Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Bưu Điện tỉnh Phú Yên
3,324
192
150
33
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH PHÚ YÊN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH PHÚ YÊN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trước Cách mạng Tháng Tám, giao thông liên lạc ở Phú Yên chưa tổ chức
được mạng lưới, chưa hình thành tổ chức chuyên trách mà do cấp ủy trực tiếp chỉ
đạo.
Sau Cách mạng Tháng Tám, giao thông liên lạc được tổ chức ở 3 cấp: cấp tỉnh có
ban giao thông liên lạc, cấp huyện có phòng giao thông liên lạc và cấp xã có tổ
giao
thông liên lạc do đảng ủy viên từng cấp trực tiếp phụ trách.
Sau khi Phú Yên được giải phóng (ngày 01/4/1975), Ngành Bưu Điện nhanh
chóng tiếp quản cơ sở vật chất kỹ thuật, củng cố xây dựng lực lượng, phát triển
mạng
lưới đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương
và nhu cầu giao lưu của nhân dân. Ngày 29/10/1975, hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa
hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh. Theo đó, Bưu Điện tỉnh Phú Khánh được thành lập
trên cơ sở hợp nhất từ BĐPY và BĐKH. Nhiệm vụ giai đoạn này chủ yếu tập trung
khắc phục hậu quả chiến tranh, củng cố lại đội ngũ cán bộ, từng bước xây dựng cơ
sở
mạng lưới, phát triển thông tin phục vụ sự nghiệp cải tạo, xây dựng tỉnh Phú
Khánh.
Song, trong giai đoạn này do khó khăn về nguồn vốn, thiết bị, công nghệ và địa
bàn
quá rộng nên việc đầu tư xây dựng mới không nhiều, các huyện, thị ở phía bắc của
tỉnh hầu như không được đầu tư gì.
Tháng 7/1989, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII, tỉnh
Phú Khánh được tách thành hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và BĐPY được tái lập
ngay sau đó. Sau khi được tái lập, BĐPY nhanh chóng ổn định tổ chức, tập trung
đầu
tư phát triển mở rộng mạng lưới, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến phục
vụ
nhiệm vụ chính trị trên giao, đáp ứng kịp thời yêu cầu SXKD. Chiến lược tăng tốc
phát triển BCVT giai đoạn 1993 – 2000 được xem là một bước ngoặt trong việc ứng
Trường Đại học Kinh tế Huế
34
dụng công nghệ hiện đại của thế giới vào điều kiện thực tiễn của đất nước, tạo
đà cho
BĐPY hiện đại hóa trang thiết bị mạng lưới, nhanh chóng đuổi kịp các tỉnh bạn.
Năm 1995, thực hiện chủ trương tách chức năng quản lý Nhà nước khỏi hoạt
động quản lý SXKD, xóa bỏ độc quyền DN trong lĩnh vực BCVT, Nhà nước cho
phép thành lập Tổng công ty BCVT Việt Nam hoạt động theo Nghị định 91/NĐ-CP.
Trên cơ sở ấy, BĐPY được thành lập lại và hoạt động theo các Quyết định
439/TCCB-LĐ ngày 09/9/1996 và 313/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 16/10/1996. Chính
những thay đổi to lớn về cơ chế quản lý cộng với kết quả của việc thực hiện
chiến
lược tăng tốc đã tạo điều kiện thuận lợi để BĐPY phát triển mạnh mẽ hơn trong
những năm sau này.
Cuối năm 2007, để đảm bảo thực hiện các cam kết của WTO mà Việt Nam
vừa ký kết, thực hiện chủ trương chung của Nhà nước, Hội đồng quản trị VNPT đã
ra
Quyết định 568/QĐ-TCCB/HĐQT thành lập BĐPY (mới) trên cơ sở tách BĐPY (cũ)
thành hai chủ thể: BĐPY trực thuộc Vietnam Post và Viễn thông Phú Yên trực thuộc
VNPT và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2008. Ngày 16/11/2012, Tổng Công ty
Bưu chính Việt Nam và BĐPY đã chuyển sang một bước ngoặt lịch sử, Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 về việc chuyển quyền
đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam từ Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông, theo đó tên của
Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam được đổi thành Tổng Công ty Bưu Điện Việt
Nam, trong đó BĐPY là một đơn vị thành viên.
