tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam hiện nay:
Cuộc khảo sát này đã nêu bật được quan điểm của các doanh nghiệp có áp
dụng HTQLCL đến từ các lĩnh vực chính tại Việt Nam. Dưới đây là một số tổng kết
sơ lược mà học viên đã rút ra từ cuộc khảo sát:
- Các lĩnh vực có áp dụng HTQLCL vẫn chủ yếu là lĩnh vực sản xuất hàng
tiêu dùng, sản xuất hàng công nghiệp.
- Các hệ thống thông dụng như ISO9000, ISO14000, tiêu chuẩn ngành (tiêu
chuẩn của doanh nghiệp mẹ) vẫn được áp dụng nhiều nhất. Triển vọng áp dụng các
HTQLCL tiên tiến có chiều tăng.
- Cắt giảm chi phí một cách hiệu quả vẫn là chuẩn đo lường hiệu quả hoạt
động quan trọng nhất để triển khai áp dụng HTQLCL. Chi phí và cam kết của lãnh
đạo vẫn là các nhân tố đầu tiên và đứng đầu khi áp dụng HTQLCL.
- Các doanh nghiệp áp dụng HTQLCL ngày càng mong đợi có hệ thống các
công cụ thống kê chất lượng hỗ trợ cho các thống kê hoạt động chất lượng.
Trường ĐHBK Hà Nội Luận văn thạc sỹ khoa học
Học viên: Trịnh Thị Anh Thư Lớp QTKD2 2008-2010
79
- Xu hướng áp dụng hệ thống chất lượng tiếp tục gia tăng trong tương lai.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
III.1. Sự cần thiết phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:
Có thể nói, trước sức cạnh tranh và đòi hỏi của thị trường, việc áp dụng các
hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn đã trở thành một xu hướng nổi bật. Tuy vậy, để
tạo
lợi thế kinh doanh và thực sự có những bước đột phá, việc áp dụng này cần có