Một số thông tin về BĐPY:
- Tên doanh nghiệp: Bưu Điện tỉnh Phú Yên
- Lĩnh vực kinh doanh chính: Cung cấp dịch vụ Bưu chính chuyển phát, Tài
chính Bưu chính, Viễn thông – Công nghệ thông tin, Truyền thông và Kinh
doanh khác
- Địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Điện thoại: (057) 3827370
- Fax: (057) 3724002
Trường Đại học Kinh tế Huế
35
2.1.2. Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức hoạt động của BĐPY được thực hiện theo quy định thống
nhất của Vietnam Post. Cơ cấu tổ chức gồm có:
- Ban Giám đốc
- Các phòng ban chức năng
- Các đơn vị trực thuộc
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của BĐPY
Thứ nhất, Ban Giám đốc gồm 3 thành viên gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
- Giám đốc BĐPY được Vietnam Post bổ nhiệm và giao nhiệm vụ quản lý
điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của BĐPY, chịu toàn bộ
trách nhiệm về kết quả SXKD, quản lý tài sản và nguồn vốn trước Tổng Giám đốc
Vietnam Post.
GIÁM ĐỐC
PGĐ KINH DOANH
PGĐ NGHIỆP VỤ
Phòng
Tổ chức
Hành chính
Phòng
Kế toán Thống
kê Tài chính
Phòng
Kỹ thuật
Nghiệp vụ
Phòng
Kế hoạch
Kinh doanh
BĐH Đông H
òa
BĐH Đ Tuy An
BĐH Đồng Xuân
BĐH Sông Cầu
BĐH Sơn H
òa
BĐH Sông Hinh
BĐH Phú H
òa
BĐTT Tuy H
òa
Trường Đại học Kinh tế Huế
36
- Các Phó Giám đốc được Vietnam Post bổ nhiệm và được Giám đốc phân
công giúp việc cho Giám đốc quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực hoạt động cụ thể và
theo dõi giám sát một số đơn vị trực thuộc.
Thứ hai, Các phòng ban chức năng:
Hiện nay, BĐPY có 4 phòng chức năng. Các Phòng tham mưu giúp Giám đốc
trong việc ra quyết định, tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện các
quyết định về những nội dung công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được
phân công hoặc được ủy quyền của Giám đốc BĐPY. Nhiệm vụ, chức năng chính
của từng phòng cụ thể như sau:
- Phòng Tổ chức Hành chính: là bộ phận chức năng chuyên môn, có nhiệm
vụ tham mưu cho Giám đốc BĐPY lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý
điều hành công tác tổ chức, cán bộ; đào tạo; bảo vệ chính trị nội bộ; tiền
lương; chế
độ chính sách đối với người lao động; công tác Y tế, bảo hộ lao động; thanh
tra-quân
sự-bảo vệ; thi đua-truyền thống-tổng hợp; hành chính-quản trị.
- Phòng Kế toán Thống kê Tài chính: là bộ phận chức năng tham mưu giúp
Giám đốc BĐPY trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện công
tác
kế toán, thống kê, tài chính của toàn BĐPY theo đúng quy định của Luật kế toán
và
chế độ kế toán của Vietnam Post. Đáp ứng kịp thời, thường xuyên các yêu cầu phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của BĐPY, giúp cho
việc quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản, các quỹ doanh nghiệp và các nguồn lực
khác của BĐPY đạt hiệu quả cao
- Phòng Kế hoạch Kinh doanh: là bộ phận chức năng tham mưu cho Giám
đốc BĐPY trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý và tổ chức thực hiện
công
tác kế hoạch, kinh doanh và đầu tư, xây dựng cơ bản của BĐPY.
- Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ: là bộ phận chức năng tham mưu giúp Giám đốc
BĐPY chỉ đạo, lãnh đạo công tác tổ chức điều hành; quản lý mạng lưới Bưu chính;
quản lý nghiệp vụ và chất lượng các dịch vụ Bưu chính PHBC, Tài chính Bưu chính,
Viễn thông Công nghệ thông tin, phân phối truyền thông và các dịch vụ kinh doanh
khác của BĐPY.
Trường Đại học Kinh tế Huế
37
Thứ ba, có 8 đơn vị trực thuộc với tên gọi là các BĐH, Thị xã và Trung tâm
thành phố.
Cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc với địa phận hành chính của địa
phương. Cơ cấu của các đơn vị trực thuộc gồm có Giám đốc, một đến hai Phó Giám
đốc và các tổ sản xuất trực tiếp.
Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc là trực tiếp tổ chức kinh doanh,
cung cấp các sản phẩm dịch vụ, quản lý và chăm sóc khách hàng. Tất cả các đơn vị
được giao kế hoạch SXKD gồm hệ thống chỉ tiêu doanh thu các dịch vụ, các chỉ
tiêu
chi phí sản xuất, tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí phát sinh tại đơn vị và
báo cáo
kết quả thực hiện hàng tháng về BĐPY để tổng hợp số liệu toàn tỉnh.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ
BĐPY là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Vietnam Post, là một bộ
phận cấu thành mạng bưu chính công cộng hoạt động kinh doanh và công ích cùng
với các thành viên khác trong dây chuyền công nghệ bưu chính, chuyển phát liên
hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích
kinh
tế, tài chính, phát triển các dịch vụ để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước do
Vietnam Post giao.
Nhiệm vụ chính của BĐPY là thiết lập quản lý khai thác và phát triển mạng
mạng bưu chính công cộng trên địa bàn tỉnh; cung cấp dịch vụ Bưu chính công ích
theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Vietnam Post và những nhiệm vụ công ích
khác; kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng, các dịch vụ bưu chính, chuyển
phát, PHBC, tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh; hợp tác
với
các DN viễn thông cung cấp, kinh doanh các dịch vụ viễn thông, CNTT trên địa bàn
tỉnh; tư vấn nghiên cứu đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bưu
chính,
chuyển phát; tổ chức kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.
Các dịch vụ BĐPY đang cung cấp:
a. Nhóm dịch vụ bưu chính: bưu phẩm (trong đó có dịch vụ BCCI), bưu kiện,
bưu chính ủy thác, chuyển phát nhanh chất lượng cao VExpress, đại lý dịch vụ
chuyển phát nhanh EMS và các dịch vụ bưu chính khác.
Trường Đại học Kinh tế Huế
38
b. Nhóm dịch vụ Phát hành báo chí.
c. Nhóm dịch vụ tài chính bưu chính: gồm chuyển tiền (thư chuyển tiền - TCT,
chuyển tiền nhanh - CTN), điện hoa, TKBĐ, đại lý bảo hiểm, thu hộ, chi hộ, các
dịch
vụ tài chính bưu chính khác.
d. Nhóm dịch vụ hợp tác viễn thông – CNTT: bán sim, thẻ; thu cước, đàm
thoại tại ghi sê; đăng ký phát triển thuê bao và các dịch vụ viễn thông khác, kể
cả
dịch vụ viễn thông công ích.
e. Nhóm dịch vụ truyền thông và kinh doanh khác: bán lẻ hàng hóa, cho thuê
tài sản, vận chuyển….
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động SXKD của Bưu Điện tỉnh Phú Yên
2.1.4.1. Mạng lưới Bưu cục và điểm phục vụ
Bảng 2.1: Tình hình số điểm phục vụ của BĐPY giai đoạn 2010-2012
ĐVT: Điểm phục vụ
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010
2012/2011
+,-
%
+,-
%
Tổng số
141
122
91
-19
-13,5
-31
-25,4
1. Bưu cục
28
23
20
-5
-17,8
-8
-34,8
2. Đại lý
35
18
4
-17
-48,6
-16
-88,8
3. Bưu điện VHX
78
81
67
+3
3,8
-11
-13,6
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ BĐPY)
Qua bảng số liệu ở trên cho thấy số lượng các điểm phục vụ của BĐPY có xu
hướng giảm dần. Năm 2011 tổng số điểm phục vụ giảm 19 điểm so với năm 2010 tức
giảm 13,5% và số điểm phục vụ tiếp tục giảm trong năm 2012. Đến cuối năm 2012,
tổng số điểm phục vụ còn 91 điểm, giảm 31 điểm so với năm 2011, tức giảm 25,4%.
Tuy nhiên số điểm phục vụ giảm tập trung ở các đại lý và các điểm Bưu Điện VHX
có hiệu quả kinh doanh kém, tập trung ở xã ở vùng sâu, vùng xa. Trong khi số bưu
cục khá ổn định, đó là các điểm phục vụ chủ yếu mang lại nguồn doanh thu chính
cho đơn vị. Việc tăng, giảm các điểm phục vụ cho thấy BĐPY xem xét tính hiệu quả
của việc mở cửa phục vụ tại các điểm phục vụ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
39
2.1.4.2. Kết quả kinh doanh của BĐPY giai đoạn 2010-2012
BĐPY là doanh nghiệp Nhà nước có chức năng vừa tổ chức kinh doanh và
phục vụ công ích cho Nhà nước theo quy định. Sau khi thay đổi mô hình tổ chức,
BĐPY và nhiều Bưu Điện tỉnh thành khác khác là đơn vị được điều tiết doanh thu,
có
nghĩa là tổng doanh thu thuần chưa bù đắp hết tổng chi phí đã bỏ ra. Mặc dù
trong
những năm qua, trước tình trạng suy giảm của nền kinh tế trong nước đã tác động
lớn
đến đời sống của người dân, khó khăn của các doanh nghiệp đã tác động đáng kể
đến
ngành kinh doanh dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên đơn vị đã nổ lực phấn đấu, cho ra
đời nhiều dịch vụ mới, cùng với các dịch vụ cốt lõi đã góp phần hoàn thành các
chỉ
tiêu kế hoạch hàng năm, rút ngắn dần khoản doanh thu điều tiết và đóng góp đáng
kể
vào ngân sách nhà nước tại địa phương.
Bảng 2.2: Kết quả SXKD của BĐPY giai đoạn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2012
So sánh (%)
2011
/2010
2012
/2011
1. Tổng doanh thu
39.494,41
46.515,00
53.446,96
117,78
114,90
Trong đó:
- Doanh thu tính lương
18.116,91
19.747,15
22.307,46
109,00
112,97
2. Tổng chi phí
54.944,75
58.834,47
64.524,56
107,08
109,67
Trong đó: Chi phí tiền lương
11.754,68
12.784,93
12.805,00
108,76
100,16
3. Chênh lệch thu chi
-15.450,34
-12.319,47
-11.077,60
79,74
89,92
4. Nộp NSNN
1.294,40
740,7
1.446,10
57,22
195,23
(Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính BĐPY)
Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của BĐPY giai đoạn 2010 – 2012 cho
thấy đơn vị có sự nổ lực rất lớn. Năm 2010, tổng doanh thu thuần đạt 39.494,41
triệu
đồng, trong khi tổng chi phí phát sinh là 54.944,75 triệu đồng, do đó chỉ tiêu
chênh
lệch thu chi đạt -15.450,34 triệu đồng.
Năm 2011, kết quả kinh doanh khả quan hơn so với năm 2010. Tốc độ tăng
trưởng doanh thu khá tốt, tăng 17,78% so với kết quả thực hiện của năm 2010,
trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
40
khi tốc độ tăng chi phí năm 2011 so với năm 2010 là 7,08% nên đã rút ngắn được
chỉ
tiêu chênh lệch thu chi, giảm 20,26% so với năm 2010.
Năm 2012, BĐPY tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng 14,9% so
với năm 2011, dưới áp lực của tình hình lạm phát, tốc độ tăng chi phí của năm
2012
cao hơn so với năm 2011, tăng mức 9,67%. Do đó, mức độ rút ngắn chỉ tiêu chênh
lệch thu chi thấp hơn năm 2011, chỉ giảm được 10,08%.
Cho đến hết năm 2012, BĐPY vẫn chưa thể tự cân bằng thu chi và dự báo
phải phấn đấu từ 3 đến 4 năm nữa mới đạt chỉ tiêu này. Mặc dù mức tăng trưởng
doanh thu hàng năm khá cao, trung bình 15%-16% nhưng mức độ tiết giảm chi phí
vẫn còn là vấn đề nan giải đối với Ban Giám đốc của BĐPY, trong đó các chi phí
liên
quan đến người lao động không thể cắt giảm. Năm 2010, chi phí tiền lương chiếm
tỷ
trọng 21,4% trong tổng chi phí, 21,7% trong năm 2011 và 19,8% trong năm 2012.
Trước thực trạng trên, đòi hỏi BĐPY phải có giải pháp để sử dụng hiệu quả số
lao động hiện có để nhằm nâng cao năng suất lao động, tìm kiếm, mở rộng thị
phần,
phát triển nhiều dịch vụ mới để tận dụng tối đa năng lực mạng lưới, để đạt mức
tăng
trưởng doanh thu cao trong những năm tiếp theo.
Qua bảng 2.3, thống kế số liệu cho thấy tình hình cơ cấu doanh thu theo nhóm
doanh thu có sự thay đổi. Nhóm doanh thu dịch vụ tài chính bưu chính có xu hướng
tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2010 nhóm doanh thu này đạt 1.618,6 triệu
đồng, chiếm tỷ lệ 4,1% tổng tổng doanh thu, sang năm 2011 doanh thu tăng lên và
đạt mức 3.037,9 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,6% tổng doanh thu và vượt 87,7% so với
thực hiện năm 2010. Bước sang năm 2012, nhóm dịch vụ này tăng trưởng khá, vượt
78,2% so với năm 2011 và đạt mức 5.412,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,2% trong
tổng doanh thu. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng của nhóm dịch
vụ TCBC thì nhóm dịch vụ VT-CNTT vẫn là nhóm có tỷ trọng doanh thu lớn nhất,
chiếm từ 57% đến 61% tổng doanh thu. Các nhóm dịch vụ còn lại có cơ cấu ổn định
và đều tăng trưởng hơn so với tình hình thực hiện của năm trước.
Trường Đại học Kinh tế Huế
41
Bảng 2.3: Tình hình doanh thu theo nhóm dịch vụ của BĐPY
giai đoạn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh (%)
2011
/2010
2012/
2011
DT
%
DT
%
DT
%
Tổng doanh thu thuần
39.324,2
100
45.936,9
100
53.041,9
100
116,8
115,5
1. Doanh thu bưu chính
6.048,9
15,4
6.492,8
14,1
7.376,2
13,9
107,3
113,6
2. Doanh thu PHBC
2.096,2
5,3
2.194,7
4,8
2.477,7
4,7
104,7
112,9
3. Doanh thu dịch vụ
TCBC
1.618,6
4,1
3.037,9
6,6
5.412,2
10,2
187,7
178,2
4. Doanh thu VT-CNTT
24.079,8
61,2
26.299,3
57,2
30.211,8
56,9
109,2
114,9
Thu cước viễn thông
3.897,5
9,9
2.363,5
5,1
222,6
0,42
60,6
9,4
5. . Doanh thu dịch vụ
khác
3.986,8
10,1
6.047,5
13,2
5.643,7
10,6
151,7
93,3
6. Doanh thu phân chia
dịch vụ TCBC
1.493,9
3,8
1.864,7
4,1
1.920,3
3,6
129,5
102,9
(Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính BĐPY)
2.1.4.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD của BĐPY
a. Những thành tựu nổi bật:
- Luôn hoàn thành kế hoạch SXKD được giao hằng năm với tốc độ tăng
trưởng khá.
- Phục vụ đắc lực nhu cầu về thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, đoàn
thể và chính quyền các cấp, bảo đảm an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai,
đặc
biệt là nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp để phát triển mạng lưới bưu chính viễn
thông rộng khắp, xây dựng mới nhiều nhà trạm, bưu cục khang trang, hiện đại,
nhanh
chóng đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại.
Trường Đại học Kinh tế Huế
42
- Tham gia tích cực các hoạt động phong trào do địa phương, Ngành tổ chức,
các công tác xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, quảng bá thương hiệu, xây dựng
văn
hóa doanh nghiệp và văn minh Bưu Điện.
- Bảo đảm ổn định thu nhập, việc làm cho người lao động trong điều kiện
phải cắt giảm giá cước, cạnh tranh gay gắt và các khoản chi phí đầu vào tăng
cao.
b. Những tồn tại hạn chế:
- Chất lượng tăng trưởng thiếu bền vững, tỷ trọng doanh thu các dịch vụ cốt
lõi còn thấp. Thị phần nhiều dịch vụ chủ lực có nguy cơ bị thu hẹp dần.
- Mặc dù tổng doanh thu phát sinh đạt khá nhưng doanh thu tính lương lại
không cao. Năm 2010, doanh thu tính lương chiếm 45,9% tổng doanh thu nhưng
sang năm 2011 chỉ còn 42,5% và đến năm 2012 giảm chỉ còn 41,7%. Điều này cho
thấy, muốn tăng thu nhập của người lao động cần đẩy mạnh việc kinh doanh các
dịch
vụ có doanh thu tính lương cao.
- Chính sách giá cước còn nhiều lúng túng, bị động. Quá trình cải cách quy
trình thể lệ, đơn giản hóa thủ tục còn chậm chạp. Công tác nghiên cứu thị
trường,
chăm sóc khách hàng còn bỏ ngỏ.
- Năng suất lao động thấp, mức độ thâm hụt thu chi chậm được cải thiện.
- Nguồn nhân lực chất lượng thấp, bộ máy cồng kềnh, tỷ lệ lao động không
trực tiếp sản xuất cao.
2.1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực
Tổng số lao động thực tế tính đến 31/12/2012 của BĐPY là 273 người, trong
đó số lao động nữ là 178 người và số lao động nam là 95 người (không bao gồm lao
động phát xã và lao động điểm BĐVHX). Quy mô lao động của BĐPY giai đoạn
2010-2012 ít biến động, năm 2010 có 275 lao động, năm 2011 tăng thêm 4 lao động
và năm 2012 giảm 6 lao động so với năm 2011.
2.1.5.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất lao động
Từ năm 2010 đến 2012, cơ cấu lao động làm việc trong lĩnh vực quản lý và
sản xuất ổn định. Nếu năm 2010 có 80 lao động làm việc ở các bộ phận quản lý,
Trường Đại học Kinh tế Huế